Sáng kiến kinh nghiệm Rèn lỗi chính tả cho học sinh Lớp 6

 Từ lâu, việc dạy học tự chọn là một hình thức phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hình thức này tăng cường hơn nữa tính “Phân hoá “ trong giáo dục. Ở nước ta, việc day học tự chọn còn khá mới mẻ, mới chỉ được đưa vào giảng dạy từ năm 2004 – 2005, theo kế hoạch giáo dục của trường THCS, của bộ Giáo dục ban hành kèm theo quyết định số 03 / 2002.

 Trong những năm học đầu khi mới thay sách, việc dạy học tự chon chỉ được áp dụng ở khối lớp 8 – 9. Đến năm học 2006 – 2007 thì được áp dụng cho cả khối 6-7. Mỗi tuần học 2 tiết, quĩ thời gian dành cho dạy học tự chọn cho mỗi khối là 70 tiết / năm.

 Mục tiêu của việc dạy học tự chọn là dần thay thế cho hình thức dạy học ngoại khoá trước đây; nhằm thực hiện phân hoá dạy học và dạy học hướng tới cá nhân. Ngoài ra còn nhằm củng cố, bổ sung và khai thác sâu chương trình các môn học của cấp học; đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh; rèn luyện tính tích cực, tự giác và khả năng tự học của học sinh.

 Dạy học thực hiện đúng theo” hướng dẫn thực hiện dạy học tự chọn trong trường trung học cơ sở và trung học phổ thông” của Bộ Giáo dục là:

 + Tất cả các trường khi triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới đều phải tổ chức dạy học tự chọn.

 + Tất cả học sinh được học chương trìnhvà sách giáo khoa mới đều phải học các chủ đề tự chọn .

 

doc6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7996 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn lỗi chính tả cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm Rèn lỗi chính tả cho HS lớp 6 1 
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
 Phần I : Cơ sở vấn đề.
 I - Cơ sở khoa học:
 Từ lâu, việc dạy học tự chọn là một hình thức phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hình thức này tăng cường hơn nữa tính “Phân hoá “ trong giáo dục. Ở nước ta, việc day học tự chọn còn khá mới mẻ, mới chỉ được đưa vào giảng dạy từ năm 2004 – 2005, theo kế hoạch giáo dục của trường THCS, của bộ Giáo dục ban hành kèm theo quyết định số 03 / 2002.
 Trong những năm học đầu khi mới thay sách, việc dạy học tự chon chỉ được áp dụng ở khối lớp 8 – 9. Đến năm học 2006 – 2007 thì được áp dụng cho cả khối 6-7. Mỗi tuần học 2 tiết, quĩ thời gian dành cho dạy học tự chọn cho mỗi khối là 70 tiết / năm.
 Mục tiêu của việc dạy học tự chọn là dần thay thế cho hình thức dạy học ngoại khoá trước đây; nhằm thực hiện phân hoá dạy học và dạy học hướng tới cá nhân. Ngoài ra còn nhằm củng cố, bổ sung và khai thác sâu chương trình các môn học của cấp học; đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh; rèn luyện tính tích cực, tự giác và khả năng tự học của học sinh.
 Dạy học thực hiện đúng theo” hướng dẫn thực hiện dạy học tự chọn trong trường trung học cơ sở và trung học phổ thông” của Bộ Giáo dục là:
	+ Tất cả các trường khi triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới đều phải tổ chức dạy học tự chọn.
	+ Tất cả học sinh được học chương trìnhvà sách giáo khoa mới đều phải học các chủ đề tự chọn .
	+ Thực hiện nghiêm túc thời gian dạy học tự chọn theo qui định.
 Dạy học tự chọn nhằm thoả mãn nhu cầu của người học. Nâng cao sự hiểu biết, bù đắp những lỗ hổng kiến thức, phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo và tinh thần tự học của học sinh. Ngoài ra, học sinh còn biết vận dụng những kiến thức naỳ vào công việc, giao tiếp trong cuộc sống.v...v...
 II – Cơ sở thực tiễn:
 Hiện nay việc dạy học môn tự chọn ở trường THCS đã đi vào nề nếp, qui cũ. Nhà trường đã có tổ chức, phân công dạy học, kiểm tra đánh giá môn học tự chọn. 
 Đối với những bài dạy trong chương trình chính khoá, để cung cấp nội dung bài học mà chưa khắc sâu hoặc mở rộng kiến thức để thoả mãn và đáp ứng những nhu cầu khác của kiến thức.
 Các chủ đề dạy học tự chọn hiện nay chưa nhiều. Đối với môn ngữ vănBộ Giáo dục mới biên soạn một số chủ đề dạy học tự chọn, cho các khối lớp từ 6 đến 9. Nhưng chủ đề bám sát cho học sinh khối lớp 6 chưa đảm bảo.
 Tinh thần của văn bản hướng dẫn” Một số vấn đề dạy học tự chọn ở trường trung học cơ sở”, Bộ Giáo dục có qui định: “ Giáo viên dạy các chủ đề tự chọn theo sự phân công của nhà trường và tham gia biên soạn tài liệu tự chọn”.
 Đồng thời, theo thực tế ở trường, qua bài tập khảo sát chất lượng đầu năm 
 Sáng kiến kinh nghiệm 2
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
và một số bài kiểm tra của bộ môn ngữ văn và các bộ môn khác. Chúng tôi thấý rằng học sinh lớp 6 đa số viết bài còn sai lỗi chính tả nhiều, đặc biệt là sử dụng những từ có phụ âm đầu như: gi-v- d; hoặc những từ có phụ âm cuối như: n-ng;c-t, hay thanh hỏi- ngã; Các em còn lúng túng, nhầm lẫn,lộn xộn. Từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn viết một chủ đề tự chọn đưa vào giảng dạy – 
 Chủ đề : “ RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 “.
 Phần II : Nội dung vấn đề.
 A . Giới thiệu vấn đề:
 I / Tên chủ đề: Rèn luyện chính tả cho học sinh lớp 6
 - Chủ đề bám sát.
 - Tổng số tiết dạy: 6 tiết.
 - Phạm vi áp dụng : khối 6.
 II / Mục tiêu:
 Qua chủ đề này học sinh sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng sau:
 - Kiến thức: Nắm kỹ các nguyên tắc dùng từ.
 - Kỹ năng: Sử dụng tốt từ vựng khi xây dựng câu, văn bản.
 B . Phương thức thực hiện:
 I / Phân biệt những từ có phụ âm cuối: c - t ; n - ng.
 1 ) Những từ có phụ âm cuối: c - t.
 a . Rèn luyện viết chính tả: Những cặp từ cần chú ý:
 - Khác biệt / Khát khao, Đặc biệt / Đặt vấn đề, Cấp bậc / Nổi bật,
 Thương tiếc / Tiết canh, Biết rõ / Xanh biếc, Tiếng việt / Công việc,
 Man mác / Mát mẻ, Mơ ước / Ướt đẫm, Lần lượt / Xâm lược, 
 Da diết / Cá diếc, Các loại / Hạt cát, Đạo đức / Đứt đoạn, 
 Thút thít / Thuốc lá
 b . Thực hành viết chính tả:
 - b.1 ) Em hãy tìm các cặp từ có phụ âm cuối c – t.
 - b.2 ) Hãy điền vào chỗ trống ( ... ) c hoặc t : Canh ga..., tan na..., tan ta.. lưu la..., lưu loa..., chua cha..., ban pha..., phờ pha..., sơn cươ..., lả lươ..., tầm thươ..., bạo ngươ..., chư... tước, xuôi ngươ..., xao xa..., cá cươ..., cập nhâ..., áp đă..., tích cư...
 * Đây là những từ có phụ âm cuối c – t , khi viết dễ bị nhầm, lẫn lộn. Do vậy các em cần chú ý những điểm cần thiết về nghĩa của từ để xác định chính xác phụ âm cuối c hay t.
 2 ) Những từ có phụ âm cuối n - ng :
 a . Rèn luyện viết chính tả : Những cặp từ cần chú ý:
 Nghiêng ngả / Nghiên cứu, Vấn vương / Con vượn, Bò trườn / Thị trường, Bay lượn / khối lượng, An tâm / Ang lúa, Khoai lang / Hoa lan / Thầy lang, Lang thang / Than củi, Khoản tiền / Khoảng cách, Liên quan / Quang vinh / Quan tâm / Quang minh, Quản lý / Quảng trường, Dâng hoa / Dân gian.
 b . Thực hành viết chính tả:
 b1. Hãy tìm những từ có phụ âm cuối n – ng .
 b2. Hãy điền vào chổ trống ( ... ) n hay ng: 
 Chán chươ..., Vay mươ..., Ống bươ..., Cao sa..., Hướng dươ..., 
 Sáng kiến kinh nghiệm 3
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
 Qua... liêu, Qua... cảnh, Qua.... cáo, Qua... trọng, Qua... đại, Giặc đi ca...., ca... chén, Ca... cua, Lă... nhục, Lă... lóc, Ră... lợi, Ră... đe, Nha... rỗi, Trung kiê....
 b3. Tìm từ viết sai phụ âm cuối n – ng trong đoạn văn sau và chữa lại cho đúng :
 “ Ở các tran trại, đồn điềng trong đới nóng, người ta tiếng hành trồng trọt cây côn nghiệp và chăng nuôi chuyên môn hoá theo qui mô lớng nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cun cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biếng.”
 * Trong kho tàng từ ngữ Việt nam, có rất nhiều từ có phụ âm cuối n hoặc ng, do vậy khi viết tạo câu, tạo văn bản, chúng ta cần thận trọng, viết từ chính xác, bởi vì nó rất dễ nhầm lẫn, lúng túng khi viết những từ có phụ âm cuối n hoặc ng. ( Có nhiều từ phát âm giống nhau ).
 II / Phân biệt những từ có phụ âm đầu d – gi , những từ có nguyên âm i – iê, những từ có nguyên âm u – uô :
 1 ) Những từ có phụ âm đầu d – gi:
 a ) Rèn luyện chính tả:
 Da dẻ / Gia đình, Dao động / Giao tiếp / Cầu dao, Dang dở / Dân gian, Giữ nhà / Chó dữ, Thúc dục / Giục vọng, Xương giò / Dò la, Cá diếc / Giết giặc,
Dường như / Giường chỏng, Dán tem / Gián điệp, Giã gạo / Dã thú.
 b ) Thực hành viết chính tả:
 b1. Hãy tìm một số từ có phụ âm đầu d hoặc gi.
 b2. Hãy điền vào chỗ trống (...) d hay gi:
 ... ãi gió dầm mưa, ... ải bài tập, ...ang sơn, ...ang dở, Hàng ... ả, ... ã tâm, 
 ...ai dẳng, ...ai đoạn, ... ám nghĩ ... ám làm, ... ám định, ... ám đốc, ... àn nhạc, 
 ... àn giụa, ... áo mác, ... áo mác, ... áo dục, ... ữ gìn,... ặt giũ, gọt ... ũa.
 b3. Tìm từ viết sai chính tả và chữa lại: Dư dả, giải lụa, giảm nhẹ, dảm thọ, dản dị, hạt giẻ, dẻ lau, hờn giỗi, dận dỗi, dõng giạc,khinh dể.
 2 ) Những từ có các nguyên âm i – iê; u – uô:
 a – Nguyên âm i – iê :
 + Rèn luyện chính tả:
 Trái tim / Tiêm thuốc, Kim chỉ / Kiêm nhiệm, Bìm bịp / Châm biếm, Chim vành khuyên / Chiêm bao, Que diêm / lim dim, nhân dịp / diệp lục, nhịp điệu / nhiếp ảnh, Số kiếp / Đi kịp.
 + Thực hành chính tả: 
 Em hãy tìm một số từ có nguyên âm i hoặc iê. Mỗi nguyên âm tìm ít nhất là 5 từ.
 b – Nguyên âm u – uô:
 + Rèn luyện chính tả :
 Cái cuốc / Cút khỏi, thút thít / thuốc lá, Vun trồng / Hình vuông, Buồn bả / bùn lầy, Bút mực / Rét buốt, Đút lót / Bó đuốc, Dây chun / Cái chuông, Cú sút / thông suốt.
 + Thực hành chính tả:
 Em hãy tìm một số từ có nguyên âm u hoặc uô.Mỗi nguyên âm tìm ít nhất là 5 từ.
 Sáng kiến kinh nghiệm 4
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
 III / Phân biệt các từ có thanh điệu hỏi – ngã, những từ có nguyên âm ưu – ươu, nguyên âm ui – uôi:
 1 ) Phân biệt các thanh điệu hỏi – ngã :
 a - Rèn luyện chính tả : Để học sinh dễ nhớ luật hỏi – ngã, chúng ta cung cấp cho học sinh hai câu ca dao sau :
 Chị Huyền vác nặng ngã đau
 Anh Sắc không hỏi một câu gọi là.
 Học sinh nhớ câu này, tất nhiên đã nhớ được phần lớn luật hỏi ngã trong tiếng việt , đặc biệt là từ láy.
 Bả vai / buồn bã, Bốc bải / Bãi cỏ, Bão lũ / Dạy bảo, Bay bổng / Bỗng dưng, Chảo gang / Dây chão, Chỏng gọng / Chõng tre, Hàng giả / Giục giã, Gây gổ / Gỗ lim, Hải âu / Sợ Hãi.Con hổ / Hỗ trợ, Công quỹ / Ma quỷ,Tỉnh táo / Bình tĩnh, Áo vải / Vãi lúa, Làng xã / Xả hơi.
 b - Thực hành chính tả:
 b1 . Tìm 10 từ sử dụng dấu hỏi; 10 từ sử dụng dấu hỏi - ngã.
 b2 . Xác định những từ sai chính tả về dấu hỏi – ngã và chữa lại cho đúng: Căm phẩn, phẫn nộ, Quạnh quẻ, gieo quẻ, Chậm rãi, Rãi rác, Chú tiễu, Tuần tiễu, Bảo hộ, Vũ bảo, đẹp quá hĩ, Hoan hĩ, Bì bỏm, Bỏm bẻm, Lỗ tai, lang lỗ, Lỡ bước, lỡ loét, Mẫu mực, mẫu chuyện, Kẽ tay, Kẽ thù. 
 2 ) Những từ có nguyên âm ưu – ươu , nguyên âm ui - uôi:
 a - Nguyên âm ưu – ươu:
 + Rèn luyện chính tả : 
 Con Hươu , Giao lưu, Chai rượu, Cấp cứu, Mổ bướu, Mưu trí, Bươu đầu, Bưu điện, Nghiên cứu, Hát mưỡu, Hữu tỉ.
 + Thực hành chính tả: Em hãy tìm 5 từ có vần ưu và 5 từ có vần ươu.
 b - Nguyên âm ui – uôi:
 + Rèn luyện chính tả
 Tuổi thọ / Tủi nhục, Cá đuối / Bắp đùi, Buổi mai / Bụi cây.Bó củi / Th ằng 
 cuội , Nải chuối / chúi xuống, Xuôi ngược / Xui xẻo.
 + Thực hành chính tả:
 Em h ãy tìm 5 từ có vần ui và 5 từ có vần uôi.
 IV / Phân biệt các cặp từ : Tr / Ch, S / X, L / N.
 Do sự phát âm của mỗi vùng, miền, cho nên có rất nhiều học sinh viết chính tả nghe đọc con mắc phải lỗi nhiều, vì các em không phân biệt được âm của từng vùng, miền khác nhau đó.
 1 / Phân biệt Tr / Ch:
 a ) Rèn luyện chính tả: Trời / Chời, Cá trê / Cá chê, Trung tâm / Chung tâm, Hoá trang / Hoá chang, giá trị / Giá chị, Chỉ trích / Chỉ chích, Trình độ / Chình độ, Hoa trinh nữ / Hoa chinh nữ.
 b ) Thực hành chính tả: Điền một chữ cái tr hoặc ch vào chỗ trống và đọc đúng : ... ương .... ình, ... ình độ, ... án nản. Năm ... âu bố bể. ... ân thật, Ánh .... ăng, Bầu ... ời, ... ăm chỉ, ... ớ ... êu, ... ò ... ơi, Chim ...iền ...iện, cá ... ắm cỏ, Nhà ... ường, ... ính xác, Môn học tự ... ọn.
 Sáng kiến kinh nghiệm 5
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
 2 / Phân biệt S / X:
 a ) Rèn luyện chính tả: Sung sướng / Xung xướng, Sẵn sàng / Xẵn xàng , Sân chơi / Xân chơi, Lịch sử / Lịch Xử, Lò sưởi / Lò Xưởi, Xương xẩu / Sương sẩu, Sông suối / Xông xuối.
 b ) Thực hành chính tả : Điền một chữ cái S hoặc X vào chỗ trống và đọc đúng : .... ương muối, .... ương cá, ....em phim, ... ức khoẻ, ...uy nhược, ...inh động, ...anh rì, ... ác nhận, .... ức .... ống, ... ưu tầm, ... ửa ...oạn, ... ảo quyệt.
 3 / Phân biệt L / N :
 a ) Rèn luyện chính tả : Lí tưởng / Ní tưởng, Nam giới / Lam giới, Liêm minh / Niêm minh, Nạo vét / Lạo vét, Lo lắng / No nắng, Loại trừ / Noại trừ, Năng nhặt chặt bị / Lăng nhặt chặt bị, Nằm gai nếm mật / Lằm gai lếm mật.
 b ) Thực hành chính tả : Điền một chữ cái L hoặc N vào chỗ trống và đọc đúng: ... ịch ... ãm , ... ăng ... ượng, ....iên bang, ... ặng nhọc, ...iều .... ượng, ... ền móng, ....iệt kê,....inh tính, .... ăng suất, ...oanh quanh, .... ền tảng.
 ** Em hãy cho biết 3 cặp từ nêu trên thường gặp người ở vùng nào phát âm, mà chúng ta dễ nhầm lẫn, khó phân biệt ?
 V / Luyện tập :
 1- Em hãy xác định từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau đây và sửa lại cho đúng: 
 “ Trong đình, đèn thắp sáng trưn; nhà lệ lính trán, kẽ hầu người hạ, đi lại rộn ràn. Trêng sập, mới kê ở dan giữa, có một người quang phụ mẩu, uy nghi chễm trệ. Tay chái dựa gối sếp, chân phải giuỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quì ở dưới đất mà gải. Một tên lính lệ đứn bên, cầm cái quạc lông, chốc chốc sẻ phẫy. Tên nữa đứn khoanh tay, trựt hầu điếu đóm. Bêng cạnh ngài, mé tay trái, bác yến hấp đườn phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chử nhậc đễ mở, trong ngăn bạc đầy những chầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên lào ống thuốt bạc, lào đồng hồ vàn, nào giao chui gà, nào ống vôi trạm, ngoáy tai, ví thuốt, quảng bút, tăm bông trông mà thích mắt. Trung quanh sập, bất bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hưỡu quang thì có thầy đề, rồi lầng lược đến thầy đội nhấc , thầy thông nhì, sau hết dáp phía tả ngài, thì đến tránh tống sở tại cùng ngồi hầu bài. “ ( Trích ngữ văn 7 , tập II ) 
 Sau khi học sinh chữa lổi chính tả trong đoạn văn trên xong– Giáo viên có thể:
 - Cho học sinh ( ngồi cạnh ) chữa lổi chéo với nhau bằng bút chì.
 - Cho HS lên bảng ghi những từ đã viết sai chính tả trong đoạn văn và từ đã được sửa lại đúng : Từ sai chính tả / Từ đã sửa đúng.
 - Cho lớp nhận xét bài làm của bạn.
 - Giáo viên nhận xét và chốt lại vấn đề.
 2 - Chia lớp thành 4 nhóm : 
 + Nhóm 1: Tìm 10 từ có phụ âm cuối c / t ; n / ng.
 + Nhóm 2: Tìm 10 từ có phụ âm đầu d / gi; nguyên âm: un / uôn.
 + Nhóm 3: Tìm 10 từ có thanh điệu Hỏi / Ngã, hoặc nguyên âm ưu / ươu.
 + Nhóm 4: Tìm các cặp từ theo yêu cầu : Phân biệt: tr / ch, s / x, l /n
 Giáo viên cho học sinh các tổ nhận xét chéo với nhau, tổ nào đạt kết quả cao thì có thể thưởng điểm ( Tính vào cột điểm miệng ).
 Phần III : Biện pháp thực hiện:
 - Thực hiện theo sự phân công thời khoá biểu của Ban Giám hiệu nhà trường.
 - Tuỳ theo năng lực, trình độ học sinh của mỗi lớp, giáo viên phân chia chủ đề này thành 6 tiết để dạy:
 Tiết 1 : I – Phân biệt những từ có phụ âm cuối c / t , n / ng .
 Tiết 2 : II – phân biệt những từ có phụ âm đầu d / gi ; nguyên âm i / iê ; un / uôn.
 Tiết 3 : III - Phân biệt các từ có thanh điệu hỏi / ngã ; nguyên âm ưu / ươu ; ui / uôi.
 Tiết 4 : IV – Phân biệt các cặp từ tr / ch; s / x ; l / n.
 Tiết 5 : Luyện tập.
 Tiết 6 : Kiểm tra cuối chuyên đề.
 - Các phương pháp truyền thụ kiến thức hoặc luyện tập kỹ năng, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức sau:
 + Thảo luận nhóm.
 + Trắc nghiệm. 
 + Bài tập nhanh.
 + Phiếu học tập.
 + Luyện tập ở nhà.
 Sau chủ đề cần có kiểm tra đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục.
 Phần IV : Kết quả :
 Qua việc học tập chủ đề này đã rèn luyện được cho học sinh kỹ năng viết chính tả, khi dùng từ , đặt câu , tạo văn bản. Các em không còn lúng túng , nhầm lẫn , lẫn lộn khi dùng đến các từ khó phân biệt như đã học trong chủ đề này.
 Đây là một nội dung chủ đề cần thiết cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 6, sau khi học xong chủ đề này , hiện đang là học sinh hoặc sau này lớn lên, khi tạo một văn bản thì tất nhiên các em sẽ dùng từ ngữ chính xác.
 Qua việc giảng dạy và kiểm tra, chúng tôi đã khẳng định được tính khoa học, tính khả thi của chủ đề tự chọn này.
 THỐNG KÊ KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA
TS
BKT
Giỏi
Khá
Trung
bình
T.Trung
bình
Yếu
Kém
100
SL
TL %
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
24
24%
30
30%
40
40%
94
94%
6
6%
0
0

File đính kèm:

  • docSKKN_tu_chon_ngu_van_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan