Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác xây dựng tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt

Thực trạng:

 Năm học 2018- 2019, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3+5A. Lớp có tổng số 20 em (Nhóm 3: 11 em; Nhóm 5: 9 em); Học sinh khuyết tật: 2 em, trong đó nhóm 3: 1 em; nhóm 5: 1 em. Lớp học có 2 nhóm đối tượng và có thêm học sinh khuyết tật nên việc ổn định nề nếp là rất khó khăn và phức tạp. Qua mấy tháng hè các em vui chơi thỏa thích khi trở lại trường học, thời gian đầu của năm học các em đã phá vỡ nế nếp học tập, các em có những biểu hiện như:

- Không chịu ngồi yên, hay quay ngang quay ngửa không tập trung vào học tập và thường ra vào lớp tự do.

- Một số em, ít vâng lời, thường hay chán nản không muốn đọc bài, làm bài

- Một số em thường hay đi học trễ và hay ra ngoài trốn học để chơi không muốn vào lớp học.

- Các em hay nói chuyện riêng và đi lại tự do trong lớp.

- Một số em không muốn tham gia các hoạt động tập thể như các buổi sinh hoạt Đội Sao và lao động.

- Một số em chưa tự giác trong việc rèn luyện vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học, trường học.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác xây dựng tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A- ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Hồ Chủ Tịch đã dạy:
“Khi ngủ ai cũng như lương thiện
 Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
 Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Thật đúng vậy, bản tính của con người phần lớn là do giáo dục và môi trường tạo nên. Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi càng nhỏ thì càng dễ uốn nắn, dạy bảo. Trẻ em sinh ra và lớn lên trong một môi trường giáo dục lành mạnh chắc chắn trẻ sẽ phát triển tốt, ngược lại nếu trẻ phải sống trong môi trường giáo dục không lành mạnh thì trẻ sẽ phát triển xấu, dễ nhìn thấy nhất là lời nói, cử chỉ, và các hành vi thường ngày của trẻ. 
Muốn trẻ lớn lên nhân cách được phát triển toàn diện thì ngay ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học trẻ phải được uốn nắn dạy dỗ bắt đầu từ những hành vi cụ thể. Ông bà ta cũng thường hay nói: “Uốn cây từ thưở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”. Bởi thể việc xây dựng nề nếp, giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan trọng, cấp thiết và nặng nề đối với mỗi gíao viên chủ nhiệm nói chung và giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học nói riêng.
Vậy làm sao để học sinh tiểu học có được nế nếp học tập và sinh hoạt tốt, có được những hành vi đạo đức phù hợp, thực hiện đầy đủ các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của lứa tuổi các em, đó là điều mà tôi phải trăn trở khi bản thân được giao làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm liền. Để trả lời câu hỏi đó bản thân tôi đã học hỏi các anh chị đồng nghiệp đi trước, tìm hiểu qua sách vở, báo chí để có được nhiều biện pháp áp dụng vào lớp chủ nhiệm của minh và công lao của tôi bước đầu cũng đã đem lại kết quả đáng mùng trong sự tiến bộ cả nề nếp lẫn học tập của các em học sinh. Tôi xin được trình bày lại qua tên đề tài: “Một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác xây dựng tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt”
B- NỘI DUNG:
I. Thực trạng:
 Năm học 2018- 2019, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3+5A. Lớp có tổng số 20 em (Nhóm 3: 11 em; Nhóm 5: 9 em); Học sinh khuyết tật: 2 em, trong đó nhóm 3: 1 em; nhóm 5: 1 em. Lớp học có 2 nhóm đối tượng và có thêm học sinh khuyết tật nên việc ổn định nề nếp là rất khó khăn và phức tạp. Qua mấy tháng hè các em vui chơi thỏa thích khi trở lại trường học, thời gian đầu của năm học các em đã phá vỡ nế nếp học tập, các em có những biểu hiện như:
Không chịu ngồi yên, hay quay ngang quay ngửa không tập trung vào học tập và thường ra vào lớp tự do. 
Một số em, ít vâng lời, thường hay chán nản không muốn đọc bài, làm bài
Một số em thường hay đi học trễ và hay ra ngoài trốn học để chơi không muốn vào lớp học.
Các em hay nói chuyện riêng và đi lại tự do trong lớp.
Một số em không muốn tham gia các hoạt động tập thể như các buổi sinh hoạt Đội Sao và lao động.
Một số em chưa tự giác trong việc rèn luyện vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học, trường học.
II. Biện pháp thực hiện:
1/ Tìm hiểu đặc điểm và hoàn cảnh của học sinh:
Việc giáo dục nề nếp và đạo đức cho học sinh không thể chỉ làm trong ngày một ngày hai mà phải thường xuyên liên tục và phải kiên trì trong suốt một thời gian dài và công việc tìm hiểu đặc điểm, cá tính và hoàn cảnh của từng em là việc làm không thể thiếu đối với người giáo viên chủ nhiệm, bởi vậy ngay từ ngày đầu nhận lớp việc làm đầu tiên của tôi là tìm hiểu và nắm bắt tình tình học sinh. Tôi nắm bắt đặc điểm và hoàn cảnh học sinh qua nhiều kênh thông tin: Có thể trao đổi tìm hiểu từ chính những học sinh trong lớp, hay qua sự trao đổi với các giáo viên bộ môn hoặc từ phía phụ huynh học sinh, từ Ban nhân dân thôn, già làng Hầu hêt các cuộc trao đổi tìm hiểu đều mang tính chất riêng tư, tôi tuyệt đối không trao đổi trước lớp hay trước mặt học sinh vì một số em cá biệt có thể có những mặc cảm hoặc tự ái cá nhân. Bằng những việc làm như vậy tôi đã nắm bắt được tính cách, đặc điểm, hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp.
2/ Xây dựng nội quy trường lớp, chọn đội ngũ cán sự lớp và phát huy năng lực của đội ngũ cán sự lớp.
 Việc xây dựng Nội quy lớp học là việc làm không thể thiếu của tất cả các lớp học nhưng việc xây dựng Nội quy như thế nào để học sinh tích cực và tự giác chấp hành đó là điều mà tôi đã suy nghĩ và thực hiện trong năm học này. Tôi không đưa ra một loạt các yêu cầu và ghi vào bảng Nội quy để bắt các em thực hiện vì như vậy là áp đặt và có đôi khi học sinh không hiểu sâu sắc và thấm nhuần về những điều đã nêu trong Nội quy mà cô giáo đưa ra. Thay vì điều đó tôi tổ chức hướng dẫn và gợi ý cho học sinh tự nêu lên các quy định chung của lớp để cả lớp phải thực hiện. Mỗi học sinh đưa ra một ý kiến và cả lớp biểu quyết giơ tay nhất trí. Với cách tổ chức xây dựng Nội quy giống như một bài học đạo đức, các em học sinh của lớp đã xây dựng được 10 điều em phải thực hiện tốt:
Hàng ngày em đi học đầy đủ và đúng giờ, nếu muốn nghỉ học phải xin phép cô giáo và được cô đồng ý (sáng 7 giờ, chiều 1 giờ 30 phút)
2. Không bỏ học để theo cha me, hoặc người lớn đi làm nương rẫy.
Ngồi học trong lớp em không nói chuyện riêng, không tự do đi lại trong lớp, muốn ra ngoài phải xin phép cô giáo.
Trong lớp chăm chú nghe cô giảng bài, đọc bài, làm bài theo yêu cầu của cô, nếu không biết làm bài giơ tay lên thưa cô để cô giúp đỡ.
Tự giác vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ, thường xuyên.
Không viết, vẽ bậy lên tường, lên cửa hoặc làm bể kính của lớp học. 
Nếu thấy người nào đó phá hoại tài sản của lớp, trường em báo cáo ngay với cô giáo hoặc thôn trưởng
Em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy và đi bộ đúng phần đường dành cho người đi bộ, không chơi ở gần đường giao thông, hoặc ao hồ sông suối.
Không cãi nhau, không đánh nhau, không nói tục.
 Không lấy cắp đồ dùng của bạn. Nếu thiếu hoặc quên đem đồ dùng phải báo cáo với cô giáo.
 Sau khi các em đã xây dựng được Nội quy của lớp tôi phóng to trên tờ giấy khổ lớn treo trên lớp và yêu cầu các tổ dựa vào đó để theo dõi lẫn nhau và chấm điểm thi đua hàng tuần theo hình thức chấm chéo.
 Ngoài ra việc lựa chọn để bầu ban cán sự lớp và phát huy được năng lực của đội ngũ Cán sự lớp là vô cùng quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Vào đầu tuần thứ hai của năm học sau khi đã tìm hiểu được tình hình học sinh tôi tổ chức cho các em bình bầu Ban cán sự lớp, mặc dù là học sinh bình bầu và lựa chọn nhưng giáo viên chủ nhiệm phải là người định hướng để đội ngũ cán sự lớp trong lần đầu của năm học phải là những em học sinh ngoan ngoãn, vâng lời, học giỏi, chăm học, có ý thức tập thể cao. Sau khi đã ổn định được đội ngũ cán sự lớp, tôi tìm mọi biện pháp để phát huy hết khả quản lí lãnh đạo của các em. Giao cho học sinh tự quản lí chấm điểm về sĩ số, giờ giấc, trật tự ra vào lớp của các em theo từng tổ và có sự thi đua trong các tổ, hàng tuần có sơ kết, có thưởng, có phê bình, có động viên của giáo viên chủ nhiệm. Tôi luôn chú trọng biện pháp tạo dư luận tốt và nêu gương tốt trong tập thể để các em khắc phục và noi theo. Chẳng hạn trong lớp có em  hay lợi dụng lúc cô sang nhóm khác không để ý là lẻn ra ngoài để giả vờ đi vệ sinh rồi chơi sau nhà, tôi lên thang điểm (trừ điểm) của mục này thật cao để hạ điểm thi đua của tổ, sau khi sơ kết tuần điểm thi đua của tổ quá thấp, chính các em học sinh trong tổ tạo dư luận để phê phán bạn của mình làm cả tổ mất điểm thi đua, mất khen thưởng, học sinh đó sẽ thấy ái ngại với bạn bè rồi tự khắc phục. Tuy nhiên những lúc như vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người xoa dịu động viên để học sinh đó cố gắng khắc phục, biện pháp này gọi là: “Kẻ đấm, người xoa”. Biện pháp nêu gương cũng đóng một vai trò quan trọng, cứ cuối mỗi tuần tôi đều cho các tổ lựa chọn bạn đi học chuyên cần, chăm chỉ học tập hoặc bạn có nhiều công lao trong việc giúp đỡ bạn học tập để tuyên dương và tất nhiên là có thưởng, phần thưởng thì tùy vào khả năng của cô giáo. Bằng những việc làm thiết thực như vậy lớp đã dần đi vào ổn định.
3/ Giáo dục học sinh bằng tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ
Câu hát: “Cô giáo như mẹ hiền” quả thật rất đúng, muốn giáo dục, uốn nắn hay phê bình học sinh trước hết ta phải hòa mình vào làm một với tập thể, với các em học sinh. Muốn chê trước hết ta phải tìm ra một điểm nào đó tốt của học sinh để khen, đó là một nghệ thuật sư phạm. Phải làm cho học trò thấy được tình yêu thương của cô đối với chính các em thì khi đó mọi sự trách móc của cô các em mới thấy có lỗi vì cô giáo đã rất mực yêu thương, lo lắng, dạy đỗ cho mình mà mình lại làm cô buồn. Muốn làm được điều này ngoài việc giảng dạy trên lớp tôi thường quấn quýt với các em trong giờ ra chơi và các buổi sinh hoạt chung của lớp như đọc sách cùng các em, cùng các bạn nghe các em đọc sách, chơi trò chơi chung với các em, gội đầu cho các em, cùng ăn và cùng múa với các em trong dịp nô- en. Quyên góp quần áo đồ dùng cũ để cho các em. Đến nhà thăm hỏi động viên khi các em đau ốm hay có chuyện buồn
 Chính từ lòng nhân ái, bao dung vị tha đó tôi đã cảm hóa được học sinh và lớp học cô trò trở nên gần gũi, thân thiện. 
4/Tập cho học sinh những hành vi, thói quen để hình thành các chuẩn mực đạo đức:
 Thói quen đạo đức được hình thành từ những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống thường ngày của con người. Đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học các em thường hay bắt chước hành vi của người lớn và các em tiếp thu rất nhanh. Vì vậy nếu trong tập thể mọi người đều có những hành vi tốt thì các em sẽ tự học theo và tạo thành nếp sống đạo đức tốt. Là người giáo viên chủ nhiệm muốn giáo dục đạo đức cho các em trước hết chính cô giáo phải là tấm gương sáng, sau đó là đội ngũ cán sự lớp. Tôi luôn chỉnh chu trong trang phục đến lớp, lời nói, cử chỉ phải cân nhắc, không nói chuyện điện thoại trước mặt các em vì có khi cách nói với bạn bè trong điện thoại, không phù hợp với các em. Tôi tập cho học sinh cách xưng hô với bạn bè, cách nói lời cảm ơn khi nhận được quà, hoặc sự giúp đỡ của người khác. Tôi tổ chức cho các em đến thăm nhà bạn khi nhà bạn có chuyện buồn. Tập cho học sinh bioeets phê phán bạn khi bạn nói năng, xưng hô không đúng, nói từ tục
 Tôi phát động phong trào “ Nói lời hay, làm việc tốt” và tuyên dương khi học sinh được các bạn khác khen là làm được việc tốt.
 5/ Tạo hứng thú trong các giờ học
 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là nhanh mệt mỏi và khả năng chú ý thấp nên khi học tập căng thẳng là các em dễ chán và sinh ra mất tập trung hoặc nói chuyện hay đi ra ngoài. Nắm bắt từ thực tế này tôi luôn chú trọng biện pháp tạo hứng thú trong giờ học. Trong giờ học tôi thường tổ chức trò chơi giữa tiết, trò chơi không mất thời gian nhiều, dễ hiểu, dễ chơi và không phức tạp.
Chẳng hạn: trong tiết Toán tôi tổ chức các trò chơi “ Đi tìm nhà Toán học”, “ Ai nhanh ai đúng”, “Trò chơi tiếp sức” “Vuông, tròn, tam giác”
Trong tiết Tập đọc tôi tổ chức trò chơi: “Đi tìm tác giả”; “Em tập làm ca sĩ”; “Người mẫu tương lai”
 Ngoài việc lồng ghép trò chơi trong các tiết học, trong tiết sinh hoạt để các em không nhàm chán khi tuần nào cũng nghe các bạn phê bình tôi cũng thay đổi hình thức bảng các trò chơi tập thể mang tính chất đoàn kết như: “Kéo co”; “Thi im lặng”; “Chiếc ghế danh dự”
6/ Công tác phối kết hợp với Ban nhân dân thôn và phụ huynh học sinh:
Nhận thức của người dân Ba Na còn hạn chế, một số phụ huynh cũng đã ý thức được việc học của con, nên có sự hợp tác với cô giáo để bảo ban con đi học và nghe lời cô, tuy nhiên phần đa là không quan tâm, con muốn đi học hay không là tùy ở nó thậm chí có vài phụ huynh khi vào nhà vận động họ còn nói rằng: “Học cũng ăn cơm, không học cũng ăn cơm”; “Học cũng cầm cái cuốc, không học cũng cầm cái cuốc”; Vì giao tiếp tiếng của người đồng bào Ba Na cũng chưa thành thạo nên tôi tiếp cận với Bân nhân dân thôn ngay từ ngày đầu nhận lớp; Những thành viên của Ban nhân dân thôn hiểu biết tiếng Việt rất tốt nên họ có thể hiểu và giải thích cặn kẽ cho người dân bằng tiếng bản xứ và tiếng nói của họ rất có giá trị đối với dân làng. Bởi vậy tôi đã nối kết Ban nhân dân thôn với tất cả những người có uy tín và người có tâm, có sự nhiệt tình với giáo dục thành một khối thống nhất để trong mỗi cuộc họp hay những hôm đi vận động học sinh ra lớp họ cùng nhau đưa ra tiếng nói chung, tạo ra sự phản đối, đối với những phụ huynh không quan tâm tới việc đi học của con cái và có những câu nói đi ngược lại giáo dục. Để làm được điều này bản thân tôi phải có mối quan hệ tốt với thôn, làng. Chẳng hạn trong những ngày làng có việc hiếu, việc hỉ, lễ nô- en, mừng nhà mới, mừng em bé đầy tháng tôi đều có mặt để tham gia cùng họ.
 Trong các kỳ họp phụ huynh ngoài việc thông báo kết quả học tập và rèn luyện của con em họ, tôi luôn chú tâm lắng nghe trao đổi và tâm tư nguyện vọng của nhân dân, luôn chú ý đến gia đình có hoàn cảnh khó khăn để tìm sự hỗ trợ cho họ như kiến nghị về địa phương một số chế độ của dân chưa đảm bảo như thẻ bảo hiểm y tế, quyên góp một sô quần áo cũ để phát cho các gia đình nghèo còn rách rưới 
7/ Phối hợp với giáo viên Tổng Phụ trách đội để tổ chức các hoạt động tập thể:
Hoạt động tập thể là môi trường để gắn kết các thành viên trong lớp với nhau và giáo dục học sinh tình đoàn kết gắn bó. Thời gian trong buổi học rất ít để có thể tổ chức các hoạt động lớn mang tính tập thể, bởi vậy trong những buổi sinh hoạt đội tôi phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách để vừa hướng dẫn các em thực hiện tốt các kĩ năng của Đội Sao, vừa chơi trò chơi và múa hát tập thể. Tôi chọn những trò chơi để cả lớp được tham gia và mang nhiều yếu tố tập thể để giáo dục các em sự khéo léo, tinh thần tập thể và tính đoàn kết. Chẳng hạn như trò chơi nhảy dây tiếp sức (mỗi học sinh một sợi dây, học sinh trong đội chơi lần lượt nhảy và đếm số lần nhảy cho đến khi vướng dây, cộng dồn lại cho đến em cuối cùng, nếu đội nào nhiều lần nhảy nhất sẽ được giải). Trò chơi vận chuyển nước chống hạn ( mỗi em trong đội trên miệng cặp một chiếc cốc nhựa, các em xếp theo một đường thẳng, em đứng đầu tiên dùng tay múc nước ở chậu rồi cặp vào miệng và rót vào cốc của em đứng sau, không được dùng bằng tay, chỉ được thao tác khom lưng và điều khiển bằng miệng và đầu để rót, em đứng cuối cùng đổ vào chậu, khi tiếng còi kết thúc đội nào vận chuyển được nhiều nước về chậu đội đó sẽ được giải
 III. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:
1/ Kết quả đạt được:
 Qua quá trình nghiên cứu, chuẩn bị và áp dụng những biện pháp trên vào đầu năm học 2018- 2019 đến nay, tôi thu được kết quả như sau:
- Nề nếp lớp được cải thiện, phong trào học tập của lớp khởi sắc, lớp học trở nên sinh động hơn.
- Tình trạng đi học muộn được cải thiện, không có em nào bỏ học. Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đảm bảo.
- Chất lượng giáo dục của lớp được cải thiện hơn so với đầu năm. Học sinh đọc, viết yếu, viết chữ xấu đến nay đã biết đọc, biết cách trình bày vở và giữ vở sạch sẽ.
 Cụ thể qua tổng hợp đánh giá cuối học kì ( trừ 1 học sinh khuyết tật không đánh giá):
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất:
Mức đạt được
Năng lực
Phẩm chất
Tự phục vụ
Giao tiếp, Hợp tác
Tự học, tự giải quyết vấn đề
Chăm học, chăm làm
Tự tin, trách nhiệm
Trung thực, kỉ luật
Đoàn kết, yêu thương
Tốt
4
2
2
6
2
2
6
Đạt
15
17
14
12
17
17
13
Cần cố gắng
0
0
3
1
0
0
0
- Môn học và các hoạt động giáo dục:
Môn/ xếp loại
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tiếng Việt
2
14
3
Toán
2
14
3
Ngoại ngữ
1
16
2
Đạo đức
2
17
0
Khoa học (N5)
1
6
2
Lịch sử- Địa lí (N5)
1
6
2
Âm nhạc
2
17
0
Mĩ thuật
2
17
0
Thủ công
2
17
0
Thể dục
1
18
0
TN&XH (N3)
1
9
0
2/ Bài học kinh nghiệm:
 Để có được kết quả như vậy là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của tôi và sự cố gắng của học sinh. Qua đó tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân tôi:
 - Nói chung công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học rất phong phú và phức tạp. Nó đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và vượt khó. Chúng ta phải thực sự yêu thương học sinh, chỉ có tình yêu thương mới giúp chúng ta cảm hóa được tất cả các em. 
 - Muốn giáo dục học sinh có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp đồng bộ các tổ chức như: Giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội, phụ huynh học sinh. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
 - Đối với tập thể lớp, người giáo viên bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục học sinh. 
 - Phải nắm được đặc điểm chung của lứa tuổi để có những tác động chung phù hợp, mặt khác phải nắm được đặc điểm riêng của từng em mới có tác động tích cực với từng đối tượng học sinh.
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp cần tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giáo dục sát với học sinh, nhằm thúc đẩy việc tiến bộ của lớp.
C- KẾT LUẬN
1/ Kết quả của việc ứng dụng đề tài:
 Tuy các biện pháp tôi đưa ra đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả rất khả quan. Trong quá trình áp dụng, tôi đã chia sẻ với một số anh chị đồng nghiệp trong khối và cũng được họ vận dụng. Tôi tin chắc rằng với cách thực hiện như trên thì công việc chủ nhiệm lớp đặc biệt là đối với các lớp học sinh dân tộc thiểu số không còn là nỗi trăn trở của giáo viên nữa. 
 2/ Kết luận 
 Là một giáo viên tiểu học, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mình phụ trách, đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó học hỏi, tham khảo và rút ra những kinh nghiệm trong thực tế lớp mình phụ trách để giúp các em hình thành nhân cách và phát triển năng lực. Phải nhiệt tình, gần gũi, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực. Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh với các đoàn thể trong nhà trường, với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. 
 Trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ xúc phạm với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. Cùng với lòng nhiệt thành của người thầy và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân các em thì chúng ta tin tưởng vào kết quả học tập tốt sẽ đến với các em. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh là nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng lương tâm của người thầy và hãy nhận lấy trách nhiệm về mình và thực hiện theo phương châm “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
 Trên đây là một số biện pháp và kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tích lũy và thực hiện trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách của học sinh. Trong bài viết chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp cho bản thân tôi được tiếp thu những cái mới, cái hay trong kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm để đưa tập thể lớp ngày một tiến bộ hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 H’ra, ngày 16 tháng 1 năm 2019
 Người viết
 Trịnh Kiều Oanh
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_de_lam_tot_cong_ta.doc
Sáng Kiến Liên Quan