Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh Lớp 4

Để đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước thì giáo dục đã và đang có những đổi mới. Việc đổi mới đó được thực hiện với tất cả các cấp học. Đại hội Đảng lần thứ XII (2016), Đảng ta xác định một trong những nhiệm vụ tổng quát có liên quan đến giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”. Cùng với quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Để tạo một bước chuyển mới trong giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong đó, nội dung rèn năng lực tự phục vụ, tự quản là một trong những nội dung cần thiết trong đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh và là một trong những căn cứ xét hoàn thành chương trình lớp học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn sáng kiến
 Để đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện mục tiêu Công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước thì giáo dục đã và 
đang có những đổi mới. Việc đổi mới đó được thực hiện với tất cả các cấp học. 
Đại hội Đảng lần thứ XII (2016), Đảng ta xác định một trong những nhiệm vụ 
tổng quát có liên quan đến giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, 
phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu 
của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát 
triển đất nước”. Cùng với quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao 
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục 
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất 
của người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà 
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
 Để tạo một bước chuyển mới trong giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo ban 
hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông 
tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh 
tiểu học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của 
học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong đó, nội dung rèn 
năng lực tự phục vụ, tự quản là một trong những nội dung cần thiết trong đánh 
giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh và là một 
trong những căn cứ xét hoàn thành chương trình lớp học.
 Kế thừa và phát huy những ưu điểm của đổi mới phương pháp dạy học 
theo mô hình trường học mới. Đổi mới việc đánh giá thường xuyên học sinh 
không dùng điểm số, thay vào đó học sinh nhận được những lời nhận xét, động 
viên, phản hồi từ giáo viên về sản phẩm học tập, các câu trả lời của các em, và 
biện pháp để các em có hướng điều chỉnh nhằm vượt qua các khó khăn trong 
học tập.
 Tuy nhiên, trong thực tế năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh chưa 
được thực hiện tốt, nhiều em còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, thầy cô, bạn bè; ý 
thức tự giác chưa cao, chưa chủ động thực hiện công việc được giao; chưa mạnh 
dạn, tự tin trước tập thể để bộc lộ ý kiến của mình, 
 Nhằm góp phần thực hiện tốt việc đánh giá đúng chất lượng giáo dục học 
sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục, tôi đã chọn đề tài: “Rèn kĩ 
năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 4”.
 1 - Việc bố trí thời gian học tập và sinh hoạt chưa phù hợp; kết quả về học 
tập cũng không đồng đều.
 - Thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các hoạt động tập thể,các em 
chưa tập trung hoạt động, nói chuyện riêng, làm việc riêng, chưa chịu khó hợp 
tác. 
 - Một số em có ý thức tự phục vụ, tự quản nhưng chưa bền thường biểu 
hiện: khi có mặt của giáo viên thì tỏ ra nghiêm túc nhưng khi vắng mặt giáo viên 
hoặc Hội đồng tự quản của lớp thì vẫn còn làm việc riêng,
 Theo tôi nghĩ những thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
 Giáo viên thường chỉ quan tâm đến thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 
trong quá trình dạy học. Tư tưởng nhận thức của phụ huynh học sinh lẫn học sinh 
cũng chỉ tập trung làm sao học sinh nắm kiến thức bài học là chủ yếu, còn các nội 
dung khác trong đánh giá học sinh vẫn chỉ là nội dung phụ, không quan trọng.
 Tiết sinh hoạt cuối tuần còn mang tính hình thức, chủ yếu là giáo viên 
nhận xét và thông báo kế hoạch cho tuần tới. Việc học sinh tự điều hành tiết sinh 
hoạt lớp chưa tốt nên kĩ năng tự phục vụ, tự quản của học sinh không được nâng 
cao.
 2.2. Các giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 4
 2.2.1. Phổ biến và hướng dẫn các việc làm cụ thể:
 Phổ biến cho học sinh nội dung Thông tư 30 và Thông tư 22 giúp các em 
biết các nội dung cần thực hiện để phục vụ cho việc đánh giá từ đó các em sẽ cố 
gắng phấn đấu phát triển năng lực của bản thân.
 Tìm các minh chứng cụ thể cho từng nội dung của năng lực tự phục vụ, tự 
quản để các em rõ hơn khi thực hiện. Sau đó, giáo viên phân tích, hướng dẫn 
từng cá nhân, nhóm, lớp thực hiện. 
 Ví dụ: 
 + Vệ sinh thân thể, ăn, mặc: tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay móng chân, tóc 
cắt ngắn, ăn uống từ tốn, trang phục sạch sẽ, gọn gàng, 
 + Chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà: đến lớp có đầy đủ dụng cụ học 
tập theo thời khoá biểu và theo bộ môn,...
 + Các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự 
phân công của nhóm, lớp: thực hiện các yêu cầu học tập, tích cực cùng nhóm 
thảo luận bài học hay vệ sinh, trang trí lớp học theo phân công của nhóm lớp 
một cách tự giác,...
 - Giáo viên khéo léo đưa các nội dung Thông tư vào nội quy lớp học, 
Điều em cần nhớ, các khẩu hiệu trang trí lớp học,...để những điều đó luôn hiện 
ra trước mắt các em khi đến lớp, qua đó nhắc nhở các em luôn phải thực hiện 
theo quy định. 
 3 kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với 
những người xung quanh. HĐTQ học sinh giúp học sinh phát triển kỹ năng ra 
quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo. Đồng thời cũng chuẩn bị cho 
các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của 
mình.Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản là một công việc rất 
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi 
nhận lớp mới. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tổ chức bầu HĐTQ 
và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi hoạt động, các công việc của 
lớp. Để làm công việc này tôi nghiên cứu kĩ lí lịch trích ngang, thăm dò ý kiến 
học sinh trong lớp, tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ 
môn, Tổng phụ trách Đội. Tiến trình bầu chọn HĐTQ được diễn ra như sau:
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của 
Chủ tịch HĐTQ, Phó Chủ tịch HĐTQ, trưởng các ban (ban học tập, ban văn 
nghệ - TDTT, ban sức khỏe - vệ sinh, ban quyền lợi, ban đối ngoại, ban thư 
viện)
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Bằng lời thuyết phục của 
mình để hướng các bạn trong lớp bình chọn mình. Sau đó giáo viên hướng dẫn 
học sinh chọn 5 em tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
 - Tiến hành bầu chọn và chọn 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được 
lớp biểu quyết các nhiệm vụ (Chủ tịch HĐTQ, Phó Chủ tịch HĐTQ) sau khi có 
sự phân tích của giáo viên và tập thể. 
 Việc bầu trưởng các ban cũng thực hiện tương tự. 
 Thứ hai, phân công nhiệm vụ cụ thể 
 Sau khi đã bầu chọn được HĐTQ của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho 
từng em như sau: 
 Đối với Chủ tịch HĐTQ: Phụ trách chung, tổ chức, quản lí lớp học.
 Ví dụ: Vào đầu giờ hay cuối giờ học mời các bạn đứng lên chào thầy cô 
giáo; Nhắc nhở các ban hoạt động vào mỗi tiết học như: Ban văn nghệ lên sinh 
hoạt văn nghệ; Ban học tập lên phát vở, chữa bài tập; Chủ trì xây dựng chương 
trình hoạt động theo tháng hay theo đợt...
 Đối với Phó chủ tịch HĐTQ: (Phụ trách văn nghệ, thể dục thể thao) và 
trực tiếp phụ trách các Ban: Ban văn nghệ - Thể dục thể thao, đối ngoại, sức 
khỏe - vệ sinh
 Đối với Phó chủ tịch HĐTQ: (Phụ trách học tập) và trực tiếp phụ trách 
các Ban: Ban học tập, thư viện, quyền lợi.
 Cụ thể:
 - Ban văn nghệ - Thể dục thể thao: Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò 
chơi vào đầu tiết học và cuối tiết học. Theo dõi phần tập thể dục giữa giờ và các 
tiết học thể dục xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt.
 5 đảm bảo gọn gàng,.... để nhắc nhở các bạn, có tổng hợp đánh giá cụ thể trong 
tiết sinh hoạt. Mỗi hành vi sai không chịu chỉnh sửa theo góp ý của bạn tôi đều 
để học sinh tự phân tích tác hại thái độ đó đối với trường với lớp của các em một 
cách tự giác để giúp các em tự nhìn thấy trách nhiệm của mình mà sửa chữa. 
Nhờ vậy mà lớp học của tôi luôn đảm bảo tốt vệ sinh, lớp học sạch sẽ, học sinh 
có thói quen tốt trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, hoàn thành nhiệm vụ 
chăm sóc bồn hoa, khu vực được phân công lao động, đoàn kết thương yêu giúp 
đỡ nhau, tự giác hoàn thành các yêu cầu chung của nhóm, lớp trong học tập. Bên 
cạnh đó, các nội quy, hình ảnh, khẩu hiệu trang trí lớp vừa tạo lớp học đẹp, vừa 
góp phần giáo dục các em rèn các kĩ năng. Phong trào Lớp học thân thiện cũng 
luôn được nhà trường khen ngợi. 
 Hình 2: Học sinh tích cực giữ gìn vệ sinh
 2.2.5. Hình thành, phát triển các mối quan hệ trong lớp:
 Bản thân tôi nhận thức việc xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa thầy và 
trò, giữa trò và trò là một việc làm cần thiết. Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu 
sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo 
nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa; lời nói, cử chỉ nhẹ 
nhàng. Giáo viên cần phải quan tâm một cách nghiêm túc tới tiết sinh hoạt lớp 
cuối tuần để nâng cao năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh và phát triển 
quan hệ giữa giáo viên - học sinh, học sinh với nhau.Trên cơ sở có được Hội 
đồng tự quản đã biết làm việc, tổ chức giờ sinh hoạt lớp là điều kiện để các em 
thể hiện tính chủ động, tự quản, vai trò của mình đối với lớp.
 + Hội đồng tự quản: Được đánh giá về những việc làm được và chưa được 
của các bạn.
 + Học sinh: Được phát biểu tự do, thoải mái, thể hiện hết tâm tư nguyện 
vọng của mình.
 Ngoài ra, tôi còn tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với học sinh, vừa để 
nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp,
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_tu_phuc_vu_tu_quan_cho_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan