Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học

 Trong sự nghiệp đổi mới đất n¬ước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nghị quyết Trung ¬ương đảng lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh ở tất cả các cấp học. Trong quá trình giáo dục phải kiên trì nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Việc thay đổi phương pháp dạy và học là một công việc to lớn, khó khăn, phức tạp, tác động đến tất cả các khâu từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa, trình độ đào tạo, thi cử, đến đánh giá, kiểm định chất lượng. Đây là công việc liên quan tới tất cả các bộ phận cấu thành của giáo dục nên cần có sự đổi mới đồng bộ từ nội dung đến phương pháp để đạt được mục đích đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”.

doc35 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông thức KClO3. 
 to
- Ta lấy 6 : 2 = 3 => đặt hệ số 3 trước công thức O2 ta được:
2KClO3	2KCl + 3O2
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
to
2KClO3	2KCl + 3O2
Nhận xét: 
- Phương pháp này áp dụng hiệu quả với những phương trình hoá học đơn giản và nhiều học sinh dễ dàng áp dụng.
- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình hóa học phức tạp.
Phương pháp thứ tư: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp đại số.
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện theo ba bước sau:
Bước 1: Đặt hệ số cân bằng là các chữ a, b, c, trước các chất trong phản ứng (a, b, c, là những số nguyên).
Bước 2:
 - Lập phương trình đại số (thực chất là hệ phương trình) theo nguyên tắc bảo toàn số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế theo a, b, c,
 - Giải hệ phương trình tìm a, b, c,..: Chọn ẩn số bất kì bằng một giá trị nào đó (thường bằng 1), rồi giải (tìm nghiệm) các ẩn số còn lại.
	 - Nhân nghiệm tìm được với một số thích hợp để các hệ số là số nguyên (nếu có ít nhất một trong số các nghiệm không nguyên).
	Bước 3: Viết phương trình hoá học.
	Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau:
P2O5 + H2O H3PO4
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c đứng trước các chất trong phản ứng:
aP2O5 + bH2O cH3PO4
Bước 2: 
- Lập hệ phương trình đại số (số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau):
	P: 	2a = c	(1)
	O: 	5a + b = 4c	(2)
	H: 	2b = 3c	(3)
 - Giải hệ phương trình:
Cách 1: Chọn c = 1 từ (1) => a = thay vào (3) => b = 
	Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta được: a = 1; b = 3; c = 2.
Cách 2: Chọn a = 1, từ (1) => c = 2 thay vào (3) => b = 3
Cách 3: Chọn b = 1 từ (3) => c = thay vào (1) ta được a = 
Nhân tất cả các nghiệm với 3 (khử mẫu), ta được a = 1; b = 3; c = 2.
Cả 3 cách giải đều cho kết quả a = 1; b = 3; c = 2.
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Ví dụ 2: Lập phương trình hoá học của phản ứng (phản ứng phức tạp):
 FeS2 + O2 ---> Fe2O3 + SO2
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d trước các chất trong phản ứng:
 aFeS2 + bO2 ---> cFe2O3 + dSO2
Bước 2: 
Lập hệ phương trình đại số (số nguyên tử của mỗi nguyên tố 2 ở vế bằng nhau):
Fe: a = 2c (1)
S: 2a = d (2)
O: 2b = 3c + 2d (3)
 Giải hệ phương trình:
Cách 1: Chọn a = 1, từ (1) => c = .
 Từ (2) => d = 2; từ (3) => 2b = 3. + 2. 1 => b = 
 Nhân tất cả các nghiệm với 4 (khử mẫu), ta được a = 4; b = 7; c = 2; d = 8.
Cách 2: Chọn d = 1; từ (2) => a = .
Từ (1) => c = ; Từ (3) => 2b = 3. + 2. 1 => b = 
 Nhân tất cả các nghiệm với 8 (khử mẫu), ta được a = 4; b = 7; c = 2; d = 8.
Cách 3: Chọn c = 1: từ (1) => a = 2
Từ (2) => d = 4; Từ (3) => 2b = 3. 1 + 2 . 4 = 11. 
Cả 3 cách giải đều cho kết quả a = 4; b = 7; c = 2; d = 8.
Lưu ý: 
 Không chọn b = 1 để giải hệ phương trình này, vì làm như vậy việc giải hệ phương trình sẽ rất phức tạp. 
 Nên chọn c = 1 để việc giải hệ phương trình được đơn giản nhất.
 Bước 3: Viết phương trình hoá học: 
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
Ví dụ 3: Lập phương trình hoá học của phản ứng (phản ứng phức tạp):
KMnO4 + HCl ---> MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d, e, f trước các chất trong phản ứng:
 	aKMnO4 + bHCl ---> cMnCl2 + dKCl + eCl2 + fH2O
Bước 2: 
 Lập hệ phương trình đại số (số nguyên tử của mỗi nguyên tố 2 ở vế bằng nhau):
	K: 	a = d	(1)
	Mn: 	a = c	(2)
O: 	4a = 	f	(3)
H: 	b = 2f	(4)
 Cl: 	b = 2c	 + d + 2e	(5) 
 Giải hệ phương trình:
Cách 1: Chọn a = 1, từ (1) => d = 1; 
Từ (2) => c = 1; Từ (3) => f = 4; 
 Từ (4) => b = 8; Từ (5) => e = .
 Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta 3. + 2. 1 được a =2; b =16;
 c = 2; d = 2; e = 5; f = 8.
Cách 2: Chọn b = 1; từ (4) => f = .
Từ (3) => a = ; Từ (1) => d =; 
 Từ (2) => c = ; Từ (5) => e = 
 Nhân tất cả các nghiệm với 16 (khử mẫu), ta được a =2; b =16; c = 2; 
d = 2; e = 5; f = 8.
Cách 3: Chọn c = 1; từ (2) => a = 1;
 Từ (1) => d = 1; Từ (3) => f = 4;
 Từ (4) => b = 8; Từ (5) => e = . 
 Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta được a =2; b =16; c = 2; d = 2; e = 5; f = 8.
Cách 4: Chọn d = 1. Từ (1) => a = 1
	Từ (2) => c = 1	Từ (3) => f = 4
Từ (4) => b = 8	Từ (5) => e = 
 Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta được: a = 2; b = 16; c = 2; d = 2; e = 5; f = 8.
Cách 5: Chọn f = 1; Từ (4) => b = 2;
Từ (3) => a = Từ (2) => c = 
Từ (1) => d = Từ (5) => e = 
 Nhân tất cả các nghiệm với 8 (khử mẫu), ta được: a = 2; b = 16; c = 2; d = 2; e = 5; f = 8.
Cả 5 cách giải đều cho kết quả a = 2; b = 16; c = 2; d = 2; e = 5; f = 8.
Lưu ý: 
Không chọn e = 1 để giải hệ phương trình này, vì làm như vậy việc giải hệ phương trình sẽ rất phức tạp 
Nên chọn hoặc a =1 hoặc d = 1 hoặc c = 1 để việc giải hệ phương trình được đơn giản hơn.
Bước 3: Viết phương trình hoá học: 
	2KMnO4 + 16HCl 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
Nhận xét: 
Ưu điểm của phương pháp này là với bất kì phương trình hoá học nào, đặc biệt là với các phương trình hóa học khó, nếu áp dụng đúng ta luôn tìm được các hệ số thích hợp. Nhược điểm của phương pháp này là dài, giải có thể ra nghiệm là phân số, việc tính toán dễ nhầm lẫn do đó mất thời gian. Nên áp dụng phương pháp này với những phương trình phức tạp và không giới hạn về thời gian, phương pháp này thích hợp cho những học sinh khá, giỏi có năng lực tư duy sáng tạo. Tuy nhiên ưu điểm vẫn lớn hơn.
Trong quá trình dạy tôi vẫn thường hay nói với các em học sinh: Muốn cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hóa học đòi hỏi các em phải tự giác vận dụng thường xuyên và linh hoạt các phương pháp cân bằng vào các phương trình hóa học cụ thể để thuần thục hoàn chỉnh kỹ năng cân bằng của mình.
Với đề tài này có khả năng áp dụng rộng với tất cả các học trường trung học cơ sở và tùy đối tượng học sinh có thể áp dụng ở các mức độ khác nhau giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng phù hợp với khả năng nhận thức của từng loại đối tượng học sinh. Đề tài này không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 8 mà còn áp dụng được cho những em học sinh lớp 9 đặc biệt là những em học sinh học chưa tốt kiến thức cơ bản về lập phương trình hóa học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học.
KẾT QUẢ 
Đề tài này tôi thực hiện trong ba năm học liên tiếp tại trường trung học cơ sở Đông Tảo, từ năm học 2011 – 2012; năm học 2012 – 2013 và được hoàn thiện vào năm học 2013 - 2014. Qua quá trình áp dụng và theo dõi việc sử dụng các phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hoá học nêu trên vào các bài làm kiểm tra một tiết trở lên của học sinh lớp 8 qua các năm học, tôi nhận thấy kỹ năng lập phương trình hoá học của học sinh được củng cố vững chắc, kết quả học tập của học sinh được nâng lên, cụ thể:
Lớp 8A không áp dụng đề tài nghiên cứu, lớp 8B áp dụng đề tài nghiên cứu. 
Nội dung lập phương trình hóa học được đưa vào các bài kiểm tra 45 phút trở lên với 3 điểm cho mỗi bài.
Sau khi kiểm tra và chấm kết quả, tôi dùng phương pháp thống kê và tính toán kết quả của việc lập phương trình hóa học của học sinh thông qua số lượng và tỉ lệ học sinh lập đúng - sai phương trình hóa học của lớp áp dụng đề tài nghiên cứu (8B) và lớp giảng dạy theo phương pháp thông thường không áp dụng đề tài nghiên cứu (8A). Từ đó so sánh các kết quả này để rút ra kết luận cho riêng mình trong quá trình dạy học bộ môn hóa học ở nội dung kiến thức lập phương trình hóa học nói riêng và ở cả những đơn vị kiến thức khác ngoài kiến thức về lập phương trình hóa học.
Kết quả lập phương trình hóa học của học sinh thông qua các bài kiểm tra được thống kê bởi bảng sau:
Bảng thống kê kết quả lập phương trình hóa học
của học sinh trong các bài kiểm tra
Năm học
Tổng số HS (khối 8)
Tổng số điểm cho phần lập PTHH
HS lập đúng PTHH
HS lập sai PTHH
SL
Tỉ lệ (%) 
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%) 
8A
8B
3
8A
8B
8A
8B 
2011-2012 
83
3
40 
43
40
43
40
43
23
57,5
31
72,1
17
42,5
12
27,9 
2012-2013
92
3
46
46
46
46
46
46
29
63,1
38
82,6
17
39,6
8
17,4
2013-2014
88
3
45
43
45
43
45
43
31
68,9
38
88,4
14
31,1
5
11,6
	Nhìn qua bảng thống kê số liệu theo từng năm học, ta thấy số lượng, tỉ lệ học sinh ở lớp 8B vận dụng các phương pháp lập phương trình hoá học theo hướng nghiên cứu của đề tài vào các bài làm kiểm tra một tiết trong từng năm học tăng lên rõ rệt và luôn cao hơn lớp 8A không áp dụng phương pháp nghiên cứu của đề tài. Kết quả này vững chắc và được củng cố qua từng năm học nên có thể vận dụng đại trà ở những năm học tiếp theo và sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học ở trường trung học cơ sở Đông Tảo nói riêng. 
KẾT LUẬN 
Trên đây là một số phương pháp giúp học sinh cân bằng nhanh, chính xác và phù hợp với trình độ nhận thức chung của các em lớp 8-9 mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy cho các em và đã thu được kết quả nhất định. Mỗi phương pháp tôi cố gắng nêu lên những phản ứng đơn giản đến phức tạp và hay gặp.
Tuy vậy đề tài chỉ giới thiệu một số phương pháp lập phương trình hoá học điển hình mà học sinh thường gặp phải trong quá trình học bộ môn hoá học ở cấp trung học cơ sở. Ngoài ra, lên cấp trung học phổ thông và các cấp học cao hơn các em còn gặp nhiều phương pháp lập phương trình hoá học nhanh và chính xác khác nữa, trong đó có các phương pháp cân bằng như “electron” hoặc “ion- eclectron”,  Tuy nhiên với trình độ của học sinh lớp 8-9 chưa thể cân bằng được theo các phương pháp này.
 	Trong suốt thời gian viết đề tài tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng dạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài. Trước tiên cần giúp học sinh nắm vững một cách có hệ thống về cách cân bằng phương trình hoá học. Sau đó từng bước nâng dần kĩ năng, tập dượt cho các em lập các phương trình hoá học từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình luyện tập các em dần dần khắc phục các hạn chế của mình khi gặp phải trong quá trình học tập và vận dụng. Học sinh sẽ bắt đầu cảm nhận được niềm vui khi tự mình lập đúng được phương trình hoá học và biết cách kiểm tra kết quả - thành quả lao động của mình. Những học sinh khá giỏi môn hoá học hứng thú tìm đến với các phương trình khó, phức tạp trong chương trình và ngoài chương trình; những học sinh yếu cũng tự tin hơn khi lập các phương trình cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập bộ môn. Kết quả kiểm tra khả năng lập phương trình hoá học của học sinh cũng được hoàn thiện dần cùng với quá trình học tập của các em theo thời gian.
C. KẾT LUẬN CHUNG
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 “Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” không chỉ áp dụng ttrong bài lập phương trình hóa học lớp 8 mà còn có thể áp dụng được trong việc lập phương trình hóa học ở cấp trung học cơ sở, kể cả các phương trình hóa học có trong dạng toán tính theo phương trình hóa học; nồng độ mol; nồng độ phần trăm, là tiền đề để học sinh có thể lập được phương trình hóa học ở các cấp học cao hơn.
 Từng bước hướng dẫn các em học sinh lập đúng phương trình hóa học từ đơn giản đến phức tạp có trong chương trình sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong qua trình vận dụng, lĩnh hội kiến thức về phương trình hóa học nói riêng và chủ động tự tin khi học các nội dung có liên quan đến phương trình hóa học. Từ đó góp phần làm cho học sinh thấy yêu thích bộ môn hóa học và nâng cao hiệu quả học tập của nhiều đối tượng học sinh. 
 Thực hiện đề tài có hiệu quả cần sự nhiệt huyết, năng lực chuyên môn và chủ động áp dụng đề tài một cách thường xuyên, liên tục của giáo viên. Điều này thực sự quan trọng, nó không chỉ giúp học sinh hình thành thói quen tư duy khoa học, đúng phương pháp mà còn hình thành kĩ năng cho học sinh ở những mức độ khác nhau. Giúp học sinh chủ động, tự tin vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết tốt các yêu cầu liên quan đến lập đúng phương trình hóa học. Việc thường xuyên hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học theo hướng nghiên cứu của đề tài còn giúp giáo viên trau dồi kiến thức, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ không chỉ ở đề tài nghiên cứu mà còn cả những nội dung khác của chương trình hóa học trung học cơ sở như: hóa trị, tính theo công thức hóa học, tính theo phương trình hóa học, nồng độ mol, nồng độ phần trăm,
 Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, người giáo viên phải chọn lựa các phương pháp và cách thức thực hiện phù hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng tập thể học sinh và từng đối tượng học sinh. Để hướng dẫn các em lập đúng phương trình hóa học cần từng bước định hướng và rèn luyện phương pháp phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. Ghi nhận sự tiến bộ của từng em, có biện pháp tuyên dương, khen ngợi, giúp đỡ phù hợp, tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự tin vận dụng đúng, linh hoạt phương pháp học tập thích hợp trong việc lập đúng phương trình hóa học. Thông qua đó, học sinh thấy được yêu cầu lập đúng phương trình hóa học, yêu cầu học tập bộ môn là phù hợp với khả năng nhận thức và trình độ của lứa tuổi các em để các em quyết tâm làm chủ từng đơn vị kiến thức hóa học bộ môn bằng những biện pháp thích hợp.
 Từng bước rèn luyện cho các em học sinh thói quen tích cực suy nghĩ, chủ động chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức hóa học và các môn học liên quan. Giúp các em suy nghĩ, hành động đúng hướng để đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. Giáo viên bộ môn hóa học cần thực hiện linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới và tích hợp lưu ý tính phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh và tính phân hóa.
 Trong quá trình dạy học, giáo viên cần làm tốt vai trò vừa là thầy, vừa là bạn luôn theo dõi giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em từng bước yêu thích, chủ động học tập và học tập tốt bộ môn hóa học. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải tôn trọng lắng nghe, luôn coi các em học sinh là trung tâm, là chủ thể của lớp học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên là cầu nối các em với cánh cửa tri thức rộng lớn, sẵn sàng giúp học sinh chia sẻ những thác mắc, khó khăn trong quá trình học tập. Giáo viên là người khơi gợi trong học sinh không khí thi đua học tập lành mạnh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 Áp dụng có hiệu quả đề tài không chỉ giúp giáo viên củng cố năng lực chuyên môn mà còn giúp học sinh có phương hướng học tập đúng đắn, tự tin giải quyết mọi bài toán liên quan đến lập phương trình hóa học và các dạng toán hóa học khác. Áp dụng có hiệu quả đề tài không những giúp học sinh lập đúng phương trình hóa học mà còn cung cấp cho các em học sinh kĩ năng kiểm tra nhanh, chính xác kết quả mà các em học sinh đã đạt được. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học cần hướng tới.
 Đối với giáo viên dạy không đúng chuyên môn hóa học, việc vận dụng đề tài bước đầu gặp khó khăn nhất định do cách tư duy của đặc thù bộ môn. Song nếu để tâm chú ý và từng bước vận dụng một cách phù hợp vẫn giúp được học sinh tư duy đúng đắn theo phương pháp đã đề ra. Đề tài đạt hiệu quả cao nếu cả giáo viên và học sinh đều tích cực và thường xuyên áp dụng khi có điều kiện và những mức độ phù hợp khác nhau. Đặc biệt là đối tượng học sinh khá – giỏi, đây là chìa khóa vàng giúp các em chủ động, tự tin trước mọi bài toán về lập phương trình hóa học; học sinh trung bình – yếu cũng tự mình lập đúng được các phương trình hóa học cơ bản mà không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dạy - học là một quá trình chứ không phải là một điểm đến. Vì vậy, giáo viên – học sinh cần có ý thức luôn luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh, từng bước khắc phục khó khăn gặp phải để cùng nỗ lực cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra. Một không khí dạy – học nghiêm túc, sôi nổi khoảng cách thầy trò thật cởi mở sẽ tháo bỏ rất nhiều áp lực cho cả thầy – trò và hiệu quả dạy – học cũng đạt được những kết quả bất ngờ.
 II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
 Ngành giáo dục cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học được đầy đủ, kịp thời để tạo điều kiện cho giáo viên được giảng dạy tốt hơn. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, đạt giải cao qua các năm học, dễ vận dụng theo tôi Phòng giáo dục và Đào tạo nên có kế hoạch phổ biến tới các trường trong huyện để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên.
 Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cũng như có kế hoạch hướng dẫn nhân viên chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học cần tích cực tự học chủ động chuẩn bị được đồ dùng thiết bị dạy học theo các thí nghiệm của sách giáo khoa và thực tế hóa chất, dụng cụ trong phòng thí nghiệm hiện có của nhà trường theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn ở từng bài giảng chứ không chỉ dừng lại ở việc nhân viên đồ dùng thiết bị dạy học cho giáo viên mượn chìa khóa của phòng thiết bị đồ dùng như hiện nay. Việc làm này rất quan trọng, giúp cho giáo viên chúng tôi có thời gian hơn trong khâu tìm tòi, nghiên cứu soạn giảng để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy.
 Giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng cường các hoạt động của học sinh trong giờ học bằng các biện pháp hợp lí để làm cho học sinh trở thành các chủ thể hoạt động lĩnh hội tri thức mới.
 Giáo viên cần phải có sự quan tâm phù hợp, đặc biệt cho từng đối tượng học sinh như đối tượng học sinh khá – giỏi, đối tượng học sinh trung bình – yếu để giúp các em học tập bộ môn Hoá học được tốt hơn, phù hợp với trình độ nhận thức của các em và đảm bảo mục tiêu đại trà, phổ cập của kiến thức bộ môn cũng như tính phân hóa đối tượng học sinh.
 Học sinh cũng cần phải có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo theo tính đặc thù của bộ môn hóa học, chủ động tích cực chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, làm bài tập về nhà đầy đủ. Giáo viên bộ môn cần có kế hoạch và hướng dẫn cán bộ lớp thường xuyên kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của các em học sinh một cách chủ động tích cực tạo thói quen học tập có trách nhiệm cho các em học sinh.
 Ủy ban nhân dân xã và các cấp chính quyền địa phương cần trang bị cho nhà trường các phòng chức năng để trường trung học cơ sở Đông Tảo sớm được dạy - học một ca, có các phòng chức năng cần thiết tối thiểu phục vụ cho hoạt động dạy – học đạt kết quả cao nhất và hướng tới trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.
 III. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học tại Trường trung học cơ sở Đông Tảo qua các năm học. Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất đề tài "Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” và được hoàn thiện vào năm học 2013 – 2014. Vấn đề này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa trong quá trình giảng dạy của mình những năm học tiếp theo. Tuy nhiên, đây là một sáng kiến, một ý tưởng mới mẻ nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí trong Hội đồng Khoa học và Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể các đồng chí đồng nghiệp, các đồng chí giáo viên trong nhóm hóa sinh, trong tổ chuyên môn, để đề tài của tôi được tiếp tục hoàn thiện và áp dụng rộng rãi có hiệu quả ở những năm học tiếp theo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đây là SKKN của cá nhân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Đông Tảo, ngày 15 tháng 11 năm 2014
Giáo viên thực hiện
Nguyễn Thị HuyềnMỤC LỤC
 Trang
A. MỞ ĐẦU	
-1-
I. ĐẶT VẤN ĐỀ	
-1-
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN	
-3-
1. Cơ sở lý luận:	
-3-
2. Cơ sở thực tiễn:	
-4-
 3. Biện pháp tiến hành	
-5-
 3.1 Các biện pháp	
-5-
 3.2 Thời gian tạo ra giải pháp	
-6-
B. NỘI DUNG	
-6-
 I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI	
-6-
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI	
-6-
 III. KẾT QUẢ	
-22-
 IV. KẾT LUẬN	
-24-
C. KẾT LUẬN CHUNG	
-25-
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM	
-25-
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT	
-27-
III. KẾT LUẬN	
-29-
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS ĐÔNG TẢO
Tổng điểm:.Xếp loại:.
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU
Tổng điểm:.Xếp loại:.
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH - TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docHoahoc_8_Huyen_THCSĐongTao_PhongGD&ĐTKhoaiChau.doc
Sáng Kiến Liên Quan