Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp ôn tập kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự

Những năm gần đây, Bộ GD và ĐT đã lấy việc đổi mới thi cử làm bước đột phá đầu tiên cho lộ trình đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục trong thời kì đổi mới.Vì vậy đề thi của các môn nói chung và môn ngữ văn nói riêng liên tục đổi mới theo hướng mở phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của người học. Đây là một áp lực không nhỏ đối với cả người dạy và ngườihọc.

 Đối với học sinh lớp 12 thi cử luôn là một áp lực gây căng thẳng tâm lí lại thêm kết quả thi THPT quốc gia không chỉ để xét tốt nghiệp mà còn là căn cứ để xét tuyển đại học nên kì thi lại càng có sức nóng hơn bao giờ hết. Trong khi đó thời gian ôn tập không nhiều, kiến thức của các môn thi thì quá lớn. Vậy làm thế nào để cho việc ôn tập có hiệu quả? Thiết nghĩ đây là một bài toán không đơn giản cho học sinh và cũng là cho mỗi người thầy trong quá trình hướng dẫn học sinh của mình ôn thi đạt hiệu quả.

Đối với môn ngữ văn những năm gần đây, phần nghị luận văn học đề ra liên tục có sự đổi mới kể cả đối với một tác phẩm rất quen trong chương trình. Từ dạng đề cảm nhận phân tích có tính bao quát tác phẩm, dần dần đề thi có xu hướng đi vào những phần tiểu tiết với yêu cầu về kĩ năng cao hơn như so sánh, bình luận Điều đó đòi hỏi người dạy và người học phải xây dựng được một kế hoạch ôn tập khoa học, thực tiễn. Ngoài việc trang bị tri thức, kiến thức cần phải có phương pháp ôn tập hữu hiệu mới mong đạt được kết quả như mong muốn .

Có nhiều phương pháp để ôn tập cho học sinh nhưng qua thực tế giảng dạy chúng tôi thiết nghĩ rằng việc ôn tập theo cấu trúc đề thi của Bộ, dạng đề thi tham khảo của bộ là rất cần thiết. Đó là lí do vì sao chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp ôn thi cho học sinh 12 dạng bài nghị luận về chi tiết trong văn bản văn xuôi - một dạng bài khá mới trong cách ra đề thi của một số năm gần đây.

 

doc33 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp ôn tập kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trong “Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu.
 - Chi tiết đôi bàn tay của Tnú, chi tiết nghệ thuật về câu nói của cụ Mết trong truyện ngắn “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành VV
PHỤ LỤC 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÁC DẠNG BÀI CỤ 
THỂ VỀ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN 
VĂN HỌC VÀ CÁC ĐỀ BÀI MINH HỌA. 
3.1. Phân tích / cảm nhận ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật.
a, Phương pháp chung
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và chi tiết cần phân tích/ cảm nhận.
* Thân bài
– Bước 1: Một vài thông tin khái quát mang tính lí luận về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự.
– Bước 2: Vài nét về hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của chi tiết nghệ thuật.
– Bước 3: Phân tích/ cảm nhận chi tiết nghệ thuật trong mối quan hệ với:
+ Các phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm (cốt truyện, tình huống, nhân vật, kết cấu).
+ Tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
- Bước 4: Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong quan hệ với nhân vật hoặc tư tưởng chủ đề của văn bản tự sự.
* Kết bài: Đánh giá khái quát về chi tiết nghệ thuật, gợi mở cảm xúc từ phía người đọc.
b, Ví dụ minh họa
Ví dụ minh họa 1:  Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết đôi bàn tay của Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
 * Mở bài:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm và chi tiết nghệ thuật đặc sắc là hình ảnh đôi bàn tay Tnú
- Hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết ấn tượng nhất, thể hiện rõ nhất con người Tnú nằm ở đôi bàn tay.
 * Thân bài:
- Khái lược về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự.
- Phân tích/ cảm nhận về hình ảnh đôi bàn tay Tnú
+  Đôi bàn tay của người chiến sĩ rất đỗi trung thành, với cách mạng
++ Đôi bàn tay chú bé mồ côi nắm lấy tay cô bé Mai chăm chỉ chặt củi, xách nước, lên rẫy trồng tỉa, xách xà lét giấu gạo đi nuôi cán bộ Quyết
++ Đôi bàn tay cầm viên phấn bằng đá trắng lấy từ núi Ngọc Linh về tập viết chữ, mở dần cánh cửa cuộc đời để đến với cách mạng.
++ Đôi bàn tay bé nhỏ đã dũng cảm mang công văn đi làm liên lạc vì căm thù thằng giặc vô ngần. Bọn giặc bắt được Tnú, tra tấn dã man, hỏi cộng sản ở đâu, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói: “Ở đây này”.
+  Đôi bàn tay của nghĩa tình
++ Đôi tay đã không ngại ngần gì mà xé tấm vải che cho mẹ con Mai, che chở mẹ con Mai và vốc nước suối, cảm nhận cái tình quê hương.
++ Bàn tay ấy cũng đã được Mai nắm chặt mà khóc những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương, đồng cảm khi Tnú vượt ngục trở về.
++ Không bắt được Tnú, chúng bắt Dít rồi tới mẹ con Mai tra tấn dã man bằng gậy sắt hòng để anh ra mặt. “Hai cánh tay như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”.
+  Đôi bàn tay là hiện thân của mất mát đau thương, Chứng tích cho tội ác dã man của kẻ thù.
++ Mẹ con Mai chết còn Tnú thì bị giặc bắt tra tấn. Bọn thằng Dục tàn nhẫn tẩm dầu xà nu vào giẻ rồi quấn giẻ lên mười đầu ngón tay anh và đốt cháy.
++ Cả mười đầu ngón tay Tnú đều bị cụt một đốt.
+ Cuối cùng đó là bàn tay cầm vũ khí chiến thắng kẻ thù, đôi bàn tay của ý chí quật cường, tinh thần dũng cảm, bất khuất của người cộng sản
++ Lửa hận dâng lên ngút ngàn, đốt cháy tâm can Tnú, truyền từ đôi tay lên đôi mắt “ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”.
++ Mỗi ngón tay anh như nóng bỏng lên bởi tình thương, và sự căm hờn. “Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”. Nhưng “Tnú không thèm, không thèm kêu van”.
++ Đôi bàn tay với ngón tay chỉ còn lại hai đốt vẫn có thể cầm giáo, cầm súng để Tnú lên đường chiến đấu.
++ “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”, chân lý này giúp người ta ý thức được tầm quan trọng của vũ khí, không thể không cầm vũ khí, nhưng cũng không nên ỷ lại vào vũ khí, cái quyết định cuối cùng vẫn là đôi bàn tay con người.
++ Tnú dùng hai bàn tay không giết chết kẻ thù.
- Ý nghĩa của hình ảnh đôi bàn tay trong việc thể hiện cuộc đời, số phận, phẩm chất nhân vật. Đó là đôi bàn tay huyền thoại, có sức mạnh chiến thắng kẻ thù tàn ác.
 * Kết bài: Đánh giá khái quát về chi tiết nghệ thuật, khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng được một chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
Ví dụ minh họa 2: Cảm nhận ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
* Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" và nhà văn Tô Hoài, giới thiệu chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa.
* Thân bài:
- Khái lược về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự.
-  Phân tích/ cảm nhận
+ Chi tiết tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm, được miêu tả từ gần đến xa, được tái hiện qua nhiều cung bậc: tiếng sáo lâp ló đầu núi, tiếng sáo văng vẳng đầu làng gọi bạn, tiếng sáo lơ lửng bay ngoài đường, tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị.
 +  Tiếng sáo góp phần gợi ra bức tranh phong tục và không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc khi xuân về.
+ Tiếng sáo tác động và thể hiện những diễn biến nội tâm của nhân vật Mị: Tiếng sáo là chi tiết thông nhất sự đứt nối, liền mạch trong những kỉ niệm về quá khứ; tiếng sáo
+ Kí ức tươi đẹp như một bản tình ca của thời tuổi trẻ làm sống dậy những khát khao hạnh phúc tưởng chừng đã mất. Để phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật nhà văn đã miêu tả tiếng sáo thật tinh tếvới những sắc điệu riêng: say sưa ngọt ngào dân dụ (lần 1), hòa trộn giữa khát khao tình yêu tự do với những day dứt về thực tại (lần 2), bùng phát vượt khỏi thực tại và lịm tắt trong nỗi ai oán về kiếp người.
- Ý nghĩa của tiếng sáo: 
+ Tiếng sáo là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị. Tiếng sáo có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân. Tiếng sáo thể hiện tư tưởng của tác phẩm: Sức sống con người cho dù bị dẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên.
+ Sáng tạo chi tiết tiếng sáo là cách tác giả góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: Phát hiện sức sống kì diệu, lòng yêu đời và yêu sống ở nhân vật trong hoàn cảnh đọa đày. Tiếng sáo là âm thanh tâm hổn tự do của những người dân lao động vùng cao Tây Bắc sẽ có lúc khiến họ vùng lên phản kháng không cam chịu giam hãm, tù đày.
+ Tiếng sáo được miêu tả với ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, giàu chất thơ, mang bản sắc của dân Tây Bắc, giọng văn ngọt ngào, nhẹ nhàng, tha thiết. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sinh động, chân thực.
 * Kết bài: Đánh giá khái quát về chi tiết nghệ thuật, khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng được một chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
3.2. Kiểu bài về các chi tiết trong văn bản tự sự để làm rõ cho vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm của tác giả (Kiểu đề minh họa của bộ GD & ĐT năm 2019)
a, Phương pháp chung 
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và các chi tiết cần phân tích/ cảm nhận liên quan đến hình tượng nghệ thuật, các vấn đề liên quan đến yêu cầu của đề. 
* Thân bài
– Bước 1: Một vài thông tin khái quát mang tính lí luận về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự.
– Bước 2: Lần lượt phân tích, cảm nhận về các chi tiết nghệ thuật theo định hướng:
+ Vài nét về hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của chi tiết nghệ thuật.
+ Phân tích/ cảm nhận chi tiết nghệ thuật trong mối quan hệ với:
 + Các phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm (cốt truyện, tình huống, nhân vật, kết cấu).
+ Tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Bước 3: Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong quan hệ với nhân vật hoặc tư tưởng chủ đề của văn bản tự sự.
* Kết bài: Đánh giá khái quát về các chi tiết nghệ thuật làm rõ cho hình tượng ghệ thuật, gợi mở cảm xúc từ phía người đọc.
b, Ví dụ minh họa
 Khi khắc họa chân dung nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài , nhà văn Tô Hoài viết “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Mỗi đêm mùa đông trên núi cao:“Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần”.
(Vợ chồng A Phủ - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.8 và tr.13) 
Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn dành cho nhân vật.
Gợi ý:
 * Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nêu vấn đề nghị luận
* Thân bài
- Tổng quan về nhân vật Mị
+ Cô gái xinh đẹp, là hiện thân cho nhiều phẩm chất tốt đẹp.
+ Vì món nợ từ đời cha mẹ để lại, Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Trong nhà Thống lí danh nghĩa Mị là con dâu nhưng thực chất Mị là nô lệ. Mị bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập về thể xác, bị áp bức về tinh thần.
+ Bề sâu tâm hồn Mị vẫn tiềm tàng một sức sống.
- Phân tích nhân vật Mị qua chi tiết nghệ thuật (1)
+ Hoàn cảnh tác động đến hành động của nhân vật Mị: đêm tình mùa xuân đã về ở Hồng Ngài. Cảnh mùa xuân được tác giả miêu tả từ xa đến gần, có đầy đủ màu sắc, âm thanh; đẹp nhất màu của những chiếc váy hoa sặc sỡ, hay nhất là âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình. Tất cả gợi vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống con người, đậm màu sắc văn hoá Tây Bắc. Mị nghe tiếng sáo, Mị nhẩm thầm bài hát, lòng thấy bồi hồi. Mị lén uống rượu, uống ực từng bát. Mị say. Men rượu thành men nhớ. Mị ý thức về quá khứ của mình: xinh đẹp, trẻ trung, tài năng. Mị nhận ra thân phận hiện tại: hôn nhân không tình yêu với A Sử. Mị muốn chết ngay bằng nắm lá ngón. Càng nghĩ, nước mắt càng ứa ra.
+ Phân tích hành động của Mị.
++ Sức sống trỗi dậy như những đợt sóng ào ạt, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước, dẫn Mị đến những hành động dứt khoát “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Thắp đèn hay thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tắm tối khổ đau của Mị? 
++ Để rồi hành động này nối tiếp hành động khác “Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách”. Mị hành động theo tiếng gọi của lòng mình, như một con người tự do, như bao người khác sửa soạn đi chơi tết.
++Tuy bị A sử trói đứng nhưng trong lòng Mị khao khát tự do.
- Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật thứ 1: Qua lần thắp lên ánh sáng thứ nhất, tác giả cho ta thấy được sức sống tiềm tàng của Mị. Dù trong thân phận là con dâu gạt nợ, bị vùi dập từ thể xác đến tinh thần, niềm khát khao hạnh phúc, tự do vẫn cháy âm ỉ trong tâm hồn Mị và chỉ cần một cơn gió lớn nó sẽ bùng lên thành ngọn lửa. 
- Phân tích nhân vật Mị qua chi tiết nghệ thuật (2)
++ Hoàn cảnh: Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại trở về với thực tại phũ phàng trong nhà thống lí. Cái dài và buồn của mùa đông càng khiến Mị héo hắt.
++ Chi tiết nghệ thuật: :“Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.. nếu không có bếp lửa kia thì Mị cũng đến chết héo”. Mị chỉ còn biết bầu bạn với ngọn lửa. Chính ngọn lửa ấy đã giúp Mị vượt qua cô đơn, lạnh lẽo của mùa đông và dẫn đường cho Mị nhận ra người đồng cảnh ngộ. Tiếp đến là cuộc gặp gỡ ngang trái của Mị và A Phủ: hai con người - một số phận. Ban đầu, Mị tỏ ra dửng dưng vô cảm khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng. Ta không thể trách Mị. Tâm hồn cô gái ấy đã chịu quá nhiều vết cứa của chế độ phong kiến, của bọn chúa đất quan lại, của cường quyền và thần quyền. Cô chịu quá nhiều cay đắng nên không thể cảm động trước cảnh tượng A Phủ, vô cảm với sinh mệnh của A Phủ và với chính mình. Nhờ có ngọn lửa mà Mị nhận ra “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”của A Phủ. Mị động lòng thương xót cho số kiếp của A Phủ. Mị nhận ra sự độc ác, vô nhân đạo của chế độ lúc bấy giờ, rồi quan tâm lo lắng cho A Phủ. Mị đã có một hành động quyết liệt và táo bạo khi đã vượt qua nỗi sợ hãi, chính là cởi trói cho A Phủ và giải thoát chính bản thân mình.
- Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật: Ánh sáng được nhóm lên cũng là lúc con người bừng tỉnh. Nếu như lần thắp sáng thứ nhất, ánh lửa mới được nhen lên yếu ớt thì lần này ánh sáng ấy chính là cơn gió làm bùng lên khát vọng và ý thức sống mãnh liệt hơn bào giờ hết. Đó là ngọn lửa của tinh thần đấu tranh phản kháng mạnh mẽ của những con người đau khổ,
 - Nhận xét tấm lòng của nhà văn đối với nhân vật Mị.
- Đồng cảm với nỗi khổ đau mà con người phải gánh chịu (đồng cảm với thân phận làm dâu gạt nợ của Mị).
- Phát hiện ra sức sống tiềm tàng trong con người (sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị được thể hiện trong đêm tình mùa xuân và sự phản kháng mãnh liệt của Mị trong hành động cởi trói cho A Phủ).
-Tấm lòng nhà văn dành cho đồng bào miền núi thật sâu nặng, nghĩa tình, xét đến cùng đó chính là tấm lòng nhân đạo của người nghệ sĩ dành cho đất và người Tây Bắc.
* Kết bài:
- Qua hai lần miêu tả nhân vật Mị nhà văn đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ miền núi nói riêng, nhân dân Tây Bắc nói chung. Đây cũng là những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyện;
 - Bài học cuộc sống dành cho tuổi trẻ từ nhân vật Mị: sống có khát vọng, luôn đấu tranh để được tự do và hạnh phúc.
3.3 Kiểu bài so sánh chi tiết trong hai tác phẩm tự sự.
a, Đặc điểm của kiểu bài:
Kiểu bài này không chỉ đòi hỏi ở học sinh kĩ năng phân tích, cảm nhận, mà còn khơi dậy ở các em khả năng tinh nhạy trong phát hiện vấn đề, kỹ năng tư duy so sánh, đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết, từ đó làm sáng tỏ được vẻ đẹp riêng của từng chi tiết, sự sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn. Hơn nữa, học sinh còn phải thể hiện được khả năng cắt nghĩa, lý giải tại sao lại có sự tương đồng và khác biệt này thông qua việc vận dụng các kiến thức về bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học
b, Phương pháp thực hiện: 
* Cách làm thứ nhất
 Hướng dẫn học sinh tiến hành so sánh theo lối cuốn chiếu, lần lượt trình bày xong chi tiết thứ nhất, chuyển sang trình bày chi tiết thứ hai, sau đó rút ra sự giống và khác nhau, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Cách làm này dễ thực hiện nhưng khó hay, dễ bị trùng lặp ý.
Mở bài 
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh
 Thân bài
– Bước 1: Phân tích chi tiết thứ nhất (sự xuất hiện, ý nghĩa)
– Bước 2: Phân tích chi tiết thứ hai (sự xuất hiện, ý nghĩa)
– Bước 3: So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
– Bước 4: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học
Kết bài
– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.
*  Cách làm thứ hai
Học sinh tiến hành so sánh hai chi tiết trên hai phương diện cơ bản: giống và khác nhau. Trên mỗi phương diện này, người viết tìm ra các tiêu chí để so sánh. Cách làm này khó hơn nhưng hay hơn, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc được chi tiết, cảm thụ được sâu sắc ý nghĩa của chúng, mà còn phải có sự tinh tế, sắc sảo để xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với từng đối tượng so sánh.
Mở bài 
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh.
Thân bài
– Bước 1: Phân tích sự giống nhau của hai chi tiết
– Bước 2: Chỉ ra sự khác nhau của hai chi tiết
– Bước 3:  Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, 
phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học
Kết bài
– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.
c, Ví dụ minh họa
 Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và bát cháo cám trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).
Gợi ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu Nam Cao, truyện Chí Phèo và chi tiết bát cháo hành
- Giới thiệu Kim Lân, Truyện Vợ nhặt và chi tiết bát cháo cám
Mở bài tham khảo:
Nam Cao và Kim Lân đều là những cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Điểm chung của hai nhà văn là họ đều có những truyện ngắn giản dị nhưng chứa chan tinh thần nhân đạo.Hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và bát cháo cám trong Vợ nhặt đều là những hình ảnh đặc sắc, góp phần thể hiện rõ nét nội dung tư tường của các tác phẩm và tài năng của các nhà văn.
II. Thân bài: lần lượt phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh, sau đó so sánh điểm giống và khác nhau
1. Hình ảnh bát cháo hành:
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí
+ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí được hưởng
+ Là liều thuốc giải cảm về thể xác và giải độc cho tâm hồn Chí Phèo : gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí.
 – Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
2. Hình ảnh nồi cháo cám:
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở cuối truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945.
+ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ:
Bà cụ Tứ gọi cháo cám là ” chè khoán”, bà vui vẻ, niềm nở, chuyện trò với các con ->> là người mẹ nhân hậu, thương con, và có tinh thần lạc quan. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng. Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu vốn để làm không khí vui vẻ hơn.
Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Chứng tỏ, Thị không còn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
– Về nghệ thuật: Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
3. So sánh:
– Giống nhau:
+ Cả 2 hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp.
+ Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người [bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật]. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.
+ Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn.
– Khác nhau:
+ Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của XH thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.
+ Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
4. Lí giải sự giống và khác nhau đó:
+ Do hai nhà văn đều viết về người nông dân trong nạn đói 1945
+ Có sự khác nhau đó là do ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng với mỗi nhà văn . Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
------------------------------------HẾT--------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNQB Phương pháp ôn tập kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong văn bản tự sự Van.doc
Sáng Kiến Liên Quan