Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học

Cơ sở thực tiễn.

- Điều quan trọng của việc dạy giải toán là giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề toán học trong cuộc sống. Các vấn đề này được nêu dưới dạng các bài toán có nội dung khác nhau hết sức phong phú và đa dạng. Vì vậy việc giải các dạng toán này là học sinh có dịp huy động toàn bộ vốn kiến thức, kỹ năng và phương pháp mà học sinh đã được học.

- Để giải được một số bài toán có trong giải toán đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu về các dạng toán cơ bản ở tiểu học, một số kỹ năng cơ bản về các phương pháp thường dùng ở Tiểu học.

- Đối với học sinh tiểu học thì tư duy cụ thể chiếm ưu thế. Những hoạt động gây hứng thú thì các em tập trung chú ý hơn và nhớ lâu hơn. Do đó, trong giờ học toán nếu giáo viên biết cách tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học một cách linh hoạt, khoa học, có hệ thống, biến nhiệm vụ căng thẳng thành các hình thức thi đua, học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn.

Ở chương trình tiểu học hiện nay không dạy học sinh giải toán bằng phương pháp đại số, lập phương trình và hệ phương trình. Nhưng khi tiến hành giải phương trình đó thì phải giải theo phương pháp số học. Bởi lẽ hạt nhân của nội dung môn toán ở tiểu học là số học, học sinh chưa học đại số, tư duy của các em là tư duy cụ thể nên khi dạy học sinh dạng toán này phải giải bằng phương pháp số học. Bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất, giáo viên giải thích cho các em hiểu các thuật toán và gợi cho các em kiến thức liên quan đến nội dung toán học khác.

- Thể hiện các yếu tố bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Sử dụng các đồ dùng trực quan để học sinh nắm bản chất của dạng toán và phương pháp giải từng dạng Toán

- Phát hiện mối quan hệ giữa yếu tố cần tìm với yếu tố đã cho trong bài toán.

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học, phát hiện cách giải.

- Kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành để học sinh học đến đâu nhớ đến đó vì kiến thức giải toán bao trùm toàn bộ chương trình tiểu học.

- Một số phương pháp thường dùng ở Tiểu học như sau:

+ Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.

+ Phương pháp rút về đơn vị - phương pháp tỉ số.

+ Phương pháp thử chọn.

+ Phương pháp khử.

+ Phương pháp tính ngược từ cuối.

Với một khối lượng kiến thức rộng lớn như vậy khi dạy người giáo viên phải biết chốt kiến thức một cách chặt chẽ, và tìm phương pháp tính đúng và nhanh nhất để học sinh vừa đảm bảo đúng và thời gian ít nhất.

Qua phần tìm hiểu cơ sở toán học giải toán ta thấy kiến thức của các dạng toán có trong chương trình Tiểu học hết sức đa dạng và phong phú. Điều đó đòi hỏi người dạy và người học phải có một kiến thức vững chắc về chương trình toán ở tiểu học mới giải được hết các dạng toán có ở chương trình Tiểu học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải các dạng toán này là học sinh có dịp huy động toàn bộ vốn kiến thức, kỹ năng và phương pháp mà học sinh đã được học. 
- Để giải được một số bài toán có trong giải toán đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu về các dạng toán cơ bản ở tiểu học, một số kỹ năng cơ bản về các phương pháp thường dùng ở Tiểu học.
- Đối với học sinh tiểu học thì tư duy cụ thể chiếm ưu thế. Những hoạt động gây hứng thú thì các em tập trung chú ý hơn và nhớ lâu hơn. Do đó, trong giờ học toán nếu giáo viên biết cách tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học một cách linh hoạt, khoa học, có hệ thống, biến nhiệm vụ căng thẳng thành các hình thức thi đua, học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn.
Ở chương trình tiểu học hiện nay không dạy học sinh giải toán bằng phương pháp đại số, lập phương trình và hệ phương trình. Nhưng khi tiến hành giải phương trình đó thì phải giải theo phương pháp số học. Bởi lẽ hạt nhân của nội dung môn toán ở tiểu học là số học, học sinh chưa học đại số, tư duy của các em là tư duy cụ thể nên khi dạy học sinh dạng toán này phải giải bằng phương pháp số học. Bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất, giáo viên giải thích cho các em hiểu các thuật toán và gợi cho các em kiến thức liên quan đến nội dung toán học khác.
- Thể hiện các yếu tố bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. 
- Sử dụng các đồ dùng trực quan để học sinh nắm bản chất của dạng toán và phương pháp giải từng dạng Toán
- Phát hiện mối quan hệ giữa yếu tố cần tìm với yếu tố đã cho trong bài toán.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học, phát hiện cách giải.
- Kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành để học sinh học đến đâu nhớ đến đó vì kiến thức giải toán bao trùm toàn bộ chương trình tiểu học.
- Một số phương pháp thường dùng ở Tiểu học như sau:
+ Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
+ Phương pháp rút về đơn vị - phương pháp tỉ số.
+ Phương pháp thử chọn.
+ Phương pháp khử.
+ Phương pháp tính ngược từ cuối.
Với một khối lượng kiến thức rộng lớn như vậy khi dạy người giáo viên phải biết chốt kiến thức một cách chặt chẽ, và tìm phương pháp tính đúng và nhanh nhất để học sinh vừa đảm bảo đúng và thời gian ít nhất.
Qua phần tìm hiểu cơ sở toán học giải toán ta thấy kiến thức của các dạng toán có trong chương trình Tiểu học hết sức đa dạng và phong phú. Điều đó đòi hỏi người dạy và người học phải có một kiến thức vững chắc về chương trình toán ở tiểu học mới giải được hết các dạng toán có ở chương trình Tiểu học.
III. Thực trạng việc dạy và học học sinh giải toán ở trường Tiểu học Ngư Thủy Nam – Lệ Thủy – Quảng Bình.
1/ Thuận lợi:
Công tác dạy và học giải toán ở chương trình Tiểu học luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường.
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện có thể để công việc dạy và học Toán có chất lượng như có kế hoạch giảng dạy cụ thể và kiểm tra chất lượng học sinh từng tuần, tháng để có biện pháp điều chỉnh hợp lí; cung cấp đầy đủ tài liệu cho học sinh và giáo viên trong công tác dạy và học. Có những biện pháp động viên, khuyến khích học sinh và giáo viên hoàn thành nhiệm vụ tốt tạo động lực thúc đẩy công việc có hiệu quả tốt.
Giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh.
Học sinh chăm ngoan, hiếu học. 
 2/ Khó khăn:
Nói về vấn đề dạy và học Toán ở bậc Tiểu học nói chung trên thực tế còn nhiều khó khăn chưa đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều lý do, nguyên nhân khá phổ biến như:
Sự quan tâm của phụ huynh học sinh còn hạn chế đồng thời nhiều học sinh chưa có điều kiện học tập ở nhà. Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên rất nhiều gia đình phụ huynh phải đi làm ăn xa, việc học tập ở nhà, mua sắm tài liệu tham khảo cho học sinh còn ít. Do vậy, có sự ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
Giáo viên giảng dạy mới ra trường nên kinh nghiệm còn ít.
 IV. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải một số dạng toán thường dùng ở tiểu học.
Xuất phát từ các khó khăn trên, tôi đã có một số biện pháp để hướng dẫn các em giải Toán như sau.
Nâng dần giải Toán từ dễ đến khó, từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng: Chẳng hạn dùng phương pháp sơ đồ, chuyển sang ngôn ngữ bằng lời hay mô tả, dùng ký hiệu.
Thông qua một bài Toán cụ thể, tôi cho học sinh tiếp cận với bài Toán bằng nhiều cách khác nhau.
Dùng ngôn ngữ Toán học để mô tả phát hiện ra những vấn đề mới từ bài Toán. Biết đặt bài Toán trong mối liên hệ với các bài toán cơ bản ở lớp và biết huy động tối ưu các kiến thức vào giải Toán.
 - Khai thác mối liên hệ giữa các phương pháp giải Toán và khai thác kiến thức cơ bản làm cơ sở cho việc tìm kiếm lời giải của một bài Toán. Hướng cho các em tìm lời giải thuận lợi với mình( đưa về dạng Toán quen thuộc để làm).
* Ví dụ về một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học.
1. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
a. Khái niệm:
 Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng là một phương pháp giải toán ở tiểu học, trong đó mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm trong bài toán được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.
 Việc lựa chọn độ dài của các đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng và sắp thứ tự của các đoạn thẳng trong sơ đồ hợp lý sẽ giúp học sinh tìm được lời giải một cách tường minh.
b. Ví dụ:
 * Dạng bài : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
 Bài toán 1: Tổng của hai số là 121. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
GV hướng dẫn như sau:
	Tỉ số của hai số là , vì vậy nếu coi số bé là 5 phần bằng nhau ( vẽ một đoạn thẳng gồm 5 phần bằng nhau) thì số lớn là 6 phần bằng nhau như thế. 
	Vậy tổng hai số (121) gồm 5 + 6 = 11( phần). Ta có sơ đồ:
 Số bé: 
 ? 
 121
 Số lớn: 
 ? 
 Hướng dẫn giải:
 Nhìn vào sơ đồ bài toán cho thấy : 
- 121 gồm mấy phần bằng nhau?
- Muốn tìm một phần ta làm như thế nào?
- Số bé gồm mấy phần? Tìm bằng cách nào? 
- Tìm số lớn như thế nào?
Bài toán được trình bày như sau: 
	Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là : 
	5 + 6 = 11 ( phần)
	Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55
 Số lớn là: 121 - 55 = 66
 Đáp số: 55 và 66
Dạng bài: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó 
 Bài toán 2: Hiệu của hai số là 192. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
 Giáo viên hướng dẫn như sau: 
Tỉ số của hai số là , vì vậy nếu coi số bé là 3 phần bằng nhau( vẽ một đoạn thẳng gồm 3 phần bằng nhau) thỉ số lớn là 5 phần bằng nhau như thế.
 Vậy hiệu của hai số ( 192) là : 5 - 3 = 2 ( phần) .
 Ta có sơ đồ:	
 ?
Số bé
 192
Số lớn
 ?
 Hướng dẫn giải: 
 Nhìn vào sơ đồ bài toán cho thấy :
 - 192 gồm mấy phần bằng nhau? 	
 - Muốn tìm một phần ta làm như thế nào ?
 - Số bé gồm mấy phần? Tìm bằng cách nào? 
 - Tìm số lớn như thế nào?
 Bài giải được trình bày như sau:
 Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 3 = 2 (phần)
 Số bé là: 192 : 2 x 3 = 288 
 Số lớn là: 288 + 192 = 480
 Đáp số: 288 và 480
 Hướng dẫn học sinh rút ra các bước giải cho loại toán này như sau ( đây chính là nội dung cần ghi nhớ ):
 Bước 1: Vẽ sơ đồ đoạn thẳng
 Bước 2: Tìm tổng ( hiệu ) số phần bằng nhau.
 Bước 3: Tìm giá trị một phần bằng cách lấy tổng ( hiệu ) của hai số chia cho tổng ( hiệu ) số phần bằng nhau.
 Bước 4: Tìm số bé (số lớn).
 Tóm lại: Đối với học sinh , để giải được loại toán này các em cần nhận dạng được bài toán. Phải chỉ ra “tổng”, “hiệu”, “tỉ”, hiểu được ý nghĩa của tỉ số, chỉ ra được hai số cần tìm. Từ đó vận dụng công thức giải một cách linh hoạt, sáng tạo. 
2. Phương pháp rút về đơn vị - Phương pháp tỷ số.
a. Khái niệm:
 Phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỷ số là hai phương pháp giải toán, dùng để giải các bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận và đại lượng tỷ lệ nghịch.
 Trong bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận (hoặc tỷ lệ nghịch) thường xuất hiện ba đại lượng, trong đó có một đại lượng không đổi, hai đại lượng còn lại biến thiên theo tương quan tỷ lệ thuận (hoặc tỷ lệ nghịch).
 Phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỷ số là hai phương pháp giải toán khác nhau nhưng đều dùng để giải một dạng toán về tương quan tỷ lệ thuận (hoặc tỷ lệ nghịch).
b. Các bước giải bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị hoặc phương pháp tỷ số.
 Trong bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận (hoặc tỷ lệ nghịch) thường xuất hiện hai đại lượng biến thiên theo tương quan tỷ lệ thuận (hoặc tỷ lệ nghịch). Trong hai đại lượng biến thiên, người ta thường cho biết hai giá trị của đại lượng này và một giá trị của đại lượng kia rồi yêu cầu tìm giá trị còn lại của đại lượng thứ hai.
 Để tìm giá trị này có thể dùng phương pháp rút về đơn vị hoặc phương pháp tỷ số.
* Phương pháp rút về đơn vị.
 Khi giải bằng phương pháp rút về đơn vị ta tiến hành theo các bước sau:
 Bước 1: Rút về đơn vị: Trong bước này ta tính một đơn vị của đại lượng thứ nhất ứng với bao nhiêu đơn vị của đại lượng thứ hai hoặc ngược lại.
 Bước 2: Tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai: Trong bước này lấy giá trị còn lại của đại lượng thứ nhất nhân với (hoặc chia cho) giá trị của đại lượng thứ hai tương ứng với một đơn vị của đại lượng thứ nhất (vừa tìm được ở bước 1).
* Phương pháp tỷ số.
 Khi giải bài toán bằng phương pháp tỷ số ta tiến hành theo các bước sau:
 Bước 1: Tìm tỷ số. Ta xác định trong hai giá trị đã biết của đại lượng thứ nhất thì giá trị này gấp (hoặc kém) giá trị kia mấy lần.
 Bước 2: Tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai.
c. Ví dụ:
 Bài toán 1: May 5 bộ quần áo như nhau hết 20m vải. Hỏi may 23 bộ quần áo như thế thì hết bao nhiêu mét vải cùng loại?
 Phân tích
 Trong bài toán này xuất hiện ba đại lượng:
 - Số mét vải để may 1 bộ quần áo là đại lượng không đổi.
 - Số bộ quần áo và số mét vải là hai đại lượng biến thiên theo tương quan tỷ lệ thuận.
 Ta thấy:
 May 5 bộ quần áo hết 20m vải.
 May một bộ quần áo hết ?m vải.
 May 23 bộ quần áo hết ?m vải.
 Bài giải:
 Số mét vải để may 1 bộ quần áo là:
 20 : 5 = 4 (m)
 Số mét vải để may 23 bộ quần áo là:
 4 x 23 = 92 (m)
 Đáp số: 92m vải.
 Bài toán 2: Dùng 32m vải thì may được 8 bộ quần áo như nhau. Hỏi dùng 100m vải cùng loại thì may được bao nhiêu bộ quần áo như thế?
 Phân tích
 Dùng 32m thì may được 8 bộ
 Dùng ? m thì may dược 1 bộ?
 Dùng 100m thì may được ? bộ?
 Bài giải
 Số mét vải dùng để may 1 bộ quần áo là:
 32 : 8 = 4 (m)
 Dùng 100m vải may được số bộ quần áo là:
 100 : 4 = 25 (bộ)
 Đáp số: 25 bộ
3. Phương pháp thử chọn.
a. Khái niệm:
 Phương pháp thử chọn dùng để giải các bài toán về tìm một số khi số đó đồng thời thỏa mãn một số điều kiện cho trước.
 Phương pháp thử chọn có thể dùng để giải các bài toán về cấu tạo số tự nhiên, cấu tạo số thập phân, cấu tạo phân số và cả các bài toán về hình học, toán về chuyển động đều, toán tính tuổi,...
b. Các bước tiến hành khi giải toán bằng phương pháp thử chọn.
 Khi giải bài toán bằng phương pháp thử chọn ta thường tiến hành theo hai bước:
 Bước 1: Liệt kê: Trước hết ta xác định các số thỏa mãn một số trong các điều kiện mà đề tài yêu cầu (tam bỏ qua các điều kiện còn lại). Để lời giải ngắn gọn và chặt chẽ, ta cần cân nhắc chọn điều kiện để liệt kê sao cho số các số liệt kê được theo điều kiện này là ít nhất.
 Bước 2: Kiểm tra và kết luận: Lần lượt kiểm tra mỗi số vừa liệt kê ở bước một có thỏa mãn các điều kiện còn lại mà đề bài yêu cầu hay không? Số nào thỏa mãn là số phải tìm. Số nào không thỏa mãn các điều kiện còn lại thì ta loại bỏ. Bước kiểm tra và kết luận thường được thể hiện trong một bảng.
c. Ví dụ:
Bài toán : Tìm số tự nhiên lẻ có hai chữ số, biết rằng tổng các chữ số của nó bằng 9 và tích các chữ số của nó là số tròn chục có hai chữ số.
 Phân tích:
 Số cần tìm phải thỏa mãn ba điều kiện:
 - Là số lẻ có hai chữ số.
 - Có tổng các chữ số bằng 9.
 - Có tích các chữ số là số tròn chục có hai chữ số.
 Trong bước thứ nhất ta có thể liệt kê các số thỏa mãn điều kiện thứ nhất và thứ hai hoặc liệt kê các số thỏa mãn điều kiện thứ nhất và thứ ba.
 Nếu chọn cách một ta được các số 81; 27; 63 và 45.
 Nếu chọn cách hai ta được các số 25, 45, 65 và 85.
 Trong bước thứ hai ta lần lượt kiểm tra từng số vừa liệt kê với điều kiện còn lại rồi rút ra kết luận.
 Bài giải:
Cách 1: Các số lẻ có hai chữ số mà tổng các chữ số bằng 9 là 81; 27; 63 và 45. Ta có bảng sau:
ab
a x b
Kết luận
81
8
Loại
27
14
Loại
63
18
Loại
45
20
Chọn
 Vậy số phải tìm là 45.
Cách 2: Các số lẻ có hai chữ số mà tích các chữ số của nó là số tròn chục là 25, 45, 65 và 85. Ta có bảng sau:
ab
a + b
Kết luận
25
7
Loại
45
9
Chọn
65
11
Loại
85
13
Loại
Vậy số cần tìm là 45.
4. Phương pháp khử.
a. Khái niệm:
 Trong nhiều bài toán, người ta cho biết kết quả sau khi thực hiện các phép tính trên cặp số liệu của hai đại lượng. Ta phải tìm giá trị ứng với một đơn vị của mỗi đại lượng đó.
 Để giải bài toán bằng phương pháp khử, ta điều chỉnh cho hai giá trị của một đại lượng trong hai cặp là như nhau. Dựa vào sự chênh lệch giữa hai giá trị của đại lượng còn lại, ta tìm được giá trị tương ứng với một đơn vị của đại lượng này.
b. Ví dụ:
 Bài toán: Giá tiền một gói bánh và 1kg đường là 14000đồng, 1kg đường và 1 hộp sữa là 13000đồng, 1 hộp sữa và một gói bánh là 11000đồng.
 Tính giá tiền một gói bánh, giá tiền 1kg đường và giá tiền một hộp sữa.
 Phân tích:
 Ta có thể tóm tắt bài toán như sau:
 1 gói bánh và 1kg đường: 14000 đồng.
 1kg đường và một hộp sữa: 130000đồng.
 1 hộp sữa và một gói bánh: 11000đồng.
 Nhìn vào đây ta tính được giá tiền của hai gói bánh, 2kg đường và 2 hộp sữa. Từ đó tính được giá tiền 1 gói bánh, 1kg đường và 1 hộp sữa. 
 Từ phân tích trên ta đi đến bài giải.
 Bài giải:
 Giá tiền 1 gói bánh, 1kg đường và 1 hộp sữa là:
 (14000 + 13000 + 11000) : 2 = 19000 (đồng)
 Giá tiền 1 hộp sữa là:
 19000 - 14000 = 5000 (đồng)
 Giá tiền 1 gói bánh là:
 19000 - 13000 = 16000 (đồng)
 Giá tiền 1kg đường là:
 19000 - 11000 = 8000 (đồng)
 Đáp số: 1 hộp sữa: 5000 đồng 
 1 gói bánh: 16000 đồng
 1kg đường: 8000 đồng
5. Phương pháp tính ngược từ cuối.
a. Khái niệm:
 Có một số bài toán cho biết kết quả sau khi thực hiện liên tiếp một số phép tính đối với số phải tìm. Khi giải các bài toán dạng này bằng phương pháp tính ngược từ cuối, ta thực hiện liên tiếp các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong bài toán. Kết quả tìm được trong bước trước chính là thành phần đã biết của phép tính liền sau đó. Sau khi thực hiện hết dãy các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong đề bài, ta nhận được kết quả cần tìm.
b. Ví dụ:
 Bài toán: Tìm một số biết rằng khi bớt số đó đi 2, sau đó chia cho 6, được bao nhiêu cộng với 2, cuối cùng nhân với 4 được kết quả bằng 20.
 Phân tích:
 + Ta có thể xác định được số trước khi nhân với 4 được kết quả là 20.
 + Dựa vào số tìm được ở bước 1, ta sẽ tìm được số trước khi cộng với 2.
 + Dựa vào số tìm được ở bước 2, ta sẽ tìm được số trước khi chia cho 6.
 + Dựa vào số tìm được ở bước 3, ta sẽ xác định được số cần tìm (là số trước khi trừ đi 2).
Bài giải:
Số trước khi nhân với 4 là:
20 : 4 = 5
Số trước khi cộng với 2 là:
5 - 2 = 3
Số trước khi chia cho 6 là:
3 x 6 = 18
Số cần tìm là:
18 + 2 = 20
Vậy số cần tìm là 20.
V. Hiệu quả đạt được.
Qua việc vận dụng một số phương pháp đã nêu ở trên trong công tác giảng dạy học sinh giải toán. Thực tế từ công tác giảng dạy của giáo viên và từ khảo sát chất lượng học sinh trong năm qua, cho thấy chất lượng học sinh ở nội dung này có sự chuyển biến tích cực.
Các phương pháp đã trình bày có tác dụng định hướng, thúc đẩy và hỗ trợ cho giáo viên trong việc giảng dạy học sinh giải toán. Giáo viên đã xác định được kiến thức cơ bản trọng tâm, đồng thời tập trung vào những kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh sát phù hợp với học sinh ở trường mình đang công tác. Giáo viên đã tìm ra được biện pháp dạy học phù hợp để có kết quả cao. Trong công tác dạy học sinh giải toán thì giáo viên nên kết hợp dạy lý thuyết và thực hành giải toán trong đó cần tăng cường thời gian luyện tập thực hành cho học sinh.
 Các phương pháp dạy học đã được áp dụng và có hiệu quả, tạo sự hứng thú, tích cực trong hoạt động học tập của học sinh. Huy động được học sinh các lớp tham gia hoạt động học tập. Đã củng cố được niềm tin trong học tập cho học sinh.
 VI. Bài học kinh nghiệm.
- Để nâng cao chất lượng học sinh giải toán có hiệu quả, trước hết giáo viên phải chú trọng công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tự học, tự nghiên cứu để nắm được những định hướng cơ bản về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng sáng tạo những định hướng đổi mới đó vào nội dung dạy học nói chung và dạy học bồi dưỡng nói riêng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, từ đó có kế hoạch để chuẩn bị bài dạy, và có biện pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của trường mình đang công tác
 - Để giúp học sinh nắm vững phương pháp giải toán, người giáo viên phải kiên trì hướng dẫn đi từ bài toán mẫu đến luyện tập , từ bài dễ nâng dần lên mức cao hơn, từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng và chuyển sang suy diễn, phán đoán.
 - Giáo viên phải biết khai thác mối liên hệ giữa phương pháp giải toán góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực toán học cho học sinh.
 - Trong mỗi mạch kiến thức, cần giúp học sinh hiểu ngay ý nghĩa của các thuật ngữ, tên gọi chung của mạch kiến thức đó.
 - Qua mỗi dạng bài, giáo viên cần giúp học sinh phân tích các tình huống, dự kiện để hiểu và nhận dạng bài toán.
- Có kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì. Theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng từng đối tượng học sinh qua từng thời điểm để có giải pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
- Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc giảng dạy.
- Luôn thân thiện, cởi mở với HS, luôn mẫu mực trong lời nói, việc làm, thái độ, cử chỉ, có tấm lòng trong sáng, lối sống lành mạnh để HS noi theo, tạo cho các em có niềm say mê hứng thú học môn Toán.
 - Học sinh cần có nhiều loại sách để tham khảo.
 - Luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập.
PHẦN III:KẾT LUẬN
Qua bốn năm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng người thầy cần phải không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên theo dõi và nghiên cứu nội dung chương trình các dạng toán ở tiểu học và sáng tạo trong công tác giảng dạy.
Trong khi giải toán, học sinh phải tư duy một cách rất tích cực và linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng vào các tình huống khác nhau.
Trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và ở chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
Dạy học toán ở tiểu học trước hết nhằm giúp học sinh luyện tập củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán, từng bước tập vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn cuộc sống.
Để học sinh có được những kỹ năng giải toán đó, người giáo viên phải bằng nghệ thuật dạy học của mình huy động được những hiểu biết và tri thức của học sinh để có thể tự mình chiếm lĩnh tri thức của bài dạy một cách độc lập, sáng tạo. Người giáo viên phải nắm được sát tình hình của từng đối tượng học sinh trong lớp để có phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, gây hứng thú, say mê học toán ở học sinh.
Người giáo viên muốn giảng dạy giải toán có kết quả cao trước hết phải tự mình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môn toán, thường xuyên trao đổi về nội dung và phương pháp dạy toán, tham gia các chuyên đề, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp Đồng thời phải có lòng say mê với nghề nghiệp và có tâm huyết trong nghề dạy học.
Tuy nhiên, để có những kết quả mong đợi, ngoài vai trò của người thầy, ngoài những nỗ lực cố gắng của học sinh, đòi hỏi phải có sự quan tâm hỗ trợ của nhà trường để giáo viên có nhiều tài liệu tham khảo, có kế hoạch tổ chức dạy và học cụ thể đồng thời phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu về các phương pháp giải toán ở Tiểu học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân, trong thời gian qua tôi đã áp dụng và thu được những kết quả khả quan. Kính mong các đồng chí đồng nghiệp tham khảo và đóng góp thêm để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Toán.
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giai_toan_thuong_du.doc
Sáng Kiến Liên Quan