Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức hình thức học tập cặp, nhóm trong dạy học Tiếng Anh

a. Cơ sở lý luận:

 Nghị quyết Trung ương II khóa VIII năm 1996 khẳng định : “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.” Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI năm 2013( Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đưa ra quan điểm chỉ đạo“ chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” Và “chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, ”

Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ý nghĩa quan trọng. Bởi xét cho cùng, công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và bằng hành động của bản thân. Cho nên việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực của người học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Và để đáp ứng yêu cầu trên, hiện nay trong dạy học có nhiều phương pháp và hình thức dạy học đã được nhiều giáo viên áp dụng nhằm phát triển tư duy người học. Trong số đó, hình thức tổ chức học tập theo cặp, nhóm đã và đang được vận dụng một cách hiệu quả. Thực hiện theo công văn 4668/BGDĐT-GDTrH, công văn hướng dẫn 2062/ SGD-ĐT-TrH và công văn 915/ KH-GDĐT về việc hướng dẫn mô hình “trường học mới” Việt Nam từ năm học 2015-2016 đã và đang được áp dụng và hoạt động dạy học theo cặp, nhóm sẽ là hoạt động phổ biến nhất trong quá trình dạy và học.

Như chúng ta đã biết, trong học tập thì không phải bất cứ một nhiệm vụ học tập nào cũng có thể được hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của cá nhân. Có những câu hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân, cần tổ chức cho học sinh học tập theo cặp, nhóm. Hình thức thảo luận cặp, nhóm có nhiều thế mạnh như:

- Góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh; giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp; tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau; phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động cặp, nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức hình thức học tập cặp, nhóm trong dạy học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đạt thường cụ thể, thân mật và các em có điều kiện để thử nghiệm ngôn ngữ mà không bị áp lực từ bên ngoài.
Thứ ba là nó giải phóng giáo viên ra khỏi vai trò của người dạy, người sửa lỗi và người kiểm soát lớp học, cho phép học sinh đảm nhiệm những vai trò của người giao tiếp tự nhiên.
Một điểm lợi nữa của hoạt động học tập theo cặp và theo nhóm là, trong khi tiến hành những hoạt động giao tiếp này, học sinh có nhiều điều kiện để giúp đỡ nhau hơn, các em sẽ học nhau một cách hữu thức hay vô thức thông qua việc chữa lỗi cho nhau và bổ sung kiến thức cho nhau do đó cùng nhau phát triển các kĩ năng.
b. Một số vấn đề thường gặp trong việc tổ chức hoạt động cặp, nhóm cho học sinh và cách khắc phục.
- Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động cặp, nhóm là học sinh có thể mắc nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được. Tuy nhiên giáo viên có thể khắc phục vấn đề này bằng cách đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận. Việc này có thể giúp giáo viên phát hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng cần được giáo viên cân nhắc kĩ theo từng kĩ năng. Ví dụ, nếu là giờ nói giáo viên cần hạn chế tối đa việc chữa lỗi đặc biệt là những lỗi nhỏ để khuyến khích học sinh nói tránh trường hợp học sinh không dám nói vì sợ sai. 
- Số lượng học sinh ở các lớp khá cao so với yêu cầu thực tế, lý tưởng nhất cho việc học tập cặp, nhóm là không quá 30 học sinh trên một lớp học.
- Một số không nhỏ học sinh yếu kém, thụ động trong hoạt động học tập.
- Học sinh chưa quen với cách hoạt động nhóm mà chỉ ỷ lại vào học sinh khác làm.
- Giáo viên một số chưa thực sự chú trọng đến vấn đề hoạt động tổ nhóm, có người cho rằng môn của mình không thật sự cần hoạt động nhóm, hoặc tiết dạy này không có gì để hoạt động nhóm nên thường cho qua.
- Giáo viên chưa khích lệ, phát huy tính tích cực của những học sinh có khả năng trong lớp một cách kịp thời.
- Các câu hỏi yêu cầu của giáo viên chưa đủ đòi hỏi học sinh phải đầu tư suy nghĩ mà giáo viên thường lấy ngay những câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc những câu hỏi quá dễ có nội dung trong sách làm đề tài hoạt động nhóm. Hoặc đôi khi, những câu hỏi của giáo viên quá vụn vặt vì nghĩ rằng câu hỏi khó thì các em không thể trả lời.
- Hoạt động nhóm thường nn được tổ chức thường xuyên giúp các em hình thành thói quen, để các em hình thnh khả năng tư duy tích cực thay vì nghe bình giảng nhiều từ giáo viên theo cách dạy cổ truyền trước đây.
- Việc chia nhóm, phân công nhóm chưa làm tốt, có những em không biết mình phải làm gì và làm như thế nào.
- Thời gian cho hoạt động nhóm quá ít.
- Chưa có kiểm tra, chỉnh sửa, khen ngợi động viên kịp thời cho nhóm hoạt động tốt. Chưa có những thành viên tích cực được huấn luyện trở thành những cán sự bộ môn cho giáo viên.
- Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh quá nhiều và quá dài, do đó thường không đủ thời gian cho các hoạt động nhóm.
- Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh quá nhiều và quá dài, do đó thường không đủ thời gian cho các hoạt động nhóm.
Biện pháp giải quyết:
Từ kinh nghiệm giảng dạy, tôi thấy rằng để giúp học sinh phát triển khả năng tư duy tích cực, tham gia xây dựng, phát biểu ý kiến một cách tự nhiên mà không rụt rè. Để đạt được điều đó thì phải xây dựng cho các em kĩ năng hoạt động cặp, nhóm hiệu quả. Thế nên giáo viên cần phải giải quyết các vấn đề sau:
- Giáo viên phải là người chỉ đạo, đưa ra vấn đề và quan sát học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên phải nắm bắt ưu và nhược điểm để động viên hay khắc phục vấn đề.
- Học sinh phải chủ động trong mọi hoạt động, tích cực tham gia, phát biểu ý kiến trong nhóm.
- Giáo viên phải lựa chọn hiệu quả các lạo hình phù hợp cho hoạt động cặp, nhóm.
2.1 Vai trò của giáo viên:
Giáo viên là người quản lý tất cả mọi hoạt động của lớp học. Do vậy giáo viên phải đặt kế hoạch cho học sinh, tổ chức, theo dõi thời gian bắt đầu và kết thúc. Giáo viên theo sát từng nhóm nhỏ để ghi nhận và nhận xét sau khi thảo luận, phải quản lý, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập, có thể đi từ nhóm nọ sang nhóm kia kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng yêu cầu bài tập không, có nói chuyện gẫu không, hay có điều gì cần giúp đỡ không. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nên dừng tất cả các nhóm lại để giải thích thêm về yêu cầu bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp sau đó mới lại tiếp tục làm việc theo nhóm.
Giáo viên phải hết sức tinh tế trong việc nhận xét kết quả thảo luận của học sinh, khen thưởng, khích lệ, động viên những mặt các em vừa thực hiện tốt. Tuy nhiên khi các em thực hành sẽ có những vấn đề không mong muốn, nhưng không vì lẽ đó mà giáo viên chỉ trích vấn đề của các em. Giáo viên nên rút kinh nghiệm nhẹ nhàng tránh gây áp lực làm cho học sinh cảm thấy sợ về sau khiến các em trở nên e ngại khi xây dựng bài.
Ví dụ: “ Unit 10: Recycling” Tiếng Anh 8. Sau khi học sinh học xong phần đọc hiểu về các loại hình tái chế. Để kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng của học sinh, giáo viên đưa ra câu hỏi cho các em thảo luận nhóm “If you have a recycling story to share, how can you share it?”
Sau khi đưa ra câu hỏi giáo viên quy định thời gian thảo luận nhóm, và trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên bao quát tất cả các nhóm, có thể ghi nhận lại ưu điểm cũng như những việc mà nhóm chưa làm được để sau khi kết thúc hoạt động giáo viên có nhận xét chính xác thuyết phục và động viên được tinh thần các em.
. Vai trò của học sinh: 
Học sinh phải chẩn bị, trang bị cho mình vốn từ vựng hoặc kiến thức nhất định có liên quan đến bài học. Tất nhiên là phải chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên ở bài học trước.
Các em phải mạnh dạn nêu ra quan điểm cũng như ý kiến của mình, có thể là tranh cãi về nội dung bài học theo hướng tích cực. Người giúp các bạn đi đến thống nhất phải là trưởng nhóm. Trưởng nhóm phải là người tích cực, biết khơi dậy vấn đề để các bạn thảo luận và phải là người được các bạn trong nhóm tin tưởng về khả năng giải quyết các vấn đề học tập.
Ví dụ: “Unit 10: Recycling” Tiếng Anh 8. Sau khi được giao nhiệm vụ từ giáo viên, nhóm trưởng đặt ngay những câu hỏi có liên quan cho các thành viên trong nhóm.
“Do you often recycle something?”
“What do you think can be recycled?”
Sau đó nhóm thống nhất về một loại hình tái chế và chia sẽ cho cả nhóm, các thành viên trong nhóm phải hỗ trợ lẫn nhau để tất cả các thành viên trong nhóm điều có khả năng trình bày trước lớp. Như vậy chẳng những giáo viên phát huy tích cực sự tham gia của học sinh mà còn phát huy tinh thần học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau của các em.
2.3. Các loại hình luyện tập theo cặp, nhóm.
a. Trò chơi:
Các trò chơi đoán thông tin để luyện câu hỏi Yes/No. Đơn giản nhất là trò chơi đoán: “Who or what am I thinking of ?” Hoặc “Guess what I did (last night / during the weekend)”. Giáo viên viết đề tiêu đề trò chơi lên bảng, cung cấp một số từ gợi ý, từ vựng, kiến thức nền, sau đó làm mẫu rồi mới cho học sinh tự chơi.
Ví dụ: Áp dụng giảng dạy“Unit 14: Wonders of the world- Getting started and Listen and read” chương trình Tiếng Anh 8. Để tăng thêm hứng thú học tập, kích thích tư duy của học sinh, giáo viên chia nhóm để tiến hành “Guessing games” sau khi tìm hiểu nội dung bài học. Bằng cách này tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội sử dụng ngôn ngữ vừa học tự mình đặt ra câu hỏi, và dù thời gian chỉ bốn đến năm phút nhưng phát huy được sự tham gia của toàn thể học sinh. Giáo viên chỉ quan sát và nhận xét.
Giáo viên dùng tranh ảnh về các nơi nổi tiếng:
Sau đó mỗi nhóm cử ra một đại diện để nghĩ về một nơi mà mình chọn. Các thành viên còn lại của nhóm sẽ lần lượt đặt ra các câu hỏi “Yes/ No” để tìm ra nơi đó. 
b. Thực hành có hướng dẫn.
Sau khi dùng bài luyện thay thế để học sinh làm quen với cấu trúc và chức năng của nó, ta tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghĩa giao tiếp hơn bằng các hoạt động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo hơn.
Ví dụ: Sau khi dạy cấu trúc: Should / shouldn't với nghĩa khuyên bảo:
You should / shouldn't + verb
(You should eat more fruit)
Giáo viên cho một số từ gợi ý để học sinh làm việc theo nhóm. Một người nêu ra các vấn đề của mình và những người khác trong nhóm đưa ra lời khuyên. Một vấn đề có thể có nhiều lời khuyên khác nhau. Để học sinh tích cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi xem nhóm nào đưa ra được nhiều lời khuyên nhất và có những lời khuyên sáng suốt nhất.
Các gợi ý có thể là:
a. He / fat	c. I / failed / English / test
b. I / late	d. My tooth / aches.
Với tình huống: 
a. Student 1: He is fat.
	 Student 2: He should eat more vegetables and fruit.
	b. Student 1: I’m late for school.
	 Student 2: You should get up early.
	c. Student 1: I failed my English test.
	 Student 2: You should study harder.
	 Student 3: You should study do more grammar exercises.
c. Đọc và viết chính tả
Tại sao giáo viên lại luôn luôn phải là người đọc chính tả? Công việc này có thể giao cho một học sinh trong nhóm đọc cho các thành viên khác. Tất nhiên đoạn văn cần đọc là ngắn và đã được học rồi. Người đọc bài cũng có thể có trách nhiệm kiểm tra và chữa lỗi cho các thành viên khác trong nhóm.
d. Trò chơi đóng vai (Role- play) 
Sau khi cả lớp đã luyện tập một cấu trúc với một chức năng nào đó, trò chơi đóng vai củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của cấu trúc đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn.
Ví dụ: “ Unit 5: Things I do”. Sau khi học sinh luyện tập cấu trúc để đặt câu hỏi “Yes/ No” 
Ngay sau đó giáo viên chỉ cần sử dụng tranh ảnh gợi ý về hoạt động, học sinh nhìn tranh để đóng vai Ba và Lan để hỏi và đáp:
Ba: Do you read?
Lan: Yes, I do.
Ba: Do you play volleyball?
Lan: No, I don’t...
e.. Trả lời các câu hỏi suy đoán.
Phần này thường được đặt ra trong phần “pre” giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi để học sinh suy đoán về những tình tiết xảy ra trong bài. Câu trả lời chỉ dựa trên suy luận của học sinh chứ không có trong bài. Học sinh trong nhóm thảo luận và đi tới một câu trả lời chung cho cả nhóm.
Ví dụ: “ Unit 4: Our past” để giúp học sinh tư duy về sự khác biệt trong quá khứ và hiện tại, giáo viên cho học sinh quan sát tranh và trả lời đoán câu hỏi của giáo viên theo nhóm.
“ Which things belong to the past?”
Học sinh thảo luận, đi đến thống nhất và cử đại diện trình bày.
“We think the mobile phone doesn’t belong to the past.”
f. Thảo luận
Dùng cho học sinh có kiến thức tương đối cao. Thảo luận cho phép học sinh tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình. Giáo viên đưa ra chủ đề rồi để cho tất cả nhóm bàn bạc thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm nói về ý kiến của nhóm. Chẳng hạn, khi dạy phần Reading của Unit 10 – Recycling (class 8), giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi “ If you have a recycling to share, how can you share it?”
Đối với học sinh yếu kém hỏi đáp để ghi lại những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân, hoạt động thiết thực hàng ngày để góp phần bảo quản nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với học sinh khá, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học viên thu thập thông tin theo nhóm. Học viên sẽ phân công nhau hoàn thành công việc được giao.
Khi cho học sinh làm bài tập đọc hiểu giáo viên tổ chức học sinh làm việc theo cặp-nhóm. Khi tổ chức làm việc theo cặp, nhóm giáo viên sẽ tập trung được học sinh vừa đỡ mất thời gian kèm từng học sinh một vì trong nhóm các em đã làm việc với nhau. Nếu không cho làm việc theo cặp hay theo nhóm giáo viên rất khó kịp thời gian vì với nhiều dạng bài tập trong thời gian hạn chế giáo viên thường không thể cho học sinh làm hết tất cả các bài tập. 
Khi học sinh thực hành đoạn đối thoại giáo viên có thể cho học sinh thực hành theo cặp với thời gian qui định. Trong phần Listen and read, Unit 7 tôi cho học sinh thực hành theo cặp đoạn đối thoại giữa Na và Nam. Sau khi học sinh thực hành đoạn đối thoại với nhau tôi mời một số cặp thực hành trước lớp. Khi cho học sinh thực hành như vậy tôi đã cho cả lớp thực hành mà không mất nhiều thời gian. Hay ở các phần trả lời câu hỏi tôi luôn yêu cầu học sinh thực hành theo cặp (một em hỏi và một em trả lời). Các em thực hành sẽ có hiệu quả hơn vì nhiều học sinh luyện đọc và thực hành tìm hiểu bài với nhau.
Trường hợp tổ chức nhóm nếu điều kiện lớp chật tôi cho các em ngồi ở hai hàng ghế kế sát nhau quay đầu lại với nhau tạo thành nhóm 4 người mà không cần di chuyển nhiều trong lớp học. Giáo viên xếp cho mỗi nhóm có học sinh khá, giỏi để quản lý nhóm hay xếp những em có cùng trình độ như nhau vào một nhóm. Để hấp dẫn học sinh tôi đặt tên cho các nhóm như tên loài hoa, súc vật, hay màu sắc hoặc những tính từ thú vị mà các em thích.
Ví dụ: Unit8, phần Listen and read, tôi cho học sinh làm việc theo nhóm để thảo luận tìm ra câu trả lời cho câu hỏi. 
“Do you prefer the city or the countryside?”
Học sinh làm việc với nhau sẽ bổ sung cho nhau vì một học sinh chỉ có thể tìm được một, hai từ nhưng nếu nhiều học sinh cộng lại số từ sẽ tăng lên và số từ các em tìm được và học được cũng nhiều hơn. Khi làm việc theo nhóm, học sinh khá giỏi sẽ giúp học sinh yếu kém tìm ra các điểm thuận lợi và khó khăn khi sống ở miền quê hay thành phố.
Tuy nhiên việc tổ chức làm việc theo cặp nhóm vẫn có một số hạn chế như: các em sẽ làm ồn, không tập trung vào bài mà nói chuyện, sử dụng Tiếng Việt 
nhiều hơn Tiếng Anh; khi giáo viên qui định thời gian các em không hòan thành
kịp nên vẫn cố làm cho xong phần của mình không chú ý đến phần trình bày của các nhóm khác.
Vì vậy khi điều hành hình thức làm việc theo cặp – nhóm, cần tạo cho học sinh thói quen tuân theo một số quy định cần thiết như: bắt đầu và dừng lại ngay khi giáo viên yêu cầu; nhanh chóng chuyển từ một hoạt động này sang một hoạt động khác mà giáo viên yêu cầu, không cố làm xong phần dang dở; làm việc tự giác không quá gây ồn ào; nghe kỹ các yêu cầu của bài tập.
Nếu học sinh thực hiện được qui định này, giáo viên mới có thể sử dụng các phương pháp trên một cách triệt để.
3. Kết quả chuyển biến:
Trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn áp dụng việc tổ chức cho học sinh học tập theo cặp, nhóm ở tất các lớp và tôi nhận thấy rằng những giờ học có hoạt động cặp, nhóm học sinh đều có hứng thú, học sôi nổi hơn, quan hệ giữa giáo viên với học sinh gần gũi hơn. Bản thân cũng nắm được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, những vấn đề cần bổ sung cho các bài sau, những chỗ cần điều chỉnh trong giáo án của mình. Đồng thời cũng học được cách khoan dung với những lỗi không quan trọng, không làm ảnh hưởng đến nghĩa của lời nói và khuyến khích học sinh mạnh dạn khi nói Tiếng Anh. 
Kết quả chuyển biến như sau:
Chất lượng giảng dạy của các khối lớp ở học kì I đạt 94,8% so với chỉ tiêu quy định cho môn Tiếng Anh ở trường là 94%.
Áp dụng phương pháp trên dự thi đổi mới phương pháp cấp trường đạt 93 điểm, dự thi giáo viên giỏi cấp huyện đạt 92 điểm.
Năm học
2015-2016
Lớp
Sĩ số
Số học sinh
không tham gia vào các hoạt động cặp, nhóm
Số học sinh
tham gia tốt vào các hoạt động cặp, nhóm
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Bài kiểm tra số 1
8/4 8/5
8/6
124
30
24,2%
94
75,8%
Bài kiểm tra số 2
8/4 8/5
8/6
124
20
16,1%
105
84,7%
Bài kiểm tra số 3
8/4 8/5
8/6
124
10
8,06%
114
91,9%
Số liệu trên cho thấy kết quả của các em đã nâng cao hơn. Số lượng học sinh tham gia tốt vào các hoạt động cặp, nhóm đã nâng cao từ 75,8% đến 91,9%. Học không tham gia vào các hoạt động cặp, nhóm đã giảm bớt từ 24,2% xuống 8,06%. 
III/ PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lược giải pháp:
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đưa ra chương trình sách giáo khoa mới nhằm chuyển phương pháp giáo dục sang một cách mới. Mục tiêu chính của việc giảng dạy Tiếng Anh là giúp các em phát triển các kỹ năng cần thiết. Người giáo viên cần tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp khuyến khích các em tham gia xây dựng bài, tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn. 
Ngay trong tiết học giáo viên cần tạo cho các em môi trường thuận lợi giúp các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất. Các phương pháp đã nêu ở phần giải pháp là những cách giáo viên sử dụng nhằm giúp học sinh tiếp nhận thông tin và khuyến khích học sinh tham gia xây dựng bài, tiếp thu bài và vận dụng có hiệu quả.Trong phần giải pháp tôi đã nêu lên các dạng bài có thể tổ chức hoạt động cặp, nhóm được áp dụng nhằm mục đích kích thích học sinh tư duy và thiết lập nền tảng kiến thức cần thiết. Dựa trên nền tảng này học sinh có thể phát triển các kỹ năng của mình một cách hoàn thiện hơn. Trong quá trình giảng dạy việc thiết lập học sinh theo một hệ thống nhất định giúp giáo viên tiết kiệm thời gian vừa giúp học sinh có cơ hội luyện tập nhiều hơn.
Để sử dụng các biện pháp nêu trên một cách có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: Giáo viên cần ra nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo sao cho học sinh biết rõ công việc phải làm; Luôn khuyến khích học sinh hỏi các câu hỏi khi có vướng mắc; Luôn kiểm tra sát để đảm bảo rằng học sinh đang thực hiện bài tập theo đúng yêu cầu; Luôn ghi chép lại những lỗi phổ biến hoặc những điểm cần lưu ý cho học sinh để sửa và phản hồi sau đó là rất cần thiết. Giáo viên cần động viên học sinh đọc nhiều để ghi nhớ sâu và có kiến thức nhiều hơn. 
Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm ra những thủ thuật dạy thật hấp dẫn, thích hợp để giúp cho việc dạy đọc hiểu có hiệu quả. Điều quan trọng trong phần thực hành cặp, nhóm là làm sao để học sinh tham gia đồng loạt, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, và cuối cùng giáo viên cần hướng học sinh về cái đúng nhất.
Ý nghĩa của đề tài:
Việc tổ chức học sinh làm bài tập theo nhóm tạo ra nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong các tình huống gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Qua các hoạt động này học sinh cũng ý thức hơn được rằng bản thân chúng có quyền tự chủ và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình. Ngoài ra, chúng cũng có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn. 
Phạm vi áp dụng:
Đề tài này được áp dụng trong trường THCS Gò Đen đối với học sinh khối 6,8 và bước đầu có kết quả chuyển biến rõ rệt. Tôi hy vọng đề tài này có thể được áp dụng rộng rãi hơn.
Kiến nghị:
Qua đề tài này tôi có một số đề xuất và kiến nghị như sau : 
+ Để thực hành hoạt động cặp, nhóm hiệu quả học sinh rất cần không gian 
học tập thoải mái hơn, sỉ số học sinh không quá 30 em trong giờ dạy ngoại ngữ.
+ Giáo viên phải nắm chắc đối tượng để phân cặp, nhóm đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy. Tôi mong muốn tìm ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả hơn nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng giảng dạy và học tập môn tiếng Anh. Tuy đề tài chỉ là một phần nhỏ nhưng cũng góp phần vào việc xây dựng, phát huy tính tích cực học tập của học sinh cũng như việc giảng dạy thành công hơn môn tiếng Anh – môn ngoại ngữ đang phát triển mạnh mẽ.
Mục Lục
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài	từ trang 1	đến trang 4
2. Lịch sử đề tài 	từ trang 4 	đến trang 4
3. Phạm vi đề tài 	từ trang 4	đến trang 4
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng đề tài 	từ trang 5	đến trang 8
2. Nội dung cần giải quyết	từ trang 8	đến trang 15
3. Kết quả chuyển biến 	từ trang 16	đến trang 17
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp 	từ trang 18	đến trang 19
2. Ý nghĩa đề tài 	từ trang 19	đến trang 19
3. Phạm vi áp dụng	từ trang 19	đến trang 19
4. Kiến nghị : 	từ trang 19	đến trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tiếng Anh 6,8 do Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung cùng nhóm biên soạn –Nhà xuất bản giáo dục-2003
- Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ - Bùi Hiển - Nhà xuất bản Đại học quốc gia - Hà Nội - 1999.
- Sách giáo viên Tiếng Anh 6,8 do Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung cùng nhóm biên soạn –Nhà xuất bản giáo dục-2003.
- Hướng dẫn cán bộ quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm - Bùi Văn Sơm - 2005.
- Tài liệu chuẩn kiến thức. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_hinh_thuc_hoc_tap.doc
  • docBIA SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan