Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện kĩ thuật, chiến thuật nhằm nâng cao thành tích môn Đá Cầu
Môn đá cầu được đưa vào học chính thức môn thể dục từ lớp 6 đến lớp 9 nhằm rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cần thiết về môn đá cầu. Qua quá trình tập luyện giúp học sinh rèn luyện sự nhanh nhẹn, ý trí, tính tổ chức, tính kỉ luật. Qua đó nhằm phát hiện, bồi dưỡng vận động viên tài năng tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện, cấp tỉnh. Ở lứa tuổi lớp 8, 9 tâm sinh lý của các em thay đổi nhiều về thể hình và tâm lý vì vậy giáo viên cần đưa ra những phương pháp tập luyện phù hợp và tâm lý vững vàng để các em tập luyện và thi đấu.
Nhưng do một số nguyên nhân khách quan nào đó các em còn chưa biết đến môn đá cầu, kĩ năng động tác còn hạn chế, thành tích chưa cao, tâng cầu còn sai kĩ thuật, thành tích không cao, phát cầu không qua lưới hoặc qua lưới nhưng lại ra ngoài sân, đỡ phát cầu không tốt (10 trái mới đỡ được 1,2 trái), chưa biết tấn công, chưa biết chiến thuật thi đấu.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến Trường THCS Bình Thắng; - Hội đồng Sáng kiến trường THCS Đa Kia; - Hội đồng sáng kiến huyện Bù Gia Mập. Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Phạm Văn Phong 08/01/1990 Trường THCS Bình Thắng Giáo viên ĐHSP TDTT 50% 2 Hoàng Đình Tuấn 25/05/1993 Trường THCS Bình Thắng Giáo viên ĐHSP TDTT 50% Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp tập luyện kĩ thuật, chiến thuật nhằm nâng cao thành tích môn Đá Cầu”. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Thể Dục trong trường THCS. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: áp dụng chính thức từ tháng 10 năm 2019 I. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Tính mới: Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khỏe học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong ở học sinh phổ thông nói riêng và Trường THCS Bình Thắng nói riêng. Đá cầu là một trong những phân môn của môn thể dục Trường THCS có thể tổ chức học tập ở mọi điều kiện, phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh và là một trong những nội dung tham gia hội thao các cấp. Nhưng với điều kiện của trường THCS Bình Thắng, trường cách xa trung tâm nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hơn nữa trường còn đang trong giai đoạn xây dựng. Vì vậy một số em không có năng khiếu và thể trạng sức khỏe yếu chưa mạnh dạn tham gia môn học. Sáng kiến: “Phương pháp tập luyện kĩ thuật, chiến thuật nhằm nâng cao thành tích môn Đá Cầu”. Giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập, những kỹ thuật, chiến thuật là tiền đề để các em gặt hái được nhiều kết quả cao khi đi thi đấu, giúp cho những em không có năng khiếu, chưa hứng thú với môn đá cầu được tiếp cận nhiều hơn. Hơn nữa khi các em có hứng thú học tập và đạt kết quả cao trong luyện tập sẽ tạo tinh thần sảng khoái kích thích các em học tập tốt các môn văn hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các em gắn kết tinh thần tập thể hòa đồng trước các bạn. 2. Nội dung của sáng kiến: Môn đá cầu được đưa vào học chính thức môn thể dục từ lớp 6 đến lớp 9 nhằm rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cần thiết về môn đá cầu. Qua quá trình tập luyện giúp học sinh rèn luyện sự nhanh nhẹn, ý trí, tính tổ chức, tính kỉ luật. Qua đó nhằm phát hiện, bồi dưỡng vận động viên tài năng tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện, cấp tỉnh. Ở lứa tuổi lớp 8, 9 tâm sinh lý của các em thay đổi nhiều về thể hình và tâm lý vì vậy giáo viên cần đưa ra những phương pháp tập luyện phù hợp và tâm lý vững vàng để các em tập luyện và thi đấu. Nhưng do một số nguyên nhân khách quan nào đó các em còn chưa biết đến môn đá cầu, kĩ năng động tác còn hạn chế, thành tích chưa cao, tâng cầu còn sai kĩ thuật, thành tích không cao, phát cầu không qua lưới hoặc qua lưới nhưng lại ra ngoài sân, đỡ phát cầu không tốt (10 trái mới đỡ được 1,2 trái), chưa biết tấn công, chưa biết chiến thuật thi đấu. 2.1. Phương pháp tập luyện một số kĩ thuật đá cầu cơ bản 2.1.1. Tập kĩ thuật tâng cầu: a. Tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng mu bàn chân, tâng cầu bằng má trong bàn chân. Hình 1: Tâng cầu bằng đùi Hình 2: Tâng cầu bằng mu bàn chân b. Luyện Tập: Tập mô phỏng động tác không cầu: Giáo viên tập mô phỏng các kĩ thuật, cho học sinh tập luyện mô phỏng theo hiệu lệnh của giáo viên. Tập luyện với cầu: Ban đầu giáo viên cho học sinh thực hiện các động tác đơn cho các em tâng cầu một lần chạm rồi bắt lại bằng tay và động tác tâng cầu từng cái một tập luyện trở nên chính xác, thuần thục thì yêu cầu các em tâng cầu tăng thành tích. Nhắc nhở các em thường xuyên tự tập luyện ở nhà. Giáo viên kiểm tra thành tích có ghi chép để theo dõi sự tiến bộ của các em. Tập luyện thuần thục các kĩ năng tâng cầu là nền tảng vững chắc cho các em tập luyện các kĩ thuật khác. 2.1.2. Tập luyện phát cầu a. Phát cầu thường bao gồm: phát cầu thấp chân chính diện, phát cầu thấp chân nghiêng mình. Thực hiện kỹ thuật này người tập đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang và mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm. Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu (ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay cái đặt trên đế cầu). Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hoặc có thể thả cầu từ trên xuống, sao cho điểm rơi của cầu cách phía trước mu bàn chân đá khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống chân phía sau lăng về trước duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 - 30cm. Học sinh mới tập nên sử dụng một lực vừa phải để quả cầu rơi vào sân, khi nào thuần thục thì sử dụng chiến thuật phát cầu. b. Luyện Tập: Tập với cầu: khi mới tập giáo viên cho các em đứng ở vị trí giữa sân để phát cầu. Khi các em thuần thục động tác và tự tin thực hiện thì cho các em đứng ở vị trí cuối sân tập phát cầu. Ban đầu các em phát cầu sẽ không điều khiển được lực đá nên có khi cầu bay không qua lưới, có khi cầu bay mạnh ra khỏi sân, phát cầu không ổn định. Giáo viên hướng dẫn và các em kiên trì tập luyện chắc chắn sẽ có sự tiến bộ. Với những em được chọn vào đội tuyển thì luyện tập chiến thuật phát cầu: phát cầu vào ô đã đánh số trong sân. + Ô 1,2 tập phát cầu thấp gần là những quả cầu rơi gần lưới + Ô 3,4 tập phát cầu cao sâu là những quả cầu rơi về phía góc xa cuối sân. + Tập phát cầu bay căng, sát với mép lưới. 2.1.3. Tập luyện đỡ cầu: đây là kĩ thuật khá quan trọng trong thi đấu đá cầu a. Đỡ cầu bằng ngực Tư thế chuẩn bị: Khi thực hiện động tác, người chơi thường đứng chân trước chân sau (hoặc có thể đứng hai chân rộng bằng vai). Chân thuận để sau, bàn chân trước hướng về phía lưới. Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc 45o và hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 40 cm. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay để tự nhiên dọc theo thân người, mắt quan sát đối phương. Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi người chơi quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 50cm - 60cm phải nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể ra chân sau. Chân trước duỗi thẳng, chân sau hơi gập gối, thân người hơi ngả, về sau và hơi xoay sang một bên, hai tay để tự nhiên. Khi cầu cách ngực khoảng 10cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xức với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 70cm - 80cm. Kết thúc động tác: Sau khi cầu bật ra theo ý muốn, người tập chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước và nhanh chóng sử dụng các kĩ thuật đá cầu phù hợp có hiệu quả nhất. Hình 3. Đỡ cầu bằng ngực * Tập luyện Tự tập theo từng cá nhân: Đứng tại chỗ tung cầu lên cao theo phương thẳng đứng, di chuyển dùng ngực tiếp xúc cầu. Phương pháp này có thể tự tập nhà. Giáo viên chia theo nhóm 2 người đứng đối diện nhau, cách nhau khoảng 3 m. Giáo viên phân công người phục vụ tung cầu cho bạn đối diện đỡ cầu bằng ngực. sau một thời gian thì đổi người phục vụ. Ban đầu tung cầu chuẩn vào ngực với tốc độ trung bình, sau đó tung nhanh, kết hợp quả dài, quả ngắn và sang hai bên, để buộc người đỡ phải di chuyển, chọn địa điểm thích hợp để dùng ngực đỡ cầu sau đó đá lại cho người phục vụ. b. Đỡ cầu bằng đùi Tư Thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót bàn chân trước và cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao. Thực hiện kĩ thuật động tác: Đỡ cầu bằng đùi chân thuận để đá cầu bằng mu chân thuận. Khi cầu bay tới chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trước, chân đá lăng nhẹ về phía trước, lên trên. Kết hợp với gập gối, sao cho đùi vuông góc với thân trên khi tiếp xúc với cầu. Hình 4. Đỡ cầu bằng đùi * Tập luyện Giáo viên chia theo nhóm 2 người đứng đối diện nhau, cách nhau khoảng 3 m phân công người phục vụ tung cầu cho bạn đối diện đỡ cầu bằng đùi. sau một thời gian thì đổi người phục vụ. Ban đầu tung cầu chuẩn vào đùi với tốc độ trung bình, sau đó tung nhanh, kết hợp quả dài, quả ngắn và sang hai bên, để buộc người đỡ phải di chuyển, chọn địa điểm thích hợp để dùng đùi đỡ cầu sau đó đá lại cho người phục vụ. c. Đỡ cầu bằng mu bàn chân Đây là kĩ thuật sử dụng phần diện tích lớn ở mu bàn chân. Trong đá cầu, đây là kĩ thuật cơ bản và cũng là phức tạp nhất, được sử dụng nhiều nhất, đạt hiệu quả cao nhất, không chỉ trong phòng thủ mà cả tấn công. Trong tập luyện và thi đấu, kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân thường có các dạng chính sau: Hình 5. Búng cầu Hình 6. Giật cầu 2.2. Kĩ thuật tấn công cơ bản a. Đánh đầu tấn công Đây là loại kĩ thuật sử dụng phần diện tích của trán để tiếp xúc và điều khiển cầu khi cầu bay ở độ cao từ trán trở lên. Kĩ thuật này được sử dụng khá hiệu quả không chỉ trong phòng thủ mà còn rất hiệu quả trong tấn công. Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng nửa bàn chân, hơi khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều trên hai chân, người hơi khom. Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi quả cầu bay ở độ cao khoảng 2m cách lưới 0,5m - 1m dùng sức của hai chân bật lên cao (có thể bước lên một bước rồi mới bật nhảy). Lúc này thân người ưỡn căng hình cách cung, hai tay đưa sang hai bên giữ thăng bằng, mắt quan sát quả cầu. Khi cơ thể ở tư thế căng hình cánh cung gập mạnh đầu xuống khi chạm cầu. Kết thúc động tác: Sau khi kết thúc động tác đánh đầu tấn công, lúc hai chân chạm đất phải nhanh chóng về tư thế chuẩn bị. Tập mô phỏng động tác không cầu (Tập tại chỗ bật nhảy đánh đâu, di chuyển một bước bật nhảy, di chuyển nhiều bước) Tập luyện với cầu: nội dung tương tự như không cầu. Cách tập: giáo viên đứng một bên, học sinh đứng một bên có lưới, giáo viên tung cầu lên cao sát lưới học sinh thực hiện kĩ thuật đánh đầu. b. Tấn công bằng mu bàn chân - Đây là kĩ thuật thường dùng trong đá đơn ở lần chạm thứ hai bao gồm: Đá thấp chân bằng mu chính diện (Hình 7) Đá thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân (Hình 8) Đá cao chân bằng mu chính diện (Hình 9) Đá cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân (Hình 10) Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 - Ở nội dung này giáo viên cho học sinh tập luyện bằng phương pháp cho các em chơi chuyền cầu theo nhóm 2 người, 3 người và có thể nhiều hơn. 2.3. Tập luyện chiến thuật a. Tập phát cầu chuẩn, chính xác và tập trung vào những chỗ yếu của đối phương. Trước khi phát cầu, cần quan sát vị trí đứng của đối phương để lựa chon quả phát cầu cho hợp lý. Nếu đối phương đứng gần vạch giới hạn phát cầu để đỡ cầu tức là đối phương đỡ cầu ngắn kém. Như vậy khả năng búng, giật cầu... là yếu. Nếu đối phương đứng lùi về cuối sân, là khả năng đỡ cầu treo cao sâu kém, đặc biệt là đỡ đầu kém. Lúc đó phát cầu chuẩn, chính xác vào điểm yếu của đối phương gây cho đối phương lúng túng. Trường hợp đối thủ mạnh, có kĩ thuật điêu luyện, có khả năng tấn công ở mọi vị trí trên sân thì khi phát cầu, chiến thuật hợp lý nhất và hay được sử dụng là phát cầu thẳng vào người đối phương. Buộc họ phải dùng ngực hoặc đầu để đỡ qủa phát cầu (trong lần chạm thứ nhất) nên cầu không thể dựng bổng ở khu vực sát lưới, Vì vậy đối phương không thể thực hiện các kĩ thuật tấn công gây nguy hiểm cho mình. b. Đá cầu dài treo cao sâu cầu về phía chân không thuận rồi đột ngột đảo hướng. Trong thi đấu đá đơn thường áp dụng kĩ thuật đá những đường cầu dài liên tục 3- 4 lần về phía chân không thuận của đối phương (chân yếu của đối phương) để vừa đẩy đối phương về cuối sân, hạn chế những đường cầu tấn công của họ, vừa khiến cho đối phương bị tiêu hao về thể lực. Sau đó đột ngột sử dụng các đường cầu ngắn về phía góc gần lưới đối diện, gây bất ngờ cho đối phương, dần tới giành điểm. Hình 11 c. Buộc đối phương phải di chuyển nhiều trên sân để tiêu hao thể lực Khi sử dụng chiến thuật phải áp dụng cách đá cầu dài, ngắn liên tục vào các góc sân, buộc đối phương phải di chuyển nhiều để đón đỡ cầu làm tiêu hao thể lực và gây cho đối phương lúng túng, hạn chế được những đường cầu tấn công của họ. Sử dụng chiến thuật này cần lưu ý đến những đường cầu ngắn. Vì nếu đường cầu ngắn mà lại thành đường cầu trung (cầu đến nửa sân trên) thì người chơi dễ bị phản công ngay. Hình 12 d. Chủ động đưa cầu lên lưới để tấn công ở mọi ví trí trên sân Muốn thực hiện chiến thuật này cần phải biết cách chọn đúng vị trí đỡ cầu của đối phương khi đá sang. Còn đối với bản thân người phát cầu thì sau khi phát cầu xong, phải nhanh chóng Khi đã đứng ở vị trí đỡ cầu thích hợp, người chơi phải chủ động đưa cầu lên sát lưới để sử dụng các kĩ thuật tấn công, với phương châm lợi dụng những đường cầu đá dễ của đối phương để tấn công lại. Còn khi đối phương sử dụng các đường cầu gây khó khăn cho mình trong việc đưa cầu lên lưới như đá cầu vào đầu, vào ngực mình. Nếu như vậy thì sau khi đỡ cầu phải dung các đường cầu đá vào các góc của sân đối phương. Ngoài ra, muốn thực hiện chiến thuật còn có yếu tố thể lực và tâm lý thi đấu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chiến thuật. Người chỉ đạo cần có tâm lý vững vàng, bình tĩnh. Tính toán, phân tích tình huống nhanh nhẹn, nắm vững luật và biết khai thác vận dụng một cách hợp lý cho từng trận đấu. II. Những thông tin cần được bảo mật: không III. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 1. Điều kiện về cơ sở vật chất Sân tập có kẻ sân thi đấu đá cầu Trang thiết bị gồm: Lưới đá cầu, cột, quả cầu 201 hoặc cầu 202 2. Điều kiện về nhân lực: Giáo viên nhiệt huyết với nghề; chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Không ngừng học hỏi, trau dồi để sáng tạo, đổi mới phương pháp tập luyện. 3. Các điều kiện khác Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nâng cao tinh thần thi đấu, giao lưu học hỏi kinh nghiệm. IV. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 1. Đối tượng áp dụng là giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy thể dục. 2. Sáng kiến này không chỉ áp dụng được trong trường THCS Đa Kia mà còn có thể áp dụng cho các trường THCS trong huyện Bù Gia mập. Giúp các em có ý thức tốt trong việc tự rèn luyện thể dục thể thao. Đây cũng là một trong những động lực giúp các em học tốt đá cầu. 3. Bản thân chúng tôi đã thực hiện phương pháp tập luyện này, thấy chất lượng môn đá cầu được nâng cao, thành tích thi đấu cấp huyện tốt. 4. Đặc biệt như các giờ ra chơi không còn thấy các em chơi các trò chơi bạo lực mà thay vào đó là các nhóm đá cầu, các cặp thi đấu đá cầu. 5. Kĩ năng đá cầu của các em được nâng cao, tâm lý tự tin khi tham gia thi đấu. Trong kì thi Hội Khỏe Phù Đổng cấp huyện vừa qua cũng thu được kết quả như sau: STT Nội dung Thành tích 1 Đơn nam I 2 Đôi nam I 3 Đôi nam – nữ I 4 Đồng đội nam I 5 Đơn nữ II 6 Đôi nữ II 7 Đồng đội nữ II V. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử Sáng kiến “Phương pháp tập luyện kĩ thuật, chiến thuật nhằm nâng cao thành tích môn Đá Cầu” của đồng tác giả Phạm Văn Phong – Hoàng Đình Tuấn, Trường THCS Bình Thắng đã được áp dụng tại Tổ Năng Khiếu, Trường THCS Bình Thắng trong năm học 2019-2020, sáng kiến đã được Tổ Năng Khiếu tổ chức họp, nhận xét, đánh giá sáng kiến và công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, đề nghị cấp trên xem xét./. Ngày 24 tháng 02 năm 2020 TM, TỔ NĂNG KHIẾU TỔ TRƯỞNG Nguyễn Thị Cúc Sáng kiến “Phương pháp tập luyện kĩ thuật, chiến thuật nhằm nâng cao thành tích môn Đá Cầu” của đồng tác giả Phạm Văn Phong – Hoàng Đình Tuấn, Trường THCS Bình Thắng đã được áp dụng tại Trường THCS Bình Thắng trong năm học 2019-2020, sáng kiến đã được Trường THCS Bình Thắng tổ chức họp, nhận xét, đánh giá sáng kiến và công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, đề nghị cấp trên xem xét./. Ngày 24 Tháng 02 năm 2020 HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Viết Thư VI. Danh sách những người đã tham gia áp dụng Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Hoàng Đình Tuấn 25/05/1993 Trường THCS Bình Thắng Giáo viên ĐH SP TDTT Chủ đầu tư 50% 2 Phạm Văn Phong 08/01/1990 Trường THCS Bình Thắng Giáo viên ĐH SP TDTT Chủ đầu tư 50% 3 Trần Văn Nhuận 1982 Trường THCS Đa Kia Giáo viên ĐHSP TDTT Áp dụng sáng kiến 4 Nguyễn Thị Yên 1979 Trường THCS Đa Kia Giáo viên ĐHSP TDTT Áp dụng sáng kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Bình thắng, ngày 20 tháng 02 năm 2020 Người viết Phạm Văn Phong Hoàng Đình Tuấn Sdt: 0974363059. Email: phamvanphong8899@gmail.com Sdt: 0374757379. Email: hoangtuanrc@gmail.com
File đính kèm:
- sang kien ap dung chien thuat da cau cho hoc sinh thcs_12766826.doc