Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1
Đặc điểm tâm lý trẻ:
- Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,.
- Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của HS là hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Khả năng kìm hãm( khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm, nạt nộ các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em.
- Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kĩ năng sống cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,. không ít những tình huống dở cười dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để GV phải đi tìm, .
- Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý,trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước. HS tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,. của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng lắm. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ.
ng, ở nơi công cộng; Thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường. Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên và Xã hội 1: Các kĩ năng sống chủ yếu cần giáo dục cho HS trong môn Tự nhiên và Xã hội : + Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường và ở cộng đồng.(Bài 2: Chúng ta đang lớn) + Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: rửa mặt, đánh răng, tắm, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.( Bài 7: thực hành Đánh răng và rửa mặt) + Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân; để ứng phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng để bảo vệ môi trường.(Bài 4: bảo vệ mắt và tai ) + Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; không tham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực. (Bài 23: Cây hoa - lớp 1) + Kĩ năng làm chủ bản thân: biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện công việc và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực.(Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp) + Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; Lắng nghe tích cực; Phản hồi xây dựng; Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè trong lớp, trường, với những người có hoàn cảnh khó khăn.( Bài3: Nhận biết các vật xung quanh ) + Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. (Bài 13: Công việc ở nhà-lớp 1) + Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày. ( Bài 8: Ăn uống hàng ngày ) + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo. (Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi ) 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9.1. Với lãnh đạo cấp trên: - Xây dựng lộ trình triển khai dạy kĩ năng sống cụ thể, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi tổ chức thực hiện. Đặc biệt, phải dự báo được khả năng phát triển quy mô trường lớp, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV kịp thời. - Quán triệt tinh thần triển khai lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên nhận thức rõ khó khăn, thuận lợi, quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả. - Phân công một vài chuyên viên phụ trách nhằm đảm bảo tính kiểm soát, chủ động trong việc lập kế hoạch tập huấn, hỗ trợ, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả và báo cáo lãnh đạo các cấp. - Tổ chức các đợt tập huấn giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho toàn thể giáo viên ở các trường học - Trang bị thêm tài liệu giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các nhà trường. 9.2. Với nhà trường: - Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện. - Tạo điều kiện cho sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi đối với tất cả khối lớp . - Trang bị thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên. - Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và vật chất trọng việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 9.3. Với giáo viên: - Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS - Có phương pháp phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; kĩ năng hợp tác; năng lực đánh giá của học sinh. - GV tạo cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng cho học sinh trong học tập cũng như trong đời sống hàng ngày như: giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu 10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến 10.1.Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: Đối tượng thực nghiệm: 38 học sinh lớp 1E 10.1.1. Giáo án minh họa môn Đạo Đức : Bài 10 : LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy em cần lễ phép, âng lời thầy cô giáo. - Học sinh biết lễ phép, vâng lơì thầy cô giáo. - Học sinh tích cực học tập II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Kĩ năng giao tiếp, - Kĩ năng ứng xử lễ phép với thầy cô giáo. III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - PP thảo luận nhóm , thảo luận cặp đôi - PP sắm vai, - PP động não, - PP đặt và giải quyết vấn đề - PP vấn đáp , ... IV. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Đạo đức - Tranh minh họa - Bút màu V. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Tên HĐ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Tổ chức 2. KTBC 3.Bài mới Hoạt động1: Đóng vai Hoạt động 2: Tô màu tranh BT2. Hoạt động 3: bài tập 3: c. Hoạt động 4: Thảo luận bài tập 4: 4.Củng cố- Dăn dò: - GV đặt câu hỏi ? + Khi ngồi trong lớp học em cần phải làm gì ? - GV nghe và nhận xét khen ngợi các câu trả lời của HS - GTB - GB + Bài tập 1 : - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo 1 tình huống của bài tập 1. - Cả lớp thảo luận, nhận xét các nhóm lên trình bày: + Nhóm nào thể hiện được lề phép và vâng lời thầy giáo. cô giáo ? Nhóm nào chưa ngoan , chưa lễ phép? +Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy cô giáo? GV đưa ra kết luận: -Khi gặp thầy giáo,cô giáo cần phải chào hỏi lễ phép. -Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy cô giáo phải đưa( nhận) bằng 2 tay. Khi đưa nói:"Thưa cô, đây ạ!" Khi nhận nói:Em cảm ơn cô ạ!" * Yêu cầu HS tô màu vào quần áo các bạn biết lẽ phép,vâng lời thầy cô giáo. - GV cho HS QS tranh - HD HS tô màu vào tranh thể hiện các bạn HS lễ phép với thầy cô - GV đặt các câu hỏi: + Vì sao con lại tô màu vào các bạn đó? + Có nên học tập các bạn đó không? Vì sao? GV đưa ra kết luận: Thầy cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. .Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy cô giáo dạy bảo. * Gv cho hs kể về các tấm gương ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời của lớp, của trường - Cho học sinh suy nghĩ sau đó gọi từng HS kể về các tấm gương ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời của lớp - GV nghe , nhận xét và khen ngợi HS - GV kể một số tấm gương của các trong lớp, trong trường - Giáo viên chia nhóm và nêu yêu cầu: ? Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo. - Cho HS thảo luận (3 phút) - Gọi đại diện nhóm lên trình bày - GV nhận xét và kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo em nên nhắc nhở nhẹ nhàng à khuyên bạn không nên như vậy. - Cho HS đọc câu cuối bài - GV khen ngợi HS đọc tốt - Gv chốt lại nội dung bài - Dặn HS phải biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo và người lớn - GV nhận xét giờ - HS ổn định TC - HS TL theo ý hiểu: + Khi ngồi trong lớp học em cần phải giữ trật tự, không được nói chuyện làm ảnh hưởng đến các bạn,... - Các nhóm chuẩn bị đóng vai. - Một số nhóm lên đóng trước lớp. - Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy cô giáo phải đưa ( nhận) bằng 2 tay. - HS nghe và nhắc lại -HS quan sát tranh. - HS tham gia thảo luận, tô màu. - HS trình bày :vì các bạn biết lẽ phép,vâng lời thầy cô giáo. - Có nên học tập các bạn đó ạ - HS nghe, ghi nhớ - HS suy nghĩ - Hs thi đua kể về các tấm gương ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời của lớp - HS nghe giảng - HS lắng nghe yêu cầu của GV - Thảo luận cặp đôi và trình bày - Các nhóm lên trình bày - Nhóm khác nhận xét - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS đọc câu cuối bài - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS nghe 10.1.2. Giáo án minh họa môn Tự nhiên xã hội : BÀI 19-20 : CUỘC SỐNG XUNG QUANH I. Mục tiêu : *Giúp học sinh biết : - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương . - Có ý thức gắn bó , yêu mến quê hương II.Kỹ năng sống : -Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin :Phân tích ,so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn. -Phát triển kỹ năng sống hợp tác trong công việc. III. Đồ dùng dạy học : 1.Giáo viên : Hình trang 18 – 19 SGK 2.Học sinh : Sách TN - XH IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Tên hoạtđộng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Tổ chức 2..KTBC 3.Bài mới Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường . Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân 4.Củng cố - dặn dò GV hỏi HS : - Em đã làm gì để lớp học sạch đẹp? Gv nhận xét , khen ngợi HS - Giới thiệu bài , ghi bảng - Mục tiêu : HS tập quan sát thực tế đường sá , nhà cửa , cửa hàng , các cơ sở sản xuất ở khu vực xung quanh trường . - Bước 1: - Phổ biến nội dung đi tham quan : GV cho HS quan sát thực tế đường sá , nhà cửa , cửa hàng có người , xe cộ qua lại như thế nào ? - Cho HS quan sát quang cảnh hai bên đường . Bước 2: Đưa học sinh đi tham quan - Quyết định điểm dừng cho học sinh quan sát Bước 3 : đưa học sinh về lớp - Mục tiêu : HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất , buôn bán của nhân dân địa phương . * B2 : thảo luận cả lớp . - Nêu yêu cầu thảo luận - Gọi các nhóm lên trình bày kêt quả thảo luận - GV nhận xét, bổ sung - GV yêu cầu HS liên hệ tới công việc bố mẹ , hoạt động nơi em đang ở . - GV nhận xét chung giờ học - HS ổn định tổ chức - HS trả lời theo ý hiểu - HS nối tiếp nêu tên bài - Ra sân đi theo hàng dưới sự điều khiển của cô giáo . - Quan sát nhà cửa , khu vực bán hàng , xe cộ qua lại như thế nào ? - Tiến hành quan sát - Dừng lại ở khu dân sống ở gần cổng trường - HS về lớp bày tỏ ý kiến. - HS thảo luận những điều mà mình đã quan sát đựơc . - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm - HS liên hệ tới công việc bố mẹ , hoạt động nơi em đang ở - HS nghe 10.1.3 . Giáo án minh họa môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ “CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11” - Thời gian: 2 tiết - Địa điểm: Sân trường Chuẩn bị: - Tăng âm, loa đài - Bàn ghế cho GV, HS - Chuẩn bị cho HS một số tình huống đóng vai. - Cây hoa để hái hoa dân chủ - Hộp quà Nội dung: - Người dẫn chương trình giới thiệu về chương trình I.Nội dung chương trình: A.Hái hoa dân chủ: - HS xung phong lên hái hoa dân chủ: + Tự giới thiệu về mình ( họ và tên, lớp, sở thích,...) + Hái hoa, bốc thăm câu hỏi để xử lý tình huống. Hệ thống câu hỏi hái hoa dân chủ 1. Trong giờ ra chơi, em đang ngồi đọc sách ở ghế đá, bạn Nam đi qua giật lấy quyển sách của em, rồi chuyền quyển sách cho bạn khác. Khi đó em sẽ làm gì? 2. Trong khi xếp hàng tập thể dục, Hùng cứ giật đuôi áo của Hải. Hải liền quay lại kéo áo Hùng rồi quay lên xếp hàng. Nếu em là Hải, em có làm như Hải không? 3. Ở nhà, cả ngày em giúp mẹ dỡ lạc, buổi tối em đang ngồi học bài để chuẩn bị cho ngày hôm sau đi học, mẹ bảo em ra ngồi vặt lạc cùng mẹ cho nhanh. Khi đó em sẽ làm gì? 4. Cô giáo dặn về nhà sưu tầm côn trùng để làm đồ dùng học tập, em ra ngoài ruộng bắt châu chấu, bắt dế; vậy mà em bị bố mắng bắt đi về nhà. Khi đó em sẽ làm thế nào? 5. Một lần, không may do tính kết quả nhầm, Hà bị điểm 4 trong vở. Mẹ kiểm tra thấy điểm kém liền giận dữ xé tan quyển vở và mắng Hà một trận. Nếu em là Hà khi đó em làm thế nào? 6. Giờ ra chơi, Hưng cứ phá trò chơi nhảy dây chun của nhóm bạn gái, thế là các bạn gái đuổi theo, mỗi người đánh cho Hưng một cái. trong thực tế em có thấy tình huống này xảy ra không. Em có nhận xét gì không? 7. Khi ở lớp Nga mách cô giáo là bạn Nam lấy đồ của bạn khác, thế là Nam bị cô giáo khiển trách, phê bình. Trên đường đi học về Nga bị Nam chặn lại đánh. Nếu em là Nga em sẽ làm như thế nào, nếu em là người chứng kiến việc đó em sẽ làm như thế nào? 8. Ở trường Ngọc bị Hoài giật đuôi tóc đau quá, Ngọc phô với anh là Nguyên đang học lớp 5 bảo anh Nguyên lúc về đánh cho Hoài một trận. Em có nhận xét gì về Ngọc, Hoài, anh Nguyên ? Nếu em là Hoài, khi biết Ngọc phô với anh Nguyên thì em làm thế nào? 9. Trong giờ ra chơi, em đang đứng trên sân, liền bị bạn Dũng đấm cho một quả vào vai. Em chọn cách xử lý như thế nào: a. Quay lại đấm trả lại bạn một quả b. Quay lại du cho bạn một cái. c. Chửi bạn mấy câu cho bõ tức. d. Không chọn các cách trên ( nếu chọn phương án này thì tự nêu cách xử lý của mình) 10. Trên đường đi học về, qua quán điện tử, Hoà rủ Quân vào xem, Quân chần chừ chưa vào, Hoà bảo chỉ vào xem thôi như mình xem ti vi ở nhà chứ mình có chơi đâu có nhiều trò hay lắm. Nếu em là Quân em sẽ làm gì? 11. Trong dịp tết, Liên được các bác mừng tuổi hơn hai trăm ngàn. Liên đưa cho mẹ cất đi một nửa, còn một nửa Liên giữ lại không cho mẹ biết. Em thử đoán xem Liên giữ tiền lại để làm gì. Em có làm như Liên không? 12. Trên đường đi học về, ở đoạn đường vắng, Hoa thấy một bác đội mũ cối, đi xe máy chặn Hoa lại để hỏi đường. Nếu là Hoa em sẽ làm gì? 13. Trên đường đi học về, Hùng và Cường gặp một nhóm 3-4 thanh niên đang gây gổ cãi nhau, thế là Hùng và Cường đứng lại xem một lúc, Hùng còn can các anh đừng cãi nhau nữa. Hùng và Cường làm thế có đúng không? Vì sao? 14. Trên đường đi học về, Nguyệt gặt một chị lạ mặt bế con nhỏ nhờ cầm hộ chiếc túi chị bảo một lúc nữa nhìn thấy cô mặc áo xanh, quần trắng là em gái chị sẽ đến lấy chiếc túi và sẽ cho Nguyệt tiền, chị phải đi ngay vì có việc bận. Nếu em là Nguyệt, em có giúp chị đó không? Vì sao? 15. Ở cạnh nhà Hà có một quán làm tóc, chị Uyên làm thuê ở đó. Thỉnh thoảng chị cho Hà kẹo, lúc rỗi rãi thường rủ Hà sang chơi. Một hôm nhà Hà không có ai ở nhà, chị Uyên rủ Hà đi xuống thành phố chơi với chị. Nếu em là Hà em có đi chơi cùng chị Uyên không ? Vì sao? 16. Anh Sinh rủ An đi chơi bi-a, anh nói anh sẽ trả tiền cho An chơi cùng. Nếu em là An em có đi chơi cùng anh Sinh không? Vì sao? 17. Mọi người nói anh Hoạt hay đi chơi cùng với đám thanh niên hư, nhưng Hùng thấy anh Hoạt lại rất tốt với Hùng vì anh hay cho Hùng quà, bánh kẹo. Nếu em là Hùng em có nhận quà, bánh kẹo của anh Hoạt không? Vì sao? 18. Trong lớp Huyền và Anh đều học giỏi, nhưng cứ hôm nào bạn này được điểm cao hơn bạn kia thì hai bạn lại lườm nguýt nhau. Có cách nào để cho hai bạn luôn hoà thuận vui vẻ cùng nhau không nhỉ? 19. Bé năm nay học lớp 2, từ nhà Bé đến trường phải đi qua đoạn đường quốc lộ nhiều xe qua lại. Mỗi lần qua đường Bé phải làm thế nào nhỉ? 20. Nghe lời cô giáo, giờ ra chơi các bạn chơi trò chơi tập thể, Huy đang mệt không muốn chơi nhưng các bạn cứ kéo Huy vào cùng chơi, thế là Huy cãi nhau với bạn. Nếu em cũng là người trong nhóm chơi em sẽ làm thế nào? Nếu em là Huy, khi bị mệt không muốn chơi cùng các bạn em sẽ làm thế nào? ........ B. Đóng vai xử lý tình huống: Nhóm HS đóng vai (có chuẩn bị trước) xử lý tình huống có liên quan đến rèn kỹ năng sống. Tình huống 1 : Trong giờ ra chơi Minh và Khánh chơi trò chơi đuổi bắt, Minh đang chạy không may va phải Tuấn, có xảy ra du nhau, cãi nhau ... Tình huống 2 : Lam đến nhà Hà chơi . Trên giá sách nhà Hà có rất nhiều truyện tranh, Lam muốn xem .... C. Phần thi tài năng: HS hoạt động theo nhóm GV chia lớp thành các nhóm nhỏ thi vẽ tranh , mỗi nhóm vẽ một bức tranh chủ đề tự chọn : Thiên nhiên, bạn của em , những con vật ngộ nghĩnh ,.... D. Kết thúc: GV nhận xét chung buổi ngoại khóa Trao quà cho những HS xuất sắc, hoạt động tốt, GV nhắc nhở HS về việc học tập và rèn luyện tốt 10.2. Kết quả thực nghiệm Sau tháng học đầu tiên các em đã bạo dạn hơn, tự tin hơn, mạnh dạn nói chuyện trao đổi với cô giáo và các bạn, biết nhắc nhở bạn khi bạn chưa thực hiện đúng hành vi đã học. Các em yêu thích môn học, thích chơi sắm vai, nói năng to rõ ràng, tiêu đạt tốt, giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi. Tổ chức lớp học có nề nếp, các em đoàn kết chan hoà, vui vẻ, cở mở trong giao tiếp. Các em đã có ý thức tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, biết giữ gìn đồ dùng sách vở, sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp. Biết yêu quý mọi người gia đình, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Nói năng lễ phép, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền lòng người khác. Thực hiện tốt an toàn giao thông, biết chào khi gặp mặt, tạm biệt khi chia tay. Có ý thức chăm sóc, bảo vệ hoa, cây xung quanh trường và nơi công cộng. Các em bạo dạn tự tin trong giao tiếp, nói năng lễ phép với người lớn tuổi các em rất thích được tham gia đóng vai trong giờ học Đạo đức,các em diẽn đạt rõ ràng, trôi chảy dễ hiểu. Các em tham gia các hoạt động do trường, đội tổ chức như : Hội thi văn nghệ, trang trí môi trường, lớp học thân thiện ..v..v... -Kết quả khảo sát cuối HK I : HS lớp 1E- Trường TH Chấn Hưng : TSHS Tự mặc quần áo Tự giác ngồi học ở nhà Tự mình mặc quần áo Cần người lớn giúp mặc quần áo Tự giác không cần nhắc nhở Chưa tự giác, bố mẹ phải nhắc nhở nhiều SL % SL % SL % SL % 38 38 100 0 0 36 94.7 2 5,3 Kết quả khảo sát cuối HK I cả khối 1 như sau: STT Các KNS cơ bản Có Không SL % SL % 1 Tự giới thiệu 214 86,2 34 13,8 2 Tự nhận thức 220 88,7 28 11,3 3 Tự phục vụ 213 85,8 35 14,2 4 Bày tỏ ý kiến 205 82,6 43 17,4 5 Giao tiếp, hợp tác , ứng xử 212 85,4 36 14,6 6 Tư duy phê phán , đánh giá 205 82,6 43 17,4 7 Tự chịu trách nhiệm 214 86,2 34 13,8 8 Giải quyết vấn đề 211 85,1 37 14,9 9 Thể hiện sự tự tin 220 88,7 28 11,3 10 Bảo vệ , chăm sóc sức khỏe 218 87,9 30 12,1 Các tuần thi đua lớp đều được xếp loại Tốt, được nhà trường đánh giá là lớp ngoan, có nề nếp tốt. Học kì I vừa qua lớp đạt tiên tiến xuất sắc 100% học sinh xếp loại đạt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. 10. 3. Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm này sau khi áp dụng được Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Chấn Hưng đánh giá cao ở các tiêu chí sau: - Sáng kiến có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường Tiểu học trong huyện. - Sáng kiến mang lại hiệu quả cao về tính giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh. - Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực về nguồn lực con người góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong tương lai. - Sáng kiến đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong học tập và trong cuộc sống. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Phan Thị Nhung Trường TH Chấn Hưng Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 2 Nguyễn Thị Hiền Trường TH Chấn Hưng Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 3 Nguyễn Thị Phượng Trường TH Chấn Hưng Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 4 Nguyễn Thị Xuân Trường TH Chấn Hưng Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 5 Trương Thị Tính Trường TH Chấn Hưng Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 6 Đỗ Thị Thanh Hà Trường TH Chấn Hưng Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 7 Trần Thị Thanh Thúy Trường TH Chấn Hưng Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện nghiên cứu, thời gian và phạm vi có hạn. chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy, cô trong Hội đồng khoa học nhà trường cũng như sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và ứng dụng thực tế có hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên, học sinh trong trường trong suốt thời gian tôi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Chấn Hưng, ngày tháng 2 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Chấn Hưng, ngày 10 tháng 2 năm 2019 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Phượng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_1.doc