Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói – viết qua phân môn Tập làm văn lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt

 Trong cuộc sống đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình bậc tiểu học một cách phù hợp.

 Mục tiêu của giáo dục đặt ra là : “ giúp học sinh hình thành những cơ sơ ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.”

 Tập làm văn là một trong những môn có vị trí quan trọng của môn tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn tiếng Việt. Để làm được một bài văn không phải học sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng : nghe – nói – đọc – viết mà còn phải vận dựng các kĩ năng về tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.

 Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.

 Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt được mục tiêu đề ra ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng, rèn luyện khả năng giao tiếp góp phần vào việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt hình thành nhân cách con người Việt Nam. Đặc biệt phân môn Tập làm văn còn mở rộng vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách nhân cách cho học sinh. Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu, cho sự đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các lớp trên hay bước vào lao động.

 

doc24 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói – viết qua phân môn Tập làm văn lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các lớp trên hay bước vào lao động.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
I/ Thuận lợi :
1/ Giáo viên :
 Phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là : hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói – viết ở nhiều thể loại khác nhau. Vì vậy giáo viên luôn luôn không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt rèn luyện học sinh thực hành những bài văn nói – viết một cách độc lập, sáng tạo.
 Giáo viên luôn có ý thức quan tâm, chăm chú học sinh trong từng tiết học. Với mỗi loại bài tập, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn và tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Từ đó khích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học sinh, hình thành thói quen học tập tốt phân môn Tập làm văn.
 Để giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, sáng tạo giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh vì học sinh nói tốt sẽ trình bày bài viết tốt.
 Qua các phương tiện thông tin đại chúng : xem đài, đọc sách báo, tài liệuGiáo viên thường xuyên được tiếp cận với việc đổi mới phương pháp.
 2/ Học sinh :
 Ở lứa tuổi học sinh lớp 3, các em rất ham tìm tòi học hỏi.
 Nội dung chương trình môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng rất phong phú ; kênh hình sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi các em.
 Học sinh đã nắm vững kiến thức kĩ năng tạo lập ngôn bản, kĩ năng kể chuyện miêu tả từ các lớp dưới. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn lớp 3.
II/ Khó khăn :
 Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn tiếng Việt, vì vậy việc dạy - học ở phân môn này có những hạn chế nhất định.
 1/Về giáo viên : 
 Trong việc rèn kĩ năng nói - viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu mục đích yêu cầu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sịnh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn chưa cao.
 2/ Về học sinh : 
 Một số bài trong chương trình đề ra chưa gần gũi với học sinh như : lễ hội , tin thể thao dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh không hiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao.
 Đa số học sinh là dân tộc ít người nên việc học tiếng Việt rất khó. Khi bước vào lớp 1 các em chưa biết được tiếng Việt hoặc biết rất ít .
 Chất lượng phân môn Tập làm văn đầu năm rất thấp, học sinh chưa biết viết đoạn văn có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý. Đó là vấn đề nang giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước giảng dạy đạt kết quả.
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ RÈN KĨ NĂNG NÓI - VIẾT ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3
 1/ Trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng lồng ghép kiến thức giữa phân môn tiếng Việt :
 Với thể loại nói - viết các phân môn Tập làm văn lớp 3, học sinh được rèn luyện kĩ năng nói - viết dựa trên những gợi ý ở sách giáo khoa và viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu với các chủ đề : Nói về quê hương, gia đình, người lao động, kể về lễ hội, trận thi đấu thể thao, bảo vệ môi trường
 Do khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng tượng không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện nên đa số các em chỉ biết trình bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Từ đó bài văn nói - viết nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. Ví dụ : “ Kể lại việc em đã làm để bảo vệ môi trường”, các em chỉ kể “ Trên đường đi học, em thấy một cây xanh còn non bị ngã, em đỡ cho cây đứng dậy. Trưa tan học về thấy cây xanh tốt, em rất vui mừng vì đã bảo vệ môi trường “ hoặc ” hàng ngày em nhặt rác ở sân trường đổ vào hố rác , khi rác đầy, em cùng bạn đốt rác. Em vui mừng vì em biết bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, đôi lúc các em còn trình bày lệch lạc, thiếu chính xác do ít kiến thức về vốn sống. Ví dụ kể về trận thi đấu thể thao có một học sinh nói “ Trận đấu bóng đá giữa hai đội Sơn Hà – Quảng Phú diễn ra ở sân vận động Quảng Ngãi ”.
 Việc sử dụng và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý cách sử dụng từ hoặc trau chuốc thế nào cho từ đó hay hơn trong câu văn. Có một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc, các em vẫn vô tư sử dụng trong bài văn của mình. Ví dụ : Kể về người lao động trí óc, có học sinh viết “ Em rất coi trọng thầy vì thầy dạy học cho em” hoặc “ Khi đến lớp cô em thích bận đồ xanh”
 Như vậy, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn tiếng Việt để từ đó giúp các em trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn : Tập đọc, Chính tả, Tập viết, luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học; Giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào sổ tay; với những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên ti vi, hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo.
 Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định như chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Vì vậy với bất cứ đề tài nào một tiết Tập làm văn giáo viên cần cho học sinh liên hệ mở rộng để các em phát huy được năng lực sáng tạo trong bài văn của mình.
2/ Tìm hiểu nội dung đề bài :
2.1 Xác định rõ yêu cầu các bài tập :
 Ở mỗi đề tài của loại bài tập làm văn nói - viết, giáo viên cần cho học sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề bài cần luyện tập .
2.2 Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý :
 Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói - viết thường có câu hỏi gợi ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một giàn bài của một bài Tập làm văn; học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý đúng từ, đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo , không có sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn. 
2.3 Tìm hiểu các câu gợi ý :
 Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày đúng yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ khó hoặc từ địa phương. Nếu là từ địa phương, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để học sinh làm bài dễ dàng hơn. Ví dụ Kể về người lao động trí óc, cần cho học sinh hiểu những nghề nào thuộc về lao động trí óc; hay nói về lễ hội, học sinh phải biết những hoạt động diễn ra trong phần lễ và phần hội; hoặc nói về việc làm để bảo vệ môi trường, cần giúp học sinh hiểu bảo vệ môi trường là làm gì, những việc làm đó có gần gũi với các em không ? Các em đã thực hiện hằng ngày như thế nào ?
2.4 Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ :
 Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh lúng túng khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng tạo. Giáo viên cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi nhỏ sẽ có nhiều học sinh được rèn luyện kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai sót cho học sinh . Ví dụ : Kể về người lao động trí óc, giáo viên có thể gợi ý thêm những nét đặt trưng về tuổi tác, tính cách, hình dáng của người đó. Hay nói về quê hương, cần gợi ý cho học sinh nêu cảnh đẹp ở quê hương em là gì ? Vì sao em yêu quê hương em ?
 Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ tình cảm, ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay. Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lô gíc, câu văn có hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.
2.5 Hướng dẫn tìm ý :
 Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên đa số bài văn của học sinh lớp 3 có ý tưởng chưa phong phú, sáng tạo, các em thường trình bày hạn hẹp trong khuôn khổ nhất định. Giáo viên cần giúp các em tìm ý để thực hành một bài văn nói - viết hoàn chỉnh về nội dung với những ý tưởng trong sáng giàu hình ảnh và ngây thơ chân thật. Để thực hiện được điều đó, giáo viên hướng dẫn học sinh một cách chặt chẽ từ sự liên tưởng về các sự vật các hoạt động. Từ đó học sinh dễ dàng tìm ý và diễn đạt bài văn rõ, mạch lạc hơn.
3/ Giúp học hồi tưởng:
 Trong một tiết Tập làm văn với một đề tài nào đó, học sinh có thể quên một số hình ảnh, sự việc... mà các em đã quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế. Giáo viên khơi gợi cho học sinh nhớ lại bằng những câu hỏi nhỏ có liên quan đến yêu cầu bài tập, phù hợp thực tế và trình độ học sinh để các em diễn đạt . Ví dụ : Kể về trận đấu thể thao, giáo viên gợi ý : Đó là môn thể thao nào ? Do hai đội nào thi đấu ? Trận đấu diễn ra lúc nào ? Ở đâu ? ...hoặc kể về người lao động trí óc. Giáo viên gợi ý: Người em kể là ai ? Làm nghề gì ? Người ấy bao nhiêu tuổi ?...
4/ Giúp học sinh tưởng tượng, liên tưởng :
 Nếu trong một bài Tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát ? Hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý ? Bài làm như thế tuy đủ ý nhưng không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, với từng đề bài giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tưởng, tưởng tượng thêm những cho tiết học một cách tự nhiên, chân thật và hợp lý. Qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, để từ đó học sinh biết trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo. Ví dụ : Khi giới thiệu về tổ em, học sinh nói : ( Tổ em bạn nào cũng chăm ngoan, riêng ban Lan học giỏi toán lại hát hay như chim Sơn Ca ). Hoặc nói về người lao động trí óc, học sinh nói : “ Cô giáo em có mái tóc dài, đen mượt như nhung” .
 Trí tưởng tượng, liên tưởng ở học sinh lứa tuổi này rất hồn nhiên ngây thơ và ngộ nghĩnh, cho nên để rèn luyện kĩ năng này cho học sinh, giáo viên có thể chuẩn bị những câu, đoạn văn hay cho học sinh tham khảo học hỏi, làm phong phú thêm vốn kiến thức cho các em.
5/ Hướng dẫn diễn đạt :
 Như đã nói, do tâm lý lứa tuổi nên bài văn thực hành của học sinh lớp 3 tuy có ý tưởng, nhưng vẫn còn nhiều sai sót về diễn đạt như : dùng từ chưa chính xác, ý trùng lặp, các ý trong đoạn văn chưa liên kết nhau nên trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, khi học sinh trình bày, giáo viên phải hết sức chú ý lắng nghe, ghi nhận những ý tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi; đồng thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu chí nhận xét thật cụ thể để học sinh làm cơ sở lắng nghe bạn trình bày; phát hiện những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và những hạn chế của bạn để góp ý, sửa sai.
6/ Hướng dẫn sửa chữa từ :
 Trường hợp học sinh dùng từ chưa chính xác như các từ ngữ chưa phù hợp, nghĩa từ chưa hay hoặc từ thông dụng địa phương... Ví dụ : ( Thầy em rất chăm chỉ trong giảng dạy, “ Cô em thường bận đồ xanh”,...) Khi học sinh phát hiện sai sót đó, giáo viên giúp các em sửa chữa thay đổi từ phù hợp. Đối với từ học sinh dùng trùng lặp nhiều lần trong một câu, Ví dụ : “ Bác Ba là người hàng xóm của em, bác Ba rất tốt với em, bác Ba luôn giúp em học bài...”, giáo viên hướng dẫn học sinh lượt bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế. Trong trình bày bài văn, học sinh vẫn thường dùng từ ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn.
7/ Hướng dẫn sửa chữa đặt câu :
 Học sinh nói viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý chưa rõ ràng mạch lạc cần cho học sinh sửa sai lượt bỏ ý dư, ý trùng lặp. Giáo viên khuyến khích học sinh tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn.
8/ Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn :
 Với mỗi chủ đề của bài tập làm văn nếu học sinh trình bày đủ nội dung theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh. Nhưng để có một đoạn văn mạch lạc rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người đọc; giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lý và sáng tạo. Ví dụ : với gợi ý kể về trận thi đấu thể thao, từng gợi ý phần mở đoạn có rời rạc giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể không theo trình tự từng ý nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở đoạn sinh động lôi cuốn người đọc hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đầu đoạn văn để nói hoặc kể một cách sáng tạo. Ví dụ : Kể về một buổi chiều biểu diễn nghệ thuật: “ Tối chủ nhật vừa qua, tại nhà văn hóa xã có tổ chức buổi ca nhạc mừng xuân mới”; hay kể về người lao động trí óc : “ Cô Kiều ở cạnh nhà em là một y sĩ trẻ tuổi, cô làm việc ở trạm xá xã”. Hoặc “ Cô em là giáo viên, suốt chín năm qua cô luôn gắn bó với nghề dạy học”.
 Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự việc : “ Đầu tiên” ; “ Kế tiếp”; “ Sau đó”; “ Cuối tuần”... Để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. Do đặc điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên kết nhau trong đoạn văn viết; vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh khá, giỏi làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình.
 Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lý và sáng tạo. 
CHƯƠNG IV
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài việc dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp chủ nhiệm đạt được kết quả khả quan : Học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong học tập, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn rõ ràng mạch lạc và giàu hình ảnh. 
1/ Chất lượng học tập môn Tập làm văn của học sinh :
 Qua kết quả học tập của học sinh trong năm học 2010 – 2011 như sau :
Năm học
TSHS
Kết quả học tập của học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2010-2011
20
3
15,0%
5
25,0%
8
40,0%
4
20,0%
 Dưới đây là biểu đồ biểu thị kết quả học tập môn Tập làm văn của học sinh trong năm học 2010 – 2011.
 Qua kết quả học tập của học sinh trong năm học 2011 – 2012 như sau :
Năm học
TSHS
Kết quả học tập của học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2011-2012
20
4
20,0%
5
25,0%
8
40,0%
3
15,0%
 Dưới đây là biểu đồ biểu thị kết quả học tập môn Tập làm văn của học sinh trong năm học 2011 – 2012.
 Kết quả học tập của học sinh học kì I năm học 2012 – 2013 như sau :
Năm học
TSHS
Kết quả học tập của học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2012 - 2013
( Học kì I )
20
5
25%
6
30%
7
35%
2
10%
 - Dưới đây là biểu đồ biểu thị kết quả học tập môn Tập làm văn của học sinh trong học kì I năm học 2012 – 2013.
 2/ Tóm lại : 
 Qua kết quả học tập ngoài những biện pháp nêu trên thì người giáo viên cần:
Phân loại từng đối tượng học sinh yếu để rèn luyện và lập kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.
 Sắp xếp cho học sinh chỗ ngồi hợp lí.
 Phải tăng cường lồng ghép tiếng Việt vào các môn học cho học sinh dân tộc thiểu số . Học được tiếng Việt thì các em mới học tốt được các môn học khác . Nếu tả một bài văn tả cảnh ở nông thôn , ở địa phương thì các em có thể tả được nhưng nếu tả một bài văn ở thành phố , ví dụ như tả công viên thì các em sẽ không tả được chính vì vậy nên việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng là một phương pháp đặc biệt quan trọng. 
 Muốn học tốt phân môn Tập làm văn thì người giáo viên phải có lương tâm nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm và đặc biệt chú ý đến trình độ của từng học sinh, quan tâm nhiều đến học yếu, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
PHẦN III : KẾT LUẬN
1/ Ý nghĩa của đề tài :
 Đề tài là cơ sở để giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong giảng dạy phân môn Tập làm văn. Giúp giáo viên từng lúc công bằng trình độ học sinh trong lớp học; giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, trong giao tiếp để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn.
2/ Khả năng ứng dụng triển khai :
 Đề tài đang trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bước đầu có hiệu quả khả quan. Vì vậy đề tài có khả năng ứng dụng và triển khai cho tất cả giáo viên trong đơn vị cùng thực hiện và từng lúc bổ sung để việc dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 đạt hiệu quả cao hơn. Đây là cơ sở làm nền tảng cho các em học tốt phân môn Tập làm văn ở các lớp cuối bậc tiểu học.
3/ Một số bài học kinh nghiệm :
 Từ những kết quả nêu trên, bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau :
 Dạy Tập làm văn theo phương pháp tích hợp các phân môn trong phân môn tiếng Việt. Biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập làm văn của các khối lớp.
 Trong giảng dạy giáo viên có đầu tư, nghiên cứu sâu, phối hợp tổ chức linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
 Giáo viên có ý thức tự học, tự rèn; tham khảo các tờ liệu, tạp chí, văn bản có liên quan đến chuyên môn và các dạng bài khó.
 Giáo viên dành thời gian bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh môn tiếng Việt.
 Động viên, khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi; tận tâm sửa chữa sai sót cho học sinh, hướng dẫn học sinh ghi chép vào sổ tay, vở nháp.
 Học sinh có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp lứa tuổi, tập ghi chép sổ tay những từ ngữ, câu văn hay các em đọc được.
 Học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu trong các hoạt động học tập, có kĩ năng trong giao tiếp ứng xử.
4/ Những kiến nghị , đề xuất :
 Phòng giáo dục và đào tạo, cụm chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề Tập làm văn theo từng chủ đề cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
 Để hoàn thành sáng kiếm kinh nghiệm này, tôi xin chân thành cảm ơn : Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Hà, Ban giám hiệu Trường tiểu học Sơn Cao, đã phát động thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm, nhằm khuyến khích chúng tôi những người thầy giáo, cô giáo, nghiên cứu chuyên môn tích lũy kinh nghiệm, làm giàu vốn kinh nghiệm cho bản thân.
 Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện hơn.
 Sơn Cao, ngày 14 tháng 01 năm 2013
 Người viết
 Nguyễn Dũng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1/ Công văn 1692/GD – ĐT – HĐKH ngày 01 tháng 11 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm.
 2/ Số liệu, chất lượng học tập của học sinh lớp 3 ở năm học 2010 – 2011; 2011 – 2012 ; học kì I năm học 2012 – 2013
3/ Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 của Bộ giáo dục và đào tạo ( Nguyễn Minh Thuyết chủ biên )
4/ Sách tham khảoTập làm văn lớp 3 của Nhà xuất bản Giáo dục . 
5/ Chuyên đề Giáo dục tiểu học. ( Vụ Giáo dục tiểu học )
6/ Hỏi- Đáp về dạy học Tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục ( Nguyễn Minh Thuyết chủ biên)
Duyệt sáng kiến kinh nghiệm của các cấp.

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
  • docBia SKKN- ( bia 1 ).doc
  • docBia SKKN- ( bia 2 ).doc
  • docMuc luc.doc
Sáng Kiến Liên Quan