Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh Lớp 3 qua phân môn Tập làm văn

Đặc điểm ngôn ngữ:

 Trước tuổi đến trường các em đã biết Tiếng Việt ở một mức độ nhất định. Sự hiểu biết này có được là do trẻ tiếp nhận giao tiếp với người lớn trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy bước vào lớp Một trẻ đã giao tiếp bình thường bằng hoạt động nghevaf nói Tiếng Việt, khả năng này là một nguồn vốn đáng kể phục vụ cho quá trình học tập, cùng với sự tiếp thu ngôn ngữ theo chương trình đã quy định , học sinh vẫn tiếp tục nhận ngôn ngữ tự nhiên qua các quan hệ giao tiếp ngoài nhà trường. Sự tiếp nhận ngôn ngữ của học sinh là là khả năng bẩm sinh để từng bước tiếp nhận ,lĩnh hội nhận diện tín hiệu ngôn ngữ qua giao tiếp hàng ngày. Do vậy ở lớp Một, lớp Hai cần chú trọng hơn việc rèn kỹ năng nghe nói trong hội thoại.

 Ở lớp 3 , tốc độ phát triển ngôn ngữ của các em rất lớn , các em đã nói đúng những câu có cấu trức ngữ pháp chính xác . Các em tiếp xúc với cách nói của những người xung quanh và dựa vào thực tiễn đã hiểu biết và đoán biết nghĩa , bắt chước sử dụng vào những hoàn cảnh giao tiếp cần thiết và các em có thể nghe hiể được nhũng câu hỏi đơn giản . Tuy nhiên ngôn ngữ của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Về mặt số lượng , những gì các em đạt được vẫn vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong cuộc sống . Về mặt chất lượng , từ ngữ các em dùng thường được hiểu một cách hạn hẹp. ngôn ngưc các em sử dụng mang tính chất khẩu ngữ , hồn nhiên , thiếu trau chuốt .

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh Lớp 3 qua phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn của các em khác trong lớp. Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng của người nói, khả năng ứng đối nhanh nhạy, thông minh, cách chọn đề tài nói sao cho mới mẽ đúng sỡ trường của bản thân, đúng yêu cầu của người nghe..là những yêu tố ảnh hưởng lớn đển sự thành công của bài nói hoặc câu trả lời.
 Ngoài ra, các thủ thuật để lời nói gây được sự hấp dẫn ( cách sử dụng giọng nói, lời kể, các yêu tố phụ trọ) là những yếu tố cần tính tới khi rèn luyện kĩ năng nói. Đối với học sinh tiểu học, khi hướng dẫn luyện nói giáo viên khong nên coi nhẹ việc luyện tập ngay cả các thủ thuật này.
Việc rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh được tiến hành ở hầu hết các phân môn nhằm phát huy tính tích cực chut động của học sinh.
b. Hoạt động nghe:
 Trong nhà trường Tiều học, học sinh phait nghe trong nhiều trường hợp, phổ biến nhất là nghe giáo viên giảng bài, nghe các bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghe trao đổi, thảo luận khi họp đội, họp tổ, họp nhóm, họp lớp trong buổi mít tinhphần nhiều các trương hợp là học sinh nghe theo kiểu truyền phát tin.Vậy nhà trường có cần dạy cho học sinh nghe không ? Những người đơn giản trong suy nghĩ thường cho rằng không cần dạy cho học sinh nghe với lập luận: Ai nghe tiếng mẹ đẽ mà không hiểu. Song điều ấy là một sự ngộ nhận. Nhiều trường hợp nghe mà chỉ hiểu một phần hoặc có hiểu thì không thấu đáo, đầy đủ, không hiểu hết sự tinh vi, tinh tế của người nóiQua đó ta thấy việc rèn luyện cho học sinh khả năng nghe là điều rất cần thiết.
 Tuy nhiên ở tường Tiểu học không có phân môn nào trong môn Tiếng việt đặt trọng tâm rèn kĩ năng nghe. Như tập đọc rèn kĩ năng đọc, tập viết kĩ năng viếtkĩ năng nghe được rèn luyện một cách tự phát qua việc học các phân môn từ tập đọc, chính tả, Tập làm văn đến kể chuyệnRiêng ở chương trình tiểu học mới ở lớp 1 có nội dung luyện nghe nói cho học sinh nhưng với lượng thời gian rất ít.
 Kĩ năng nghe cũng đã xác định rõ mức độ yêu cầu cụ thể qua từng lớp. Trong hai hình thức nghe, nhà trường tiểu học tới hình thức nghe độc thoại coi nhẹ hình thức nghe hội thoại. Các thiếu sót trên của chương trình và sách giáo khoa đã gây cho học sinh nhiệu thiệt thòi trong việc hoàn thiện kĩ năng sử dụng tiếng việt. Do đó giáo viên cần giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe khi giảng bất cứ bài học nào trong các phân môn của Tiếng Việt thì tập đọc, chính tả, kể chuyện , Tập làm văn có nhiều điều kiện rèn luyện kĩ năng nghe( chủ yếu là nghe đọc thoại) cho học sinh. Chính tả rèn cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác để viết lại đúng, chính xác bài chính tả. Tập đọc rèn cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác và tinh tế để nhận ra sự diễn cảm trong giọng đọc của Thầy cô, của bạn bè. Cso lẻ kể chuyện có ưu thế hơn cả tỏng việc rèn kĩ năng nghe. Học sinh không những được rèn luyện nghe đúng, chính xác mà còn được rèn luyện khả năng nghe hiểu nội dung câu chuyện để sau đó có khả năng tái tạo lại câu chuyện đó.
II. Đặc điểm nghe nói của học sinh lớp 3:
1. Đặc điểm tâm lí:
 Ở lớp Một và lớp Hai, học sinh đã được rèn luyện các kĩ năng nghe nói , đọc viết cho học sinh . Tuy nhiên để hình thành và rèn luyện thuần thục đối với học sinh Tiểu học , nhất là các lớp đầu cấp là một vấn đề được quan tâm , cần có thời gian ,phương pháp thích hợp Bởi ở độ tuổi này hoạt động học tập của học sinh vẫn còn mang tính chất “ Học mà chơi, chơi mà học” Vì vậy giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này để dạy cho tốt.
 Mặc dù đã dược rèn luyện ở lớp Một, lớp Hai song cũng còn không ít em rụt rè , không mạnh dạn nói trước lớp hay bày tỏ ý kiến của mình trước thầy cô, bạn bè... Do vậy GV cần khéo léo lôi cuốn các em vào không khí học sôi nổi của lớp . đồng thời cần phải nắm bắt được sở trường của HS để đưa ra những đề tài mới mẻ phù hợp với các em và sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ, hợp lý thì việc luyện nói có hiệu quả hơn.
Về hoạt động tư duy, khả năng tư duy bằng tính hiệu của trẻ đã phát triển. Điều này làm cho hoạt động nghe và nói cảu trẻ thành công hơn.
 Về năng lực hoạt động, trẻ em ở giai đoạn này đã chủ động điều khiển các hoạt động của cơ thể, ý thức không gian của các em được hình thành . Đây là điều kiện cần thiết để các em tiếp xúc với công việc giao tiếp mới mà nghe nói là hai kỹ năng cơ bản trong quá trình giao tiếp.
 Tóm lại học sinh lớp Ba đã có đủ diều kiện về tâm lý và sinh lý để luyện nghe nói. Tuy nhiên muốn quá trình học tập đạt kết quả tốt thì luyện nghe và nói phải trở thành hoạt động có ý thức để cá em có thể tiếp thu được tri thức . Do vậy trong quá trình luyện nghe và nói cho học sinh, giáo viên cần cho học sinh nghe nhiều, nói nhiều. Đồng thời luôn thay đổi nội dung và hình thức nghe ,nói để không gây nhàm chán và hạn ché hiệu quả của giờ học. 
2. Đặc điểm ngôn ngữ:
 Trước tuổi đến trường các em đã biết Tiếng Việt ở một mức độ nhất định. Sự hiểu biết này có được là do trẻ tiếp nhận giao tiếp với người lớn trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy bước vào lớp Một trẻ đã giao tiếp bình thường bằng hoạt động nghevaf nói Tiếng Việt, khả năng này là một nguồn vốn đáng kể phục vụ cho quá trình học tập, cùng với sự tiếp thu ngôn ngữ theo chương trình đã quy định , học sinh vẫn tiếp tục nhận ngôn ngữ tự nhiên qua các quan hệ giao tiếp ngoài nhà trường. Sự tiếp nhận ngôn ngữ của học sinh là là khả năng bẩm sinh để từng bước tiếp nhận ,lĩnh hội nhận diện tín hiệu ngôn ngữ qua giao tiếp hàng ngày. Do vậy ở lớp Một, lớp Hai cần chú trọng hơn việc rèn kỹ năng nghe nói trong hội thoại. 
 Ở lớp 3 , tốc độ phát triển ngôn ngữ của các em rất lớn , các em đã nói đúng những câu có cấu trức ngữ pháp chính xác . Các em tiếp xúc với cách nói của những người xung quanh và dựa vào thực tiễn đã hiểu biết và đoán biết nghĩa , bắt chước sử dụng vào những hoàn cảnh giao tiếp cần thiết và các em có thể nghe hiể được nhũng câu hỏi đơn giản . Tuy nhiên ngôn ngữ của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Về mặt số lượng , những gì các em đạt được vẫn vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong cuộc sống . Về mặt chất lượng , từ ngữ các em dùng thường được hiểu một cách hạn hẹp. ngôn ngưc các em sử dụng mang tính chất khẩu ngữ , hồn nhiên , thiếu trau chuốt .
III. Vị trí, vai trò của phân môn tập làm văn:
 1.Vị trí, vai trò của phân môn tập làm văn:
Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học được dạy và học thông qua nhiều phân môn: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học môn Tiếng Việt.
Phân môn Tập Làm Văn vận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để thực hiện được một bài văn nói hoặc viết, học sinh phải hoàn thiện cả bôn kỹ năng: nói, đọc, viết, nghe; phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này các kiến thức và kỹ năng đó được hoàn thiện và nâng cao dần.
Mặt khác, phân môn Tập Làm Văn còn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản (nói hoặc viết) nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện hoá mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt và trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học.
Qua đó, ta thấy phân môn Tập Làm Văn mang tính chất tổng hợp và sáng tạo. Tập làm văn sử dụng toàn bộ các kỹ năng, vận dụng tất cả các kiến thức và huy động vốn sống của học sinh liên quan đến đề tài. Đồng thời tập trung sức sáng tạo của trẻ. Khi làm bài văn ( nói hoặc viết ) học sinh đã thực hiện một hoạt động giao tiếp. Môi bài làm văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước yêu cầu của đề tài. Có thể nói trong việc học làm văn, học sinh chủ động, tự do thể hiện cái “Tôi” của mình một cách rõ rang, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn. Dạy tập làm Văn là dạy các em tập suy nghĩ, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình. Nó góp phần cùng với các môn học khác rèn luyện tư duy, phat triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh.
 2.Vị trí, vai trò của Tập làm văn nói trong phân môn Tập làm văn.
Tập Làm Văn nói rèn luyện cho học sinh khả năng hình thành một bài văn nói theo đề tài đã cho như nghe và kể lại chuyện “cây khế”. Tập Làm Văn nói góp phần phát triển ở học sinh năng lực nói một bài theo hình thức độc thoại và mang phong cách khẩu ngữ. Bài nói này có những đặc điểm riêng về nhiều mặt so với bàu viết, từ cách triển khai ý tới cách lựa chọn từ ngữ, lựa chọn kiểu câu, từ cách sử dụng các yêu tố phi ngôn ngữ để phù trợ đến các thủ thuật nhằm thu hút người nghe. Do đó bài Tập Làm Văn nói không phải là bài Tập Làm Văn viết được nói lên. Tuy nhiên cũng không nên tuyệt đối hoá ranh giới giữa bài nói và bài viết.
Tập Làm Văn nói rất có ích cho người học khi họ bước vào cuộc sống hoặc khi học tiếp tục lên các cấp học trên. Khả năng độc thoại theo một đề tài là khả năng mỗi người thường gặp trong cuộc sống ( Phát biểu về một đề tài trong cuộc hop, thảo luận, tranh luận..) Nếu cú khả năng độc thoại tốt, người trỡnh bày sẽ tự tin và mạnh dạn làm việc.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY MÔN TIẾNG VIỆT NÓI CHUNG VÀ PHÂN MÔN TẬP LÀM TẬP LÀM VĂN NÓI RIÊNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 KIẾN GIANG HIỆN NAY :
 I. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN LỚP 3
1. Mục đích yêu cầu.
 Phân môn Tập Làm Văn rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, nghe, viết phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cụ thể là: Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, trong sinh hoạt tập thể và các hoạt động của lớp, của tổ.
Nghe hiểu được nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt. Nghe hiểu được và kể lại được nội dung trong các mẫu chuyện ngắn, biết nhận xét về các nhân vật trong câu chuyện.
Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu, viết một bức thư ngắn để báo tin tức, để hỏi thăm người thân hoặc kể lại một viện gì đã làm, biết kể lại một bức tranh đã xem, một văn bản đã đọc.
 - Trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.
2. Nội dung chương trình. 
Thời lượng dạy: Không kể các bài ôn tập, học sinh được học 31 tiết Tập làm văn, trung bình 1tiết/1tuần.
Nội dung:
- Tiếp tục phương hướng chung là hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Nhưng so với lớp 2, ở lớp 3 học sinh được dạy các kỹ năng giao tiếp ở bậc cao hơn: không phải là các nghi thức lời nói thông thường như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi mà hoạt động giao tiếp có tính chất chính thức như: viết thư, viết đơn, khai giấp tờ, hội họp ( tổ chức xây dựng chương trình, điều khiển và phát biểu trong cuộc họp), giới thiệu, viết quảng cáo, làm báo và nghe kể lại câu chuyện.
 - Tăng cường rèn luyện kỹ năng nói thông qua hình thức nghe kể lại câu chuyện ( trung bình ba tuần một lần nghe và kể lại câu chuyện – chủ yếu là chuyện vui) và tăng cường các hình thức sinh hoạt tập thể như họp nhóm, họp tổ, giới thiệu về các tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước cho lớp hoặc tổ nghe.
 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kể chuyện và miêu tả như: Kể lại một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi. Bài tập luyện nghe nói chủ yếu được xây dựng theo chủ điểm. Trung bình mỗi chủ điểm có 1 tiết tập làm văn. Nội dung của phần luyện nói dược trình bày trên ba kiểu bài cơ bản là: đó là: Nghe và kể lại mẫu chuyện ngắn hay nghe và kể lại một mẫu tin. Kiểu bài tổ 
chức, điều khiển cuộc họp. Kiểu bài kể, tả về người thân, gia đình, trường lớp.
 II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3
a. Đặc điểm tình hình trường:
Trường TH số I Kiến Giang có 10 lớp với 317 học sinh, có 100% số lớp học hai buổi/ngày trong đó số học sinh lớp Ba là 61 em . Trường nằm ở trung tâm huyện Lệ Thuỷ, mặt bằng dân trí khá cao. Trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Nghành, địa phương. Cơ sở vật chất ngày một khang trang, từng bước hiện đại, đáp ứng việc dạy và học theo yêu cầu của trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia giai đoạn II, phấn đấu để đạt trường trọng điểm chất lượng cao của bậc học.
Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt. Yêu nghề mến trẻ, nhịêt tình trong giảng dạy và công tác khác. Có ý thức phấn đấu học tập để nâng cao tay nghề. 100% giáo viên trực tiếp giảng dạy đều đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo.
Học sinh có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn, lễ phép, biết thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với lớp, với trường.
Phụ huynh quan tâm, chăm lo đến việc học hành của con cái họ. Luôn luôn kết hợp với nhà trường để động viên, giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập. Chính vì vậy, chất lượng học tập của các em ngày càng tiến bộ vượt bậc.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc dạy và học của trường gặp phải một số khó khăn nhất định. Cơ sở vật chất của nhà trường có tăng trưởng theo hướng hiện đại song một số phòng học và phòng chức năng còn là phòng cấp 4. Nhiều phụ huynh kinh tế khó khăn, hoặc do công việc làm ăn nên ít quan tâm đến việc học tập của con em họ, phó mặc cho nhà trường.
Thực trạng về dạy phân môn tập đọc Tiếng Việt lớp Ba
Qua dự giờ thăm lớp, đàm thoại, kiểm tra kế hoạch dạy học của giáo viên khối Ba, tôi nhận thấy:
Khi dạy các tiết tập làm văn, giáo viên luôn chú ý rèn kỹ năng đọc kỹ đề, nhận định và tìm hiểu yêu cầu đề ra, kỹ năng dùng từ đặt câu , kỹ năng diễn đạt.. cho học sinh song việc giải nghĩa từ và mở rộng vốn từ cho học sinh còn lúng túng
Giáo viên đã bám sát mục tiêu, cách tiến hành các hoạt động dạy học một cách linh hoạt song chưa có sự sáng tạo trong quá trình mở rộng vốn từ, cách dùng từ cho học sinh trong phân môn tập làm văn.
Vốn từ của các em còn nghèo, học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình trước lớp
Qua kiểm tra học kì I chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh lớp Ba được thống kê như sau:
Lớp 
TSHS
HSTG
TB
KG
SL
%
SL
%
 31
 31
 31
31
100
25
80,6
32
30
30
30
100
30
100
Toàn khối
61
61
61
100
55
90.2
Nhìn vào bảng thống kê này, chúng ta có thể nhận thấy chất lượng trung bình trở lên và chất lượng khá giỏi cao. Song trong thực tế vốn từ của các em còn rất hạn chế.
*Nguyên nhân
 - Về phía giáo viên: chuẩn bị cho việc khai thác từ ở các tiết tập làm văn chưa thật được chú ý, giáo viên chưa thật chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh.
- Về phía học sinh, vốn từ của các em còn quá ít, ỷ lại đã có giáo viên hướng dẫn, làm mẫu.Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn bọc lộ suy nghĩ của mình trước cô giáo, bạn bè.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NGHE NÓI CHO HỌC SINH LỚP 3 
Từ những vấn đề đã tìm hiểu ở trên, tôi có thể mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trong việc rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 3 với mục dích giúp các em viết văn hay hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp:
Biện pháp thứ nhất: Giáo viên cần hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết). Thông qua việc dạy Tiếng Việt để rèn luyện các thao tác tư duy lô gic. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người,về văn hóa... Thông qua phân môn tập làm văn giúp học sinh biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong tập thể. biết nghe hiểu nội dung lời nói..Muốn đạt được yêu cầu trên,khi chuẩn bị bài dạy , giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu của bài để hướng bài dạy đi đúng trọng tâm. Lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
Biện pháp thứ hai:Trong quá trình lên lớp, giáo viên cần phải xác định trước nội dung cần trình bày . Bỡi lẽ , muốn học sinh nói tốt , giáo viên phải thật linh hoạt , phải đặt ra hệ thông câu hỏi hay tình huống có vấn đề để học sinh tham gia vào các hoạt và dự kiến cho học sinh nghe gì , nói gì? Điều gì nói trước, điều gì nói sau..Tất cả phải được trình bày thông qua sự dẫn dắt của giáo viên. Giáo viên cần hình dung trước các tình huống có thể xảy ra để có cách giải quyết thích hợp.
Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài , dự kiến trước các phương pháp hình thức lên lớp cho thích hợp. Cần phải kết hợp nhiều phương pháp và hình thức hoạt động để không gây nhàm chán, mệt mỏi, nâng cao sự chú ý của HS...Tùy từng bài giáo viên có thể dùng nhiều phương pháp như hỏi đáp trực quan, thuyết trình ... và nhiều hình thức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, toàn lớp, hình thức sắm vai
 Đối với các kiểu bài mới và khó như: tổ chức cuộc họp, giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mĩ và có thể tổ chức một cuộc họp lơp làm mẫu trong một thời giani giúp cho học sinh biết trước được hình thức và các bước trình bày một cuộc họp nhóm (hay trong tổ) giúp các em tự tin hơn trong hoạt động của mình.
Biện pháp thứ 4: Giáo viên phải không ngừng rèn luyện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cảu mình. Bỡi lẽ, người giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học luôn là tấm gương là “ thần tượng” của học sinh.Vì vậy một lời nói thiếu lưu loát, một sơ suất nhỏ trong lời nói của GV sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức các em . Để mang đến cho các em những gì tốt đệp nhất. GV không ngừng rèn luyện, nâng cao kiến thức và kĩ năng lên lớp, lời nói rõ ràng , mạch lạc , truyền cảm, có sức lôi cuốn, với điệu bộ phù hợp và hấp dẫn thu hút được sự chú ý của các em là biện pháp thích hợp nhất để tác động giúp các em không ngừng học tập rèn luyện và noi theo.Ngoài ra, giáo viên cần tạo lập và duy trì không khí lớp học sôi nổi hào hứng, gần gũi, thân thiện với học sinh khuyến khích được nhiều học sinh tham gia vào hoạt động học tập.
 PHẦN KẾT LUẬN
 1. Kết quả đạt được:
 Sau một thời gian áp dụng những biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy rằng vốn từ của học sinh ở các tiết tập làm văn phong phú hơn. Học sinh đã biết nói lưu loát, diễn đạt một cách rành mạch, nhiều em biết dùng từ, đặt câu đúng, câu văn mạch lạc, mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ ý kiến của mình.
 Chất lượng phân môn tập đọc qua khảo sát cuối kì II năm học 2009-2010
Lớp
TSHS
HSTG
TB
KG
SL
%
SL
%
 31
 31
 31
31
100
28
90,3
32
30
30
30
100
30
100
Toàn khối
61
61
61
100
58
95,1
 2. Bài học kinh nghiệm:
Cần thay đổi nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong việc rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày một vấ đề nào đó trước đông người, cung cấp vốn từ cho học sinh qua các tiết Tập làm văn
Tập trung chỉ đạo các khâu của quá trình dạy học nhất là đổi mới hình thức dạy học sao cho linh hoạt, phù hợp đối tượng học sinh
Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm giúp giáo viên phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những tồn tại đã vấp phải
3. Kết luận:
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (Lênin). Muốn có ngôn ngữ để giao tiếp vì trước hết con người phải có vốn từ. Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành nên ngôn ngữ. Cho nên muốn dạy học nói lưu loát, trình bày mạch lạc, ngôn gữ tự nhiên trong sáng không thể không coi trọng việc dạy vốn từ cho các em. Đặc biệt là đối với học sinh lớp Ba, khi các em còn bỡ ngỡ trong giao tiếp, vốn từ của các em còn hạn hẹp và ít ỏi. Vì vậy ta phải bồi đắp thêm cho các em để các em vận dụng trong học tập và giao tiếp trong cuộc sống. Vốn từ của các em càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn bấy nhiêu.
Tuy nhiên do đặc điểm tâm lý của học sinh lớp Ba, các em nhận thức còn trừu tượng, chưa cụ thể vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để làm giàu vốn từ cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Muốn như vậy ta không chỉ dựa vào phân môn tập làm văn mà cần phải làm giàu vốn từ cho các em trong mọi phân môn, mọi nơi mọi lúc.Tăng cường hoạt động giao tiếp trong nhóm, lớp. Tạo cơ hội cho các em được trình bày ý kiến của mình trước đông người.
Ở đây, tôi chỉ đưa ra một số hình thức rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp Ba trong phân môn tập làm văn như cung cấp vốn từ, đùng từ đặt câu, diễn đạt lưu loát và đưa ra một số biện pháp để thực hiện. Hy vọng đây là những gợi ý thiết thực để giáo viên có định hướng, có phương pháp dạy học thích hợp với dụng ý của bài học, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy tập làm văn.
 Người viết
 Nguyễn Thị Thoả

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_nghe_noi_cho_hoc_sinh_lop.doc
Sáng Kiến Liên Quan