Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh

I. Khảo sát chất l¬ượng đầu năm học, phân loại học sinh.

 - Ngay sau khi nhận lớp tôi kiểm tra một số bài viết của các em, đánh giá và phân loại nh¬ư sau:

Loại A: 47,5%

Loại B: 42,5%

 Loại C: 10%

II. Kế hoạch thực hiện.

1.Quy định về nề nếp học tập của học sinh:

 - Tất cả các loại vở ghi của các em đều bằng vở ô ly loại kẻ 4 ô vuông.

- Học sinh phải dùng bút máy “Bút luyện chữ viết đẹp” hoặc bút mực nư¬ớc để viết, không đ¬ược viết bằng bút bi.

- Mỗi học sinh phải có một bút chì, một th¬ước kẻ để dùng khi sửa lỗi.

2. Xếp xen kẽ học sinh viết chữ xấu ngồi canh học sinh viết chữ đẹp.

- Yêu cầu các em viết chữ xấu quan sát, học tập bạn chữ đẹp. Còn em viết chữ đẹp phải th¬ường xuyên theo dõi nhắc nhở sửa lỗi giúp bạn.

3. H¬ướng dẫn học sinh, ngồi viết đúng t¬ư thế.

 - Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi ngay ngắn, lư¬ng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mặt cách vở từ 25-30cm. Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay, ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Tay trái tì nhẹ vào mép vở.

4. H¬ớng dẫn học sinh đầy đủ các thao tác trong giờ tập viết.

 - H¬ướng dẫn các em cách đặt vở khi viết: vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30°(nghiêng về bên trái). Sở dĩ phải đặt như¬ vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải.

 - Giúp các em xác định vị trí các đư¬ờng kẻ trong vở tập viết, toạ độ của các nét chữ, chữ cái trong khung chữ mẫu. Các chữ cái có độ cao một đơn vị đ-ược xác định bằng đ¬ường kẻ ngang trên và đ¬ường kẻ ngang dư¬ới.

 Các chữ cái có độ cao 2,5 đơn vị đ¬ược xác định bằng đ¬ường kẻ ngang trên, giữa và dư¬ới.

 Cách xác định toạ độ trên khung chữ phải dựa vào đ¬ường kẻ dọc, kẻ ngang và các ô vuông làm định hư¬ớng.

 Giáo viên viết mẫu từng chữ cái và từ ứng dụng, phân tích tỉ mỉ cách viết của từng nét để học sinh quan sát.

 Chú ý hư¬ớng dẫn các em một số kĩ thuật nh¬ư điểm đặt bút, điểm dừng bút, toạ độ của điểm đặt bút hoặc dừng bút, thao tác viết liền mạch, liên kết các nét, kỹ thuật “lia bút”, kĩ thuật “rê bút” để tạo ra kiểu nét thanh nét đậm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Việc rèn chữ giữ vở có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học.
 - Chữ viết giúp cho học sinh sử dụng để học tập và giao tiếp. Rèn luyện chữ viết là một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt ở nhà trường.
 - Rèn chữ viết cho học sinh còn góp phần quan trọng vào việc hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, lòng kiên trì, khiếu thẩm mĩ.
 - Cố vấn Phạm Văn Đồng nói : “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết ngời, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”
B. BIỆN PHÁP 
I. Khảo sát chất lượng đầu năm học, phân loại học sinh.
 - Ngay sau khi nhận lớp tôi kiểm tra một số bài viết của các em, đánh giá và phân loại như sau:
Loại A: 47,5%
Loại B: 42,5%
 Loại C: 10%
II. Kế hoạch thực hiện.
1.Quy định về nề nếp học tập của học sinh:
 - Tất cả các loại vở ghi của các em đều bằng vở ô ly loại kẻ 4 ô vuông.
- Học sinh phải dùng bút máy “Bút luyện chữ viết đẹp” hoặc bút mực nước để viết, không được viết bằng bút bi.
- Mỗi học sinh phải có một bút chì, một thước kẻ để dùng khi sửa lỗi.
2. Xếp xen kẽ học sinh viết chữ xấu ngồi canh học sinh viết chữ đẹp.
- Yêu cầu các em viết chữ xấu quan sát, học tập bạn chữ đẹp. Còn em viết chữ đẹp phải thường xuyên theo dõi nhắc nhở sửa lỗi giúp bạn.
3. Hướng dẫn học sinh, ngồi viết đúng tư thế.
 - Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mặt cách vở từ 25-30cm. Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay, ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Tay trái tì nhẹ vào mép vở.
4. Hớng dẫn học sinh đầy đủ các thao tác trong giờ tập viết.
 - Hướng dẫn các em cách đặt vở khi viết: vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30°(nghiêng về bên trái). Sở dĩ phải đặt như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải.
 - Giúp các em xác định vị trí các đường kẻ trong vở tập viết, toạ độ của các nét chữ, chữ cái trong khung chữ mẫu. Các chữ cái có độ cao một đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới.
 Các chữ cái có độ cao 2,5 đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên, giữa và dưới.
 Cách xác định toạ độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng.
 Giáo viên viết mẫu từng chữ cái và từ ứng dụng, phân tích tỉ mỉ cách viết của từng nét để học sinh quan sát.
 Chú ý hướng dẫn các em một số kĩ thuật như điểm đặt bút, điểm dừng bút, toạ độ của điểm đặt bút hoặc dừng bút, thao tác viết liền mạch, liên kết các nét, kỹ thuật “lia bút”, kĩ thuật “rê bút” để tạo ra kiểu nét thanh nét đậm.
5. Tích hợp giữa dạy tập viết với dạy đọc và dạy chính tả trong đó tập viết giữ vai trò công cụ:
 - Học sinh không thể viết đúng mẫu nếu nh phát âm và đọc không chuẩn cũng nh không nắm đợc một số qui tắc chính tả.
- Giờ tập đọc giáo viên phải sửa lỗi các phát âm cho học sinh nhất là lỗi do thói quen của địa phương.
VD: s/x; l/n; tr/ch; d/gi
 - Giờ chính tả giáo viên phải giúp các em ghi nhớ một số qui tắc chính tả, tuỳ theo nội dung của từng bài.
VD: c/ k/ q; ng/ ngh
6. Thường xuyên chấm bài cho học sinh. 
 - Có chấm bài thờng xuyên tôi mới phát hiện ra những lỗi về chính tả, về thế chữ, cự li giữa các chữ để kịp thời sửa chữa cho các em.
 - Khi chấm bài tôi luôn chú ý sửa lỗi cho các em cẩn thận, yêu cầu các em viết lại nhiều lần những từ ngữ viết sai để ghi nhớ
 - Hàng tháng tôi xếp loại vở sạch chữ đẹp cho các em một lần ở tất cả các loại vở ghi rồi nhận xét và đánh giá chung trước lớp; thông báo kết quả rèn chữ đẹp về gia đình qua phiếu học tập của từng em.
7. Phát động phong trào thi đua rèn chữ giữ vở trong lớp.
 Tôi thường xuyên đa ra các hình thức thi đua rèn chữ viết trong tổ, trong lớp để khuyến khích sự cố gắng phấn đấu của các em. Cuối mỗi đợt thi đua có tổ chức trưng bày vở đẹp để các em học tập lẫn nhau.
III. Kết quả thu được. 
 Với cách làm như trên, qua nhiều tháng áp dụng để rèn luyện học sinh, đến giữa kì II, chữ viết của lớp tôi đã đạt được như sau:
Loại A: 92,3%
Loại B: 7,7%
Loại C : 0%
C.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
 Để rèn luyện chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao cần phải xây dựng kế hoạch theo từng bước, cụ thể là:
1. Quy định nề nếp của học sinh về vở ghi và bút viết.
2. Xếp xen kẽ học sinh viết chữ xấu ngồi cạnh học sinh viết chữ đẹp để học tập bạn.
3. Hướng dẫn các em ngồi viết đúng t thế.
4. Giúp các em nắm được quy trình viết chữ, thao tác từ đơn giản đến phức tạp.
5. Tích hợp giữa dạy tập viết và dạy chính tả.
6. Thường xuyên chấm vở sạch chữ đẹp cho học sinh.
7. Phát động phong trào thi đua rèn chữ giữ vở trong lớp.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan