Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh học yếu môn Toán Lớp 2

a-Cơ sở khoa học:

Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn toán cùng các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển hiện toàn diện. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học: Chủ yếu là trẻ phải có được một trình độ phát triển tốt về ngôn ngữ, đọc thông viết thạo, có kĩ năng tính toán thông thường, có trình độ phát triển trí tuệ tốt làm tiền đề cho việc tiếp tục học lên cấp trên của trẻ. Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn trú trọng nâng cao chất lượng dạy học.Nhất là ngành giáo dục luôn tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Vậy làm thế nào để chất lượng giáo dục được nâng lên? Đây chính là trọng trách rất lớn đối với mỗi người giáo viên chúng ta.

b- Cơ sở thực tiễn:

 Đầu năm học 2012 – 2013, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2A. Bước đầu vào lớp tôi nhận thấy phần lớn các em đã biết đọc, viết khá thạo. Nhưng đối với môn Toán còn nhiều em học yếu: Các em cộng trừ trong phạm vi 10 và cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 còn chưa thành thạo, đối với những bài toán có lời văn nhiều em còn chưa biết cách giải và trình bày bài.

Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Phương pháp rèn học sinh học yếu môn toán lớp 2”

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 13145 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh học yếu môn Toán Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đó gọi học sinh yếu, kém.
	Bài 3 : Giải bài toán theo tóm tắt sau
 46 cây
Đội 1 :
 5 cây
Đội 2 : 
? cây
Bài tập này đòi hỏi giáo viên phải giảng giải rất kĩ giúp học sinh hiểu được giúp học sinh hiểu được bài và làm bài. Những bài tập dạng này thường dành cho học sinh khá, giỏi lên làm bài.
Bài 4 : Trong hình bên : 
Có mấy hình tam giác ?
Có mấy hình tứ giác ? 
Với những bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đếm hình, đánh dấu và ghép hình.
	Giáo viên cần phải phân bố hợp lý các bài tập để học sinh yếu kém vẫn tiếp thu được bài và học sinh khá giỏi không cảm thấy nhàm chán.
Kết quả : Qua thực hiện biện pháp này nhờ đưa ra những bài tập phù hợp với đối tượng học sinh nên các em học sinh yếu kém rất tự tin hăng hái phát biểu xây dựng bài, các em hứng thú với mỗi giờ học. Do đó sức học của các em tiến bộ hơn.
* Biện pháp 3 : Phương pháp trực quan
Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học vì trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên quá trình tư duy còn hạn chế, các em chủ yếu là bắt chước và làm theo. Đặc biệt với những học sinh lớp 2 sẽ rất khó khăn trong việc tư duy, suy luận để tìm tòi kiến thức nếu không có những đồ dùng trực quan rõ ràng. Vì vậy trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên cần phải có đồ dùng trực quan phù hợp mỗi tiết dạy kết hợp với làm mẫu để các em dễ hiểu. Nhất là đối với học sinh yếu kém cần chú trọng hơn nữa trong khâu này. 
Ví dụ 1 : Trong bài Bài toán về nhiều hơn.
Khi dạy giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng trực quan là những quả cam, bông hoa để xếp thành hàng cho học sinh quan sát thì học sinh mới dễ dàng hiểu được về khái niệm nhiều hơn. 
 Bài toán : Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam ?
Hàng trên : 
Hàng dưới : 
 	 Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được đầu bài, cho học sinh đếm số quả cụ thể thì học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được bài.
Ví dụ 2 : Trong bài 9 cộng với một số : 9 + 5
	Khi dạy giáo viên và học sinh cần có những que tính, bó que tính. Giáo viên cần thao tác làm mẫu trên que tính cho học sinh quan sát 1 lần, sau đó cho học sinh thao tác trực tiếp trên que tính để tìm ra kết quả các phép tính trong bảng 9 cộng với một số 9 + 5 như sau : 
Ví dụ 3 : Trong bài Hình chữ nhật – Hình tứ giác
	Khi giáo viên dạy cần đưa ra những vận dụng có hình dạng chữ nhật như : Quyển sách (vở)
 hộp phấn
 bảng, mặt bàn, cửa sổ...
Những vật có hình dạng tứ giác như : Mặt bên của thuyền, loa, túi sách 
Nhằm giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ kiến thức nhờ những vật dụng quen thuộc gần gũi.
Kết quả : Qua phương pháp này các em học sinh đặc biệt là những em yếu kém không cảm thấy bài học xa lạ, trừu tượng nữa mà sẽ thấy gần gũi, dễ hiểu nên các em sẽ dễ dàng hiểu bài ngay trên lớp và vận dụng làm bài tập. Nhờ đó chất lượng học tập ở các em dần tăng lên
* Biện pháp 4 : Phương pháp Trò chơi toán học
	Muốn học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh yếu kém học tốt được môn Toán thì mỗi giáo viên không chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh cảm thấy đơn điệu, tẻ nhạt từ đó dẫn đến kết quả học tập sẽ không cao. Vì vậy muốn các em đạt kết quả tốt người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách tổ chức các trò chơi toán học trong mỗi tiết dạy. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học được cho là khô khan một cách dễ dàng, đồng thời giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc hơn, tạo cho các em niềm say mê hứng thú trong học tập. Vì vậy trong mỗi giờ học toán tôi luôn cố gắng tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đơn giản trong khoảng thời gian từ 3 phút đến 5 phút.
Ví dụ: Trong bài 36 + 15 
Trò chơi: Đi tìm quả bóng có kết quả phù hợp.
- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, 1 đội làm giám khảo.
Mỗi đội chơi gồm 5 học sinh được cầm trên tay 1 quả bóng bay ghi phép tính. Mỗi đội sẽ lần lượt tham gia 5 lượt chơi bằng cách mỗi học sinh lần lượt đi lên chùm bóng bay kết quả để lựa chọn bóng bay có kết quả phù hợp với phép tính trong quả bóng bay học sinh đó cầm. Trò chơi diễn ra trong khoảng thời gian 4 phút.
- Luật chơi: 1 học sinh lựa chọn kết quả về thì học sinh khác trong đội mới được lên thực hiện, cứ như vậy cho đến hết. Đội nào phạm quy thì lượt chơi đó không được tính. Nếu đội nào tìm được nhiều kết quả đúng và nhanh hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
	Giám khảo có nhiệm vụ quan sát, kiểm tra và báo cáo kết quả trước lớp. Giáo viên sẽ nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng và động viên đôi thua cố gắng cho lần sau.
3+ 35
39
+ 16
+ Chùm bóng phép tính
36+ 8
40 + 9
18 + 27
+ Chùm bóng kết quả:
53
55
 38
45
 44
94
 49
31+43 6+12
Ví dụ 2: Trong bài luyện tập tiết 14
Trò chơi: Xây nhà
 75
 +
 24
 5+25
99
 36
 75
 24+12
96
 50+25
72
18
74
- Cách chơi: chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em. Khi có hiệu lệnh 1,2,3 bắt đầu các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà rồi tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng gắn vào đúng vị trí. Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có mái đỏ, tường vàng, cửa xanh.
- Cách tính điểm: 
+ Gắn đúng 1 hình được 10 điểm, hình nào gắn sai không được điểm, gắn đúng cả 5 hình được 50 điểm.
+ Cả hai đội cùng gắn được số hình đúng bằng nhau thì đội nào gắn nhanh, xong trước là đội thắng.
Kết quả: Qua vận dụng phương pháp này tôi nhận thấy toàn bộ học sinh trong lớp nói chung và đặc biệt các em yếu kém đều rất hứng thú vui vẻ trong mỗi tiết học. Nhờ vậy mà các em lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn, kết quả học tập các em ngày càng tiến bộ.
* Biện pháp 5: Xây dựng nề nếp học tốt
	Nề nếp học tập ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp thu của học sinh trong mỗi giờ học. Nề nếp không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến giờ học như: Học sinh không tập trung học mà nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ học. Ngược lại nề nếp tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình học tập của học sinh. Cho nên khi bước vào năm học cần xây dựng nội quy của lớp và yêu cầu tất cả mọi học sinh phải nghiêm túc thực hiện. Nừu học sinh nào không thực hiện đúng nội quy sẽ có những hình phạt thích đáng như: Quét lớp, chép bài...
Ví dụ: Vào đầu năm học tôi đã đưa ra một số nội quy của lớp như: 
Không được đi học muôn.
Không được quên sách vở, đồ dùng học tập.
Bài tập được giao cần phải làm đầy đủ.
Không được nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
Nếu học sinh không thực hiện đúng nội quy trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của các em. Vì nếu các em đi học muộn thường xuyên sẽ lĩnh hội kiến thức không đầy đủ, khó bắt kịp các bạn từ đó tạo ra lỗ hổng kiến thức. Nếu các quên sách vở, đồ dùng học tập thì các em sẽ mất tập trung trong giờ học gây ảnh hưởng đến cả những học sinh khác trong lớp....
Kết quả: Qua biện pháp này tôi thấy ý thức học tập của các em đều được nâng lên. Đặc biệt các em học yếu, kém như Phong, Lộc, Nhi...có sự tiến bộ rõ rệt về ý thức và kết quả học tập.
* Biện pháp 6 : Xây dựng đôi bạn học tốt
Mỗi bài học trên lớp đều phải tuân theo một khoảng thời gian nhất định, do đó có những bài mà các em học sinh yếu, kém chưa thể ghi nhớ sâu sắc ngay trên lớp như những bài về bảng cộng, bảng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Điều này đòi hỏi các em cần được luyện tập thêm ngoài giờ học trên lớp. Do đó, tôi phân công những em khá, giỏi kèm cặp những em yếu, kém ở nhà theo địa dư gia đình. Hàng ngày, các em khá, giỏi đến học nhóm cùng các em học yếu, kém hay ngược lại vào buổi tối, những ngày nghỉ.
Những bạn học khá, giỏi sẽ hướng dẫn các bạn học yếu, kém ôn tập củng cố kiến thức đã học trên lớp nhằm giúp các bạn nắm vững kiến thức cơ bản đồng thời giúp các bạn hình thành ý thức tự học ở nhà tránh tình trạng lêu lổng, bỏ bê bài vở, bỏ rơi kiến thức. 
Mỗi tuần tôi sẽ đến gia đình các em để kiểm tra việc đó. Sau mỗi tháng tôi sẽ ra đề kiểm tra cho các em yếu, kém làm. Nếu em nào có kết quả tiến bộ thì sẽ tuyên dương đôi bạn đó.
Ví dụ: Đôi bạn
Ngọc - Duy
Kiều Anh - Huy
Ninh Hòa - Nhi
Nguyễn Linh - Đức Dương
Ngọc Linh - Phong
Thùy Dương - Trung
Hài Nam - Lộc
Trinh - Văn Nam
Kết quả: Tôi thấy trước đây, khi chưa vận dụng biện pháp này, bài tập thường bị bỏ bê học làm sai, không biết cách trình bày. Qua thời gian thực hiện biện pháp này, các em học yếu kém đã học thuộc bảng cộng, bảng trừ có nhớ trong phạm vi 100, và biết vận dụng vào làm các bài tập mà không phải đếm đốt ngón tay hay que tính nữa. Đồng thời, các em cũng đã hoàn thành bài tập được giao và phần lớn làm đúng. 
* Biện pháp 7: Phương pháp kiểm tra
	Nếu giáo viên chỉ dạy bài mới mà không kiểm tra bài cũ, chấm điểm vở viết của học sinh sẽ dẫn đến tình trạng học sinh lơ là ôn tập bài cũ. Do đó, tôi thường xuyên kiểm tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh dưới nhiều hình thức như: 
	- Kiểm tra bài cũ trước mỗi giờ học nhằm biết được học sinh có nắm vững kiến thức bài học hôm trước không để đưa ra biện pháp kịp thời giúp học sinh lắp lỗ hổng, thường xuyên gọi các em yếu kém lên chữa bài cơ bản để khuyến khích động viên.
Ví dụ 1: Kiểm tra bài cũ khi dạy bài 47 + 5
- Tôi sẽ gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng 7 cộng với 1 số
- Gọi 2 học sinh yếu lên bảng làm bài, học sinh lớp làm bảng con
7
7
+
+
7
9
	- Kiểm tra chấm điểm bài làm của học sinh thường xuyên, đặc biệt là các em học yếu, kém nhằm biết các em đã lĩnh hội được kiến thức chưa và có biết vận dụng để làm bài hay không. Từ đó, giúp các em có ý thức học bài, làm bài tốt.
	- Kiểm tra định kỳ mỗi tháng, sau mỗi chùm kiến thức, mảng kiến thức nhằm giúp các em nắm được kiến thức 1 cách có hệ thống, logic. Từ đó, giúp các em nắm được kiến thức chắc hơn nhất là các em học yếu, kém.
Ví dụ 2:
Sau mảng kiến thức về cộng có nhớ trong phạm vi 100 tôi sẽ đưa ra đề kiểm tra như sau:
Đề bài
Bài 1: (2 đ) Tính nhẩm
9 + 6 = 
3 + 8 =
5 + 8 =
7 + 8 =
6 + 5 = 
9 + 3 =
6 + 7 =
4 + 8 =
Bài 2: (2 đ) Đặt tính rồi tình
36 + 36
35 + 47
69 + 8 
9 + 57
Bài 3: (2 đ) Điền dấu >, <, = vào ô trống
19 + 27 Š 17 + 29
28 + 6  16 + 8
23 + 7  38 - 8
17 + 9  23 + 8
Bài 4: (3 đ) 
Lớp 2A có 26 học sinh, lớp 2B có nhiều hơn lớp 2A 5 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh?
Bài 5: (1 đ)
Viết 2 phép tính cộng có tổng bằng 14.
- Yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra đồ dùng, sách vở của học sinh trước mỗi buổi học nhắm giúp các em có ý thức soạn sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. Điều này giúp cho mỗi giờ học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Kết quả: Thông qua việc thường xuyên kiểm tra sách vở và bài cũ tôi thấy các em cũng có nhiều chuyển biến. Từ nhwngc học sinh thường quên sách vở và đồ dùng học tập, lười học như: Lộc, Nhi...đến nay đã không còn quên sách vở, đồ dùng học tập nữa và đã chịu khó học bài, làm bài hơn, bài làm sạch sẽ và chất lượng học tập được nâng lên.
* Biện pháp 8: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường: 
Tôi là giáo viên địa phương nên áp dụng biện pháp này cũng có nhiều thuận tiện hơn. Việc kết hợp hai môi trường giáo dục có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập. Trong mỗi tuần học tôi tranh thủ đến thăm gia đình các học sinh nhất là các em yếu kém với 2 mục đích: 
- Kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh.
- Trao đổi với phụ huynh về kết quả học tập và thống nhất phương pháp giáo dục. Đồng thời hướng dẫn cho phụ huynh biết cách kiểm tra kiến thức và hướng dẫn con em học ở nhà.
Đối với những gia đình ít quan tâm đến con cái tôi càng thường xuyên liên lạc, trao đổi hơn. Tôi phân tích cho họ hiểu được tác dụng của việc quan tâm của gia đình đến các em học sinh. Chính từ sự quan tâm của gia đình mà các em nhận thấy tình cảm yêu thương của cha mẹ, điều đó giúp các em sẽ cố gắng học tập tiến bộ để đền đáp lại.
Ví dụ: Trường hợp em Nguyễn ý Nhi là một học sinh lười học, gia đình ít quan tâm và bố mẹ mỗi người một nơi đi làm xa, em ở với ông bà ngoại. Em đến lớp thường không hoàn thành bài tập được giao, ngày nào cũng quên sách vở. Tôi phải thường xuyên đến gia đình em thông báo tình hình học tập của em. Tôi đề nghị gia đình kèm cặp em, lên thời gian biểu cho em tự học, nhắc nhở em soạn sách vở đầy đủ. Đồng thời tôi hướng dẫn phụ huynh cách chỉ bảo và kiểm tra khi con học ở nhà. 
Kết quả: Khi sử dụng biện pháp này tôi thấy, các em Nhi, Lộc, Phong... có sự tiến bộ về nhiều mặt như: có ý thức học tập hơn, không còn quên sách vở thường xuyên nữa, bài về nhà đã hoàn thành... Điều này thể hiện vai trò quan trọng của sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường
* Biện pháp 9: Động viên, khen thưởng
Được người khác khen ngợi điều đó làm con người ta thích thú. ở lứa tuổi tiểu học rất thích được khen cho nên mỗi khi các em có thành tích nhỏ trong học tập cũng như trong các hoạt động khác tôi luôn kịp thời động viên, tuyên dương các em bằng những tràng pháo tay khích lệ để khuyến khích. Và điều này càng có ý nghĩa hơn đối với những học sinh yếu, kém.
Ví dụ: Cứ mỗi tuần vào tiết sinh hoạt tôi lại tuyên dương những em có thành tích cao trong học tập và các em yếu, kém có tiến bộ nhỏ. 
	Sau mỗi tháng, tôi tổng hợp những em có nhiều cố gắng và tiến bộ trong học tập để trao phần thưởng đặc biệt đối với những em học yếu có tiến bộ. Dù phần thưởng rất nhỏ như: cái bút chì, cái thước kẻ, quyển vở nhưng đó là những món quà có giá trị tinh thần to lớn đối với các em. Điều đó đã kích thích được sự hưng phấn và tích cực trong học tập. 
Kết quả: Nhờ vậy, các em học sinh trong lớp đều thi đua học tập. Do đó, kết quả học tập của các em học yếu nói riêng và kết quả của cả lớp nói chung có sự tiến bộ rõ rệt.
IV. Kết quả thực hiện
Qua một thời gian nghiên cứu và sử dụng để tài tôi nhận thấy sự chuyển biến trong các em học sinh ngày càng rõ rệt. Từ chỗ các em không nắm được kiến thức cơ bản đến nay lỗ hổng kiến thức đã được lấp dần. Hầu như các em đều có sự phấn đấu và cố gắng trong môn toán nói riêng và tất cả các môn học nói chung. 
Với các phép tính cộng, trừ có nhớ và không nhớ trong phạm vi 100, các bài toán sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại các em đều đã biết cách làm và đều làm được bài. Đối với những bài toán có lời văn như: Bài toán nhiều hơn, it hơn các em bước đầu đã biết tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và có hướng giải quyết. Nói tóm lại, đề tài này đã đem lại cho các em nhiều điều bổ ích nhất là niềm say mê, hứng thú trong học tập để từ đó tư duy, trí tuệ được phát triển. Đồng thời giúp cho các em dần hình thành thói quen tự học, ý thức kỷ luật và sự phấn đấu vươn lên trong học tập. 
Qua khoảng thời gian 3 tháng thực nghiệm, hiện giờ lớp tôi không còn học sinh kém về môn toán, số học sinh yếu giảm xuống còn 3 học sinh. Kết quả như sau:
Bảng so sánh đối chứng
Từng mặt
Khi chưa sử dụng đề tài
Khi đã sử dụng đề tài
Nắm kiến thức
- Chưa nắm được kiến thức cơ bản, hiểu bài còn lơ mơ
 -Phần lớn đã nắm được kiến thức cơ bản, đã hiểu bài học sâu sắc hơn
ý thức tự giác học tập
- Học sinh chán nản, không chịu học và làm bài tập ở trên lớp cũng như ở nhà
- Phần lớn các em đã có hứng thú trong học tập khi ở trên lớp và có ý thức tự giác học ở nhà
Về kĩ năng
- Chưa có kĩ năng làm bài, chủ yếu chỉ làm được những bài tập đơn giản theo mẫu.
- Học sinh đã biết vận dụng kiến thức để làm bài tập
Về tư duy
-Học sinh chưa có phương pháp tư duy, phán đoán và suy luận mà chỉ bắt chước làm theo.
- Các em bước đầu biết suy luận, phân tích và tổng hợp.
Mở rộng kiến thức
- Chỉ tương tự hóa những bài tập cơ bản. ít giải được các bài tập cần sự suy nghĩ.
- Bước đầu có khả năng khái quát hóa trên cơ sở các bài tập để làm và giải quyết các bài tập cao hơn.
Kết quả khảo sát
+ Điểm giỏi: 1 bài = 3%
+ Điểm khá: 7 bài = 22%
+ Điểm TB: 16 bài = 50%
+ Điểm yếu: 5 bài = 16%
+ Điểm kém: 3 bài = 9%
+ Điểm giỏi: 5 bài = 16%
+ Điểm khá: 11 bài = 34%
+ Điểm TB: 13 bài = 41%
+ Điểm yếu: 3 bài = 9%
+ Điểm kém: 0 bài = 0%
V- Bài học kinh nghiệm
Qua việc vận dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Rèn học sinh yếu toán lớp 2, vào các tiết học toán tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho học sinh như sau: 
- Phải nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp ở tất cả các môn học nhằm đưa ra những bài tập, câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
- Cần suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp, hình thức dạy học nhằm kích thích được sự hứng thú, phấn khích trong học tập của học sinh.
- Cần liện hệ chặt chẽ với phục huynh học sinh nhằm nắm bắt được hoàn cảnh, tình hình học tập của học sinh giúp các em hình thành thói quen tự học.
- Cần thường xuyên kiểm tra, chấm bài kết hợp động viên, khen thưởng kịp thời để các em thêm tự tin, phấn đấu trong học tập
Qua đây tôi thấy đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Rèn học sinh yếu toán lớp 2" có thể lựa chọn, vận dụng cho học sinh yếu toán nói riêng và tất cả các môn học nói chung ở các lớp, khối.
VI. kiến nghị và kết luận
1. Kiến nghị
	- Phòng giáo dục vào nhà trường cần tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi hơn nữa.
	- Các bậc phụ huynh cần quan tâm thực sự đến con mình.
	- Nhà trường nên tổ chức lớp bồi dưỡng học sinh yếu, kém
	- Mỗi lớp nên có "quỹ khuyến học” để thưởng cho học sinh có sự tiến bộ hàng tháng
	- Phòng giáo dục và nhà trường cần thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kịp thời cho đội ngũ giáo viên dạy tiểu học để nâng cao chất lượng giảng dạy. 
2. Kết luận
 	Vận dụng tốt sáng kiến kinh nghiệm "Rèn học sinh yếu toán lớp 2" vào mỗi tiết học sẽ có nhiều tác dụng trong các giờ học toán nói riêng và các môn học nói chung của học sinh tiểu học. 
	Các biện pháp thực hiện trong sáng kiến tạo ra sự hứng thú trong mỗi giờ học và đồng thời giúp học sinh hình thành ý thức tự học, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của các em học sinh, đặc biệt các em học sinh yếu, kém tự tin hơn trong mỗi giờ học từ đó việc tiếp thu bài học sẽ tốt hơn và kết quả học tập sẽ dần tăng lên. 
	Mặc dù vậy, khi vận dụng sáng kiến này vào các môn học nói chung và môn toán lớp 2 nói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất, thời gian từng tiết học mà lựa chọn các biện pháp cho phù hợp để giờ học đạt kết quả cao nhất.
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, rất mong được hội đồng xét duyện và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm để đề tài này của tôi khi áp dụng vào thực tế các lớp học khác sẽ đạt kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thanh Văn, ngày 10 tháng 12 năm 2012
 Người viết
 Nguyễn Thị Lan
 ý kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại
của hội đồng khoa học cơ sở
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chủ tịch hội đồng
 (Ký tên, đóng dấu)
ý kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại
của hội đồng khoa học cấp trên:
...............................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docSKKN lop 2 nam 2012-13.doc
  • docto bia SKKN lop 2 - 2013.doc
Sáng Kiến Liên Quan