Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh yếu môn Toán Lớp 5 đạt hiệu quả
Đối với học sinh yếu do mất gốc kiến thức cơ bản từ lớp dưới:
Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt. Do mất gốc căn bản
học sinh khó mà có nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần:
Hệ thống, bổ trợ kiến thức cho học sinh theo chương trình với phương châm lấp lỗ hổng: rỗng đâu bù đó, thiếu gì đắp đấy. GV có thể tổng hợp những kiến thức cơ bản theo hệ thống (các bảng đơn vị đo; các quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích các hình, cách tìm vận tốc, quãng đường, thời gian .) in ra giấy lớn dán ở lớp, tặng cho các em học sinh yếu để dán ở nhà, hướng dẫn các em học kiến thức cần ghi nhớ mọi lúc, mọi nơi (có thể vừa học vừa chơi). Vì học nhiều lần cũng sẽ nhớ và nhớ lâu- cách này phù hợp với những em có trí nhớ yếu.
Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học: Thực hiện giao việc phù hợp đối tượng trong giờ học để đảm bảo học sinh yếu hiểu được kiến thức cơ bản của bài, hiểu và giải quyết được khối lượng bài luyện tập giao viên giao và để không bị quá tải (cũng phải làm hết tất cả các bài như các bạn khác trong khi nhiều bài không hiểu gì cả, không thể làm được hoặc làm không kịp làm các em mất tự tin ). dần dần giúp các em có sự tự tin để tích cực học tập hơn.
Phân hóa đối tượng học sinh theo trình độ để đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp và bố trí thời gian rèn cặp riêng theo từng nhóm đối tượng học sinh.
Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 đạt hiệu quảhttps://thhoatien.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=63f6d... Trường Tiểu học Hoà Tiến Thứ 5, 23/02/2023 | 10:27 Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 đạt hiệu quả Học sinh học yếu môn toán là một thực tế mà người giáo viên chủ nhiệm rất lo ngại và là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều giáo viên 2. Một số biện pháp rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 Với thực trạng học sinh học yếu môn toán như trên nếu không khắc phục những điều đó sẽ làm cho tình trạng học yếu càng ngày càng trở lên trầm trọng, nguy hiểm hơn là tình trạng đó kéo dài từ năm này đến năm khác làm cho học sinh càng học càng yếu, càng học càng không biết gì. Chính vì vậy, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm rất cần thiết, thường xuyên, kiên trì. Để khắc phục phần nào tình trạng trên, tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: 2.1: Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh học yếu môn toán Đây là một biện pháp rất quan trọng, như phần đặt vấn đề tôi đã nói: Người thầy phải như một bác sĩ chữa bệnh mà học sinh yếu ở đây là học sinh đặc biệt cần quan tâm. Khi nhận lớp, để phân loại học sinh chính xác, người giáo viên phải cho làm bài khảo sát và sát sao theo dõi học sinh, kiểm tra trực tiếp từng học sinh yếu toán xem nhận thức của học sinh đó thế nào và yếu mảng kiến thức gì? Khả năng tiếp thu bài đến đâu? Từ đó phân loại học sinh yếu kém. Do mất gốc, do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến việc học hành hay do ảnh hưởng sức khỏe không tiếp thu được, ngoài ra để phân loại học sinh yếu yếu 1 of 13 8/26/2024, 10:57 AM Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 đạt hiệu quảhttps://thhoatien.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=63f6d... 2.2: Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp rèn từng loại đối tượng học sinh yếu Giáo viên cần chuẩn bị tốt kế hoạch bài dạy, đồ dùng dạy học, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng loại đối tượng yếu: 2.2.1 : Đối với học sinh yếu do mất gốc kiến thức cơ bản từ lớp dưới: Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt. Do mất gốc căn bản 3 of 13 8/26/2024, 10:57 AM Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 đạt hiệu quảhttps://thhoatien.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=63f6d... GV yêu cầu HS đọc kĩ đề toán, tóm tắt đề bài để xác định rõ yêu cầu bài và nắm được những điều kiện đề bài đã cho. Thời gian đầu chỉ giao cho các em làm những bài toán đơn giản, những bài hơi phức tạp thì tổ chức cho các em tham gia thảo luận tìm cách giải trong nhóm ngẫu nhiên hoặc nhóm cùng với các bạn yếu- khi đó GV sẽ trực tiếp hướng dẫn cho nhóm này cách phân tích đề toán, chịu khó suy nghĩ tìm cách giải, giải thử ra nháp. Sau đó dựa vào dữ kiện bài toán cho, thay số vào để kiểm tra lại xem có đúng không, nếu chưa đúng thì thử làm theo hướng khác. Nếu vẫn chưa làm được thì mạnh dạn nhờ giáo viên hoặc bạn giúp đỡ, về nhà đọc lại hoặc làm lại cho thật hiểu mới thôi. Ví dụ: Không làm được các dạng toán tìm 2 số khi biết 1 tổng và hiệu, tìm 2 số khi biết tổng và tỉ, tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ, bài toán tỉ lệ + GV cần giúp học sinh hiểu cách làm dạng toán này, hướng dẫn đọc kĩ đề bài, xác định yếu cầu đề, dạng toán và áp dụng đúng cách làm và tập làm, nếu khó khăn thì nhờ thầy cô hoặc bạn bè giúp đỡ Giáo viên nên theo dõi, giúp đỡ kịp thời, động viên các em cố gắng hiểu yêu cầu và giải quyết từ từ các bài toán giải từ đơn giản đến hơi phức tạp. Tôi thiết nghĩ nếu các em chịu khó làm được như thế, cho dù thời gian đầu có thể các em vẫn làm sai hoặc không làm được những bài toán hơi khó nhưng sự tích cực trong các em đã có, tư duy trong suy nghĩ sẽ phát triển dần. Dần dần áp dụng và cố gắng thực hành, chắc chắn các em sẽ có tiến bộ. Một điều cũng không yếu phần quan trọng là giáo viên, bạn bè trong lớp động viên để các em tự tin, có ý thức cố gắng để khắc phục khó khăn trong học toán, đừng ỷ lại vào người khác hoặc cho rằng đây là vấn đề khó lắm mình không thể làm được hoặc làm đại cho có. 5 of 13 8/26/2024, 10:57 AM Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 đạt hiệu quảhttps://thhoatien.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=63f6d... cô giúp đỡ khi mình chưa hiểu bài. 2.2.4 : Đối với học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không quan tâm đến việc học hành của con cái, bỏ bê, khoán trắng cho nhà trường: Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình là một “điểm mạnh”, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Song mỗi gia đình có những điểm riêng của nó nên giáo viên phải biết phối hợp như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong quá trình giáo dục. Đồng thời phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Trước những nguyên nhân xuất phát từ gia đình giáo viên cần: - Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của các em vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường..Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh. - Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động của con em mình thông qua sổ liên lạc Giáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp. Động viên, khuyến khích các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn. - Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các em (không nên lạm dụng). - Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay lại lớp. 2.2.5 : Tất cả các biện pháp rèn từng loại đối tượng yếu 7 of 13 8/26/2024, 10:57 AM Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 đạt hiệu quảhttps://thhoatien.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=63f6d... cần có thái độ nhẹ nhàng kể cả khi học sinh làm bài hoặc trả lời không đúng. Những lúc như vậy cần khéo léo và động viên để học sinh cố gắng suy nghĩ, không sợ học, sợ cô. Bên cạnh đó việc đánh giá học sinh phải công bằng, khách quan và công tâm, công khai kết quả sau các giờ kiểm tra, động viên, khen thưởng kịp thời khi học sinh có sự tiến bộ dù là sự tiến bộ chút ít. Xây dựng cho các em có thói quen học tập tích cực, động viên kịp thời những học sinh học tập tiến bộ, hướng dẫn cho các em biết cách học, khuyến khích các em tích cực phát biểu trong giờ học, không ngừng cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong học tập. Khen thưởng những học sinh có tiến bộ 9 of 13 8/26/2024, 10:57 AM Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 đạt hiệu quảhttps://thhoatien.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=63f6d... Ngoài ra, giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục đến các em. Ví dụ : Giáo viên dùng lời nói nhỏ nhẹ, giải thích cho các em nắm được tầm quan trọng của việc học. Cho các em hiểu được: “Học phải đi đôi với hành.” Có như vậy các em mới nắm được kiến thức lâu và tiếp thu các kiến thức mới tốt được. Chính những tác động trực tiếp thường tạo ra ấn tượng ngay về sự chuyển biến tâm lí, thái độ và hành vi Giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm tin: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.” Quan sát và theo dõi hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức (thi đua cá nhân, thi đua tổ nhóm, đố vui, giải trí,). Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên khích lệ tinh thần và tuyên dương các em kịp thời khi có sự tiến bộ trong học tập, động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời sẽ có những tác dụng sau: • Kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. • Giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể giỏi như các bạn 11 of 13 8/26/2024, 10:57 AM
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_hoc_sinh_yeu_mon_toan_lop_5_dat_hi.docx
Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 5 đạt hiệu quả.pdf