Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân loại phản ứng hóa học trong Hóa học 8

Trong quá trình học tập hoá học 8 học sinh có nhiều hứng thú khi học bộ môn này vì sách giáo khoa được viết theo phương pháp mới nên yêu cầu học sinh phải là người chủ động sáng tạo tìm tòi kiến thức thông qua quan sát, thực nghiệm, thảo luận nhóm qua đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức.

 Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu đổi mới thì khi học các em học sinh phải có sự định hướng , tổ chức các hoạt động của giáo viên , sự định hướng này không những giúp các em lĩnh hội được kiến thức mà còn giúp các em nắm được phương pháp đi đến kiến thức đó.

 Trong nội dung của một đề tài này tôi chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ nhưng khi học nó thì học sinh hay nhầm lẫn! Đó là phản ứng hoá học nào là phản ứng oxi hoá

- khử ? Trong các phản ứng: phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế . Dựa vào đâu để nhận ra phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ là phản ứng oxi hoá - khử, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9564 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân loại phản ứng hóa học trong Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & đào tạo hưng yên
Phòng giáo dục & đào tạo yên mỹ
--------------***----------------
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Phương pháp phân loại phản ứng hoá học 
trong hoá học 8
 Người thực hiện: Trịnh Hải Hồng
 Tổ : Khoa học tự nhiên
 Trường : THCS Yên Hoà
 Yên Hoà, ngày 20 tháng 4 năm 2005	
Đặt vấn đề.
 Trong quá trình học tập hoá học 8 học sinh có nhiều hứng thú khi học bộ môn này vì sách giáo khoa được viết theo phương pháp mới nên yêu cầu học sinh phải là người chủ động sáng tạo tìm tòi kiến thức thông qua quan sát, thực nghiệm, thảo luận nhóm qua đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức.
 Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu đổi mới thì khi học các em học sinh phải có sự định hướng , tổ chức các hoạt động của giáo viên , sự định hướng này không những giúp các em lĩnh hội được kiến thức mà còn giúp các em nắm được phương pháp đi đến kiến thức đó. 
 Trong nội dung của một đề tài này tôi chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ nhưng khi học nó thì học sinh hay nhầm lẫn! Đó là phản ứng hoá học nào là phản ứng oxi hoá 
- khử ? Trong các phản ứng: phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế . Dựa vào đâu để nhận ra phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ là phản ứng oxi hoá - khử, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử. 
B. Nội dung và phương pháp giải quyết .
Những vấn đề cần giải quyết.
 Trong chương trình hoá học lớp 8 học sinh được học một số loại phản ứng như : phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế và phản ứng oxi hoá - khử . Khi yêu cầu học sinh phân biệt phản ứng nào là phản ứng hoá hợp hay phản ứng phân hủy thì học sinh phân biệt tương đối dễ dàng, khi yêu cầu học sinh cho biết phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ hoặc phản ứng thế có phải là phản ứng oxi hoá khử hay không thì học sinh rất lúng túng để giúp các em học sinh làm tốt cách phân biệt này theo tôi giáo viên phải giúp học sinh:
Hiểu đề, phân tích đề để thấy được yêu cầu của đề bài.
Khi thấy được yêu cầu của đề bài học sinh cần phải biết sử dụng các định nghĩa hoặc các nhận xét do giáo viên cung cấp để tìm ra đáp án đúng.
Qua cách phân biệt các loại phản ứng hoá học giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các loại phản ứng hoá học.
Phương pháp tiến hành.
 Khi phân biệt các phản ứng hoá học là phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế nhìn chung các em học sinh dựa vào các khái niệm trong sách giáo khoa các em có thể phân biệt được phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào.
 Ví dụ1: Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ ?.
P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
2 Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
3 Fe + 2O2 Fe3O4 
Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2 NaOH 
 Na2O + H2O 2 NaOH
2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
2Na + 2 H2O 2NaOH + H2 
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O 
2 Cu(NO3)2 2 CuO + 4 NO2 + O2 
4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 
 Học sinh dựa vào sự khác nhau giữa 2 loại phản ứng này để nhận ra phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ.
 Định nghĩa phản ứng hoá hợp:
 “Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu” 
Định nghĩa phản ứng phân huỷ:
“Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
Loại
PƯHH
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
Phản ứng hoá hợp
2 hay nhiều chất 
1
Phản ứng phân huỷ
1
2 hay nhiều chất 
Đáp án: Phản ứng hoá hợp 1, 3, 5 và 10 
 Phản ứng phân huỷ 2, 6, 8 và 9
Ví dụ2:
 Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng thế ? 
 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
 2 Mg + CO2 2 MgO + C 
 Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2
 2 Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
 Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag 
 C + 2 H2O CO2 + 2 H2
 CO + CuO Cu + CO2 
 2Na + 2 H2O 2NaOH + H2
 2 Fe + 3 Cl2 2 FeCl3
 2 FeCl2 + Cl2 2 FeCl3 
 Học sinh dựa vào định nghĩa phản ứng thế để nhận ra phản ứng nào là phản ứng thế “ Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất , trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất” 
 Đáp án: Phản ứng: 2, 3, 4, 5, 6 và 8 là phản ứng thế 
 Tuy nhiên để biết được phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử mà chỉ dựa vào định nghĩa trong sách giáo khoa là: 
 “ Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử ” thì học sinh sẽ chưa phân biệt được phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ hoặc phản ứng thế có phải là phản ứng oxi hoá khử hay không . 
 Sau đây tôi xin đề cập một số ví dụ giúp học sinh phân biệt được phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử
1. Đối với phản ứng hoá hợp : 
 Một số phản ứng hoá hợp là phản ứng oxi hoá - khử . Vậy dựa vào đâu để biết được phản ứng hoá hợp nào là phản ứng oxi hoá - khử. Ta xét ví dụ sau:
Ví dụ 
 Trong các phản ứng hoá hợp sau phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? 
P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
Cu + S CuS 
CaO + CO2 CaCO3 
2 Fe +3 Cl2 2 FeCl3
4 Al + 3O2 2Al2O3 
 K2O + H2O 2 KOH
2 SO2 + O2 2 SO3 
2 FeCl3 + Fe 3 FeCl2 
 SO3 + H2O H2SO4 
 4P + 5 O2 2 P2O5
b. Nhận xét:
Trong các phản ứng trên các phản ứng 1; 3; 6 và 9 các chất tham gia đều là hợp chất . Các phản ứng này không phải là phản ứng oxi hoá - khử .
 Trong các phản ứng trên các phản ứng 2; 4; 5; 7; 8 và 10 chất tham gia đều có đơn chất. Các phản ứng này là phản ứng oxi hoá - khử. 
c. Kết luận: 
Phản ứng hoá hợp là phản ứng oxi hoá khử nếu trong các phản ứng này có đơn chất tham gia phản ứng . 
2 . Đối với phản ứng phân huỷ : một số phản ứng phân huỷ là phản ứng oxi hoá - khử . Vậy dựa vào đâu để biết được phản ứng phân huỷ nào là phản ứng oxi hoá - khử. Ta xét ví dụ sau:
Ví dụ
Trong các phản ứng phân huỷ sau phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? 
2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
2 Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
2 KClO3 2 KCl + 3 O2 
MgCO3 MgO + CO2 
2 HgO 2 Hg + O2 
2 CuSO4 2 CuO + 2 SO2 + O2 
CaSO3 CaO + SO2 
Ba(HCO3)2 BaO + 2 CO2 + H2O
Nhận xét
Trong các phản ứng trên các phản ứng 2; 4; 7 và 8 các chất tạo thành đều là hợp chất . Các phản ứng này không phải là phản ứng oxi hoá - khử .
Trong các phản ứng trên các phản ứng 1; 3; 5 và 6 chất tạo thành đều có đơn chất. Các phản ứng này là phản ứng oxi hoá - khử. 
Kết luận
Phản ứng phân huỷ là phản ứng oxi hoá khử nếu trong các phản ứng này có đơn chất tạo thành . 
3. Đối với phản ứng thế : 
 Tất cả các phản ứng thế đều là phản ứng oxi hoá khử. 
Một số bài tập vận dụng
Câu1: Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D mà em cho là đúng.
 Cho các phản ứng: 
 BaO + H2O Ba(OH)2 
 Ba + 2 H2O 2 Ba(OH)2 + H2
4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 
 Fe + H2SO4 loãng FeSO4 + H2
2 Al + 3 CuO Al2O3 + 3 Cu 
 Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2 Ag 
 N2O5 + H2O 2 HNO3 
 Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
 NaOH + CO2 NaHCO3 
 2 CuSO4 2 CuO + 2 SO2 + O2 
 Phản ứng nào là phản ứng hoá hợp :
 A. (1), (2), (7), (9) B. (1), (2), (3), (9) 
 C. (1), (3), (7), (9) D. (1), (2), (3), (7) E. Tất cả đều sai
Phản ứng nào là phản ứng phân huỷ :
 A. (3), (8), (10) B. (7), (8), (10), 
 C. (8), (9), (10), D. (3), (7), (8), E. Tất cả đều sai
Phản ứng nào là phản ứng thế :
 A. (2), (4), (5), (7) B. (2), (4), (5), (6) 
 C. (4), (5), (6), (10) D. (2), (4), (5), (10) 
Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử :
 A. (2), (3), (4), (5),(6),(10) B. (1), (2), (3), (4), (5),(6)
 C. (1), (2), (3), (4), (5),(10) D. (2), (3), (4), (5),(6),(9)
Câu 2: Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D mà em cho là đúng.
 Cho các phản ứng
Cu + S CuS 
2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
CaO + CO2 CaCO3 
2 Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
2 Fe + 3 Cl2 2 FeCl3
MgCO3 MgO + CO2 
4 Al + 3O2 2Al2O3
2 KClO3 2 KCl + 3 O2 
 K2O + H2O 2 KOH
2 SO2 + O2 2 SO3 
2 HgO 2 Hg + O2 
2 CuSO4 2 CuO + 2 SO2 + O2 
Phản ứng nào vừa là phản ứng hoá hợp vừa là phản ứng oxi hoá khử :
 A. (1), (5), (7), (11) B. (1), (5), (7), (10) 
 C. (5), (7), (10), (12) D. (5), (7), (10), (11)
Phản ứng nào vừa là phản ứng phân huỷ vừa là phản ứng oxi hoá khử :
 A. (3), (8), (11), (12) B. (2), (8), (10), (11) 
 C. (2), (8), (11), (12) D. (4), (8), (11), (12)
 Câu 3 Các mệnh đề sau đúng hay sai ? 
	Câu 
Đúng
Sai
Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự khử.
Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự oxi – hoá.
Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình ngược nhau nhưng cùng tồn tại đồng thời trong một phản ứng oxi – hoá khử.
Tất cả các phản ứng thế đều là phản ứng oxi – hoá khử.
Tất cả các phản ứng hoá hợp đều là phản ứng oxi – hoá khử.
Tất cả các phản ứng oxi – hoá khử đều là phản ứng thế .
 Đáp án: 
	Câu 
Đúng
Sai
Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự khử.
x
Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự oxi – hoá.
x
Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình ngược nhau nhưng cùng tồn tại đồng thời trong một phản ứng oxi – hoá khử.
x
Tất cả các phản ứng thế đều là phản ứng oxi – hoá khử.
x
Tất cả các phản ứng hoá hợp đều là phản ứng oxi – hoá khử.
x
Tất cả các phản ứng oxi – hoá khử đều là phản ứng thế .
x
Các bài tập tự giải
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D mà em cho là đúng.
 Cho các phản ứng
Cl2 + H2O HCl + HClO 
Fe + S FeS 
SO2 + Br2 + 2 H2O 2 HBr + H2SO4
2 FeCl2 + Cl2 2 FeCl3
4 Al + 3O2 2Al2O3 
 K2O + H2O 2 KOH
2 SO2 + O2 2 SO3 
2 FeCl3 + Cu 2 FeCl2 + CuCl2
 SO3 + H2O H2SO4 
 CH4  + 2 O2 CO2 + 2 H2O
Trong các phản ứng trên phản ứng nào không là phản ứng hoá hợp :
 A . (1), (3), (4), (8) B. (1), (3), (8), (10)
 C . (1), (3), (4), (10) D. (1), (4), (8), (10)
Phản ứng nào vừa là phản ứng hoá hợp vừa là phản ứng oxi hoá khử 
 A. (3) (4), (5), (6), (7) B. (4), (5), (6), (7), (10) 
 C. (2), (4), (5), (6), (7) D. (4), (5), (6), (7), (9) 
Câu 2: Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D mà em cho là đúng.
. Cho các phản ứng 
2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag
2 Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
2 KClO3 2 KCl + 3 O2 
2 Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
 Ba(HCO3)2 BaO + 2 CO2 + H2O
 C + 2 H2O CO2 + 2 H2
2 HgO 2 Hg + O2 
 CO + CuO Cu + CO2 
2 CuSO4 2 CuO + 2 SO2 + O2 
 Trong các phản ứng trên phản ứng nào là phản ứng phân huỷ :
 A. (1), (3), (4), (7), (8) và (10) 
 B. (1), (2), (4), (6), (8) và (10)
 C. (1), (3), (5), (6), (8) và (10)
 D. (1), (3), (4), (6), (8) và (10)
Phản ứng nào vừa là phản ứng phân huỷ vừa là phản 
 ứng oxi hoá- khử 
 A. (1), (4), (6), (10) B. (1), (4), (8), (10) 
 C . (1), (3), (8), (10) D. (3), (4), (8), (10) 
3. Kết quả thực hiện phương pháp 
 Qua trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học nhiều năm và qua tìm tòi , suy nghĩ và nghiên cứu tôi đã hoàn thành chuyên đề này và áp dụng chuyên đề này vào giảng dạy trong nhiều năm đặc biệt là năm học 2004-2005 với môn Hoá học 8 và phần Tự chọn hoá học 8. Tôi nhận thấy khi có sự phân tích và hướng dẫn của giáo viên thì học sinh có thể phát hiện được ngay phản ứng đó có thuộc loại phản ứng oxi hoá khử hay không . 
Trước khi áp dụng phương pháp
Chỉ tiêu
Kết quả
Nhận dạng được các bài phân loại phản ứng hoá học .
70%
Vận dụng chọn đáp án chính xác cho các bài phân loại phản ứng hoá học tổng hợp (thuộc 2 loại phản ứng hoá học) .
20%
Vận dụng chọn đáp án chính xác cho các bài phân loại phản ứng hoá học đơn giản (thuộc từng loại phản ứng hoá học). 
40%
Sau khi áp dụng phương pháp
Chỉ tiêu
Kết quả
Nhận dạng được các bài phân loại phản ứng hoá học .
100%
Vận dụng chọn đáp án chính xác cho các bài phân loại phản ứng hoá học tổng hợp (thuộc 2 loại phản ứng hoá học) .
90%
Vận dụng chọn đáp án chính xác cho các bài phân loại phản ứng hoá học đơn giản (thuộc từng loại phản ứng hoá học). 
100%
 Như vậy kết quả khảo sát sau khi áp dụng phương pháp vào phân loại các phản ứng hoá học thì kết quả cao, đạt 90 đến 100% so với trước khi áp dụng phương pháp là 20 đến 40% .
4. Vấn đề còn hạn chế 
 Khi vận dụng phương pháp để phân loại các phản ứng hoá học trong việc giảng dạy bộ môn hoá học 8 tôi thấy còn có một số hạn chế sau đây 
Đối với học sinh.
Đây là nội dung kiến thức tổng hợp trong nhiều tiết học nên đòi hỏi học sinh trước tiên phải nắm vững các khái niệm trong SGK 
Thời gian luyện tập cho loại bài tập này còn hạn chế, nên chuyên đề này được các trường triển khai trong chương trình tự chọn hoá học 8 là rất phù hợp. 
Học sinh mới được làm quen với phương pháp đánh giá mới (trắc nghiệm) nên còn bỡ ngỡ.
Đối với giáo viên.
Những giáo viên có trình độ hạn chế thì việc nắm chắc các kiến thức về phân loại phản ứng là khó khăn.
Giáo viên phải có kiến thức vững vàng về các loại phản ứng thì mới xây dựng tốt được các dạng bài tập này tránh những sai sót .
Về cơ sở lý luận
Nhìn chung các phản ứng phân huỷ là phản ứng oxi hoá- khử mà các em học sinh được nghiên cứu trong chương trình THCS thì trong các sản phẩm tạo thành phải có đơn chất tạo thành tuy nhiên cũng có một số phản ứng thì điều này là không đúng.
 Ví dụ 4 KClO3 KCl + 3 KClO4
 Trong giới hạn của một sáng kiến do đó việc trình bày cũng như cách xây dựng các bài tập vận dụng chưa thật sự đa dạng ,nhưng tôi mong muốn trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu chuyên đề này.
5. Điều kiện áp dụng
Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng chuyên đề này người giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo về các loại phản ứng hoá học để có thể xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Với các trường có triển khai môn tự chọn đối với môn hoá thì việc vận dụng chuyên đề này là phù hợp và rất bổ ích cho các em học sinh.
C. Kết luận.
 Qua việc vận dụng “Phương pháp phân loại phản ứng hoá học trong hoá học 8” tôi thấy có một số ưu điểm sau đây.
Học sinh tiếp thu được cách làm nhanh chóng, phân loại các phản ứng chính xác. 
Sau khi nắm được cơ sở của việc phân loại các phản ứng hoá học thì mọi đối tượng học sinh đều làm được.
Giúp học sinh có cái nhìn rộng hơn về một phản ứng hoá học
 Thông qua các bài kiểm tra với kết quả đã thu được khi sử dụng sáng kiến này tôi nhận thấy học sinh nắm chắc kiến thức .Với những ưu điểm trên tôi mạnh dạn viết sáng kiến này và sử dụng nó vào giảng dạy bộ môn hoá học 8 và phần tự chọn hoá học 8 . Tuy nhiên đây là một nôi dung mới khi viết không tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này của tôi được hoàn thiện hơn. 
 Yên Hoà, ngày 5 tháng 4 năm 2005
 Người viết
 Trịnh Hải Hồng
Mục lục
 A. Đặt vấn đề
 B. Nội dung và phương pháp giải quyết.
Những vấn đề cần giải quyết.
Phương pháp tiến hành.
Kết quả thực hiện phương pháp.
Vấn đề còn hạn chế và hướng tiếp tục cần giải quyết.
Điều kiện áp dụng.
 C. Kết luận
Nhận xét đánh giá của trường THCS Yên Hoà
.
.
Nhận xét đánh giá của phòng GD và ĐT huyện Yên Mỹ
.
.
.

File đính kèm:

  • docSKKN_phan_loai_PUHH.doc
Sáng Kiến Liên Quan