Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy, ôn tập và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng ra đề mở

Thực trạng:

Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, bản thân tôi cũng đã tự học, tự nghiên cứu, để có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy theo hướng mới, cũng chú trọng tính phân hóa trong dạy học, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, có tích hợp liên môn, có liên hệ thực tiễn đời sống, có tích hợp kĩ năng sống thế nhưng chưa thật sự thường xuyên và chưa sâu. Phần nhiều vẫn chưa thoát khỏi những khuôn mẫu đã định sẵn, thậm chí có những phần, những nội dung buộc học sinh phải thuộc lòng một cách máy móc bởi đề thi của Bộ, của Sở cũng yêu cầu như thế. Nếu học sinh không thuộc, không làm được những ý đúng theo yêu cầu của hướng dẫn chấm thì sẽ không có điểm, bị điểm thấp và tất nhiên ảnh hưởng đến kết quả cuối kì, kết quả thi tốt nghiệp. Xin minh họa bằng một số để thi trong thời gian qua:

Đề thi học kì của Sở giáo dục và đào tạo trong nhiều năm qua đã có những câu hỏi chỉ có thể làm được và chỉ có thể có điểm khi học sinh học thuộc lòng như:

- Trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh

- Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Ơ – nit – Hê – minh – uê.

- Động cơ và mục đích sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn. Kể tên 2 tác phẩm tiêu biểu.

Đề thi tốt nghiệp của Bộ giáo dục cũng đã nhiều nằm có những câu hỏi như thế:

- Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

-Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp

Rõ ràng trong đề thi đã có nhiều nội dung buộc học sinh phải thuộc lòng, vì thế người dạy không thể dạy theo cách để học sinh tự tư duy, tự trình bày vấn đề theo suy nghĩ của bản thân mà bắt buộc học sinh phải thuộc lòng những cái có sẵn. Những nội dung tích hợp cũng không sử dụng đến nên không ít giáo viên và học sinh chỉ dạy và học qua loa. Và với cách ra đề thi như vậy, giáo viên và học sinh có thể dạy tủ, học tủ bỏ qua những phần chưa bao giờ được đưa vào kiểm tra, thi cử đó là phần Tiếng việt. Phần Tiếng việt trong môn Ngữ văn là một trong những công cụ rất quan trọng để có thể cảm thụ được tác phẩm văn học (nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, luật thơ ), phần này cũng giúp học sinh có thể tạo lập tốt các văn bản

(qua những kiến thức về chính tả, dùng từ, đặt câu, các đặc trưng của từng loại phong cách ngôn ngữ ). Khi xem nhẹ phần này, học sinh đã mất đi những kĩ năng cần thiết lúc bước vào đời, thậm chí khi đi làm không biết cách viết một văn bản thông thường : báo cáo, đơn xin việc, biên bản hội nghị

Trước thực tế đó cần phải xác định lại việc dạy học phải đi đôi với hành ở mức độ rộng, nghĩa là kiến thức được học tập trong nhà trường sau này phải được áp dụng vào công tác, vào cuộc sống một cách có hiệu quả chứ không phải học để có được cái bằng cấp đi xin việc và dạy học phải kết hợp với giáo dục toàn diện, nghĩa là phải liên hệ kiến thức học được với thực tế đời sống, biết xâu chuỗi những mối liên hệ vốn có giữa các môn học, biết xử lí tình huống nhạy bén, biết cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí, đạt kết quả tốt thì từ năm 2014 thi tốt nghiệp cũng như thi Đại học đã thực sự đổi mới.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy, ôn tập và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng ra đề mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014) 
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 
1. Nêu những ý chính của văn bản. 
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào? 
3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự kiện trên. 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn: 
Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được! 
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu! 
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. 
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! 
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! 
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149) 
Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình. 
Đề thi đại học 2014:
	Câu I: (2 điểm)
                        Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
                        níu váy bà đi chợ Bình Lâm
                        bắt chim sẻ ở vàng tai tượng Phật
                        và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
 Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
                       chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
                       mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
                       điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồngTôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
                       bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
                       bà đi gánh chè xanh Ba Trại
                       Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
                                           (Đò Lèn - Nguyễn Duy, Ngữ văn lớp 12
                                         Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.148)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
2. Các từ "lảo đảo", "thập thững" có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà (0,5 điểm)
3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1 điểm)       
 Câu II (3 điểm)
	“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”.                                        
	(Đời thừa - Nam Cao, Ngữ văn 11 Nâng cao, 
                                Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2013, tr. 203 - 204)
 Ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của một quốc gia (bài viết khoảng 600 từ).
Câu III (5 điểm)
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử.
Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
 Với đề thi như thế học sinh không thể học tủ như trước mà phải biết vận dụng kiến thức ở cả ba phân môn: Đọc văn, làm văn, tiếng việt để trả lời các câu hỏi (khác với trước chỉ hỏi về đọc văn ở câu I, câu II: nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống và câu III: nghị luận văn học với kiểu bài phân tích thơ hoặc phân tích văn xuôi) . Học sinh muốn làm được câu I phải vận dụng kiến thức cả về tiếng việt, làm văn và đọc văn; muốn làm được câu II phải có kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và cập nhật những thông tin gắn với thời sự quê hương, đất nước, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và kinh nghiệm sống; câu III thì cần rèn thêm kĩ năng làm văn nghị luận tổng hợp ( hay còn gọi là so sánh). Nếu giáo viên vẫn giữ cách dạy như trước chắc chắn học sinh sẽ không có kĩ năng, không đủ kiến thức để làm bài. Chính vì thế người giáo viên giảng dạy phải nhanh chóng thay đổi cách dạy và kiểm tra, đánh giá theo xu thế mới
2.Giải pháp:
Từ khi có công bố thay đổi đề thi, người giảng dạy phải linh hoạt thay đổi ngay cách dạy để học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết cho kì thi. Giải pháp được thay đổi từ thời điểm có công bố của Bộ cho đến nay như sau:
a) Trong giảng dạy:
 Quá trình chuẩn bị giáo án và lên lớp giảng dạy cần chú ý đảm bảo tính phân hóa, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và những nội dung tích hợp thật sự sát với bài học, những kĩ năng và những liên hệ thực tế gần gũi, cần thiết, là kiến thức sống cần trang bị cho các em theo yêu cầu mới của xã hội không chỉ giữa các phân môn trong môn học mà còn cả những hiểu biết ở các môn học khác. HS cần phải tìm mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng của bài học với các hiện tượng, sự vật, sự việc, con người thường xuất hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
 VD: Bài đọc văn: “ VỢ NHẶT” – Kim Lân
Quá trình soạn và giảng cần thực hiện đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Ngoài ra cần chú ý đảm bảo tính phân hóa, chú ý thêm phần tích hợp kiến thức liên môn, tích hợp môi trường, kĩ năng sống, liên hệ thực tế và các kiến thức xã hội có thể vận dụng vào từng địa chỉ của bài một cách thích hợp. Chẳng hạn:
Lời vào bài (tích hợp lịch sử và địa lí):
- Qua môn học lịch sử em biết gì về nạn đói năm 1945: thời điểm xảy ra, nguyên nhân do đâu, hậu quả để lại? 
Nạn đói 1945 là một tai họa khủng khiếp xảy ra từ thu đông 1944 đến xuân hè 1945, do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây ra, đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói (hơn 1/10 dân số nước ta lúc đó).
- Đọc tác phẩm em thấy tác giả đã nhắc đến những địa danh nào? Từ các địa danh đó em hãy cho biết cụ thể nạn đói ấy xảy ra ở khu vực nào của nước ta?
Những địa danh được nhắc đến trong tác phẩm: Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên. Đó là khu vực phía Bắc của nước ta ( GV- chiếu hình bản đồ Việt Nam và chỉ rõ khu vực từ Trung Bộ đến Bắc Bộ là nơi xảy ra nạn đói)
 Những gì mà các em vừa nhắc đến chỉ là thông tin và số liệu đơn thuần. Bây giờ các em sẽ được thấy lại không khí ảm đạm của những ngày đó qua đoạn phim tư liệu và những hình ảnh thật của sự kiện thảm khốc ấy – GV chiếu cho học sinh xem phim và ảnh
Nạn đói ấy đã làm xúc động biết bao văn nghệ sĩ: Tố Hữu đã có bài Đói! Đói!, Nguyên Hồng có Địa ngục, Nguyễn Đình Thi có Vợ bờm, Tô Hoài có Mười năm,và nhà văn Kim Lân đã đóng góp vào đề tài trên một truyện ngắn xuất sắc - Vợ nhặt. Điều đặc biệt là tác phẩm Vợ nhặt không chỉ tái hiện được cuộc sống ngột ngạt, bức bối, không khí ảm đạm chết chóc của nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử mà còn cho người đọc cảm nhận được sự quý giá của tình người và niềm tin của con người trong tình cảnh bi đát.
Trong phần nội dung bài học
 Có nhiều địa chỉ GV dạy cần chú ý tích hợp như môi trường sống, kĩ năng, liên hệ thực tế. Chẳng hạn:
- Tích hợp kĩ năng sống và môn Công dân: Khi phân tích nhân vật Tràng GV có thể đặt câu hỏi cho học sinh: -Trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ Tràng thức dậy và thấy nhà cửa, sân vườn hôm nay được quét tước, thu dọn sạch sẽ....diễn biến tâm trạng của Tràng đến đây có sự thay đổi ntn ? Sự thay đổi đó thể hiện điều gì? (Nội dung cần hướng tới: Nhân vật Tràng đã ý thức được trách nhiệm và bổn phận lo lắng cho gia đình, cho vợ, cho con sau này. Đó cũng chính là chức năng của gia đình: Gia đình là phải biết làm kinh tế, là nơi mọi người sống an toàn, lành mạnh, vui vẻ với nhau,...
-Tích hợp môi trường sống: Sau những suy nghĩ đó Tràng đã cùng mẹ và vợ chung tay dọn dẹp nhà cửa, sân vườn. Hành động đó gợi cho em suy nghĩ gì? (Nội dung cần hướng tới: Khi không gian sống thay đổi nó sẽ chi phối đến tâm trạng con người: Nhà cửa quang đãng, sạch sẽ giúp con người tự tin hơn và nghĩ đến tương lai nhiều hơn.
- Dân gian có niềm tin rằng nhà cửa sạch sẽ thì tương lai cũng tốt đẹp nên họ thường dọn dẹp nhà cửa để mong được may mắn, làm ăn khấm khá. Việc Tràng có vợ cũng là một sự kiện lớn trong gia đình nên phải thay đổi lối sống, không gian sống để cuộc đời có thể sẽ khác đi)
-Liên hệ thực tế: Qua nội dung của văn bản và cách ứng xử của các nhân vật em có suy nghĩ gì về những vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm, bản thân em học tập được những gì? (Nội dung cần hướng tới: Hoàn cảnh sống có thể ảnh hưởng lớn đến nhân cách con người; cần bao dung vị tha, sẵn sàng giúp đỡ người khác trong điều kiện có thể; cần có niềm tin vào cuộc sống, biết ước mơ và tin tưởng vào tương lai)
	Với phần tiếng việt và làm văn thì tăng cường thực hành, cho học sinh làm nhiều bài tập để củng cố lí thuyết sẽ giúp các em nhớ lâu và làm quen với dạng đề mới.
b) Trong phụ đạo và ôn thi:
Chương trình phụ đạo và ôn thi tất nhiên không phải là do cá nhân tự xây dựng và giảng dạy mà là do nhóm và tổ cùng thống nhất soạn ra và có kí duyệt của Ban giám hiệu. Tuy nhiên, phân phối chương trình chỉ xác định phần cứng (nội dung cơ bản cần ôn) còn mỗi giáo viên sẽ tùy vào đối tượng của lớp giảng dạy mà tự biên soạn phần mềm (nội dung cụ thể và phương pháp giảng dạy)
Từ những lí do đó, bản thân tôi đã dựa vào hướng dẫn của các văn bản và đề thi tốt nghiệp, đại học năm 2014 và phân phối chương trình để biên soạn thành các phần như sau:
1.Phần Tiếng việt: 
- Ôn tập lí thuyết gắn với luyện tập các nội dung: Nghĩa của từ trong câu, các biện pháp tu từ từ vựng, các biện pháp tu từ ngữ âm và cú pháp, luật thơ, các phong cách ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, các phép liên kết, các thể thơ( mỗi đơn vị kiến thức đều được cụ thể bằng các bài tập nhỏ để củng cố, khắc sâu cho học sinh)
2.Phần làm văn:
- Ôn tập các phương thức biểu đạt (miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, tự sự), hình thức lập luận ( diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành), thao tác lập luận (so sánh, bác bỏ, bình luận, chứng minh, giải thích, phân tích)
3.Phần nghị luận xã hội:
- Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ một tác phẩm văn học.
( Phần này Ôn lí thuyết gắn với kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn)
4. Phần nghị luận văn học:
Các nội dung và nghệ thuật của từng văn bản trong mỗi thể loại như: phần thơ, phần truyện, phần kí, phần kịch, phần lí luận và phần nghị luận cần hướng dẫn cho học sinh lập bảng thư mục theo mẫu
Tác phẩm – tác giả
Năm sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Ghi chú
Tây Tiến –Quang Dũng
1948 khi QD rời xa đơn vị cũ
-Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, mĩ lệ, hoang vu và đoàn quân Tây Tiến hành quân gian khổ, hi sinh nhưng vẫn hiên ngang và lãng mạn.
- Đoạn 2:.
- Các từ láy, liệt kê, điệp, nhân hóa, đối,..
Ngoài việc nắm được các nội dung cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng văn bản thì giáo viên còn cần phải rèn cho học sinh: 
- Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi
- Kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học ( 2 chi tiết, 2 nhân vật, 2 đoạn thơ, 2 hình tượng, 2 tình huống, 2 đoạn văn)
- Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận tích hợp giữa văn học và xã hội
Sau mỗi buổi phụ đạo sẽ cho bài tập về nhà để học sinh làm, tiết phụ đạo sau sẽ dành thời gian để sửa bài cho các em hoặc thu bài của học sinh để chấm điểm và sửa chữa (chủ yếu là rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh, lập dàn ý, kiểm tra các kiến thức tiếng việt và làm văn)
Sau đây là Đề thực hành trong phụ đạo:
ĐỀ 1:
I.Phần  Đọc hiểu 
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
1. Đoạn văn trên có đặc điểm của phong cách ngôn ngữ gì? Về hình thức cấu trúc, nó thuộc kiểu đoạn văn gì? 
2. Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Hãy nêu ra 3 từ mà anh/ chị cho là chứa đựng chủ đề đoạn văn? 
3. “Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ” – Theo anh/ chị, đây là ưu điểm hay nhược điểm của con người Việt Nam? Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị).
II.Phần làm văn 
Câu 1: 
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện sau:
“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
-   Sao sớm thế ?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”
(Theo những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc - NXB Thanh niên - 2003)
Câu 2:
Có ý kiến cho rằng: ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm năm 1945. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Ở tác phẩm này, nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
ĐỀ 2:
I.PHẦN ĐỌC HIỂU
	Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau, lan tới tận chân trời.
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?
(Hỏi – Hữu Thỉnh)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định các phép tu từ được dùng trong văn bản. Tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
2. Việc sử dụng những từ ngữ: tôn cao nhau,làm đầy nhau, đan vào nhau nhằm thể hiện nội dung gì?
II.PHẦN LÀM VĂN:
	“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 (Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Phân tích hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến qua đoạn thơ trên. Từ đó anh (chị) trình bày suy nghĩ của mình về những người lính đang ngày đêm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
c) Trong kiểm tra, đánh giá:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá không chú trọng yêu cầu học thuộc, nhớ máy móc, nói đúng và viết đầy đủ những điều thầy, cô đã dạy mà coi trọng ý kiến và cách giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân người học; động viên những suy nghĩ sáng tạo, mới mẻ, giàu ý nghĩa; tôn trọng sự phản biện trái chiều, khuyến khích những lập luận giàu sức thuyết phục
Như vậy, để đánh giá đúng năng lực Ngữ văn của người học thì đề thi và đáp án cần theo hướng mở và tích hợp với những yêu cầu và mức độ phù hợp, tránh cả hai khuynh hướng cực đoan: “ đóng” một cách cứng nhắc, máy móc, sẽ làm thui chột sự sáng tạo và nếu mà “mở” một cách tùy tiện, thiếu thẩm mỹ, thì có thể xảy ra kết quả phản giáo dục
	* Câu hỏi trong kiểm tra miệng: có thể hỏi vào đầu tiết học và cũng có thể đặt ra trong quá trình giảng dạy bài mới và tất cả đều không yêu cầu phải học thuộc (trừ những câu thơ làm dẫn chứng) mà hướng vào khuyến khích học sinh trình bày theo cách hiểu của cá nhân miễn là hợp lí và đúng ý, điều này sẽ tạo thêm điều kiện cho học sinh có thêm khả năng sử dụng từ ngữ, khả năng diễn đạt trôi chảy các vấn đề theo cách riêng.
	- Em cảm nhận như thế nào ? 
	- Suy nghĩ của em về nhân vật ?
	- Nội dung cơ bản của đoạn này là gì?
	- Em có nhận xét gì về quan niệm của tác giả ?
	* Câu hỏi trong kiểm tra viết: Vận dụng cách kiểm tra của Bộ và bám sát nội dung ôn tập, phụ đạo, giáo viên sẽ ra đề sao cho học sinh không thể chép từ tài liệu nào mà phải vận dụng lí thuyết đã học và các bài tập tương tự đã làm để giải quyết được các vấn đề. 
VD: -Đề kiểm tra định kì 2 tiết (BÀI VIẾT SỐ 5):
	I.ĐỌC HIỂU:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
 Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
	1. Đoạn văn bản trên được trình bày theo cách nào?
	2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
	3. Nêu các phép liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn. 
 II.LÀM VĂN:
Phân tích diến biến tâm lí của bà cụ Tứ trong văn bản Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha của con người trong xã hội hiện nay.
3.Kết quả:
	Qua quá trình áp dụng cách dạy và kiểm tra, đánh giá như trên bước đầu đã đạt được những kết quả khá khả quan. Tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình qua các bài viết ngày càng nâng lên rõ rệt. Đặc biệt trong kiểm tra HKI và HK II năm học 2014-2015 với đề thi chung cho cả tỉnh do Sở giáo dục đào tạo ra, những lớp do tôi giảng dạy đạt tỉ lệ học sinh trên trung bình cao hơn mức sàn của khối
Sàn khối
Lớp giảng dạy
KSCLĐN
45,76%
60,24%
Điểm KT học kì I
87,30%
93,58%
Điểm TBm HKI
93,39%
97,43%
Điểm KT học kì II
91,60%
94,80%
Điểm TBm HKII
94,20%
98,70%
III-KẾT LUẬN:
Bất cứ kinh nghiệm nào cũng đạt được tính khả thi, nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Kinh nghiệm giảng dạy, ôn tập và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn của bản thân tôi cũng thế. Mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp để thời gian sau sẽ đạt được kết quả cao hơn.
	Phước Long, ngày 15 tháng 4 năm 2015
	Người viết
	Nguyễn Thị Bích Hạnh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU
 TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: 	/30 điểm
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: 	/20 điểm
- Tính khoa học: 	/10 điểm
b) Về hình thức: 	/05 điểm
2. Xếp loại: 	
	Phước Long, ngày ..... tháng .... năm 20...
	HIỆU TRƯỞNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: 	/30 điểm
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: 	/20 điểm
- Tính khoa học: 	/10 điểm
b) Về hình thức: 	/05 điểm
2. Xếp loại: 	
	Phước Long, ngày ..... tháng 04 năm 2015.
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 Đơn vị: ..	
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: 	/30 điểm
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: 	/20 điểm
- Tính khoa học: 	/10 điểm
b) Về hình thức: 	/05 điểm
2. Xếp loại: 	
	Bạc Liêu, ngày ..... tháng .... năm 20...
	CHỦ TỊCH HĐKH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO HƯỚNG ĐỀ MỞ
 - Họ và tên người thực hiện: NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
- Môn, lĩnh vực: Phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn
Phước Long, ngày 15 tháng 4 năm 2015

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_on_tap_va_kiem_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan