Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

 Như đã trình bày ở trên kĩ năng viết văn nghị luận xã hội là kĩ năng cơ bản mà học sinh bậc trung học phổ thông nhất là học sinh lớp 9 cần nắm vững. Thế nhưng khi tiếp cận kiểu bài này giáo viên đôi khi còn lúng túng trong cách hướng dẫn học sinh do vấn đề xã hội phong phú thành ra cách dạy của giáo viên là làm hộ, cung cấp sằn dàn bài cho học sinh học vẹt, học tủ. Học sinh được tiếp cận kiểu bài thụ động theo kiểu cô dạy đến đâu thì học và làm theo nếu đề bài hỏi khác đi dù là vấn đề quen thuộc lại thấy khó không biết làm. Thành ra học sinh luôn kêu khó khi làm bài nghị luận xã hội, có làm bài thì lập luận hời hợt, không đảm bảo kiến thức, kĩ năng thành ra chất lượng làm bài kiểm tra môn ngữ văn không cao dẫn đến tình trạng chán nản,thậm chí có học sinh sợ học môn văn.

2. Giải pháp từ khi có sáng kiến.

 Khi thực hiện sáng kiến tôi khắc phục tình trạng đã nêu bằng cách tiến hành nghiên cứu lí thuyết và thực tế rồi áp dụng trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn của mình đặc biệt cho học sinh lớp 9.

 2.1.Phương pháp nghiên cứu

a. Nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, hiệu quả của giáo viên và học sinh trong dạy học kiểu bài nghị luận xã hội.

- Những kiến thức, kĩ năng bộ môn cần cung cấp cho học sinh trong quá trình dạy kiểu bài nghị luận xã hội.

- Nguồn tư liệu cần khai thác để phục vụ cho quá trình giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội.

 b. Nghiên cứu thực tế

 Điều tra thực tế việc giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh, theo dõi chất lượng qua từng đề kiểm tra ở các giai đoạn, chất lượng các kì thi nhất là ở điểm số của câu nghị luận xã hội, từ đó kiểm nghiệm, đôi chứng và tìm ra các phương pháp phù hợp.

 Lớp thực nghiệm và đối chứng:

 Lớp 9A4 năm học 2016-2017

 Lớp 9A4, lớp 9A1 năm học 2017-2018

 

doc57 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng dàn ý
- Giới thiệu về vấn đề tai nạn giao thông: 
 Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà nó gây ra quá lớn.
- Nêu hiện tượng:
 Mỗi ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về số lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn cả nước. Đáng báo động là tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người bị thương và người chết tăng mạnh. Cứ mỗi năm VN có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông và đa số xảy ra trên đường bộ. Gần đây nhất theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30tháng 4 đến ngày 4 tháng 5) toàn quốc đã xảy ra 224 vụ tai nạn giao thông, làm chết 117 người.
- Nguyên nhân: Do:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông ( lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, uống nhiều bia rượu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông( lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất ( chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn)
+ Đáng tiếc rằng góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường .
- Hậu quả :
+Làm cho người dân lo sợ mỗi khi ra đường.
+ Gây thiệt hại lớn về người và của. Biết bao người đã chết, biết bao người bị thương tật suốt đời trở thành gánh nặng cho gia đình , xã hội.
+ Điều đáng nói là tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người là trụ cột gia đình. 
- Giải pháp khắc phục:
+ Nhà nước: Tích cực triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Thường xuyên tu bổ, nâng cấp các tuyến đường, đặt biển báo giới hạn tốc độ, đèn hiệu giao thông
+Cá nhân: Mỗi người cần chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông. Công an giao thông thường xuyên tuần tra và điều khiển giao thông ở những nơi trọng điểm 
+ Học sinh tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp; tích cực tuyên truyền luật giao thông, tích cực tham gia cá đội tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông
- Phê phán : những kẻ coi thường pháp luật, coi nhẹ an toàn giao thông
 2. Nghị luận vấn đề rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn truyện.
* Mục tiêu: Yêu cầu học sinh hiểu được ý nghĩa của câu chuyện đề tìm ra vấn đề nghị luận và vận dụng linh hoạt dàn ý chung để xây dựng dàn ý:
 * Đề 1 : Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng câu “ Koni chi ca” nghe rất hây, cách lịch sự chỉ có ở nhẩ, ở làm. Tiếng Việt rất thanh lịch và tình cảm kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?
 Joe Ruell
* Xác định đề:
- Kiểu loại: Nghị luận về sự việc hiện tượng
- Vấn đề: Thói sính ngoại của giới trẻ.
 * Định hướng: Gợi ý bài làm cần đạt các ý sau:
- Dẫn dắt nêu vấn đề:
- Giải thích nêu ý nghĩa vấn đề: 
 - Là người sống và làm việc ở Việt nam rất khách quan khi bàn về lời chào của người VN- dạo quanh các nước châu Ấ mỗi quốc gia lại có cách chào riêng đậm chất văn hóa, ngôn ngữ đất nước mính=> Từ một lời chào tác giả siu nghĩ tow3is tiếng việt và cách sử dụng ngôn ngữ của chúng ta khi gặp khách nước ngoài không chào bằng tiếng mẹ đẻ mà hê lo... từ lời bàn trước hiện tượng trái chiều tác giả muống đề cập hiện tượng sính ngoại trong giao tiếp với người nước ngoài cũng như với người cùng nước của người Việt
- Bàn luận
Hiện tượng sính ngoại vừa tích cực vừa tiêu cực
+ Tích cục: Có lợi trong hội nhập giúp ta xóa rào cản về ngôn ngữ mở rộng sự hiểu biết về sự văn minh, hiện đại của thế giới, có hiệu quả lớn trong những cuộc thương thảo những dự án hợp tác ngoại giao.
+ Tác hại:
 Làm mất đi sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt
 Trở thành thói quen tật xấu ở một số người
 Suy giảm tự hào dân tộc
+ Nguyên nhân so tiếp xúc với người nước ngoài
Tâm lí của giới trẻ thích cái mới và thích thể hiện nó.
 Hay nghe, muốn nói tiếng nước ngoài theo trào lưu, thói quen
+ Giải pháp:
 Học hỏi văn hóa nước ngoài nhưng cần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ( HS nêu giải pháp cụ thể)
Đề 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
	Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
	Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một đồng xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: 
	- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
	Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
	- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
	- Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
	 ( Theo Tuốc-ghê-nhép. SGK Ngữ Văn 9; tập I)
	Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận với chủ đề “Hạnh phúc không chỉ là tiền bạc” (khoảng một trang giấy thi).
* Xác định đề:
- Kiểu loại: Nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Vấn đề: Quan niệm về hạnh phúc
 * Định hướng: Gợi ý bài làm cần đạt các ý sau:
	- Dẫn dắt nêu vấn đề:
	- Giải thích nêu ý nghĩa vấn đề: Học sinh căn cứ hiểu biết bản thân và câu chuyện giải thích và xác định vấn đề nghị luận : Hạnh phúc là cảm xúc sung sướng, hân hoan khi được thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần “Tiền bạc” được hiểu là giá trị của cải, vật chất. Câu chuyện trên cho thấy: ngay cả khi người ta không có gì để cho nhau ngoài tình thương yêu thì họ vẫn có cảm giác sung sướng, tin vui như nhận được một cái gì đó -> Như vậy, hạnh phúc không chỉ là tiền bạc; không chỉ có tiền bạc mới làm nên hạnh phúc như mọi người hay nghĩ. Hạnh phúc còn là những những thứ khác, đặc biệt là lòng nhân ái, sự quan tâm đồng cảm, giúp đỡ, cách ứng xử tử tế giữa con người với con người.
- Lí giải cụ thể (1,0 điểm): Lòng nhân ái, sự đồng cảm, cách đối xử tử tế, trân trọng sẽ đem đến hạnh phúc cho con người vì :
+ Giúp gắn kết con người, con người thân thiện, gần gũi chân tình với nhau hơn (xa thành gần, lạ thành quen); cuộc đời vì thế mà tốt đẹp hơn(VD) (0.5 điểm)
+ Đem đến niềm vui sống cho con người: niềm vui của người cho đi, của người nhận được, niềm vui khi chúng ta được quan tâm giúp đỡ, được trân trọng và niềm vui khi được sống một cuộc cuộc sống có ý nghĩa 
- Rút ra nhận thức, hành động cho bản thân 
+ Không chỉ có tiền của mới hạnh phúc, ngược lại chúng ta có thể tạo lập hạnh phúc từ chính lòng nhân ái và sự tử tế của bản thân. 
 + Không phủ nhận tiền bạc góp phần làm nên hạnh phúc, nhưng cần phê phán lối sống quá đề cao tiền bạc mà đánh mất lòng nhân ái, quên đi những giá trị tinh thần cao đẹp .
 3. Đề bài nghị luận xã hội ra dưới một ý kiến, nhận định.
 Với kiểu đề này giáo viên nên cho học sinh rèn với những nhận định tương đương về cùng một chủ đề để tạo cho các em sự tích cực, linh hoạt, chủ động.
 Ví dụ:
Đề 1
 Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: 
 “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
- Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống. 
- Yêu cầu: 
Giải thích
 + Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
 + Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
 + Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành công.
Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức cửa cuộc sống.
Bàn luận
 - Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để chứng minh, bình luận)
- Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công.
- Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng)
Giải pháp
- Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội.
- Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm 
- Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
 Đề 2: Niềm đam mê là một ngọn lửa. Đó có thể là ngọn lửa sinh tồn, cũng có thể là ngọn sinh tồn đó cũng có thể là ngọn lửa hủy diệt. tất cả đều do ta tự đốt lên. 
* Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống. 
 * Yêu cầu các ý cần đạt:
 - Giải thích vấn đề: 
Đam mê là ham thích say mê làm một điều gì đó chát bỏng. Niềm đam mê có sức mạnh như một ngọn lửa cháy lên những ngọn lửa khác khiến cuộc sống của ta trở nên ấm áp tốt đẹp hơn, khi đó đam mê là ngọn lửa sinh tối
Đam mê là thiêu đốt hủy diệt bản thân,, cuộc sống của ta và mọi người xung quanh. Khi ta dùng niềm đam mê để thỏa mãn những ham muốn tầm thường là sự hủy diệt = > là ngọn lửa sinh tồn hay hủy diệt là do ta
- Bàn luận.
- Đam mê là ngọn lửa sinh tồn là niềm ham mê hướng thiện có nghĩa với đới sống xung quanh
Đam mê nghiên cứu cống hiến cho nhân loại những công trình khoa học
Đam mê đọc sách khiến maxim Gốc ki thành con chim đại bàng của văn học Nga
Đam mê có thể là ngọn lửa hủy diệt khi đam mê chỉ là mưu cầu danh lợi cá nhân: Đam mê quyền lực dẫn đến chiến trang đẫm máu
- Bài học: Con người phải biết làm chủ đam mê khát vọng bản thân hướng đam mê vào mục đích tốt đẹp muốn đốt lên ngọn lửa sinh tồn còn người cần có trí tuệ và có bản lĩnh..
Đề 3: Đọc kĩ câu chuyện sau và viết đoạn văn 15-20 câu cho biết em cảm nhận được gì qua nội dung câu chuyện, nhất là giờ đây em đang đứng trước một kì thi đòi hỏi bản thân phải nỗ lực rất nhiều.
"Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua 100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước. Trừ một cậu bé, cậu ngã liên tục trên đường đua, cậu bé đã bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Sau đó tất cả đều quay trở lại không trừ một ai! Một cô bé bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé và nói: “Như thế này em sẽ thấy tốt hơn”. Cô bé nói xong cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt. Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau". (Theo "Quà tặng trái tim", NXB Trẻ 2003)
* Yêu cầu:
Hình thức: đoạn văn dài 15-20 câu, trình bày mạch lạc, sạch sẽ
Nội dung: Cảm nhận nội dung câu chuyện: nỗ lực vượt khó đi lên, đồng cảm sẻ chia, vị tha
+ Nêu rõ sự việc hiện tượng có vấn đề: các vận động viên tham gia thi chạy ở một thế vận hội quốc tế, cuộc thi là thử thách lớn lao nhất là khi các vận động viên đều bị khuyết tật, đã có người bị vấp ngã liên tục trên đường chạy, bất lực mà bật khóc. +Đánh giá đúng sai: cuộc thi có ý nghĩa nhân đạo lớn, tất cả các vận động viên đều giành chiến thắng.
+ Nêu nguyên nhân: Khát vọng (dù khuyết tật các vận động viên đều muốn nỗ lực giành chiến thắng để khẳng định giá trị bản thân “có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua 100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước”); Đồng cảm (khi có người bị vấp ngã, những người khác cùng quay lại an ủi, giúp đỡ rồi cùng khoác tay nhau về đích trong niềm vinh quang chung)
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định: học tập các vận động viên trong câu chuyện, cuộc sống dù khó khăn đến mấy vẫn nỗ lực vươn lên, đồng cảm và vị tha với những hoàn cảnh khó khăn khác. Là học sinh lớp 9, đứng trước kì thi khó khăn cũng cần tinh thần vươn lên, lạc quan, đoàn kết giúp nhau ôn luyện kiến thức, kĩ năng, làm bài trung thựcđể khẳng định mình, cùng nhau giành chiến thắng vinh quang.
4. Kiểu bài nghị luận vấn đề xã hội qua bức tranh
Yêu cầu học sinh linh hoạt sáng tạo nhận ra vấn đề nghị luận và mạnh dạn bộc lộ ý kiến cá nhân.
 Ví dụ 1: Suy nghĩ về vấn đề gợi ra trong bức tranh sau?
*Lưu ý: Vấn đề gợi ra có tính đa nghĩa nên giáo viên khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. 
 III - HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư phạm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9, tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn, Ý Yên, Nam Định, kết quả của thực nghiệm sẽ chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của phần lý luận đã nêu, tạo cơ sở thực tiễn để vận dụng quá trình giảng dạy sau này.
	Tôi đã tiến hành thực nghiệm đối với học sinh đội tuyển ngữ văn 9 và học sinh lớp 9a1,9a4 vào giai đoạn 24 tuần.
 Tiến hành khảo sát đối với học sinh lớp 9a1,9a4 với đề văn nghị luận như sau:
 “Sống giản dị là lối sống đẹp”
 Suy nghĩ của em về ý kiến trên
 Kết quả khảo sát:
Lớp
Số HS
Điểm 
 1 - 2
Điểm 
2,25-4,75
Điểm
5 – 6,25
Điểm 6,5–7,75
Điểm 8-8,75
 Điểm 
 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9a1
35
0
0
3
8,6
9
25,7
11
31,4
6
17,1
6
17,1
9a4
30
0
0
6
20,0
10
33,3
6
20,0
5
16,7
3
10,0
 Tiến hành khảo sát đối với học sinh đội tuyển ngữ văn 9 với đề văn nghị luận như sau: 
 John Keller, diễn giả nổi tiếng người Mỹ phát biểu:
“Cách tốt nhất để xây dựng hòa bình là tăng thêm thật nhiều những hành động yêu thương và hảo tâm với đông loại.”
 Ý kiến của anh/chị về quan điểm trên.
Kết quả khảo sát
Đề số
Số HS
Điểm 
 1 - 2
Điểm 
2,25-4,75
Điểm
5 – 6,25
Điểm 6,5–7,75
Điểm 8-8,75
 Điểm 
 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
13
0
0
2
15,4
3
23,1
4
30,8
2
15,4
2
15,4
	Qua bảng kết quả, tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận nêu trên đã đem lại hứng thú cho học sinh. Kết quả đã cải thiện được phần nào chất lượng bài viết mảng văn nghị luận xã hội ở học sinh.
 Năm học 2017-2018 đội tuyển ngữ văn 9 xếp giải nhất tỉnh với 1 giải nhất, 6 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích. Thành công này chứng tỏ với mảng nghị luận xã hội các em đã biết vận dụng kĩ nặng tiếp thu được một cách khá thành thạo.
 Qua việc áp dụng “ Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” tôi nhận thấy:
	- Học sinh tích cực, hứng thú hơn với việc học tập bộ môn Ngữ văn, các em đã có thói quen truy cập mạng internet để tìm kiếm thông tin, ghi chép tư liệu, quan tâm đến các sự việc hiện tượng cũng như các vấn đề tư tưởng, đạo lý xã hội. 
 - Học sinh nắm bắt và vận dụng các kĩ năng: nắm bắt thông tin, phân tích đề, phân bố thời gian, lập dàn ý, viết đoạn, viết bài văn hoàn chỉnh khá thành thạo và đạt kết quả cao trong các kì thi khảo sát.
Kì khảo sát
Lớp
Điểm trên 5
Điểm bình quân mỗi học sinh
Bình quân 70% cao nhất
Bình quân
10% cao nhất
Kì I
9A1
100%
7.78
8,03
8,8
9A4
100%
7,65
8,06
8,58
 Cuối năm
9A1
100%
7,67
7,9
8,5
9A4
100%
7,36
7,8
8,58
 - Các bài văn nghị luận xã hội đã giúp các em trang bị được cho mình những hiểu biết nhất định về cuộc sống, có các kĩ năng sống cần thiết, biết phân tích, nhìn nhận đánh giá một vấn đề của đời sống; từ đó học sinh biết sống nhân văn hơn, có văn hóa ứng xử, biết yêu thương và trân trọng những điều tưởng chừng như rất bình dị mà thiêng liêng của đời thường: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình thâỳ trò, tình bạn, lòng yêu thương con ngườiHọc sinh cũng có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện bắt đầu từ những bài học về tư tưởng và đạo lý.
 - Từ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên có thể điều chỉnh được phương pháp dạy học của mình. Người giáo viên trước hết phải tích lũy kiến thức, xây dựng và rèn luyện cho mình có được phương pháp dạy học tích cực nhất. Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt sáng kiến, áp dụng với đội tượng học sinh lớp 7,8 khi giảng dạy bộ môn ngữ văn.
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác, nếu sao chép nội dung của người khác tôi xin chịu trách nhịêm hoàn toàn.
Tôi hy vọng với những biện pháp mà tôi nghiên cứu, trình bày sẽ có tác dụng tham khảo để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9. Đồng thời tôi cũng hy vọng thông qua sáng kiến này giáo viên có thể tham khảo, vận dụng một số biện pháp sư phạm phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường THCS.
 Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện.
 Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Dương Thị Nhàn
	DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn. NXB Giáo dục Việt Nam, 1997.
 2. Nguyễn Phước Bảo Khôi (chủ biên), Bí quyết viết đoạn nghị luận xã hội theo định hướng đề thi mới. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2017
 3. Nhiều tác giả, Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Tuyển chọn bài viết hay do báo Mực Tím tổ chức. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2016
 4. Hà Thúc Hoan, Làm văn nghị luận: lý thuyết và thực hành, NXB Thuận Hóa. 
 5. Hoàng Thị Mai, Phương pháp dạy học văn nghị luận ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2009.
 6. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục, H.2001.
 7. Nguyễn Quang Ninh, Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2001. 
 8. Nhiều tác giả, Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục, H. 2005.
 9. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, H.2010.
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên tác giả: Dương Thị Nhàn
2. Chức vụ, nơi công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn – Ý Yên
3. Tên sáng kiến kinh nghiệm:	“Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”.
4. Lĩnh vực (môn) áp dụng sáng kiến: Bộ môn Ngữ văn trường THCS
PHẦN CHO ĐIỂM:
I
II
III
IV
V
Trình bày sáng kiến
Tính mới của giải pháp, sáng kiến
Phạm vi áp dụng
Hiệu quả kinh tế - xã hội mà sáng kiến mạng lại: (lợi ích xã hội, môi trường, cộng đồng, v..v..)
Phải thiết thực đã áp dụng/có khả năng áp dụng và mạng lại hiệu quả
Tổng điểm
/5 điểm
/20 điểm
/15 điểm
/60 điểm
/100 điểm
 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG (NẾU CÓ):
TT Lâm,ngày. Tháng 05 năm 2018
 GIÁM KHẢO 1	GIÁM KHẢO 2	
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ý YÊN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên tác giả: Dương Thị Nhàn
2. Chức vụ, nơi công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn
3. Tên sáng kiến kinh nghiệm:	“Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”.	
4. Lĩnh vực (môn) áp dụng sáng kiến: Bộ môn Ngữ văn trường THCS
PHẦN CHO ĐIỂM:
I
II
III
IV
V
Trình bày sáng kiến
Tính mới của giải pháp, sáng kiến
Phạm vi áp dụng
Hiệu quả kinh tế - xã hội mà sáng kiến mạng lại: (lợi ích xã hội, môi trường, cộng đồng, v..v..)
Phải thiết thực đã áp dụng/có khả năng áp dụng và mạng lại hiệu quả
Tổng điểm
/5 điểm
/20 điểm
/15 điểm
/60 điểm
/100 điểm
 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG (NẾU CÓ):
Ý Yên, ngày. tháng .. năm 2018
 GIÁM KHẢO 1	GIÁM KHẢO 2	
XÁC NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ý YÊN 
TRƯỞNG PHÒNG
Phạm Mạnh Tuân
XÁC NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_ki_nang_viet_van_nghi.doc
Sáng Kiến Liên Quan