Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên Văn

Thực trạng học những tác phẩm ngoài chương trình của học sinh chuyên văn.

 Ngữ văn là môn học không thể thiếu trong trường học phổ thông, vì mục tiêu quan trọng nhất của nó: bên cạnh việc trau dồi cho các em cách cảm, cách nghĩ về cuộc sống một cách sâu sắc và nhân văn hơn, là rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng ngôn ngữ, một phương tiện tư duy và giao tiếp chủ yếu, phổ biến nhất trong xã hội. Trong bản chất, những mục tiêu này chỉ có thể đạt được kết quả thực sự khi con người được trải nghiệm trong các tình hưống sư phạm mang tính thực tiễn, khiến các kiến thức, kĩ năng, cảm xúc không phải được trao lại như một món quá có sẵn mà trở thành quá trình chủ động nắm bắt, thẩm thấu vào trong nhận thức của các em.

 Hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ là một hành trình khám phá thế giới và chính bản thân mình qua sự trải nghiệm cá nhân. Người đọc văn là người đi lại, đi tiếp, thậm chí đôi khi đi ngược hành trình trải nghiệm của tác giả - nhưng dù theo hướng nào, sự sâu sắc trong vốn sống cũng khiến anh ta có thể chia sẻ, khám phá sâu hơn vào thế giới nghệ thuật của nhà văn: quá trình tiếp nhận văn bản của anh ta chắc chắn sẽ không dừng lại ở câu chữ hay một vài hình ảnh, mà một vùng ký ức với những xúc cảm sâu xa, phổ vào câu chữ cái thế giới sinh động, ám ảnh, trong đó ngôn từ nhoè đi nhường chỗ cho ấn tượng và kỉ niệm. Như thế, văn của tác giả đã sống trong người đọc bằng một điệu sống khác, đọc văn không chỉ để hiểu biết mà còn để sẻ chia. Một khía cạnh ngược lại, với những người ít trải nghiệm, sự thâm nhập vào thế giới hình tượng văn học có thể là cơ hội để họ kinh qua những cảnh đời, những xúc cảm chưa một lần biết tới, cũng là cách để những trang văn lấp đầy khoảng khuyết thiếu, làm phong phú hơn kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Suy cho cùng, sự trải nghiệm với người đọc văn mang tính chất hai chiều: sống sâu sắc để đọc được những ẩn ý của văn chương và đọc những ẩn ý của văn chương để hiểu về những lẽ sâu sắc của cuộc đời.

Người học văn là một dạng người đọc đặc biệt: người đọc được định hướng, và trong những phạm vi nhất định, còn là người đọc được lập trình theo một khung chương trình cơ bản cấp quốc gia. So với những người đọc khác, người đọc văn ở cấp độ này ít kinh nghiệm sống hơn, nhưng lại có những cảm xúc tươi mới, cái nhìn năng động, sáng tạo mà đôi khi những người đi trước không còn giữ được. Giáo viên dạy văn cần phải chú ý đặc điểm này để có thể định hướng người học ở một chừng mực vừa đủ: không cảm thụ thay các em (vì điều này sẽ khiến các em vô cảm trước tác phẩm), nhưng cũng không hoàn toàn phó mặc để cho các em đánh giá tác phẩm một cách tuỳ tiện.

Tất nhiên, đối với chúng ta, biết thế nào là “vừa đủ” thật không phải dễ. Hệ quả là, trong những năm gần đây, thực trạng dạy học văn ở nước ta đang ở mức độ báo động: nhiều học sinh quay lưng lại với môn Văn. Thiết nghĩ để học sinh yêu thích môn Văn và các tác phẩm văn học, người dạy cần trở lại với vấn đề bản chất của việc đọc văn: đọc văn là trải nghiệm - để có thể tạo một môi trường tích cực cho người học thực sự được hoà mình vào tác phẩm. Có thể có những giới hạn về không gian và thời gian giữa tác giả, tác phẩm và người đọc, song nhìn trong bản chất, những vấn đề sâu xa nhân bản vốn không có ranh giới phân chia. Cảm xúc trước hoa hồng của một nghìn năm trước và một nghìn năm sau cơ bản vẫn là sự rung cảm trước cái đẹp, quan trọng là người ta có cơ hội để gặp gỡ và ngắm thưởng hoa. Chỉ khi nào học sinh tự thấy mình yêu ghét, nói lên những cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình chứ không phải bằng lời của người khác, khi ấy việc học Ngữ văn mới thực sự có ý nghĩa.

 

doc51 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đánh giá về văn bản trước, kể cả đọc những bài tranh cái về tác giả của bài thơ. Tôi nghe đi nghe lại bài hát Tổ quốc gọi tên được phổ nhạc từ bài thơ để biết được đây là một bài thơ rất nổi tiếng, có tính thời sự cao không chỉ trong những ngày tháng nó ra đời và tính thời sự của bài thơ không hề nguội ngay trong hiện tại bởi Trung Quốc vẫn có nhiều hành động ngang ngược trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của chúng ta. Chính bài thơ đã khơi nguồn mạnh mẽ cho mạch ngầm tình yêu Tổ quốc vẫn âm thầm chảy trong huyết quản của mỗi người con Việt Nam.
- Tôi không đọc bài thơ ngay khi có văn bản trong tay, tôi đọc nhan đề và suy nghĩ về nó, sau đó đọc tiếp hai dòng thơ đầu và âm hưởng tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình cứ ngân vang trong khối óc, trái tim mình. Tôi đọc nhanh một mạch hết bài thơ, đọc những dòng giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Tôi đọc lại, đọc đến thuộc lòng bài thơ từ lúc nào không hay. Tôi bắt đầu hình dung ,tưởng tượng những hình ảnh Tổ quốc bị chia cắt, nhân dân Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam phải đổ biết bao xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Tầng tầng lớp lớp những con sóng quặn đỏ máu chính là nỗi dâu đớn, xót xa trước những mất mát, hi sinh lớn lao của các thế hệ ch anh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
* Những hình ảnh ấn tượng, đáng nhớ nhất lưu giữ trong tâm trí tôi khi đọc văn bản là hình ảnh nào? Vì sao?
Hình ảnh đáng nhớ nhất lưu giữ trong tôi là những câu thơ: Tổ quốc của tôi! Tổ quốc của tôi!/Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ/ Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng.Càng xót xa cho Tổ quốc vì trong suốt bốn ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm. Đau đớn biết bao, ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình đất nước không ai khác chính là “người bạn lớn láng giềng” của chúng ta. Nhân dân Việt Nam ở thời nào cũng vậy, sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình, vì ngọn đuốc hòa bình, dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không tiếc máu xương của mình, sẵn sàng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
* Tôi đã huy động những chiến thuật nào khi đọc văn bản?
Tôi sử dụng chiến thuật ghi chú bên lề, cuốn phim trí óc, hình dung tưởng tượng, kết nối, tổng hợp
* Kết quả đọc của tôi về tác phẩm
- Bài thơ là nỗi niềm thao thiết của một người con xa Tổ quốc(tác giả đang học tập và công tác ở nước ngoài) trước tin dữ: kẻ lạ mặt lại có những hành vi xâm lấn chủ quyền lãnh hải của ta trên biển Đông, ở hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
- Đó là nỗi xót xa cho Tổ quốc Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ, xót xa trước những hy sinh mất mát lớn lao của các thế hệ cha anh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông/ Sóng quặn đỏ máu những người đã mất.
- Sự phẫn nộ trước những hành vi ngang ngược của kẻ thù Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc/ Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước và nỗi đau quặn thắt Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau.
- Bài thơ còn là sự kết nối tình đoàn kết cộng đồng từ Nam chí Bắc của công dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ Tổ quốc linh thiêng Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc/ Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng và Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa như muốn đánh thức lương tri của nhân loại. Như nhắn gửi một thông điệp toàn cầu về tình yêu Tổ quốc. 
- Khép lại bài thơ bằng những câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vang lại càng da diết, thao thức
Tôi lắng nghe
Tổ quốc
Gọi tên mình!
	Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc . Vì vậy bài thơ được viết 6/2011, nhưng tính thời sự của nó không những không “nguội đi”, trái lại càng “nóng lên” trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông. Bài thơ có sức lay động mạnh mẽ trái tim yêu nước của triệu triệu người Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào ta ở nước ngoài..
- Ý nghĩa của bài thơ:
	+ Trước những tranh chấp về chủ quyền lãnh hải trên biển Đông trong thời gian gần đây, đặc biệt là hành vi ngang ngược của Trung Quốc khi chúng hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của taBài thơ đã khơi dậy mạnh mẽ, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, làm sôi sục 90 triệu trái tim của những người con Việt Nam, cho dù họ đang cư trú ở đâu, trên dải đất hình chữ S hay bất kì quốc gia châu lục nào.
+ Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm ước nguyện: niềm khao khát hòa bình, khao khát sự bình yên cho quê hương đất nước. Cao hơn cả là tình yêu, lòng tự hào, lòng căm hận kẻ thù và tinh thần trách nhiệm đối với với đất nước, dân tộc. 
	+ Thách thức trước vận mệnh của Tổ quốc chính là cơ hội để tuổi trẻ Việt Nam bày tỏ tình yêu nước, ý thức công dân của mình.
Bài thơ và sự chiêm nghiệm của tôi
- Cần khẳng định tình yêu Tổ quốc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được hun đúc trong suốt thời kỳ bốn ngàn năm lich sử. Truyền thống ấy như một mạch ngầm vẫn âm thầm chảy trong huyết quản của mỗi con người Việt Nam.
- Bài thơ giúp mỗi công dân Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình trước hành vi và âm mưu xâm lược, từng bước tiến tới độc chiếm biển Đông của Trung Quốc: Việt Nam cực lực phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc.
- Để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình, vì ngọn đuốc hòa bình, dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu, trước mắt bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè và các tổ chức quốc tế. Nếu kẻ thù không chịu dừng bước mà tiếp tục lấn tới thì dân tộc Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không tiếc máu xương của mình, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
	- Qua bài thơ chúng ta rút ra được bài học yêu nước phải tỉnh táo, phải bằng những hành động thiết thực chứ không chỉ là những lời hô hào cổ động. Đồng thời phê phán mọi thái độ thờ ơ với tình hình chính trị nóng bỏng của đất nước. 
b.2. Hướng dẫn học sinh thảo luận về tác phẩm
* Bước 1: Xây dựng kế hoạch thảo luận 
- Xác định nội dung thảo luận:
+ Bài thơ viết về đề tài gì?
+ Chia bố cục bài thơ và tìm nội dung của từng phần? 
+ Nhà thơ đã thể hiện tình yêu nước của mình như thế nào trong bài thơ?
+ Nhà thơ đã mượn nhịp dồn dập của những con sóng để diễn tả những trạng thái cảm xúc như thế nào về biển đảo quê hương?
+ Bạn thích câu thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong bạn?
+ Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ, cấu tứ, bút pháp sử dụng trong bài thơ?
+ Nêu ngắn gọn ý nghĩa tư tưởng của bài thơ?
+ So sánh tình yêu nước được thể hiện trong bài thơ với tình yêu nước trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).
+ Bạn hãy tìm một nhan đề khác cho bài thơ? Bạn muốn hỏi tác giả bài thơ điều gì nếu bạn được gặp nhà thơ?
+ Có bao giờ tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào trái tim của bạn?
- Xác định hình thức thảo luận
+ Thời gian 45 phút
+ Thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên
+ Cấu trúc mỗi nhóm bao gồm: Trưởng nhóm điều hành thảo luận, thư kí nhóm ghi chép nội dung thảo luận, các thành viên khác mỗi thành viên nhận một phần nội dung thảo luận.
* Bước 2: Cho học sinh thảo luận, giáo viên hỗ trợ, điều chỉnh khi cần thiết
+ Đại diện nhóm thuyết trình về vấn đề nhóm đã thảo luận
+ Đặt ra những băn khoăn muốn nhờ sự gợi mở của các nhóm khác và thầy cô giáo.
* Bước 3: Phản hồi, tổng kết và gợi mở
 - Các nhóm khác phản hồi, đưa nhận xét, góp ý
- Giáo viên tổng kết và gợi mở vấn đề cho buổi sau.
2.2.3.2. Những kết quả cụ thể đạt được:
a. Về kiến thức:
- Mở rộng cho học sinh biết tới các tác phẩm chưa được đưa vào chương trình học của SGK, giúp các em mở mang kiến thức văn học tới nhiều tác phẩm, nhiều tác giả và nhiều nền văn học khác nhau
- Nắm được nội dung, tư tưởng và các hình thức nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm.
- Biết vận dụng tác phẩm vào quá trình học văn học và mở mang kiến thức ở các thể laoij, vùng văn hóa khác nhau
b. Về kĩ năng
- Học sinh biết cách đọc hiểu và khai thác theo đặc trưng thể loại với bất kì một tác phẩm văn học hay một bài viết mà các em có chủ đích muốn tìm hiểu hay bắt gặp trong học tập và cuộc sống.
- Học sinh biết khai thác thông tin, khả năng chủ động phát hiện và giải quyết vấn đề và bồi dưỡng kĩ năng sống.
c. Về thái độ
- Hiểu và trân trọng những giá trị của các tác phẩm và những đóng góp của các tác giả.
- Tự tìm cho mình một lựa chọn thích hợp trong quá trình bồi đắp kiến thức và tâm hồn văn học.
- Học sinh hào hứng, chủ động không còn thái độ e dè hay sợ sệt như trước đây khi đọc hiểu những tác phẩm ngoài chương trình.
2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp của bản thân
2.3.1. Những bài học kinh nghiệm: 
Trên đây là những bước chung khi học sinh bắt đầu đến với một cuốn sách, một tác phẩm mới. Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy một yếu tố quan trọng mà độc giả cần tìm hiểu trong quá trình đọc – hiểu một tác phẩm, nhất là tác phẩm lạ chưa có trong chương trình, đó là thao tác tìm hiểu yếu tố thể loại tác phẩm. Trước khi đọc, học sinh cần xem xét tác phẩm ấy thuộc thể loại nào? Đặc trưng thể loại ấy ra sao? Khi xem xét những đặc trưng về thể loại sẽ giúp cho việc đọc hiểu được thuận lợi hơn, người đọc sẽ dễ dàng lý giải được một số thành công điển hình của tác phẩm hay sẽ biết mình cần chú ý đến những vấn đề gì trong quá trình đọc hiểu, sẽ biết mình cần đọc nhấn hay lướt chố này, chỗ kia từ đó khiến quá trình đọc hiểu tiết kiệm được thời gian nhất. Vì mỗi thể loại lại có yêu cầu đọc khác nhau:
 Yêu cầu đọc thơ 
- Cần nắm rõ tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm xuất bản (nếu có liên quan đến tư tưởng, nội dung hoặc nghệ thuật sáng tác). 
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận khái quát về nội dung – nghệ thuật; sau đó, đi sâu vào từng ý thơ, câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Từ đó liên tưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; dùng các thao tác như: liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ chi tiết, vần điệu,để cảm nhận ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình. 
- Đánh giá, lí giải bài thơ về nội dung lẫn nghệ thuật: Bài thơ có nét gì độc đáo? 
(Tứ thơ, cảm hứng,..). 
Yêu cầu đọc truyện, kí
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. 
- Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể; làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc họa bản chất, tính cách nhân vật; chú ý tới nghệ thuật tự sự, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (ngôi thứ nhất), hay ở ngôi thứ ba (người kể gián tiếp - người kể hàm ẩn); điển hình trần thuật; cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện; thủ pháp kể chuyện, miêu tả, giọng điệu lời văn.
- Phân tích nhân vật trong vòng lưu chuyển của cốt truyện; tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ; tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hình ảnh xung quanh; chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật: sử dụng chi tiết; tạo tình huống để khám phá bản chất nhân vật; cách thức miêu tả ngoại hình, hành động, biểu hiện nội tâm 
- Truyện đặt ra vấn đề gì? Mang ý nghĩa tư tưởng như thế nào? Giá trị thể hiện ở các phương diện nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ. 
 Yêu cầu đọc văn nghị luận 
- Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đó nhận xét vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống, với lĩnh vực luận bàn. 
- Văn nghị luận trước hết thể hiện tư tưởng, lí tưởng của con người (tư tưởng chính trị, xã hội, quan điểm, lập trường) phải nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề. Chú ý đến các luận điểm và xác định mối quan hệ giữa chúng. 
- Cảm nhận tâm tư tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận. Các sắc thái cảm xúc, những cung bậc tình cảm thể hiện trong sự luận bàn làm tăng sức thuyết phục của văn bản nghị luận. 
- Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong tác phẩm.
- Nêu khái quát giá trị tư tưởng của tác phẩm về cả hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Có thể rút ra những nhận xét sâu sắc từ văn bản nghị luận được tiếp nhận và lĩnh hội. 
 Yêu cầu về đọc văn bản kịch 
- Đọc kỹ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có thể biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại mà tác phẩm ra đời, vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm. 
- Tập trung chú ý vào lời thoại của nhân vật. Ngôn ngữ kịch ngoài chức năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm như lời nói thông thường còn mang tính hành động. Đó là lời tranh luận, biện bác nhằm thay đổi tình thế, khắc sâu mâu thuẫn, thúc đẩy sự tiến triển của xung đột. Qua lời thoại, xác định quan hệ của các nhân vật, tìm hiểu đặc tính, tính cách của từng nhân vật. 
- Phân tích hành động kịch. Từ lời thoại, đặc điểm, tính cách và mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân vật, tìm hiểu các tình tiết, sự kiện, biến cố tạo nên diễn biến của vở kịch. Xác định đâu là nội dung xung đột chủ yếu, đâu là xung đột thứ yếu, phân tích kết quả và diễn biến của xung đột đó. 
- Qua diễn biến căng thẳng của xung đột và thái độ hành động, số phận của các nhân vật trong xung đột, cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm. 
2.3.2. Giải pháp của bản thân:
a. Nguyên nhân: 
- Do nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi con người phải đáp ứng, bắt kịp với xu thế phát triển song thực tế dạy học văn hiện nay nhất là với học sinh chuyên văn vẫn còn nhiều áp lực thi cử nên còn nhiều bất cập chưa theo kịp giáo dục của nhiều nước khác trên thế giới.
- Do nhận thức chưa đúng và đầy đủ của xã hội đặc biệt là của giáo viên về dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh, dạy học theo chủ đềnên không dám mạnh dạn đột phá.
- Do lối mòn trong tư duy truyền thống và tâm lí ngại đổi mới nên cả người dạy và người học không muốn thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng những phương pháp dạy học hiện đại.
b. Giải pháp:
Có thể có nhiều cách giải quyết vấn đề, chúng tôi xin đề xuất một hướng giải quyết trong khuôn khổ đề tài này là: để rèn cho học sinh có kĩ năng đọc hiểu các văn bản ngoài chương trình chúng ta Dạy học văn bản theo chủ đề. Hướng giải quyết này vẫn dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, song sẽ đón đầu chương trình giáo dục phổ thông mới sắp tới sẽ thực hiện và rất phù hợp với học sinh chuyên văn.
Dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực, người dạy sẽ giúp người học không chỉ có tri thức mà còn có kĩ năng vận dụng vào các văn bản cùng chủ đề, cùng thể loại. Đặc biệt khi dạy học theo chủ đề, theo nhóm bài thì người học từ chỗ nắm chắc kiến thức về thể loại về đặc điểm một văn bản sẽ vận dụng để đọc hiểu các văn bản tương tự. Như vậy, dạy học theo chủ đề sẽ giúp phát triển năng lực học sinh. Từ đó các em có thể giải quyết vấn đề với bất cứ văn bản nào không nằm trong chương trình đã học vì bản thân các em đã có kĩ năng với những văn bản tương tự như vậy.
PHẦN THỨ BA
 KẾT LUẬN 
Bản chất của đọc hiểu văn bản văn học là “kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm”, là “quá trình tiệm cận đến chân lí”. Hiểu được điều đó, chúng ta sẽ có những giờ đọc hiểu văn bản có ý nghĩa đích thực, cho dù là văn bản trong chương trình hay văn bản ngoài nhà trường. Với một vài định hướng nho nhỏ mà chúng tôi trình bày trên đây hi vọng sẽ là một gợi ý để các em học sinh lớp chuyên văn có những hứng thú, phương pháp để tiếp cận một tác phẩm văn học bất kì, đặc biệt là tác phẩm văn học ngoài nhà trường. Quy trình tiếp cận mà chúng tôi đưa ra là một hành trình liên tục mà bạn đọc học sinh phải nối kết, đó là từ trước khi đọc văn bản đến trong khi đọc và sau khi đọc. Các bước rất đơn giản, rõ ràng, chỉ cần bạn đọc học sinh tiếp cận tác phẩm với tâm thế nhập cuộc và đồng sáng tạo, chắc chắn những định hướng trên sẽ phát huy tác dụng. 
Lessing đã từng giả dụ: “Nếu như Chúa cầm trong bàn tay phải của Người toàn bộ chân lý, còn trong bàn tay trái, chỉ có cuộc kiếm tìm chân lí, luôn luôn hoạt động – dù cho cuộc kiếm tìm này chỉ đem lại sai lầm, lần nào cũng vậy và mãi mãi như vậy – và nếu như Chúa phán bảo tôi: “con hãy chọn đi!”, tôi sẽ kính cẩn lao mình vào bàn tay trái của Người và thưa rằng: “Xin cha ban cho con!” vì, dù sao, chân lí thuần khiết chỉ riêng thuộc về cha mà thôi”. Đời sống văn học không ngừng tiếp diễn và ý nghĩa của văn bản văn học vẫn luôn mời gọi người đọc các thế hệ chiếm lĩnh và cảm nhận. Những định hướng chúng tôi sử dụng để tiếp cận và đọc hiểu văn bản văn học ngoài chương trình ở đây chưa phải là chân lí. Văn bản văn học là một kết cấu vô cùng. Mỗi người đọc, với tư cách là một nhà sản xuất ý nghĩa của văn bản như Roland Barthes đã nói, đều có thể tìm thấy những cách đọc riêng, những chân lí riêng. Chúng tôi hy vọng rằng, trong những năm tiếp theo, vấn đề dạy và học văn sẽ có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, học sinh nói chung và học sinh chuyên văn nói riêng sẽ có những phương pháp đọc hiểu chuyên nghiệp để có thể tiếp cận văn bản văn học bất kì, để những giờ học văn không phải là giáo viên rao giảng những lời hay ý đẹp mà là quá trình để học sinh được trình bày quan điểm, lên tiếng về một vấn đề văn học mà các em đang ấp ủ, tư duy! 
PHẦN THỨ TƯ
KIẾN NGHỊ
Để học sinh không còn e ngại hay lúng túng khi đọc hiểu những tác phẩm ngoài chương, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Trong chương trình SGK, mỗi thể loại văn học nên bắt buộc học một tác phẩm, các tác phẩm còn lại để giáo viên và học sinh chủ động trong việc lựa chọn. Có như vậy, người dạy và người học mới cập nhật kịp thời xu thế của thời đại cũng như sự phát triển của xã hội và nhân loại.
Dạng đề thi trong các cuộc thi cũng ra theo hướng mở: học sinh lựa chọn tác phẩm để làm rõ vấn đề, không nên đóng khung vấn đề trong một tác phẩm hay một nhân vật... cụ thể nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (Chủ biên), Thực hành làm văn lớp 12, NXB Giáo dục, H.2009.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT, Hà Nội 2014
3. Nguyễn Thị Dung, Dạy học chủ đề truyện ngắn Việt Nam 1945-1975 ở THPT theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh, Luận văn thạc sĩ, 2017.
4. Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông một góc nhìn, một cách đọc, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2009.
5. Nguyễn Thái Hà (chủ biên), Ôn luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn, NXB ĐHQG Hà Nội tháng 4/2015 
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
7. Hoàng Thị Minh Hải, Trần Văn Mạnh, Tuyển tập 39 đề thi thử Đại học môn Ngữ Văn, NXB Hà Nội, 2014.
8. Nguỷễn Mạnh Hùng, Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục 2008
9. Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội 2012
10. Lã Minh Luận, Cẩm nang ôn luyện thi Đại học, Cao đẳng môn Ngữ Văn, NXB Đại học Sư Phạm, H.2013.
11. Phan Trọng Luận (chủ biên), Ngữ văn 11 cơ bản, NXB Giáo dục, H. 2007. 
12. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, H. 2007.
13. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 Nâng cao, NXB giáo dục, H. 2010.
14. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1998.
15. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10 Nâng cao, NXB Giáo dục, H. 2007.
16. Thân Phương Thu tuyển chọn, Tuyển tập đề bài và bài làm văn theo hướng mở, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2012.
17. Chu Minh Thoại, Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 qua dạy học văn bản truyện ngắn Việt Nam sau 1975 theo chủ đề, Luận văn thạc sĩ, 2017.
18. Đỗ Ngọc Thống Ôn tập Ngữ văn (2 tập), NXB GD Việt Nam tháng 2/2015
19. Thân Phương Thu tuyển chọn, Tuyển tập đề bài và bài làm văn theo hướng mở, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2013.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_hieu_tac_pham_ngoai_ch.doc
Sáng Kiến Liên Quan