Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý và tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non
Đối với GVMN, ở góc độ chuyên môn, GVMN là người hiểu rõ về công việc chăm sóc - giáo dục trẻ mà mình phụ trách ở trường MN, yêu trẻ, yêu nghề, có kỹ năng lựa chọn những phương pháp giảng dạy, chăm sóc có hiệu quả. Ngoài ra, GVMN còn biết quan tâm đến những vấn đề mà ngành học của mình đang cố gắng giải quyết. Ớ góc độ khoa học giáo dục, GV tốt là người có hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học, hiểu và ý thức được rằng nếu không có những tri thức khoa học về giáo dục thì sẽ không thể cộng tác được với học sinh. GV tốt là người nắm vững các kỹ năng đến mức hoàn thiện trong một lĩnh vực hoạt động lao động nào đó, là người “lão luyện” trong công việc của mình. Những GV như vậy, ngoài hiệu quả đào tạo của nhà trường sư phạm và tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân, còn phụ thuộc không ít vào vai trò quản lý trường học của Hiệu trưởng trong việc chú ý bồi dưỡng chuyên môn cho GV.
Chuyên môn của giáo viên MN chủ yếu là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hai lĩnh vực chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục luôn diễn ra song song và đồng thời với nhau, gắn kết với nhau và không tách rời nhau: Trong hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng có giáo dục và trong giáo dục có chăm sóc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mặt thể chất cũng như tinh thần.
Bồi dưỡng chuyên môn là một việc không thể thiếu của người GV trong suốt quá trình công tác. Mỗi GV cần phải có một trình độ chuyên môn vững chắc, sâu rộng. Vì vậy, GV cần được bồi dưỡng những kiến thức cập nhật. Đối với những GV chưa đạt trình độ chuẩn thì được bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định. Trên cơ sở những kiến thức chuyên môn chắc chắn mới thể hiện kỹ năng sư phạm nhuần nhuyễn. Có nghĩa là người GV có một trình độ chuyên môn vững vàng, kiến thức sâu sắc, toàn diện là cơ sở cho việc cải tiến phương pháp dạy học và hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm. Việc bồi dưỡng để hoàn thiện kỹ năng sư phạm là cần thiết và phù hợp với khả năng của các trường, là hình thức phố biến thường làm ở các trường.
trợ khác như: đồ dùng dạy học, thiết bị nghe, nhìn, mô hình, sơ đồ... cũng rất quan trọng. Tủ sách chuyên môn - Hệ thống trang thiết bị, đồ dùng phục vụ trong các lớp bồi dưỡng chuyên môn cần được tăng cường. Đầu tư, xây dựng hệ thống trang thiết bị hiện đại với các nội dung phong phú, đa dạng nhưng thiết thực. Các phương tiện này rất quan trọng cho nhà trường trong quá trình tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Bởi vậy tôi đã thực hiện công tác đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn như sau: + Phòng máy tính: Có đầy đủ hệ thống máy tính, ti vi, loa, để thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn về ứng dụng CNTT cho giáo viên. Phòng máy tính trẻ học theo lịch, GV học theo ca vào giờ nghỉ + Phòng sinh hoạt chuyên môn có đầy đủ hệ thống bàn ghế, biểu bảng, máy chiếu, hệ thống âm thanh để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, tập huấn. Phòng sinh hoạt chuyên môn của trường + Các lớp học được đầu tư đồng bộ các thiết bị như máy vi tính, máy in, đàn, đài, ti vi, máy chiếu và các đồ dùng dạy học theo quy định, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện công tác chuyên môn của các lớp. Lớp học có đầy đủ các thiết bị hiện đại + Xây dựng phòng đồ dùng chuyên môn có các thiết bị tủ, giá sách, đồ dùng, học liệu để giáo viên có điều kiện bổ trợ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Phòng đồ dùng chuyên môn + Nhà trường đã tận dụng các khoảng hành lang để xây dựng các bảng chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên được trưng bày kết quả xuất sắc về các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn như: Các SKKN, bài giảng điện tử, tư liệu điện tử, giáo án vv. - Để công tác quản lý và tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả thi cần phải có kinh phí phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Đây là điều kiện đầu tiên để kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực được khả thi. Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV bao gồm kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng CBQL, GV cốt cán của trường, kinh phí hỗ trợ GV tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu, theo triệu tập của Sở, Phòng GD- ĐT và tự bồi dưỡng. Kinh phí đế bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở thuộc ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên, các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn khác phải do Hiệu trưởng các trường tự chủ động. Vì vậy, Hiệu trưởng các trường phải lên kế hoạch dự trù kinh phí bồi dưỡng để huy động, tranh thủ các nguồn lực từ các tố chức xã hội, từ Hội phụ huynh hoặc trích từ ngân sách phát triển sự nghiệp. Tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá GDMN để tranh thủ sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đối với các hoạt động GDMN, trong đó có công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường đã xây dựng, tôi chỉ đạo thực hiện theo các nội dung và tiến độ để đảm bảo hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, cụ thể. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn: Tôi thực hiện việc khảo sát hàng năm vào đầu năm học để nắm bắt thực trạng số giáo viên chưa đạt trình độ trên chuẩn, và nắm bắt nguyện vọng của họ. Từ đó có sự định hướng và tạo điều kiện cho giáo viên đăng ký học lên đại học. Để động viên được giáo viên phấn đấu học nâng cao trình độ nhà trường đã tạo điều kiện sát thực như: Liên hệ thực tập tại trường đối với giáo viên của trường, không đánh giá thi đua đối với ngày đi học, tạo điều kiện về CSVC như phòng sách, máy tính vv để giáo viên học tập. - Bồi dưỡng chuyên môn về tin học và tiếng Anh, chứng chỉ nghề: Để đáp ứng với những yêu cầu đạt chuẩn xếp hạng giáo viên, nhà trường đã thực hiện khảo sát nắm bắt thực tế khả năng của giáo viên về tin học và ngoại ngữ và từ đó có lộ trình bồi dưỡng. + Tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học và tiếng anh tại nhà trường, bố trí thời gian học theo ca để đảm bảo vừa học vừa làm, không ảnh hưởng nhiều đến chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường đã mời giảng viên chuyên về giảng dạy, hình thức này vừa không mất nhiều thời gian di chuyển, kinh phí mà lại tập chung được nhiều, kiểm soát được sát hơn. Lớp học bồi dưỡng tin học tại trường + Sau một quá trình bồi dưỡng nhà trường kiểm tra chất lượng bằng cách tổ chức ngày hội CNTT tại trường, để giáo viên được thể hiện khả năng CNTT trên một số lĩnh vực: Giáo án điện tử, bài giảng Elerning, kho giữ liệu vv. Khi giáo viên đã cơ bản có kiến thức về CNTT, chúng tôi tạo điều kiện cho giáo viên đăng ký tham gia thi lấy chứng chỉ CNTT theo chuẩn quy định, kết quả 100% giáo viên đạt yêu cầu về chứng chỉ tin học. Tham dự ngày hội CNTT lần thứ IV cấp Quận + Đối với việc bồi dưỡng chứng chỉ nghề, chúng tôi có sự định hướng bồi dưỡng giáo viên tham gia học tập và thi đảm bảo chất lượng, kết quả 100% giáo viên có chứng chỉ tiếng Anh và chứng chỉ hạng theo quy định. - Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại nhà trường với nhiều hình thức: + Bồi dưỡng chuyên môn tại các tổ qua sinh hoạt chuyên môn, ban giám hiệu dự đột xuất các buổi SHCM của tổ để nắm bắt thực trạng qua đó có định hướng SHCM cho GV + Tổ chức các buổi kiến tập tại trường, để bồi dưỡng giáo viên, qua đó giáo viên học tập nâng cao về nghiệp vụ sư phạm, đổi mới sáng tạo trong tổ chức các hoạt động học tập. Hoạt động kiến tập quận tại trường Để các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả, nhà trường luôn có dự trù kinh phí để hoạt động, động viên kịp thời đối với CBGVNV tích cực trong học tập bồi dưỡng chuyên môn. Biện pháp 5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi đưỡng chuyên môn cho giáo viên. Trong bất kỳ hoạt động quản lý nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nên tiến hành ở tất cả các khâu như: Lập kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của giáo viên không? Nội dung bồi dưỡng có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của giáo viên không? Cách thức tổ chức tiến hành bồi dưỡng như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng có thỏa đáng không? Có tiến hành đánh giá GVMN theo Chuẩn hàng năm không? Sử dụng kết quả đó để làm gì ? Để đánh giá được kết quả bồi dưỡng thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng. Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp QLGD theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Bởi vậy tôi đã thực hiện việc kiểm tra như sau: - Thu thập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy. Việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới. - Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch. - Điều chỉnh: phát huy thành tích; uốn nắn sửa chữa những lệch lạc; xử lý những vi phạm. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV không thể thiếu các hoạt động sau đây: - Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong năm học nhằm thanh tra toàn diện nhà giáo. Trong năm học, đảm bảo ít nhất 35% số giáo viên được kiểm tra. - Kiểm tra đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng thông qua dự giờ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và qua các hội thi. Kết quả này là một trong những kênh phản ánh thực tế kết quả sau khi bồi dưỡng. Thông qua những kết quả này, các cấp QLGD sẽ biết được giáo viên nào đã ứng dụng tốt những kiến thức được bồi dưỡng vào giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động bồi dưỡng ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn. - Kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Qua kiểm tra để thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của GV thông qua kết quả các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Do đó, việc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần thực hiện được các nội dung: (1) Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; (2) Qui định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; (3) Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; (4) Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; (5) Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng chuyên môn. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo thu được thông tin ngược về chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, kịp thời phát hiện những kết quả đạt được và hạn chế trong bồi dưỡng chuyên môn để có những điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho phù hợp. - Kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quản lý có vị trí đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà trường. Trong công tác quản lý, đặc biệt công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nếu hoạt động này thực hiện không tốt hoặc không triển khai thì sẽ rất khó để hoạt động này tiến hành có hiệu quả trong mỗi trường MN. Bởi vậy tôi luôn chú trọng công tác kiểm tra, cụ thể: - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của mỗi GV trong trường. + Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể kiểm tra định kỳ hay đột xuất đội ngũ GV của trường mình. + Xác định rõ mục đích - yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch của nhà trường. Khi xác định mục tiêu, yêu cầu kiếm tra phải luôn chú ý đến các phương hướng chủ yếu, các mục tiêu chủ yếu mà nhà trường có nhiệm vụ giải quyết. + Làm tốt công tác tư tưởng giúp cho mỗi GV thông suốt mục đích việc kiểm tra, giám sát của Hiệu trưởng. - Thực hiện tốt phương pháp, thời gian, nguyên tắc kiểm tra, đánh giá hoạt động BDCM cho GV. + Về phương pháp kiểm tra, đánh giá: phỏng vấn, toạ đàm, nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiểm tra của các thành phần có liên quan hoặc trực tiếp xem xét công việc của GV. Trên cơ sở xem xét và phân tích những công việc trên, phải nêu rõ được những ưu, khuyết điểm trong nội dung, phương pháp giảng dạy của GV để họ phát huy được những ưu, khuyết điểm, sửa chữa những khuyết điểm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. + Về thời gian kiểm tra, đánh giá: Trong một năm học, sau khi bồi dưỡng chuyên môn, từ đầu năm đến cuối năm, tối thiếu mỗi GV trong trường phải được kiểm tra toàn diện và từng mặt ít nhất là một lần vào học kỳ 1 hoặc học kỳ 2. Ngoài hai hình thức kiểm tra trên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng Hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên GV để nắm tình hình bổ sung kịp thời các vấn đề mà GV còn vướng mắc + Về nguyên tắc kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, công khai, khách quan. Công khai mà vẫn phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của đội ngũ GVMN. Kiểm tra, đánh giá phải giúp GV nhận thấy thực tế năng lực, trình độ chuyên môn của mình và từ đó có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng dẫn đến việc tìm ra những ưu, nhược điểm trong công tác chuyên môn của GV và nguyên nhân để đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chuyên môn của CBQL. 6. Động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên - Biện pháp này nhằm tạo động lực cho hoạt động BDCM của GV, khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân và tập thể tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời nêu gương cho các đơn vị và cá nhân khác học tập. - Tổ chức thi đua, khen thưởng sẽ kích thích, lôi cuốn các GV hăng say phấn đấu, rèn luyện để đạt được thành tích cao nhất trong hoạt động BDCM. Bởi vậy ngay từ đầu năm học tôi đã thành lập Ban thi đua, khen thưởng phù hợp. Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức, chỉ đạo, triển khai tốt công tác thi đua, khen thưởng hàng năm tại trường liên quan đến hoạt động BDCM cho GV. + Xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng trong nhà trường theo năm họ, quan tâm đến cá nhân, tổ, khối. Mục tiêu thi đua phải được xác định cụ thể và rõ ràng, thiết thực liên quan đến hoạt động BDCM cho GV. + Phát động các phong trào thi đua trong trường như: Thi đua làm đồ dùng, đồ chơi, thi đua tạo môi trường hoạt động trong và ngoài lớp theo chủ đề, thi đua ứng dụng sáng tạo phần mềm trong giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động tổ chức giáo dục. + Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng đảm bảo đúng quy trình dân chủ, công khai, khách quan, công bằng, chính xác. Qua đó phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ giáo viên liên quan đến hoạt động BDCM. Sau mỗi đợt BDCM các tổ bình xét thi đua dựa trên kết quả BDCM để có thể tiến hành khen thưởng kịp thời những GV tham gia có hiệu quả vào hoạt động BDCM, đồng thời chỉ ra những GV chưa hoàn thành tốt hoạt động này. - Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động thi đua xem các hoạt động đó có tác dụng tốt đến chuyên môn hay không. Nếu không có tác dụng tốt, thì phải kịp thời uốn nắn và sửa chữa. Tập hợp kết quả thi đua phải chính xác, đầy đủ để có kết quả xếp loại chính xác, có nhận xét đầy đủ cho mỗi cá nhân và tập thể tham gia thi đua. - Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với giáo viên đạt kết quả xuất sắc trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn. Động viên kịp thời bằng vật chất cho những người đã đạt thành tích trong các phong trào thi đua, có các hình thức khen thưởng tạo ra không khí trang trọng, vinh dự, mức thưởng phải tương xứng với thành tích đã đạt được. 4. Hiệu quả sáng kiến Quản lý và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên MN một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, nâng cao trình độ nghề nghiệp, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên MN để đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục MN nói riêng và hệ thống giáo dục quốc dân nói chung. Người hiệu trưởng trường mầm non phải nắm chắc những cơ sở lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để vận dụng sáng tạo trong thực tiễn hoạt động giáo dục của từng nhà trường để làm cho công tác bồi dưỡng cho chuyên môn cho giáo viên hiệu quả, thiết thực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; góp phần từng bước nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các nhà trường mầm non trong giai đoạn hiện nay. Qua một năm thực hiện các biện pháp, quản lý tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tôi đã có những kết quả nhất định: - 100% giáo viên đến nay đã có chứng chỉ tin học, tiếng Anh, chứng chỉ nghề theo quy định. 100% giáo viên phát huy ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tự thiết kế bài giảng điện tử. - Kho giữ liệu điện tử của nhà trường rất phong phú, có vài trăm giáo án và tư liệu hay, hàng ngày được giáo viên khai thác ứng dụng trong chuyên môn. - Các buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, thu hút được giáo viên tham gia, các hoạt động kiến tập rất bổ ích được giáo viên hưởng ứng, phụ huynh dự rất đông, cán bộ PGD và phường đánh giá cao. - 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn đào tạo; 75% có trình độ trên chuẩn, 02 Đ/c có trình độ thạc sỹ; 25% các đồng chí giáo viên có trình độ trung cấp đang theo học đại học. - Đội ngũ giáo viên thực sự đã có chất lượng đáp ứng được với thực hiện nhiệm vụ giáo dục, theo kịp với sự phát triển chung của ngành và xã hội. - Phụ huynh đánh giá cao chất lượng nhà trường, số học sinh đến trường học ngày càng đông. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở bậc mầm non mà trọng tâm là nâng cao chất lượng chuyên môn không chỉ là chất lượng giáo viên đã được đào tạo mà cần quan tâm đến các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong quá trình dạy học tại các nhà trường mầm non. Vì vậy, quản lý các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non là hoạt động không thể thiếu trong nhà trường mầm non hiện nay. Quản lý tốt các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong các trường mầm non. SKKN đã nghiên cứu và xác định một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non. Bên cạnh đó, các vấn đề về đặc trưng giáo dục mầm non, về mục đích, nội dung của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non nói riêng cũng được làm rõ. Ngoài ra, ngay trong lý luận, các chức năng cũng như nhiệm vụ, vai trò, nội dung, mục tiêu, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non cũng được phân tích kĩ. Qua việc nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng và tạo cơ sở để nghiên cứu thực trạng, từ đó có đề xuất một số biện pháp quản lý và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Mầm non. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non không tồn tại đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Biện pháp này là tiền đề là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng nâng cao hiệu quả giáo dục trong trường mầm non. Tuy nhiên để các biện pháp có đạt được hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường; tránh áp đặt một cách máy móc dập khuôn. Hơn nữa các biện pháp phải thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ. Khuyến nghị CBQL: Chủ động nâng cao năng lực lãnh đạo nhà trường. Quan tâm quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt các giáo viên trẻ. Động viên, khích lệ, tin tưởng, tạo cơ hội để giáo viên phát triển và nâng cao chất lượng chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên: Nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ của mình và luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, rèn luyện phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục Mầm non. Phát huy vai trò chủ thể tích cực trong quá trình công tác, vận dụng các kiến thức được học tập và thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ và đồi mới giáo dục mầm non một cách có hiệu quả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2006-2015. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2 (2004-2007) cho giáo viên Mầm non, NXB Hà Nội. Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục mầm non (2009) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non theo hướng đổi mới Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non theo hướng đổi mới Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non theo hướng đổi mới Mẫu giáo Bé 3-4 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non theo hướng đổi mới trẻ (trẻ Nhà trẻ). Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục – Đào tạo giai đoạn 2009- 2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường Mầm non. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu bồi dưỡng giáo cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2009-20010, NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- quan_lypham_mienmnhtt_123201910.doc