Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng mô hình, tranh ảnh, mẫu vật tự nhiên trong dạy học Sinh học Lớp 6

 Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, lí thuyết luôn gắn liền với thực hành. Xã hội ngày nay càng tiến bộ thì vai trò của sinh học được nâng lên tầng cao mới. Sinh học tạo ra những khu bảo tồn thiên nhiên, những khu du lịch sinh thái, những vườn quốc gia ., không chỉ thế nó còn góp phần xây dựng kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người .

 Còn đối với phân môn thực vật học nói riêng nó củng có vai trò quan trọng trong việc lai tạo giống cây trồng mới, rồi góp phần bảo vệ nguồn không khí trong lành .không chỉ thế nó còn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nói chung và ở cấp THCS nói riêng.

 Ở cấp THCS thì phân môn thực vật học được thiết kế phần đầu chương trình sinh học THCS giúp học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên nghiên cứu giới sinh sinh vật. Đồng thời giúp các em có được những kiến thức cơ bản, phổ thông và hoàn chỉnh và củng làm cơ sở để nghiên cứu về kiến thức di truyền, sinh lí, sinh thái ở cấp học trên, đồng thời làm cơ sở nắm vững các biện pháp kĩ thuật sản xuất nông nghiệp

 Đặc thù của bộ môn là thế xong đối với học sinh lớp 6 thì sinh học là môn hoàn toàn mới đối với các em nên không tránh khỏi việc các em không có biện pháp để học, để tìm tòi và tìm ra kiến thức, mà đặc thù của bộ môn là chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, phải bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vậy để việc sử dụng một số phương tiện trực quan có hiệu quả củng như giúp các em có một số kĩ năng sử dụng một số phương tiện trực quan như:Mẫu vật tự nhiên, tranh ảnh thì tôi đi nghiên cứu đề tài này.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11731 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng mô hình, tranh ảnh, mẫu vật tự nhiên trong dạy học Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO CAØ MAU
TRÖÔØNG THPT KHAÙNH HÖNG
Ñeà taøi :
Phương pháp sử dụng mô hình, tranh ảnh, nẫu vật tự nhiên trong dạy học sinh học lớp 6
 Ñeà taøi thuoäc lónh vöïc chuyeân moân: Sinh học
 	Hoïc vaø teân ngöôøi thöïc hieän: NGUYỄN TUYẾT NHUNG
	Chöùc vuï: Giaùo vieân
 Ñôn vò coâng taùc: Tröôøng THPT Khaùnh Höng
Khaùnh Höng, ngaøy 4 thaùng 4 naêm 2009
 PHẦN I
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, lí thuyết luôn gắn liền với thực hành. Xã hội ngày nay càng tiến bộ thì vai trò của sinh học được nâng lên tầng cao mới. Sinh học tạo ra những khu bảo tồn thiên nhiên, những khu du lịch sinh thái, những vườn quốc gia.., không chỉ thế nó còn góp phần xây dựng kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người.
 Còn đối với phân môn thực vật học nói riêng nó củng có vai trò quan trọng trong việc lai tạo giống cây trồng mới, rồi góp phần bảo vệ nguồn không khí trong lành..không chỉ thế nó còn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nói chung và ở cấp THCS nói riêng.
 Ở cấp THCS thì phân môn thực vật học được thiết kế phần đầu chương trình sinh học THCS giúp học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên nghiên cứu giới sinh sinh vật. Đồng thời giúp các em có được những kiến thức cơ bản, phổ thông và hoàn chỉnh và củng làm cơ sở để nghiên cứu về kiến thức di truyền, sinh lí, sinh thái ở cấp học trên, đồng thời làm cơ sở nắm vững các biện pháp kĩ thuật sản xuất nông nghiệp
 Đặc thù của bộ môn là thế xong đối với học sinh lớp 6 thì sinh học là môn hoàn toàn mới đối với các em nên không tránh khỏi việc các em không có biện pháp để học, để tìm tòi và tìm ra kiến thức, mà đặc thù của bộ môn là chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, phải bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vậy để việc sử dụng một số phương tiện trực quan có hiệu quả củng như giúp các em có một số kĩ năng sử dụng một số phương tiện trực quan như:Mẫu vật tự nhiên, tranh ảnh thì tôi đi nghiên cứu đề tài này.
 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ
 Nghiên cứu phương pháp sử dụng mô hình, tranh ảnh, mẫu vật tự nhiên trong dạy bài: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ, CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA VÀ SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN.
 Đề tài đã được kiểm nghiệm thực tế qua áp dụng vào việc dạy sinh học ở trường THPT Khánh Hưng. Nhìn chung đã giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn và nắm được kiến thức sau khi học một số bài như: Đặc điểm bên ngoài của lá. Cấu tạo và chức năng của hoa.
 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
 - Phương pháp trắc nghiệm khách quan đánh giá khả năng nhớ bài của học sinh qua những thời điểm khác nhau. Cụ thể qua việc kiểm tra khả năng nhớ bài của học sinh về : Đặc điểm bên ngoài của lá, cấu tạo và chức năng của hoa và sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. 	.
+Qua một tuần điểm trung bình trở lên đạt 92%.
+Qua hai tuần điểm trung bình trở lên đạt 90%.
+Qua hai tháng điểm trung bình trở lên đạt 85%.
Như vậy là học sinh vẫn còn nhớ kiến thức tương đối qua một thời gian học khá lâu.
PHẦN HAI
I. CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH, TRANH ẢNH, MẪU VẬT TỰ NHIÊN:
 1) Mô hình, tranh ảnh:
 a) Chuẩn bị:
 Trước khi soạn giáo án giáo viên phải xem các thiết bị cần thiết cho bài giảng để có kế hoạch soạn giảng. Trường hợp phòng thiết bị của trường không có thì giáo viên có thể tự làm đồ dùng dạy học hoặc giao cho học sinh trong trường hợp có thể.
 b) Cách sử dụng trên lớp:
 Khi sử dụng mô hình giáo viên phải đặt ở vị trí cao nhất mà cả lớp đều có thể nhìn thấy và phải tuân theo nguyên tắc chỉ đưa mô hình và tranh ảnh ra khi học tới phần kiến thức đó và sử dụng xong phải bỏ xuống ngay. Tránh đưa quá sớm và quá muộn. Nếu đưa không đúng lúc sẽ làm cho học sinh không tập chung vào một phần trọng tâm của kiến thức.
 Đối với tranh ảnh trường hợp tranh có nhiều hình nhỏ nên che những hình không liên quan chỉ để hình cần sử dụng và cũng phải tuân theo các nguyên tắc như sử dụng tranh ảnh không được đưa ra quá sớm cũng như quá muộn chú ý che tranh ảnh bên phải của bảng,trường hợp cho học sinh lên chỉ trên tranh thì giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh đứng về bên phải để chỉ.
 2) Mẫu vật tự nhiên:
 a)Chuẩn bị:	
 Tùy từng mẫu vật tự nhiên ở địa phương có sẵn hay phải đi sưu tầm nơi khác mà giáo viên có kế hoạch cho học sinh kiếm mẫu theo nội dung bài học.
 Chú ý khi dặn học sinh lấy mẫu.chỉ lấy những mẫu theo hướng dẫn của giáo viên tránh lấy bừa dẫn đến tình trạng phá hoại cây xanh.
 Đối với giáo viên trước khi dạy phải lấy mẫu theo yêu cầu kiến thức của bài chú ý có thể lấy những mẫu mà học sinh không có và lấy mẫu phòng khi học sinh không lấy được còn có thể lấy những mẫu mở rộng vấn đề cho học sinh.
 b)Cách sử dụng:
 *) Đối với mẫu giáo viên biểu diễn trên lớp thì giáo viên cũng phải đứng ở vị trí cao nhất cả lớp có thể nhìn thấy được, nói tới phần nào thì chỉ vào phần đó và cũng chỉ đưa những mẫu vật có liên quan phần còn lại không đưa ra.
 *) Đối với mẫu vật tự nhiên học sinh sử dụng :
 Chỉ đưa mẫu vật ra khi GV yêu cầu và phải cất đi khi học xong phần kiến thức đó. Khi quan sát thì phải làm theo sự hướng dẫn của GV không được lấy mẫu vật để đùa chơi trong giờ học.
 Chú ý: Phải dọn vệ sinh sau khi học xong. 
 II. PHƯƠNG PHÁP DẠY MỘT SỐ BÀI CỤ THỂ :
 Bài 19
 ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ:
1. Mục tiêu:
 Ở chương I và II đã nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của thân và rễ. Ở chương III này chúng ta tiếp tục đi nghiên cứu một bộ phân nữa của cơ quan sinh dưỡng đó là thân.
 Bài đầu tiên của chương là bài “Đặc điểm bên ngoài của lá “ đây là bài mang kiến thức cơ bản để ta tiếp tục học các bài còn lại của chương.Vì vậy sau khi học xong bài hoc sinh phải nắm được những nội dung chủ yếu sau:
-Nêu được những đăc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo ra chất hữu cơ 
-Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt lá đơn, lá kép.
-Rèn kỹ năng so sánh, nhận biết.
-Kỹ năng hoạt động nhóm.
-Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
2.Những điều cần lưu ý và phương tiện thiết bị cần thiết
Bài này có mẫu vật tự nhiên cho học sinh quan sát do vậy yêu cầu học sinh sưu tầm các lá đem đến lớp.Để đảm bảo không phá hoại cây trồng GV yêu cầu học sinh sưu tầm lá các cây dại. 
Đối với các kiểu xếp lá trên thân và cành, GV yêu cầu HS chuẩn bị theo nhóm. Mỗi nhóm mang một cành dâm bụt, dây huỳnh, cành khế hoặc nhãnMột số loại lá như tre, trúc, lục bình, lá dâu
3.Kiến thức cơ bản:
 a)Đặc điểm bên ngoài của lá:
-Phiến lá bản dẹp có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau.
-Có 3 kiểu gân lá khác nhau là:
 +Hình cung.
 +Hình song song.
-Có 2 loại lá là
+Lá đơn.
+Lá kép.
 b)Các kiểu xếp lá trên thân và cành: 
Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành:
-Mọc đối có 2 lá mọc ra từ một mấu thân.
-Mọc cách có 1 lá mọc ra từ 1 mấu thân.
-Mọc vòng có 3 lá trở nên mọc từ 1 mấu thân.
→Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
 4.Phương pháp giảng dạy:
 a.Đặc điểm bên ngoài của lá:
*).Trước khi đi vào bài mới HS nhớ lại kiến thức về lá đã học ở tiểu học kết hợp với xem H. 19.1 SGK cho biết tên các bộ phận của lá và trả lời câu hỏi trong SGK.
 Khi tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm.
 Bỏ tất cả các lá mang theo lên bàn nhận xét hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá,diện tích bề mặt lá so với cuốn lá,từ đó trả lời tiếp 2 câu hỏi ở mục 1.
 *).Quan sát gân lá:
 Yêu cầu học sinh lật mặt dưới của lá lên để thấy rõ gân lá sau đó so sánh đối chiếu với H. 19.2 SGK để phân biệt đủ 3 kiểu gân lá.
 Sau khi nhận dạng thảo luận tìm ra kiến thức HS phải cất ngay phần lá đó đi.
 *).Phân biệt lá đơn và lá kép:
 Cho học sinh quan sát H.19.3 so sánh với cành dâm bụt, nhãn đọc thông tin trong mục c) để nhận biết và phân biệt lá đơn, lá kép.
 Mỗi học sinh thực hiện lệnh ở mục 2c)
 Yêu cầu mỗi nhóm đưa ra một lá đơn và một lá kép để phân biệt.
 Chú ý:Khi học xong phần này giáo viên yêu cầu học sinh cất lá đi.
 b).Phân biệt các kiểu lá trên thân và cành:
 Yêu cầu học sinh mang 3 cành:Dây huỳnh, dâm bụt, ổi ra quan sát đối chiếu với hình 19.5 SGK và hoàn thành SGK tr. 63
 Để học sinh chữa cho nhau kết quả điền bảng
 Học sinh tìm hiểu các kiểu xếp lá trên thân và cành bằng cách cầm 3 loại cành quan sát theo hướng dẫn trong SGK.
 Cuối cùng giáo viên sửa chữa và chốt lại kiến thức.
 Bài 28
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
 1.Mục tiêu:
 Bài cấu tạo và chức năng của hoa nằm ở đầu chương IV.Muốn đi tìm hiểu về sinh sản hữu tính thì bắt buộc học sinh phải nắm được các thành phần cấu tạo của hoa và chức năng của hoa.Có như thế các em mới hiểu và nắm được kiến thức vì thế cho nên khi học xong bài này học sinh cần nắm được một số kiến thức cơ bản sau:
 -Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặt điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận 
 -Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
 -Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
 2.Những điều cần chú ý và các phương tiện thiết bị cần thiết:
Dạy bài này phải có mẫu vật thật cho học sinh quan sát, vì vậy giáo viên cần tìm hiểu tình hình thực tế địa phương biết được mùa này có loại hoa gì để yêu cầu học sinh sưu tầm:
-Chuẩn bị của GV:
Tranh vẽ theo các hình H28.1, H28.2, H28.3 SGK 
+Một số hoa thật để bổ sung cho phần chuẩn bị thiếu của học sinh 
+Hình lắp ghép một bông hoa đầy đủ
+Kính lúp cho các nhóm quan sát hạt phấn, một số mảnh dao lam để cắt ngang đầu nhụy
-Chuẩn bị của HS:
Mỗi nhóm nhỏ sưu tầm ít nhất 2 loại hoa như:Hoa bưởi, bầu, bí, dâm bụt
3.Kiến thức trọng tâm: 
a).Các bộ phận của hoa:
_ Đài và tràng bao bọc bên ngoài hoa. Tùy theo loại cây cánh hoa có màu sắc khác nhau .
_Mỗi nhị gồm chỉ nhị và bao phấn đính trên chỉ nhị. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn.
_Nhụy gồm có đầu , vòi, bầu. Noãn nằm bên trong bầu nhụy 
b).Chức năng các bộ phận.
_Các tế bào sinh dục đực của hoa nằm trong hạt phấn (ở nhị), các tế bào sinh dục cái của hoa nằm trong noãn (ở nhụy).Vậy nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
_Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhụy tạo thành bao hoa. Chức năng chính của bao hoa là che chở bảo vệ cho nhị và nhụy.
 4.Phương pháp giảng dạy:
 Hai học sinh ngồi cùng bàn quan sát một hoa theo hướng dẫn của SGK để tìm được các bộ phận của hoa đó và ghi kết quả vào giấy nháp.
 Giáo viên cho học sinh trao đổi kết quả quan sát bằng cách yêu cầu học sinh xác định đúng các bộ phận của hoa trên mô hình hoa lắp ghép.
 Cuối cùng giáo viên treo tranh các bộ phận của hoa và chỉ tổng quát lại các bộ phận của hoa (chú ý tranh có cả cấu tạo của nhị và nhụy, giáo viên che phần đó đi).
 Tiếp đó yêu cầu học sinh tách từng bộ phận của hoa để quan sát và đếm được số lá đài và tràng hoa và cả màu sắc.
 Mỗi nhóm quan sát nhị và nhụy treo hướng dẫn SGK và trả lời các câu hỏi SGK.
 Sau đó mỗi giáo viên cho học sinh quan sát tranh H28.2 và H28.3 từ đó học sinh tự điều chỉnh đáp án 
 Hoặc giáo viên có thể chốt lại kiến thức thông qua chỉ toàn bộ tranh.
Xác định chức năng các bộ phận của hoa:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
 - Học sinh đọc mục  SGK tr.95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK tr.95.
 - Nếu học sinh chưa trả lời được GV gợi ý:
 +Tế bào sinh dục đực của hoa nằm ở đâu ? Thuộc bộ phận nào của hoa ?
 +Tế bào sinh dục cái của hoa nằm ở đâu ? Thuộc bộ phận nào của hoa ?
 +Còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không ?
 +Vậy những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu ?
 - Cả lớp trao đổi đáp án sau đó giáo viên chốt lại kiến thức.
Bài 26
SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
 1.Mục tiêu: 
 Sau khi học xong bài này, học sinh nắm được:
Khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Nắm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Nắm được một số biện pháp tiêu diệt cỏ dại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa học của những biện pháp đó. 
 2.Những điều cần chú ý và các phương tiện thiết bị cần thiết:
 Dạy bài này phải có mẫu vật thật cho học sinh quan sát, vì vậy giáo viên cần tìm hiểu tình hình thực tế địa phương biết được mùa này có loại mẫu thật gì để yêu cầu học sinh sưu tầm:
- Chuẩn bị của GV:
+ Tranh vẽ theo các hình H26.1, H26.2, H26.3 SGK 
+ Các mẫu thật: Rau má, củ gừng, củ khoai lang, lá thuốc bỏng, cỏ tranh, cỏ gà có chồi.
+ Kẻ trước bảng có trong mục I của SGK vào tờ giấy to.
- Chuẩn bị của HS:
+ Mỗi nhóm nhỏ gồm 4 em sưu tầm 4 loại mẫu hình thức sinh sản sinh dưỡng khác nhau tùy theo tình hình cụ thể ở từng địa phương.
+ Ôn lại kiến thức về biến dạng của thân và rể.
+ Học sinh kẻ trước bảng theo mẫu có trong SGK vào vở bài tập.
3.Kiến thức trọng tâm: 
a).Sự tạo thành cây mới từ rể, thân, lá ở một số cây có hoa:
Cây rau má, củ gừng, củ khoai lang, lá thuốc bỏng có thể mọc thành cây mới trong điều kiện có độ ẩm thích hợp.
b).Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá)
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở một số cây có hoa là: Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá 
 4.Phương pháp giảng dạy:
 a) Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa
 Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh mang toàn bộ mẫu vật đã chuẩn bị ở nhà để lên bàn để kiểm tra, sau đó GV yêu cầu HS cất đi toàn bộ mẫu vật. 
 GV yêu cầu HS mang đoạn rau má ra quan sát, kết hợp với hình 26.1 SGH trả lời câu hỏi trong lệnh ở SGH: Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mổi mấu thân có hiện tượng gì? Mổi mấu thân như vậy khi tách ra khỏi cơ thể có thể tạo thành cây mới được không? Vì sao?
 Mỗi nhóm quan mẫu đoạn rau má sau đó cử đại diện đứng lên rả lời câu hỏi 
 Tiếp theo GV yêu câu HS cất đi mẫu rau má và lần lượt lấy ra mẩu củ gừng, củ khoai lang, lá thuốc bỏng có chồi ra quan sát, kết hợp với quan sát tranh hình 26.2, 26.3 và 26.4 SGK để trả lời câu hỏi thứ 2,3,4 SGK trang 87.
 GV chốt lại kiến thức.
 Lưu ý: Để quan sát một mẫu kế tiếp, GV yêu cầu HS cất đi mẫu trước đó để tránh sự phân tán tư tưởng của các em. 
 b) Sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
 GV treo tranh hình H26.1, H26.2, H26.3 SGK lên bảng và yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào chổ trống trong lệnh SGK trang 88 phần 2) và trả lời hai câu hỏi:
Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp những hình thức nào?
 HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, cử đại diện lên trả lời.
 GV chốt lại kiến thức.
 PHẦN III
KẾT LUẬN
* Ưu điểm:
Đây là đề tài có hiệu quả đối với việc dạy và học trong nhà trường THCS đặc biệt đối với đối tượng chính là học sinh khối 6. Qua việc áp dụng phương pháp này mặt dù trong thời gian ngắn chưa khẳng định được mức độ thành công của đề tài nhưng nhìn chung học sinh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. Trên thực tế đánh giá qua các bài kiểm tra tỉ lệ học sinh làm đúng phần kiến thức “đặc điểm bên ngoài của lá,” “cấu tạo và chức năng của hoa “ và “ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên“ là 90%. So với tình hình thực tế của trường THPT Khánh Hưng thì kết quả này cũng tương đối cao. Vậy bước đầu khẳng định đây là đề tài có tính khả thi và có thể mở rộng phạm vi áp dụng, đồng thời có thể nâng cao đối với đối tượng học sinh khối thay sách trường THCS.
* Nhược điểm:
Tuy nhiên khi dạy theo phương pháp này phải tính thời gian cho hợp lý nếu không trong vòng 45 phút vẫn chưa hoàn thành nội dung bài học.
Một số mẫu vật mà địa phương không có hay lúc dạy không ngay mùa có mẫu vật thì việc dạy theo phương pháp này gặp khó khăn. Vì vậy GV phải chuẩn bị có kế hoạch tìm mẫu vật sớm.
Đây là đề tài thực hiện trong thời gian ngắn, hơn nữa trình độ người viết có hạn rất mong được sự góp ý nhiệt tình của hội đồng giám khảo và quý vị đồng nghiệp.
Khánh Hưng, ngày 28 tháng 03 năm 2009
 Người soạn
 Nguyễn Tuyết Nhung

File đính kèm:

  • docSKKN - NGUYEN TUYET NHUNG.doc
Sáng Kiến Liên Quan