Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện đạo đức cho học sinh Lớp 2

Nội dung thực hiện

 Là giáo viên chủ nhiệm lớp hai, học sinh còn quá non nớt, luôn được sự giáo dục tận tình khéo léo của giáo viên, tôi quyết tâm đề ra chỉ tiêu hằng năm học sinh mình chủ nhiệm phải có tác phong đạo đức tốt 100%. Thế là tôi tìm tòi trong trí mình những cách làm, biện pháp của thầy cô đã dạy dỗ mình thời còn học sinh: trao đổi, học hỏi những đồng nghiệp đặc biệt là những người đi trước. Theo chỉ đạo của lãnh đạo trường, vào mỗi đầu năm học, tôi đề ra kế hoạch và biện pháp cho mình. Cụ thể các biện pháp như sau:

 - Đầu năm học, liên hệ với giáo viện lớp cũ-lớp mà mình nhận chủ nhiệm để nắm tình hình học sinh đặc biệt là những đối tượng đạo đức còn chưa tốt. Làm thế, ta có sự tập trung quan sát, theo dõi, phát hiện kịp thời để giáo dục.

 - Phối hợp với nhà trường thành lập tổ tư vấn để kịp thời uốn nắn vàv giáo dục các em.

 -Từ nắm đối tượng học sinh, tiếp tục tìm hiểu về gia đình, cuộc sống tinh thần của các em. Làm được điều này, ta sẽ biết được nguyên nhân và hành vi học sinh, biết được tâm lí học sinh từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện đạo đức cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tên đề tài: RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2
Thực trạng
 Trong những năm trước đây, chất lượng giáo dục chưa cao, đội ngũ giáo viên còn thiếu thì tình trạng học sinh bị mất đạo đức rất nhiều, lúc ấy bản thân tôi cũng là giáo viên. Trên đường đi đã nhiều lần bắt gặp các em học sinh đánh nhau trên đường đi học. Rồi các em nói tục chửi bới nhau nghe thật chói tai. Khi khác thì các em hái trộm trái cây của bà con. Đôi lúc chưa đến trường, các em lặn hụp dưới sông ném đất với nhau rồi bỏ học ngày ấy luôn. ( thời ấy còn cầu khỉ bắt qua sông, lộ sá chưa có xe chạy) báo chí lúc đó có đăng tin học sinh giết chết thầy cô giáo dạy mình. Như vậy phẩm chất của những học sinh ấy ở đâu? Xã hội sẽ đánh giá như thế nào về giáo dục? Theo truyền thống của ông cha ta là “Tiên học lễ, hậu học văn” chân lý này đã được khẳng định từ bao đời nay. Đào tạo một nhân tài trước hết phải rèn luyện phẩm chất đạo đức trước sau mới dạy “tài” sau, một người có tài mà không có đức thì không mang lợi ích cho cộng đồng và xã hội được, có khi còn làm hại cho bản thân. Như Bác Hồ đã nói: “người có đức mà không tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không đức thì vô dụng, cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo”. Qúy thầy cô cũng hết sức cố gắng giáo dục học sinh nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên kết quả những năm trước không đạt cao như mong muốn, cũng có nhiều lý do. Một là do học sinh quá đông ở mỗi lớp (có khi giáo viên phải dạy hai lớp) nên việc theo dõi uốn nắn học sinh gặp khó khăn. Hai là do điều kiện kinh tế ở một số giáo viên chưa ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên không chuyên tâm đến học sinh. Ba là trình độ đào tạo ở một số giáo viên còn thấp nhận thức còn hạn chế nên chưa là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, giáo viên còn áp dụng câu: “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Bốn là do địa bàn rộng, điều kiện đi lại khó khăn nên giáo viên không theo dõi, gần gũi được học sinh. Năm là chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm, cùng với nhà trường giáo dục các em.
 Nghề nhà giáo là một nghề tôi yêu thích và vẫn còn vinh dự giáo dục thế hệ trẻ, tôi quyết tâm với nghề theo học lớp nâng cao, kiến thức được mở rộng và đã được chứng kiến từ những thái độ, tác phong phẩm chất đạo đức của học sinh đã nêu trên, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi để có một cách giáo dục đổi mới và tiếp tục giáo dục học sinh ở những lớp dưới. Tôi nguyện sẽ giáo dục học sinh mình thật tốt để mỗi em sẽ là một người có phẩm chất đạo đức tốt đúng với câu “tiên học lễ, hậu học văn”.
 Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp 2 ở vùng nông thôn”.
Nội dung thực hiện
 Là giáo viên chủ nhiệm lớp hai, học sinh còn quá non nớt, luôn được sự giáo dục tận tình khéo léo của giáo viên, tôi quyết tâm đề ra chỉ tiêu hằng năm học sinh mình chủ nhiệm phải có tác phong đạo đức tốt 100%. Thế là tôi tìm tòi trong trí mình những cách làm, biện pháp của thầy cô đã dạy dỗ mình thời còn học sinh: trao đổi, học hỏi những đồng nghiệp đặc biệt là những người đi trước. Theo chỉ đạo của lãnh đạo trường, vào mỗi đầu năm học, tôi đề ra kế hoạch và biện pháp cho mình. Cụ thể các biện pháp như sau:
 - Đầu năm học, liên hệ với giáo viện lớp cũ-lớp mà mình nhận chủ nhiệm để nắm tình hình học sinh đặc biệt là những đối tượng đạo đức còn chưa tốt. Làm thế, ta có sự tập trung quan sát, theo dõi, phát hiện kịp thời để giáo dục.
 - Phối hợp với nhà trường thành lập tổ tư vấn để kịp thời uốn nắn vàv giáo dục các em.
 -Từ nắm đối tượng học sinh, tiếp tục tìm hiểu về gia đình, cuộc sống tinh thần của các em. Làm được điều này, ta sẽ biết được nguyên nhân và hành vi học sinh, biết được tâm lí học sinh từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp.
*Ví dụ
 ♦ Gia đình học sinh khá giả: kết hợp với cha mẹ cùng giáo dục.
 ♦ Gia đình học sinh nghèo, cha mẹ đi làm ăn xa, học sinh không có được sự quan tâm, giáo dục: thông cảm sâu sắc với học sinh, vận động người thân học sinh, láng giềng cùng giáo dục các em.
 - Đầu năm học, nhắc lại nội quy nhà trường như: ăn mặc đồng phục, đi học đúng giờ, chấp hành tốt luật giao thông.vv. và cho học sinh ghi chép nội quy của lớp như: nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ học sinh (có điều tra thật giả) không được xưng hô “tao” gọi “mày” với bạn bè; không nói tục, chửi thề; không đi hàng hai khi ra đường; không chạy xe lạng lách; không được chửi đánh nhau; gặp người lớn chào hỏi lễ phép; đi thưa về trình; không phá hoa, cây trái hoặc đùa giỡn trên đường đi học; đứng nghiêm chỉnh khi phát biểu; không ăn cắp đồ vặt, bảo vệ của công trường. Tăng cường giáo dục học sinh biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.
 - Phân công cán sự lớp theo dõi, ghi chép những hành vi vi phạm nội quy của bạn mình trong lớp, cụ thể:
♦ Tổ trưởng: theo dõi và ghi chép các bạn trong tổ của mình.
 ♦ Lớp trưởng, lớp phó: theo dõi ghi chép các bạn trong lớp (những hành vi mà các tổ trưởng bỏ sót) như vậy: lớp trưởng, lớp phó phải có sự đối chiếu để loại bỏ những trường hợp trùng lặp.
 - Muốn thế, phải phân tổ những học sinh gần nhà hay có cùng chung tuyến đường với nhau. Được như vậy, ta sẽ theo dõi được gần hết các hành vi của các em ngay ở trường cũng như ở nhà. Từ đó, giúp ta đánh giá cao, giáo dục học sinh chính xác hơn, hạn chế được tình trang bỏ sót hành vi đáng tiếc.
 - Thông qua môn đạo đức, kết hợp giáo dục học sinh thật tốt. Như chúng ta đã biết, ở mỗi bài đạo đức là một chuẩn mực hành vi để giáo dục học sinh. Nếu chúng ta thực hiện tốt theo chương trình thì từ lớp một đến lớp năm, hầu hết là các chuẩn mực hành vi đã được giáo dục các em.
 - Giờ sinh hoạt lớp cuối tuần phải được tiến hành nghiêm túc, phải cho các cán sự lớp báo cáo theo từng tổ, phải tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, xác nhận hành vi từ đó hứa sẽ chừa, phải có tuyên dương, nêu gương những hành vi tốt để học tập.
 - Giáo viên tránh sự trừng phạt như đánh học sinh vì như thế có chỉ hiệu quả tất thời chứ không có hiệu quả lâu dài, giáo viên cho học sinh giải thích, cần tìm hiểu tâm tư các em, không lạm dụng đánh đập các em sẽ sợ và phản kháng lại.
 - Giờ sinh hoạt hàng tuần của trường cũng duy trì đều đặn, kết hợp để đánh giá, nhận xét tuần vừa qua, có nêu gương tốt cho học sinh noi theo, học sinh được nêu thì hãnh diện, sẽ phấn đấu hơn nữa; học sinh khác sẽ mong muốn như bạn nên cố gắng lên. Những trường hợp còn vi phạm, hạn chế thì nhắc nhở, khuyên răng chung. Không nên nêu tên cụ thể hay gọi học sinh lên trước trường, vì như thế sẽ gây mặc cảm cho học sinh. Học sinh khác thì chế giễu bạn, như vậy không hay, tìm tòi, sưu tầm và đọc cho học sinh nghe những tin tức, nêu gương những người có phẩm chất tốt và những trường hợp vi phạm đạo đức với hậu quả của nó để học sinh học tập cũng như tránh xa.
 - Áp dụng các hình thức giáo dục nếu học sinh không sữa chữa, nhiều lần vi phạm như: quét lớp, lau bảng, nhặt rác sân trường thay tổ của mình, chép khẩu hiệu nhiều lần, giúp bạn vượt khó
*Ví dụ
- Chép khẩu hiệu:
♦ Tránh xa hai chữ “mày, tao”
♦ Không lạng lách trên đường đi
♦ Người văn minh, lịch sự không nói tục chửi thề.
Gíup bạn vượt khó:
♦ Chép bài thay bạn khi bạn ốm.
♦ Gỉang bài cho bạn học yếu.
♦ Đọc cho bạn luyện viết chính tả.
 Thông qua lao động, học sinh sẽ ghi nhớ và chừa đi hành vi vi phạm của mình. Mặt khác, thông qua lao động sẽ giúp học sinh từ từ thêm yêu lao động hơn, thêm yêu bạn bè, gắn bó với trường lớp, với bạn bè của mình hơn.
 - Ghi đầy đủ các mục và gửi phiếu liên lạc về gia đình học sinh đúng thời gian quy định của nhà trường. Những trường hợp cá biệt phải ghi thêm tờ giấy rời (kèm theo sổ liên lạc) ghi rõ tình hình học sinh, yêu cầu gia đình cùng giáo dục. Những lúc đột xuất, có thể gửi phiếu liên lạc nhiều lần hơn nữa nhằm thông báo kịp thời và cùng gia đình giáo dục đúng lúc.
 Đây là biện pháp thường xuyên, nhằm kết hợp giữa nhà trường và gia đình giáo dục học sinh. Chú ý phải kiểm tra, tránh học sinh hoặc người khác kí thay mà không đến được gia đình.
 - Nên mời cha mẹ học sinh hợp ít nhất ba lần/năm. Đối với những trường hợp cá biệt, trực tiếp đến gia đình.
 Mục đích là nhằm thông báo tình hình học tập cũng như đạo đức, tác phong học sinh đồng thời bàn với cha mẹ học sinh tìm cách giáo dục học sinh tốt hơn. Bởi có sự kết hợp giữa nhà trường cùng gia đình thì mới kiểm soát quản lí chặt chẽ được học sinh. Từ đó thống nhất, kết hợp biện pháp mới giáo dục đạt hiệu quả cao.
 - Những trường hợp đặt biệt như: học sinh không có cha mẹ, cha mẹ đi làm ăn xa, gia đình khó khăn qua mức, thì kết hợp với chính quyền địa phương, láng giềng của học sinh cùng giúp đỡ, giáo dục học sinh.
 ♦ Nếu học sinh không có cha mẹ hoặc cha mẹ đi xa: học sinh thiếu sự quan tâm, rèn luyện thường xuyên dễ dẫn đến mất đạo đức.
 ♦ Nếu gia đình khó khăn qua mức: dẫn đến thiếu thốn sinh ra thèm muốn rồi đi trộm cắp. Mọi người cần thông cảm sâu sắc và ân cần giải thích, quyên góp giúp các em từ từ nhận thức để sữa chữa, có vật chất để từ từ phấn đấu vươn lên.
 - Mỗi giáo viên là thần tượng của thế hệ học sinh đừng làm phai nhạt đối với học sinh, vì sự nghiệp trồng người giáo viên phải có lương tâm đạo đức nghề nghiệp.
 - Giáo viên phải gương mẫu trong cách ứng xử, tác phong, lời nói, phẩm chất đạo đức, giáo viên là tấm gương tự học sáng tạo cho học sinh noi theo. Vì thế, lời nói giáo viên trái với hành động thì khó giáo dục học sinh noi theo cũng như tạo sự bất mãn trong lòng học sinh. Mà giáo viên khi không đạt những chuẩn mực hành vi tối thiểu thì không thể giáo dục học sinh, không phối hợp cùng với gia đình và xã hội giáo dục học sinh tốt được. Bởi chúng ta là người “biết luật mà còn phạm luật” thì còn giáo dục được ai, nói ai nghe? Phải không quý thầy cô?!
Hiệu quả thực hiện
 Thực tế cho thấy, chỉ áp dụng theo kế hoạch, tình hình học sinh mất đạo đức giảm dần, học sinh có thói quen tốt, đạt kết quả bất ngờ về đạo đức.
 - Học sinh không còn nói chuyện xưng “mày tao” mà gọi “bạn” xưng “tôi” rất ngọt ngào.
 - Không còn nói tục chửi thề.
 - 100% học sinh gặp người lớn đều chào hỏi (hay khoanh tay cúi đầu) lễ phép.
 - Tình trạng phá phách, đùa giỡn trên đường mất hẳn.
 - Học sinh nghiêm chỉnh khi phát biểu, lên kiểm tra bài.
 - Tình hình chửi, đánh nhau dần lắng dịu.
 - 100% học sinh không đứng xem các lớp khác học.
 Qua thời gian áp dụng (có cải tiến phù hợp với tình hình), ngoài kết quả trên, học sinh còn:
 - Luôn chấp hành luật đi đường: đi bên phải, không đi hàng hai, không chạy xe lạng lách, qua đường phải nhìn trước sau. Đặc biệt là từ trước đến nay chưa xảy ra tai nạn (hay phạm luật) giao thông nào.
 - Vào lớp trật tự, không phát biểu bừa bãi không chạy ra hay còn ở ngoài sân khi đến giờ vào học.
 - 100% ăn mặc đồng phục, chỉnh tề.
 - Đi học đều, nếu nghỉ học có đơn xin phép của cha mẹ.
 - Báo cáo rất trung thực, có lòng yêu thương, giúp đỡ bạn bè, tự giác bảo vệ của công trường lớp.
 - Hàng năm, 100% học sinh được xếp loại “thực hiện đầy đủ”.
II. KẾT LUẬN
 Giáo dục đạo đức cho học sinh là mục tiêu hàng đầu của chúng ta, tất cả nội dung giáo dục phải cụ thể rõ ràng, không chỉ nói chung. “Vì tương lai của con em chúng ta” tôi chỉ muốn bằng tâm hồn, lương tri của mình sẽ không ngừng phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục.
 Từ đây về sau, khi còn được vinh dự mang trọng trách giáo dục học sinh, bản thân sẽ tự nguyện không ngừng ở đó mà tìm nhiều biện pháp có hiệu quả hơn nhằm giáo dục học sinh làm sao cho chúng ta có được một vườn cây tuổi thiếu niên tốt với những quả thu được đảm bảo “vừa hông vừa chuyên” góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của chúng ta ngày chất lượng hơn. Hi vọng một ngày không xa, đất nước ta là một đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh vì những con người văn minh lịch sự.
Xin cảm ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi, thân ái kính chào! 
 Gia Hòa 1, ngày 25 tháng 11 năm 2011
 Duyệt Người thực hiện

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan