Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ nang viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

1/ Tóm lược đề tài

Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp. Nó đòi hỏi học sinh phải vận dụng toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng tiếng Việt và cả tư tưởng tình cảm của mình để làm bài. Bài làm tập làm văn là thước đo khá chính xác năng lực học môn tiếng Việt của học sinh.

Dạy tập làm văn phải quán triệt tính chất thực hành – thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Giáo viên phải luôn chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, kể, thuyết minh (tập làm văn nói) về một chủ đề, một đề tài nào đó. Sau đó tập cho các em viết văn từ dễ đến khó: Chọn hình ảnh, từ ngữ hay, đẹp, thích hợp để điền vào chỗ trống; viết những câu văn ngắn gọn, đúng ngữ pháp, có các từ gợi tả, gợi cảm và đúng với yêu cầu chủ đề. Sau đó giáo viên nâng dần yêu cầu đối với học sinh viết đoạn văn ngắn; bài văn. Ở lớp 3, học sinh phải viết được đoạn văn từ 5 đến 10 câu. Các câu phải có quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Lớp 4, 5 học sinh phải biết tạo lập văn bản: văn bản tả cây cối, tả loài vật, đồ vật, văn bản miêu tả người, tả cảnh .

Dạy tập làm văn cho học sinh về các văn bản nghệ thuật hay văn bản thông thường, giáo viên đều phải chú ý khâu luyện tập thực hành cho học sinh. Giáo viên phải giúp học sinh hiểu việc phải làm và cách làm, mục đích của mỗi loại bài phục vụ cho giao tiếp trong cuộc sống thường như thế nào?

Giờ dạy – học tập làm văn chủ yếu là rèn luyện hai kỹ năng nói và viết. Tuy nhiên muốn làm văn (tạo lập văn bản) hay, đúng thể loại, yêu cầu, giáo viên phải liên hệ thường xuyên và kịp thời với các bài tập đọc có liên quan. Những bài đọc ấy xem như những bài văn mẫu để học sinh tham khảo, học hỏi, rút kinh nghiệm. Học sinh cũng phải luyện đọc để đọc bài văn của mình cho cả lớp nghe. Một bài văn hay được đọc với 1 giọng truyền cảm đúng phong cách thì bài văn càng hay hơn.

Học sinh lớp 5 – là học sinh cuối bậc Tiểu học, giáo viên cần lưu ý học sinh phải sáng tạo khi viết văn, không nên theo một khuôn mẫu có sẵn; yêu cầu học sinh đọc nhiều sách, làm dàn bài trước khi viết

 Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tiết tập làm văn không những không nhàm chán, khô khan mà còn hấp dẫn, lý thú. Vì đây là tiết học mà học sinh được bộc lộ kiến thức tiếng Việt và bản lĩnh của mình nhiều nhất trước thầy cô và tập thể lớp.

Đặc biệt đối với kiểu bài tập làm văn tả cảnh, giáo viên cần cho học sinh lớp 5 hiểu rõ đây là kiểu bài tổng hợp. Trong bài tả cảnh có tả người, tả con vật và cây cối nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, chỉ là những nét chấm phá để cảnh sinh động hơn. Nếu học sinh tả nhiều về hoạt động của con người hoặc tả lan man về cây cối trong bài tả cảnh thì bài văn đó bị xa đề, lạc đề.

Khi dạy lý thuyết về tả cảnh, giáo viên phải giúp học sinh hiểu về kiểu bài tả phong cảnh thiên nhiên này, hiểu được cấu tạo của bài văn, viết được các đoạn mở bài, kết bài. Phần thân bài có thể viết thành 2 hoặc 3 đoạn văn. Mỗi đoạn tả về một bộ phận hoặc một sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Học sinh có thể đặt tựa bài cho mỗi bài văn tả cảnh (Trường em, Cánh đồng quê em, Đường làng tôi ) để các em hứng thú hơn khi làm bài.

Khi dạy thực hành về văn tả cảnh, giáo viên cần hướng dẫn kỹ trước khi học sinh làm bài. Giáo viên cũng cần chấm bài kỹ để tìm ra ưu, khuyết điểm của mỗi em để động viên, khuyến khích hay sửa chữa kịp thời. Giáo viên cần khuyến khích học sinh sáng tạo khi tả cảnh, vận dụng các giác quan khi quan sát, sử dụng từ ngữ gợi hình, biểu cảm, sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh và có trí tưởng tượng phong phú trong bài văn tả cảnh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2944 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ nang viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đồng thời góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh. Phân môn tập làm văn ở tiểu học còn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng; từ óc quan sát tới trí tưởng tượng từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nên nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triển trong các quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý giúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn của học sinh được rèn luyện trở nên sắc bén hơn. Đồng thời giúp học sinh phát triển vốn động từ, tính từ, tập vận dụng các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá, hoán dụTừ đó tâm hồn và nhân cách của các em được hình thành và phát triển.
Nếu như tả người, tả cây cối, con vật, đồ vật, giáo viên có thể hình thành cho các em trình tự tả để ghi nhớ thì tả cảnh lại là điều hết sức khó. Vì mỗi cảnh khác nhau, cảm nhận và cách quan sát của mỗi người cũng khác nhau. Do đó, để học sinh nắm trình tự thể loại này chỉ có thể nêu cho các em cách tả chung theo thứ tự không gian từ xa đến gần, từ gần ra xa, từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao
Ví dụ: Đề bài: “ Tả quang cảnh trường em trước buổi học” thì tả từ trong trường ra đến cổng trường Với thể loại văn tả cảnh, các em thường dễ nhầm lẫn vào tường thuật như với đề “Tả một cảnh đẹp mà em có dịp tham quan”, học sinh thường kể lại đi với ai, bằng xe gì, dọc đường ăn sáng ở đâu, đến nơi mướn phòng thế nào mà không diễn đạt được cảnh đẹp mình được ngắm. Vì vậy, cần nhấn mạnh cho các em rõ tả cảnh là “vẽ lại hình ảnh bằng lời văn”. Qua bài văn, người đọc có thể tưởng tượng ra cảnh đó như một bức tranh hay một ảnh chụp trước mắt. 
3.2/Phân môn tập làm văn bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được các phân môn khác hình thành và phát triển. Nó còn hình thành và phát triển một hệ thống các kĩ năng riêng và hệ thống kĩ năng này phải gắn liền với quá trình sản sinh văn bản. Chính trình độ thành thục của các kĩ năng sản sinh văn bản đã góp phần quan trọng quyết định chất lượng các bài văn viết và nói. Như chúng ta đã biết, việc thực hiện một văn bản thường có 4 giai đoạn: 
- Giai đoạn định hướng.
- Giai đoạn lập chương trình.
- Giai đoạn thực hiện hoá chương trình.
- Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành. Mỗi giai đoạn trên đòi hỏi một số kĩ năng tương ứng. Có thể thấy các nhóm kĩ năng tương ứng như sau:
 + Nhóm kĩ năng chuẩn bị cho việc sinh sản văn bản bao gồm:
- Kĩ năng phân tích đề bài.
- Kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý.
- Kĩ năng xây dựng dàn ý.
 + Nhóm kĩ năng viết văn bản bao gồm: 
- Các kĩ năng dùng từ, đặt câu.
- Các kĩ năng viết đoạn văn, liên kết đoạn thành bài. 
Trong 4 kĩ năng trên thì 2 kĩ năng sau chủ yếu của phân môn tập làm văn, còn 2 kĩ năng trước là sự thừa hưởng kết quả của các phân môn khác.
 + Nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả bao gồm:
- Các kĩ năng phát hiện lỗi .
- Các kĩ năng sửa chữa lỗi.
Các kĩ năng sản sinh văn bản thường gắn với thao tác tư duy nên khó kiểm soát, khó hướng dẫn rèn luyện, khó đánh giá hơn. Biện pháp hữu hiệu là tìm cách xác định sản phẩm của từng thao tác, từ đó nhận xét uốn nắn để học sinh có thể học được các thao tác đúng, rèn được các kĩ năng.
Nhiều kĩ năng sản sinh văn bản có quan hệ với đặc điểm phong cách bài văn, chịu ảnh hưởng của vốn hiểu biết và vốn sống của học sinh. Ở đây kĩ năng và kiến thức gắn với nhau rất chặt chẽ, hoà quyện vào nhau.
Người giáo viên muốn dạy tốt phân môn tập làm văn không những cần quan tâm rèn luyện các kĩ năng làm bài mà còn cần quan tâm đến việc bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống cho các em. Chỉ có như vậy các kĩ năng mới có nội dung phong phú và việc làm mới thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
+ Phân môn tập làm văn sử dụng toàn bộ các kĩ năng hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm: kĩ năng viết chữ, kĩ năng viết chính tả, kĩ năng đọc, nghe, nói
+ Phân môn TLV còn sử dụng kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học khác như các hiểu biết về tự nhiên, xã hội, đạo đức, hát vẽ
+ Phân môn TLV huy động toàn bộ vốn sống của học sinh có liên quan đến đề bài
+ Mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước đề bài.
+ Dạy tập làm văn là dạy các em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình.
Các bài học làm văn miêu tả và biên bản đều có cấu tạo gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Chức năng của mỗi phần cũng giống như chức năng các phần tương tự ở phân môn Luyện từ và câu.
- Hướng dẫn thực hành:
Các bài hướng dẫn thực hành thường gồm 2- 3 bài tập nhỏ hoặc một đề bài tập làm văn kèm theo gợi ý luyện tập theo hai hình thức nói và viết.
3.3/ Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong chương trình tiểu học mới, các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu tả, biên bản góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả cảnh và người.
Học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ được định hướng trong các đề bài. Các bài luyện tập làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, con người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
	3.4/ Đổi mới phương pháp dạy tập làm văn lớp 5 nói chung và kiểu bài tả cảnh nói riêng
Nội dung dạy học:
Trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn.
Kiểu bài tập làm văn tả cảnh có 18 tiết, nhiều nhất so với các kiểu bài khác ở lớp 5. Nó bao gồm các loại bài lý thuyết, thực hành. Nó rèn luyện cho học sinh các kỹ năng viết các phần mở bài ,thân bài , kết bài và kỹ năng viết các đoạn văn.
 Để hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành, giáo viên áp dụng các biện pháp sau:
a) Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
- Cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để học sinh nắm được yêu cầu của bài tập đó.
b) Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm để thực hiện bài tập.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Trao đổi, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài.
- Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh.
Muốn làm tốt một bài tập làm văn, học sinh phải học và hiểu đầy đủ về phương pháp làm bài, đồng thời thực hành nhiều lần. 
Cụ thể các bước của quá trình một bài tập làm văn viết là:
Tìm hiểu đề bài:
Trước hết, cần tìm hiểu đề bài để xác định rõ thể loại bài (miêu tả hay kể chuyện,), kiểu bài như tả cảnh hay tả đồ vật hoặc tả người,và trọng tâm của bài (phần nào là chủ yếu cần nói rõ). Việc tìm hiểu đề bài cần được coi trọng để xác định đúng yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề.
Lập dàn ý (kết hợp với việc tìm ý)
Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm bài. Muốn việc tìm ý đạt yêu cầu tốt ta phải căn cứ vào thực tế quan sát hoặc hiểu biết đối tượng, căn cứ vào hiểu biết của mình qua thực tiễn sống
Tìm được nhiều ý là tốt, nhưng cần phải lựa chọn ý tiêu biểu để bài làm hướng đúng trọng tâm, tránh được sự rườm rà. Việc tìm ý, chọn ý gắn với lập dàn ý và cả hai công việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cùng với việc lập dàn ý, ta có thể bổ sung những ý khác mà trước đó chưa tìm ra hoặc loại bỏ một vài ý chưa cần, chưa sát trọng tâm của bài
Lập dàn ý là yêu cầu cần thiết nhất phải có. Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp lí sẽ góp phần vào kết quả bài làm văn của học sinh.
Và dàn bài của một bài tập làm văn thường có ba phần:
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
Viết thành bài hoàn chỉnh
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình làm văn. Trên cơ sở dàn ý vừa lập, học sinh viết thành câu, thành đoạn, thành bài viết hoàn chỉnh. Lời văn diễn đạt phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng, đúng ngữ pháp; diễn đạt có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và có cảm xúc. Cần tránh lối đạt câu sai ngữ pháp, lộn xộn,. Nội dung đúng, lời văn trong sáng và cảm xúc chân thực sẽ tạo nên chất lượng tốt của bài văn.
Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh luôn dành thời gian thích đáng để viết nháp hoặc chuẩn bị chu đáo trước khi viết bài chính thức. Và đó là một việc làm tốt cần phát huy (tất nhiên chỉ có thể viết nháp trong một khoảng thời gian cho phép hoặc đọc dò lại bài chuẩn bị trước để việc làm bài hoàn chỉnh đảm bảo đúng thời gian quy định). 
Đọc soát lại bài làm 
Để tránh những sơ suất trong việc dùng từ và đặt câu, đồng thời để tránh những lỗi chính tả, học sinh cần đọc lại bài viết của mình để sửa chữa những chỗ sai, xóa bỏ những chữ thừa hoặc bổ sung những từ ngữ do vô tình đã bị thiếu khi viết. Việc làm này là cần thiết để “tu chỉnh” cho bài văn đạt kết quả tốt hơn.
b) Đối với loại bài thực hành:
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn thực hành
- Củng cố, dặn dò 
	Văn miêu tả là loại văn thể hiện sự vật, sự việc, con người, cảnh vật một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá thẩm mỹ của người viết với đối tượng miêu tả.
Đặc điểm chung của văn miêu tả:
Văn miêu tả là một loại văn mang tính thông báo thẩm mỹ, chứa đựng tình cảm của người viết.
Văn miêu tả có tính sinh động và tính tạo hình.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh.
Văn tả cảnh là một kiểu bài của loại văn miêu tả. Giáo viên cần phân biệt cho học sinh thấy rõ sự khác nhau giữa văn tả cảnh và tả cảnh sinh hoạt. Chương trình và sách giáo khoa lớp 5 mới chỉ có kiểu bài tả cảnh. Cảnh ở đây là quang cảnh thiên nhiên bao gồm trời, mây, cây cỏ, nắng, gió, sông biển, núi non Cảnh nhân tạo bao gồm: ngôi nhà, ngôi trường, vườn hoa, cánh đồng, khu phố
Đối tượng của văn tả cảnh thông thường là những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng mạc, con đường, trường học Đó là những cảnh vật gây ấn tượng và để lại nhiều kỷ niệm cho người viết.
Nội dung miêu tả:
 Đó là những nét tiêu biểu nhất của cảnh, nét làm cho nó khác với những cảnh vật khác.
. Khi miêu tả cần chú ý tả không gian, thời gian tạo nền chung cho cảnh vật cần miêu tả. Khi miêu tả cảnh cần kết hợp cả tả người và vật trong cảnh. Như vậy cảnh vật mới ấm áp, đượm tình người, có sức sống. Khi tả cần lồng vào cảm xúc của người viết, kèm theo lời bình, nhận xét về cảnh.
. Ngôn ngữ miêu tả: 
Bài văn tả cảnh thường sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, hình khối, đường nét tạo cho cảnh vật hiện lên rực rỡ, cụ thể, sinh động hơn, đượm màu sắc của cuộc sống. Kiểu bài này thường sử dụng các câu có chứa các bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm.
Phương pháp làm bài văn tả cảnh:
Xác định mục đích bài tả cảnh .
 Ví dụ : Tả ngôi trường của em .
. Bài tả cảnh gì?
. Bài tả cảnh cho ai đọc?
. Bài tả cảnh nhằm mục đích gì?
Tìm ý:
. Quan sát: Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách quan sát và chọn lọc những chi tiết quan sát được. Khi quan sát cần chú ý:
+ Nhìn cảnh vật theo quan niệm thẩm mỹ, đạo đức và tâm trạng của mình.
+ Phải quan sát tỉ mỉ nhiều lần, mài sắc các giác quan.
+ Vị trí của người quan sát ảnh hưởng đến kết quả quan sát và kết quả của bài tả.
. Sau khi quan sát, học sinh phải biết hồi tưởng và tưởng tượng toàn bộ cảnh vật đã quan sát.
- Lập dàn ý.
*Mở bài : Giới thiệu bao quát 
+Trường Tiểu học ..........
+Ngôi trường khang trang nằm ở ấp ......xã ......
*Thân bài : Tả từng phần của trường 
Nhìn từ xa ngôi trường như thế nào .
Tường được sơn màu ra sao.
Cổng trường ....
Sân trường ...
Lớp học 
Phòng Đội 
Thư viện 
Vườn trường 
*Kết bài : Tình cảm của em đối với ngôi trường .
 -Viết bài văn:
. Chọn vị trí miêu tả và viết các đoạn tả cảnh theo dàn ý.
. Viết đoạn mở đầu và kết thúc (viết nháp).
. Viết cả bài văn và kiểm tra lại.
Ví dụ 1: Đề bài: “Vui nhất và ấn tượng nhất trong đời học sinh là cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi. Em hãy viết một bài văn tả lại cảnh ấy”.
Phần thân bài gốm các ý:
a/ Vài nét bao quát về cảnh sân trường lúc giờ chơi.
b/ Hoạt động cụ thể của học sinh ở sân trường trong giờ ra chơi.
c/ Khung cảnh sân trường lúc tín hiệu báo giờ ra chơi kết thúc.
Khi học sinh nêu được những phần chính này, tôi yêu cầu các em trả lời câu hỏi: “Để tả rõ và đúng trọng tâm, em cần xác định đúng những gì?” Học sinh nêu được cảnh thứ hai. Sau đó, tôi cho các em phát triển ý trong mỗi phần(chú ý là phần trọng tâm):
GV hỏi: Từ trong lớp học, các bạn học sinh tỏa ra sân trường thế nào? Cảnh sân trường lúc này có gì nổi bật về âm thanh, màu sắc, sự hoạt động?
Nhóm hoạt động sôi nổi nhất là nhóm nào? Họ chơi những trò chơi gì? Các bạn trong nhóm hoạt động thế nào?...
Học sinh nêu ý rất đa dạng, tôi cho học sinh phát biểu tự nhiên rồi chốt lại:
+ Sân trường rộn rã tiếng nói cười,  Những bộ đồ đồng phục áo trắng quần tây đen nổi bật trên sân trường, trông xa như một đàn cò trắng đang tìm mồi.
Những hoạt động có nhiều học sinh tham gia với không khí sôi nôi, thích thú, ví dụ: đá cầu, nhảy dây, bắn bi, 
Và đây là 1 đoạn trong bài văn tả cảnh trường trong giờ ra chơi của em Lê Kim Ngọc học sinh lớp 5/1 trường TH Phước Vân.
Đề bài: Quê hương em có nhiều cảnh đẹp. Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất.
Trích bài viết của em Tuyết Phương, học sinh lớp 5/1 trường TH Phước Vân.
4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc giảng dạy phân môn tập làm văn, tôi thu được kết quả như sau:
	+ Đa số học sinh đã mạnh dạn, hứng thú và yêu thích học các tiết tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
	+ Các em biết diễn đạt những suy nghĩ của mình bằng lời nói hoặc bài văn một cách mạch lạc, rõ ràng, chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt.
Thời gian
Sĩ số
Bài viết đảm bảo bố cục, câu văn gãy gọn, sử dụng hình ảnh so sánh, từ ngữ hay, ít mắc lỗi chính tả, 
Bài viết chưa đảm bảo bố cục, câu văn còn lủng củng, hay mắc lỗi chính tả
Đầu năm
34
15(44%)
19 ( 56%)
Học kỳ I
34
23 ( 67%)
11 ( 33%)
Học kỳ II
34
30 (88%)
4 (12%)
Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ học tập làm văn. Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học phân môn tập làm văn ở lớp 5 không những chỉ giúp cho học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, mà còn giúp các em phát triển tư duy, có khả năng sáng tạo trong viết câu, viết đoạn văn hoặc viết bài tập làm văn hay đạt kết quả.
C- PHẦN KẾT LUẬN
	1/ Tóm lược đề tài
Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp. Nó đòi hỏi học sinh phải vận dụng toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng tiếng Việt và cả tư tưởng tình cảm của mình để làm bài. Bài làm tập làm văn là thước đo khá chính xác năng lực học môn tiếng Việt của học sinh.
Dạy tập làm văn phải quán triệt tính chất thực hành – thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Giáo viên phải luôn chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, kể, thuyết minh (tập làm văn nói) về một chủ đề, một đề tài nào đó. Sau đó tập cho các em viết văn từ dễ đến khó: Chọn hình ảnh, từ ngữ hay, đẹp, thích hợp để điền vào chỗ trống; viết những câu văn ngắn gọn, đúng ngữ pháp, có các từ gợi tả, gợi cảm và đúng với yêu cầu chủ đề. Sau đó giáo viên nâng dần yêu cầu đối với học sinh viết đoạn văn ngắn; bài văn. Ở lớp 3, học sinh phải viết được đoạn văn từ 5 đến 10 câu. Các câu phải có quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Lớp 4, 5 học sinh phải biết tạo lập văn bản: văn bản tả cây cối, tả loài vật, đồ vật, văn bản miêu tả người, tả cảnh .
Dạy tập làm văn cho học sinh về các văn bản nghệ thuật hay văn bản thông thường, giáo viên đều phải chú ý khâu luyện tập thực hành cho học sinh. Giáo viên phải giúp học sinh hiểu việc phải làm và cách làm, mục đích của mỗi loại bài phục vụ cho giao tiếp trong cuộc sống thường như thế nào?
Giờ dạy – học tập làm văn chủ yếu là rèn luyện hai kỹ năng nói và viết. Tuy nhiên muốn làm văn (tạo lập văn bản) hay, đúng thể loại, yêu cầu, giáo viên phải liên hệ thường xuyên và kịp thời với các bài tập đọc có liên quan. Những bài đọc ấy xem như những bài văn mẫu để học sinh tham khảo, học hỏi, rút kinh nghiệm. Học sinh cũng phải luyện đọc để đọc bài văn của mình cho cả lớp nghe. Một bài văn hay được đọc với 1 giọng truyền cảm đúng phong cách thì bài văn càng hay hơn.
Học sinh lớp 5 – là học sinh cuối bậc Tiểu học, giáo viên cần lưu ý học sinh phải sáng tạo khi viết văn, không nên theo một khuôn mẫu có sẵn; yêu cầu học sinh đọc nhiều sách, làm dàn bài trước khi viết
 Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tiết tập làm văn không những không nhàm chán, khô khan mà còn hấp dẫn, lý thú. Vì đây là tiết học mà học sinh được bộc lộ kiến thức tiếng Việt và bản lĩnh của mình nhiều nhất trước thầy cô và tập thể lớp.
Đặc biệt đối với kiểu bài tập làm văn tả cảnh, giáo viên cần cho học sinh lớp 5 hiểu rõ đây là kiểu bài tổng hợp. Trong bài tả cảnh có tả người, tả con vật và cây cối nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, chỉ là những nét chấm phá để cảnh sinh động hơn. Nếu học sinh tả nhiều về hoạt động của con người hoặc tả lan man về cây cối trong bài tả cảnh thì bài văn đó bị xa đề, lạc đề.
Khi dạy lý thuyết về tả cảnh, giáo viên phải giúp học sinh hiểu về kiểu bài tả phong cảnh thiên nhiên này, hiểu được cấu tạo của bài văn, viết được các đoạn mở bài, kết bài. Phần thân bài có thể viết thành 2 hoặc 3 đoạn văn. Mỗi đoạn tả về một bộ phận hoặc một sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Học sinh có thể đặt tựa bài cho mỗi bài văn tả cảnh (Trường em, Cánh đồng quê em, Đường làng tôi) để các em hứng thú hơn khi làm bài.
Khi dạy thực hành về văn tả cảnh, giáo viên cần hướng dẫn kỹ trước khi học sinh làm bài. Giáo viên cũng cần chấm bài kỹ để tìm ra ưu, khuyết điểm của mỗi em để động viên, khuyến khích hay sửa chữa kịp thời. Giáo viên cần khuyến khích học sinh sáng tạo khi tả cảnh, vận dụng các giác quan khi quan sát, sử dụng từ ngữ gợi hình, biểu cảm, sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh và có trí tưởng tượng phong phú trong bài văn tả cảnh. 
2/ Phạm vi đề tài:
Đề tài này tôi đã áp dụng rất thành công cho lớp 5/1 tôi phụ trách và có thể áp dụng cho các lớp khối 4,5 tất cả các trường tiểu học trong toàn tỉnh. 
 Phước Vân, ngày 11 tháng 5 năm 2016
Người viết
	 Trần Thị Ngon
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Phương Nga - Lê A - Lê Hữu Tĩnh - Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt tập 1, 2 - NXB ĐHSP năm 2004.
Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt tập 1, 2 – NXB GD.
Lê Phương Nga - Dạy tập đọc ở Tiểu học - NXB GD.
Nguyễn Trí - Trần Minh Phương - Hoàng Hoà Bình - Tài liệu tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 5, môn Tiếng Việt - NXB_GD năm 2006.
Trần Thị Thìn - Những bài làm văn mẫu lớp 4, 5 – NXB GD năm 1998.
Lê A – Nguyễn Trí - Làm văn – NXB GD năm 2001.
Nguyễn Minh Thuyết – Hoàng Hòa Bình – Trần Mạnh Hưởng – Sách giáo khoa tiếng Việt 5 tập 1, 2 - NXB GD năm 2006.
Nguyễn Minh Thuyết – Hoàng Hòa Bình – Trần Thị Hiền Lương – Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1, 2 – NXB GD năm 2006.
Lê Phương Nga (chủ biên) – Đỗ Thị Tuyết Nhung – Luyện Tập làm văn 5 – NXB Đại học sư phạm năm 2006.
 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) – Đỗ Việt Hùng – Nguyễn Trại – Nguyễn Thị Hạnh – Bùi Minh Toán – Tiếng Việt 4 tập 1, 2 – NXB GD năm 2005.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_ta_canh_cho_hoc_s.doc
Sáng Kiến Liên Quan