Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nhẩm nhanh đáp số bài toán Hóa học dựa theo lời giải bài toán cổ

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khi còn học tiểu học, hầu hết chúng ta đều được học cách giải một số bài toán cổ mà sự dí dỏm của đề bài cùng lời giải làm cho bài toán được nhớ lâu hơn. Lời giải những bài toán cổ đã ăn sâu vào trí nhớ của rất nhiều người, được vận dụng để nhẩm nhanh đáp số bài toán Hóa học chắc chắn sẽ mang đến một kết quả khả quan cho cả người dạy cũng như người học.

Đã có rất nhiều tài liệu đề cập các phương pháp giải toán hóa học với nhiều công thức giải nhanh. Học sinh thường thuộc lòng công thức giải nhanh, áp dụng máy móc nên cũng dễ nhầm lẫn. Mặt khác, không thể xây dựng công thức giải nhanh cho mọi bài toán, người giải cần linh hoạt sáng tạo áp dụng kiến thức đã có vào tình huống cụ thể. Một trong những biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn đó là sự vận dụng cách giải các bài toán cổ đã ăn sâu trong trí nhớ mỗi người để giải bài toán hóa học, đây cũng là phương pháp rèn tư duy sáng tạo cho thế hệ trẻ. Hiện tại chưa có tài liệu nào trình bày hệ thống việc vận dụng cách giải bài toán cổ để nhẩm nhanh kết quả bài toán hóa học.

 Xuất phát từ cơ sở đó, tôi lựa chọn vấn đề “Rèn kĩ năng nhẩm nhanh đáp số bài toán hóa học dựa theo lời giải bài toán cổ” làm đề tài nghiên cứu.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng lời giải bài toán số học cổ để nhẩm nhanh đáp số bài toán hóa học.

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

1. Nghiên cứu một số bài toán số học cổ;

2. Điều tra thực trạng việc học sinh hiểu bản chất công thức giải nhanh và việc áp dụng cách giải bài toán số học cổ để giải bài toán hóa học;

3. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống các dạng toán hóa học mà có thể vận dụng lời giải bài toán số học cổ để nhẩm nhanh đáp số. Trình bày các dạng bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Với mỗi dạng, phân tích ví dụ minh họa để học sinh rút ra được kĩ năng nhẩm nhanh và sau đó là 1 số bài tập tự rèn luyện sắp xếp từ dễ đến khó;

4. Thực nghiệm sư phạm kiểm tra kết quả của đề tài.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

 Nếu vận dụng linh hoạt lời giải bài toán số học cổ để nhẩm nhanh đáp số các bài toán hóa học sẽ nâng cao chất lượng dạy học.

5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Rèn cho học sinh kĩ năng nhẩm nhanh đáp số 9 dạng toán hóa học bằng cách vận dụng lời giải bài toán số học cổ; tuyển chọn và xây dựng hệ thống 68 bài toán hóa học trong 9 dạng đã nghiên cứu. Các dạng toán và bài toán tự rèn luyện được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 a. Phương pháp nghiên cứu lí luận: tra cứu các tài liệu, các văn bản có liên quan đến đề tài.

 b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm, tiến hành lên lớp theo 2 loại giáo án để so sánh.

 c. Phương pháp toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thực nghiệm.

7. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

a. Thuận lợi

Trước đây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các phương pháp giải toán hóa học ở trường phổ thông. Trong đó phải kể đến PGS.TS Đào Hữu Vinh, PGS.TS Nguyễn Đức Vận, PGS.TS Nguyễn Xuân Trường. Gần đây, nhiều tác giả trẻ đã biên soạn các tài liệu trình bày các phương pháp giải nhanh bài toán hóa học, điển hình như “Phương pháp mới giải nhanh các bài toán hóa học THPT”, NXB Hà Nội 2009, TS Phùng Ngọc Trác chủ biên; “16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa học”, NXB đại học sư phạm 2009, Phạm Ngọc Bằng chủ biên,.PGS.TS Nguyễn Xuân Trường cũng đã có một số bài viết, bài giảng cho sinh viên và học viên cao học về việc vận dụng cách giải các bài toán đại số hay số học để nhẩm nhanh đáp số bài toán hóa học. Những tài liệu này tạo thuận lợi cho tôi hệ thống hóa các phương pháp giải toán hóa học.

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của tổ bô môn, các cấp lãnh đạo và sự tham gia nhiệt tình các em học sinh.

Áp dụng một phương pháp, một kĩ năng dạy học mới vào đối tượng học sinh có trình độ tương đối tốt ở trường THPT Ngô Quyền – Đồng Nai là một thuận lợi lớn cho người nghiên cứu.

Trong nhiều năm liền, tôi áp dụng cách giải này để dạy cho học sinh nên đã rút được kinh nghiệm giúp cho việc thực hiện đề tài đạt hiệu quả tốt hơn.

b. Khó khăn

Hiện tại chưa có tài liệu trình bày hệ thống việc vận dụng cách giải bài toán cổ để nhẩm nhanh kết quả bài toán hóa học. Điều đó có nghĩa người nghiên cứu sẽ tốn nhiều công sức cho việc vạch ra kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.

Nhiều học sinh có thói quen học thuộc lòng công thức giải nhanh, ít có thói quen suy luận xây dựng công thức. Khi thực hiện đề tài, các học sinh này làm cho người nghiên cứu phải đầu tư thời gian nhiều hơn.

 

doc33 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nhẩm nhanh đáp số bài toán Hóa học dựa theo lời giải bài toán cổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M )
Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng hoàn toàn 375 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 15,6 g B. 7,8 g 	C. 3,9g D. Không thu được kết tủa.
Giải n Al3+ = 0,2 mol; n OH- = 0,75 mol 
	Al3+ + 3OH- Ž Al(OH)3
	Al3+ + 4OH- Ž Al(OH)4-
- Giả sử 0,2 mol Al3+ pư vừa đủ với OH- tạo ra Al(OH)4- thì cần số mol OH- là nAl3+ * 4 = 0,2 * 4 
- Số mol OH- chênh lệch so với thực tế là (0,2*4 - 0,75 ), do số mol OH- cần để sinh ra mỗi mol Al(OH)4- hơn số mol OH- cần để sinh ra mỗi mol Al(OH)3 là (4 - 3) = 1 mol.
_ nAl(OH)3 = = = 0,05 mol _ m Al(OH)3 = 3,9 gam
ĐỀ TS CĐ 2011. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và K vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 31,95) gam hỗn hợp chất rắn khan. Hoà tan hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 0,5 lít dung dịch CrCl3 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là
A. 54,0 gam.	B. 20,6 gam.	C. 30,9 gam.	D.51,5 gam.
Giải n OH- trong Y = 31,95 : 35,5 = 0,9 mol ; n OH- trong Z = 0,9*2 = 1,8 mol; n Cr3+ = 0,5 mol;
	Cr3+ + 3OH- Ž Cr(OH)3
	Cr3+ + 4OH- Ž Cr(OH)4-
_ nCr(OH)3 = = 0,2 mol _ m Cr(OH)3 = 20,6 gam
_ Công thức nhẩm nhanh: Khi quá trình phản ứng tạo kết tủa hidroxit và 1 phần hidroxit bị tan trong kiềm dư
	nAl(OH)3 = 4 * nAl3+ - nOH- _ nOH- = 4nAl3+ - n ↓Al(OH)3 
	nCr(OH)3 = 4 * nCr3+ - nOH- _ nOH- = 4nCr3+ - n ↓Cr(OH)3
	nZn(OH)2 = _ nOH- = 4 nZn2+ - 2 n ↓Zn(OH)2
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Thể tích lớn nhất dung dịch KOH 1M cho vào 300 ml dung dịch Al(NO3)3 0,2M để thu được 2,34 gam kết tủa là
A. 90 ml 	B. 210 ml 	C. 90 ml 	D. Đáp số khác.
ĐỀ TS ĐH 2008 KHỐI A. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45.	B. 0,35.	C. 0,25.	D. 0,05.
Hòa tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào 0,4 mol H2SO4 được dung dịch A. Thêm 2,6 mol NaOH nguyên chất vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa B. Khối lượng của B là
A. 15,60 gam 	B. 25,68 gam	C. 41,28 gam 	D. 0,64 gam
Thể tích dung dịch KOH 1M cần cho vào 300 ml dung dịch Al(NO3)3 0,2M để thu được 2,34 gam kết tủa là:
A. 90 ml 	B. 210 ml 	C. 90 ml hoặc 210 ml 	D. Đáp số khác.
Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 t¸c dông víi 25ml dung dÞch NaOH t¹o ®­îc 0,78 gam kÕt tña. Nång ®é mol/l cña dung dÞch NaOH ®· dïng lµ
A. 1,2M 	B. 2,8M 	C. 5,6M 	D. A vµ B ®óng.
Cho 200 ml dung dÞch KOH vµo 200 ml dung dÞch AlCl3 1M thu ®­îc 7,8g kÕt tña keo. Nång ®é mol cña dung dÞch KOH lµ 
A. 1,5 mol/l.	B. 3,5 mol/l.	
C. 1,5 mol/l hoặc 3,5 mol/l.	D. 2 mol/l hoặc 3 mol/l.
ĐỀ TS ĐH 2009 KHỐI A. Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 20,125. 	B. 22,540. 	C. 12,375. 	D. 17,710.
ĐỀ TS ĐH 2010 KHỐI A. Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 17,71. 	B. 16,10. 	C. 32,20. 	D. 24,15. 
ĐỀ TS ĐH 2010 KHỐI B. Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là 
A. 1,2. 	B. 0,8. 	C. 0,9. 	D. 1,0. 
2.6. DẠNG 6: DUNG DỊCH AlO2-; CrO2-; ZnO22- TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH H+ (TẠO RA HỖN HỢP 2 SẢN PHẨM )
Khối lượng kết tủa thu được khi cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch dung dịch X chứa 0,2 mol NaAlO2 là
A. 3,9 gam	B. 7,8 gam	C. 13 gam 	D. 18 gam
Giải n AlO2- = 0,2 mol; n H+ = 0,3 mol 
	AlO2- + H+ Ž Al(OH)3
	AlO2- + 4H+ Ž Al3+ + 2H2O
- Giả sử 0,2 mol AlO2- pư với H+ tạo ra Al3+ thì cần số mol H+ là nAlO2- * 4 = 0,2 * 4 
- Số mol H+ chênh lệch so với thực tế là (0,2*4 - 0,3 ), do số mol H+ cần để sinh ra mỗi mol Al3+ hơn số mol H+ cần để sinh ra mỗi mol Al(OH)3 là (4 - 1) = 3 mol.
_ nAl(OH)3 = = = mol _ m Al(OH)3 = 13 gam
_ Công thức nhẩm nhanh: Khi quá trình phản ứng tạo kết tủa hidroxit và 1 phần hidroxit bị tan trong axit dư
nAl(OH)3 = _ nH+ = 4.nAlO2- - 3 n ↓Al(OH)3 
nCr(OH)3 = _ nH+ = 4. nCrO2- - 3 n ↓Al(OH)3
nZn(OH)2 = _ nH+ = 4 . n ZnO22- - 2 n ↓Zn(OH)2 
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Cho 15,6 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 vào 400 ml dung dịch NaOH 1,25M (dư so với lượng phản ứng) thu được dung dịch X và thoát ra 6,72 lit khí (đktc). Khối lượng kết tủa thu được khi cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch dung dịch X là
A. 3,9 gam	B. 7,8 gam	C. 15,6 gam 	D. 23,4 gam
Thêm HCl vào dưng dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na[Al(OH)4]. Khi kết tủa thu được là 0,08 mol thì số mol HCl đã dùng là
A. 0,08 mol hoặc 0,16 mol 	B. 0,16 mol	
C. 0,26 mol 	D. 0,18 mol hoặc 0,26 mol
Dung dịch (X) chứa a mol Na2[Zn(OH)4] và 0,1 mol NaOH. Khi thêm vào dung dịch (X) 0,4 mol hoặc 0,6 mol HCl thì lượng kết tủa sinh ra đều như nhau. a có giá trị là:
A. 1	B. 0,2 	C. 0,5 	D. 0,4 
Dung dịch (X) chứa a mol NaAlO2. Khi thêm vào dung dịch (X) b mol hoặc 2b mol HCl thì lượng kết tủa sinh ra đều như nhau. Tỉ số a/b có giá trị bằng
A. 1	B. 1,25 	C. 1,5 	D. 1,75 
2.7. DẠNG 7: KIM LOẠI Fe TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH Ag+; DUNG DỊCH AXIT (SINH RA 2 MUỐI Fe2+ VÀ Fe3+)
Hòa tan vừa hết 6,72 gam Fe trong 280 ml dd AgNO3 1M, thu dược dd A. Trong dd chứa bao nhiêu mol mỗi loại muối của sắt? 
Giải:	
	Fe + 2Ag+ Ž Fe2+ + 2Ag 
	Fe + 3Ag+ Ž Fe3+ + 3Ag
 _ pư tạo ra 2 muối Fe2+ và Fe3+.
- Giả sử 0,12 mol Fe pư với Ag+ tạo ra muối Fe2+ thì cần số mol Ag+ là 0,12*2 mol
- Số mol Ag+ chênh lệch so với thực tế là (0,28 – 0,12*2), do số mol Ag+ cần để sinh ra mỗi mol Fe3+ hơn mỗi mol Fe2+ là (3-2) = 1 mol.
_ n Fe3+ = = 0,04 mol _ n Fe2+ = (0,12 - 0,04) = 0,08 mol.
Hoặc 
- Giả sử 0,12 mol Fe pư với Ag+ tạo ra muối Fe3+ thì cần số mol Ag+ là 0,12*3 mol
- Số mol Ag+ chênh lệch so với thực tế là (0.12*3 - 0,28), do số mol Ag+ cần để sinh ra mỗi mol Fe3+ hơn mỗi mol Fe2+ là (3-2) = 1 mol.
_ n Fe2+ = = 0,08 mol _ n Fe3+ = (0,12-0,08) = 0,04 mol.
_ Công thức nhẩm nhanh: Khi quá trình phản ứng sinh ra 2 muối Fe2+ và Fe3+
 	n Fe3+ = nAg+ - 2.n Fe 
Hoặc 	n Fe2+ = 3.n Fe - nAg+ 
Đề TS ĐH 2007 KHỐI B. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (cho Fe = 56)
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. D. 0,12 mol FeSO4.
Giải	nFe = 0,12 mol 
	Nếu sinh ra muối Fe 2+ 	: 	n e cho = 2 . n Fe2+ = 2 . 0,12 = 0,24 mol
	Nếu sinh ra muối Fe 3+ 	: 	n e cho = 3. n Fe3+ = 3 . 0,12 = 0,36 mol
n H2SO4 = 0,3 _ n SO2 max = 0,3 : 2 = 0,15 _ n e nhận max = 0,15* 2 = 0,3 mol
0,24 < ne nhận max = 0,3 < 0,36 _ pư sinh ra 2 muối Fe2+ và Fe3+ 
_ n Fe3+ = = 0,06 mol _ n Fe2+ = (0,12 - 0,06) = 0,06 mol.
_ Công thức nhẩm nhanh: Khi quá trình phản ứng sinh ra 2 muối Fe2+ và Fe3+
 	n Fe3+ = n e nhận max - 2.n Fe ; n Fe2+ = n Fe - n Fe2+ 
Hoặc	n Fe2+ = 3. nFe - n e nhận max ; n Fe3+ = n Fe - n Fe3+ 
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Cho 0,01 mol Fe vào 25 ml dung dịch AgNO31M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol muối Fe2+ thu được là 
A. 0,00	B. 0,01	C. 0,005	D. giá trị khác.
Cho 0,04 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0,09 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol muối Fe3+ thu được là
A. 0,02	B. 0,04	C. 0,01 	D. 0,03 
Cho 0,025 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO (không có sản phẩm khử khác). Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng muối Fe3+ thu được bằng 
	A. 3,60 gam 	B. 4,48 gam 	C. 2,42 gam 	D. 6,05 gam 
Cho 0,3 mol Fe tác dụng với dd đặc nóng chứa 0,8 mol H2SO4 thu được dd A và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất), các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng mỗi muối trong dd A là
A. m Fe2(SO4)3 = 4 gam và m FeSO4 = 1,52 gam.
B. m Fe2(SO4)3 = 1,52 gam và m FeSO4 = 8 gam.
C. m Fe2(SO4)3 = 8 gam và m FeSO4 = 1,52 gam.
D. m Fe2(SO4)3 = 2 gam và m FeSO4 = 1,52 gam.
2.8. DẠNG 8: HỖN HỢP CHẤT PHẢN ỨNG TRÁNG GƯƠNG 
Oxi hóa 16,8g anđehit fomic bằng oxi có mặt Mn2+ thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 151,2g Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa anđehit fomic là
A. 37,5%	B. 80%	C. 60%	D. 75%
Giải	 n HCH=O ban đầu = 0,56 mol ; nAg = 1,4 mol, 
	HCH=O Ž 4Ag	
	HCOOH Ž 2Ag
_ n HCOOH = = 0,42 mol 
_ Hiệu suất = = 75 %
Có anđêhit HCHO được chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần chứa a mol HCHO.
- Phần 1: cho td với dd AgNO3/NH3 dư thu được m (g) Ag.
- Phần 2: Oxi hóa bằng oxi thành HCOOH với hiệu suất b% được dd A. Cho A tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được m' (g) Ag. Tỷ số m’/m có giá trị bằng 0,8. Tính b.
Giải	Giả sử nAg ở phần 1 là 1 mol, phần 2 là 0,8 mol, n HCH=O ban đầu là 0,25 mol 
	HCH=O Ž 4Ag	
	HCOOH Ž 2Ag
_ n HCOOH = = 0,01 mol 
_ Hiệu suất b = = 40%
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Cho 0,025 mol hỗn hợp gồm axetilen và andehit axetic phản ứng hoàn toàn với dung dịch bạc nitrat trong amoniac thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm theo khối lượng của axetilen trong hỗn hợp ban đầu là
A.30%	B. 28%	C. 28,26%	D. 32% 
Oxi hóa 1,8 g HCHO thành axit hữu cơ với hiệu suất H% thu được hỗn hợp (X). Cho (X) tham gia phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy tạo thành 16,2 gam Ag. Giá trị của H là
A. 75%	B. 60%	C. 62%	D. 70%
Thủy phân dung dịch chứa 34,2 gam mantozơ một thời gian. Lấy toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 31,32 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân mantozơ là
A. 45%	B. 50%	C. 25%	D. 55%
Chia 23,6 gam hỗn hợp gồm HCHO và chất hữu cơ X là đồng đẳng của HCHO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1, cho tác dụng với H2 dư (t0C, xúc tác), sau phản ứng thu được 12,4 gam hỗn hợp ancol. Phần 2, cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được108 gam bạc. Công thức phân tử của X là
A. CH3CHO	B. C2H3CHO	C. (CHO)2	D. C2H5CHO
Chia 30,4 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành hai phần bằng nhau phần 1 cho tác dụng hết với Na tạo ra 0,15 mol H2 phần 2 đem oxi hoá hoàn toàn bằng CuO, to thu được hỗn hợp 2 andehit, cho toàn bộ hổn hợp 2 andehit tác dụng hết với Ag2O/NH3 dư (dung dịch AgNO3/NH3 dư) thu được 86,4 gam Ag. Hai ancol là 
A. CH3OH và C2H5OH	B. C2H5OH và C2H5CH2OH 
C. CH3OH và C2H5CH2OH	D. CH3OH và C2H3CH2OH
2.9. DẠNG 9: ĐỐT CHÁY HỖN HỢP CHẤT
Đốt cháy 13,7 ml hh A gồm metan, propan, và cacbon (II) oxit, ta thu được 25,7 ml khí CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Phần trăm thể tích propan trong hỗn hợp A là 
A. 78,6%	B.34,8%	C. 43,8%	D. 87,6%
Giải 
	1CH4 (hoặc 1CO) Ž 1CO2
	1C3H8 	 	Ž 3CO2
- Giả sử 13,7 ml đều là CH4 (hoặc CO) thì cần V CO2 sinh ra là 13,7 ml.
- Thể tích CO2 chênh lệch so với thực tế là (25,7-13,7) ml, do số mol CO2 sinh ra khi đốt cháy mỗi mol C3H8 hơn số mol CO2 sinh ra khi đốt mỗi mol CH4 (hoặc CO) là (3-1) = 2 mol.
_ V C3H8 = = 6 lít 	
_ % V C3H8 = 43,8 %.
Đốt cháy 17,92 ml hh A gồm butan, hidro, và cacbon (II) oxit, cần 76,16 ml khí O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Phần trăm thể tích butan trong hh A là
A. 54,4%,	B.48,7%,	C. 62,5%,	D. 45,2%
Giải 
	1H2 (hoặc 1CO) + 0,5 O2 Ž 
	1C4H10 	 + 6,5 O2 Ž 
- Giả sử 17,92 ml đều là H2 (hoặc CO) thì VO2 cần là 17,92 * 0,5 = 8,96 ml.
- Thể tích O2 chênh lệch so với thực tế là (76,16 – 8,96) ml, do số mol O2 cần khi đốt cháy mỗi mol C4H10 hơn số mol O2 cần khi đốt mỗi mol H2 (hoặc CO) là (6,5-0,5) = 6 mol.
_ V C4H10 = = 11,2 lít 	
_ % V C4H10 = 62,5 %.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
 ĐỀ TS CĐ -2008. Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp 2 lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với hiđro là
A. 12,9	B. 25,8	C. 22,2	D. 11,1
Tỉ khối của hỗn hợp gồm H2, CH4, CO so với H2 bằng 7,8. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hỗn hợp này cần 1,4 thể tích oxi. Thành phần % về thể tích của hỗn hợp là
A. 20%; 50%; 30% 	B. 33,33%; 50%; 16,67%
C. 20%; 60%; 20% 	D. 10%; 80%; 10%
Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5CHO, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 8,55 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được p gam bạc. Giá trị của p là
A. 8,64	B. 11,0808	C. 21,6.	D. 18,59
Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là
A. 9,72.	B. 8,64.	C. 10,8.	D. 2,16.
Đốt cháy hoàn toàn a lít hh A gồm hai hidrocacbon là chất khí ở điều kiện thường và có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC. Sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2 dư thấy có 30g kết tủa, khối lượng bình đựng dd Ca(OH)2 tăng 22,2g. Công thức phân tử và thành phần phần trăm thể tích của một hidrocacbon trong hhỗn hợp A là
A. CH4:75%	B. CH4:50%	C. C2H6:50%	D. C2H4:75%
Hỗn hợp khí A gồm propan và hidro. Cho thêm vào hh A một lượng O2 lấy dư rồi đưa vào khí thiên kế. Sau khi bật tia lửa điện và làm lạnh để ngưng tụ H2O, độ giảm thể tích khí trong khí nhiên kế trước và sau thí nghiệm bằng 2,55 lần thể tích hh khí A. % thể tích khí propan trong hỗn hợp A là
A.70%	B.30%	C.40% 	D.60% 
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
	Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
- Kiểm tra giá trị và sự phù hợp của sự vận dụng cách giải bài toán cổ để nhẩm nhanh đáp số bài toán hóa học;
- Xác định xem khi sử dụng kết hợp phương pháp dạy học tích cực có nâng cao được chất lượng dạy học không.
3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
- Soạn các bài giảng thực nghiệm; sử dụng các bài tập đã tuyển chọn và xây dựng để thiết kế hoạt động dạy học trong các kiểu bài luyện tập hệ thống hóa kiến thức, kiểu bài kiểm tra đánh giá;
- Kiểm tra, đánh giá, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
	Tôi lựa chọn 244 học sinh ở các lớp có sĩ số và trình độ tương đương nhau, trường THPT Ngô Quyền - Đồng Nai, để tiến hành thực nghiệm. Trong đó 120 học sinh được dạy theo giáo án thực nghiệm và 124 học sinh được dạy theo dạy theo giáo án truyền thống để đối chứng. 
3.4. TIẾN HÀNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QỦA
	Tôi đã thực nghiệm ở 3 bài ôn luyện, cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm điểm, rồi xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học. 
3.4.1. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích và tham số thống kê đặc trưng
Bảng 3.1: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích 
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi
%HS đạt điểm Xi
%HS đạt điểm Xi trở xuống
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
0
0
0
0.0
0.0
0.0
0.0
1
0
0
0.0
0.0
0.0
0.0
2
0
3
0.0
2.4
0.0
2.4
3
2
6
1.7
4.8
1.7
7.3
4
13
7
10.8
5.6
12.5
12.9
5
7
11
5.8
8.9
18.3
21.8
6
13
25
10.8
20.2
29.2
41.9
7
25
28
20.8
22.6
50.0
64.5
8
42
34
35.0
27.4
85.0
91.9
9
11
6
9.2
4.8
94.2
96.8
10
7
4
5.8
3.2
100.0
100.0
Tổng
120
124
100.0
100.0
Bảng 3.2: Phần trăm số HS đạt điểm YK (< 5); TB (5-6); K (7-8); G (9-10) 
 %
LỚP
YK
TB
K
G
TN
12.5
16.7
55.8
15.0
ĐC
12.9
29.0
50.0
8.1
Bảng 3.3: Điểm trung bình, phương sai S2, độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V, đại lượng kiểm định T 
Lớp
XTB
S2
S
V
T
TN
7.09 ± 0.15
2.84
1.69
23.76
2.21
ĐC
6.60 ± 0.16
3.07
1.75
26.53
Chọn α = 0,05 với k = 120 + 124 - 2 = 242; 1,96 < Tα,k 
Ta có T = 2,21 > Tα,k, vậy sự khác nhau giữa XTN và X ĐC là có ý nghĩa.
3.4.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị
Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích
Hình 3.2: Biểu đồ phân loại học sinh theo kết quả điểm
3.4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm
	Căn cứ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng;
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn;
- Đồ thị đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm ở bên phải và dưới lớp đối chứng, nghĩa là lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn;
- Hệ số kiểm định T > T α, k. Vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chứng tỏ học sinh được nghiên cứu bài học theo hướng vận dụng lời giải bài toán cổ để nhẩm nhanh đáp số bài toán hóa học có khả năng hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn.
KẾT LUẬN
1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu 
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề lí luận và thực tiễn sau:
- Nghiên cứu 2 bài toán số học cổ tiêu biểu;
- Đề xuất 9 dạng toán hóa học và tuyển chọn xây dựng hệ thống 68 bài toán hóa học có thể vận dụng lời giải bài toán số học cổ để nhẩm nhanh đáp số;
- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng lời giải bài toán số học cổ để nhẩm nhanh đáp số 9 dạng toán hóa học đã nêu.
Việc vận dụng lời giải bài toán cổ để nhẩm nhanh đáp số đã giúp học sinh tìm ra lời giải ngắn gọn với nhiều bài toán hóa học, tạo ra sự hào hứng học tập, say mê nghiên cứu khoa học. Từ đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức đã có vào tình huống cụ thể một cách linh hoạt sáng tạo.
Cơ sở lí luận và thực thế áp dụng đã khẳng định tính đúng đắn cũng như tính khả thi của đề tài. Việc vận dụng lời giải bài toán cổ để nhẩm nhanh đáp số bài toán hóa học là phương pháp phù hợp mục tiêu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay: đào tạo ra những lớp người mới năng động sáng tạo, thích ứng cao với công việc mới và với mọi hoàn cảnh.
2. Bài học kinh nghiệm
Quan trọng là rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức đã có vào tình huống cụ thể một cách linh hoạt sáng tạo. Với các dạng bài có công thức giải nhanh, yêu cầu học sinh cần hiểu công thức được xây dựng như thế nào, nếu quên, các em có thể tự xây dựng lại công thức.
Nên kết hợp với các phương pháp giải khác, như phương pháp bảo toàn eletron, bảo toàn nguyên tố  thì hiệu quả tốt hơn.
3. Hướng phát triển của đề tài
Vận dụng kiến thức tóan học vào việc tìm ra lời giải nhanh gọn đối với bài toán hóa học là lĩnh vực rộng lớn và thú vị. Hướng phát triển của đề tài là nghiên cứu thêm các dạng toán hóa học có thể vận dụng lời giải bài toán cổ để nhẩm nhanh đáp số cũng như nghiên cứu sự vận dụng các kiến thức tóan học khác để tìm ra lời giải bài toán hóa học một cách sáng tạo độc đáo.	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Các ấn phẩm 
Phạm Ngọc Bằng (CB), 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa học, Nxb Đại học sư phạm 2009. 
Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2005), Hội thảo tập huấn phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Hà Nội.
Bộ Giáo dục – Đào tạo, Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. 
Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phùng Ngọc Trác (CB), Phương pháp mới giải nhanh các bài toán hóa học THPT, Nxb Hà Nội 2009.
Lê Xuân Trọng (CB) (2006), Bài tập hóa học 10 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Xuân Trọng (CB) (2006), Bài tập hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Xuân Trọng (CB) (2006), Bài tập hóa học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Trường (2006 ) “Rèn trí thông minh trong dạy học hóa học”, Hóa học và ứng dụng, (3), tr.10-12.
* Các trang Wed
www. dethi.violet.vn (ngày 20 tháng 8 năm 2011)
www.vndoc.info (ngày 2 tháng 9 năm 2012)
www.vnmath.com (ngày 11 tháng 6 năm 2011)
	Biên Hòa, ngày 02 tháng 02 năm 2012
	Nguyễn Cao Biên

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem-org-374.doc
Sáng Kiến Liên Quan