Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học

Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh lên và đi vào cuộc sống lao động.

Trong môn hoá học thì bài tập hoá học có một vai trò cực kỳ quan trọng nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng các quá trình hoá học, giúp tính toán các đại lượng: Khối lượng, thể tích, số mol. Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: Như viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài . Nhưng đối với một số dạng bài tập thì nếu học sinh chỉ áp dụng theo phương pháp thông thường thì rất mất nhiều thời gian làm bài hơn nữa lại trình bày dài dòng và khó hiểu.Qua giảng dạy tôi thấy rằng phương pháp giải nhanh các bài toán là một vấn đề rất quan trọng, cần phải giải quyết được thì mới nâng cao được chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài : “ Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học”

 

doc32 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5070 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?
Đáp số : CM CuSO = = 1,8 M
III. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ , BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
1- Cơ sở lí thuyết.
 Trong các phản ứng hoá học, “ tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trước phản ứng và sau phản ứng luôn bằng nhau”
 Ý nghĩa của phương pháp :
 Phương pháp này giúp giải nhanh các bài toán có nhiều biến đổi hoá học phức tạp hoặc các bài tập hỗn hợp phức tạp, chẳng hạn : các bài toán xảy ra phản ứng giữa các hỗn hợp muối, axit, bazơ 
 Ví dụ : Phản ứng trung hoà hỗn hợp axit với hỗn hợp bazơ được biểu diễn tổng quát:
yR(OH)x 	+	xHyE	 RyEx	+	xyH2O
Theo PTPƯ ta có :	
 Vì vậy khi biết được số mol của nhóm - OH thì tìm được số mol H trong axit , số mol H2O và ngược lại.
2- Ví dụ :
* Ví dụ 1:
 Có 190 ml dung dịch chứa đồng thời KOH và Ba(OH)2 có nồng độ tương ứng là 3M và 4M. Tính thể tích dung dịch Axit chứa đồng thời HCl 1,98M và H2SO4 1,1M đủ để trung hoà lượng dung dịch kiềm trên.
Gợi ý HS:
Có thể giải bài toán bằng phương pháp ghép ẩn số, tuy nhiên phương pháp này rất phức tạp.Vì vậy cần sử dụng phương pháp tính theo nhóm -OH và theo -H
Tìm số mol của KOH và Ba(OH)2, Suy ra số mol (OH);suy luận theo PTHH để tìm số mol H ( của axit ).
Giải:
Ta có : 
Suy ra : 
Các phương trình phản ứng:
KOH	 + HCl 	 	KCl 	+ H2O
2KOH	 + H2SO4 	K2SO4 	+ H2O
Ba(OH)2	+ 2HCl BaCl2 	+ 2H2O
Ba(OH)2	+ H2SO4 	BaSO4 	+ 2H2O
Theo các ptpư :	Þ (1)
Đặt V (l) là thể tích dung dịch Axit
 Þ 	(2)
Từ (1),(2) ta có :	 4,18 V = 2,09 Þ V = 0,5 lít
* Ví dụ 2 :
 Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho vào dung dịch đó 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 , sau khi kết thúc phản ứng thì thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. 
a.Chứng minh hỗn hợp muối clorua đã phản ứng hết.
b.Tính % khối lượng của các chất có trong kết tủa A.
Gợi ý HS: 
Để chứng minh muối clorua phản ứng hết ta phải chứng minh hỗn hợp muối cacbonat còn dư. Tức là số mol gốc CO3 phản ứng < số mol gốc CO3 ban đầu.
Trong hỗn hợp Na2CO3 và (NH4)2CO3 thì số mol CO3 = tổng số mol 2 muối ( vì 1 mol mỗi muối đều có 1 mol CO3 )
Giải:
Từ công thức Na2CO3 và (NH4)2CO3 Þ 
 Đặt RCl2 là công thức đại diện cho hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 . Ta có các PTPƯ :
Na2CO3 	+	RCl2 2NaCl 	+ RCO3 ¯ (1)
(NH4)2CO3 	+	RCl2 2NH4Cl 	+ RCO3 ¯ ( 2)
Từ (1), (2) nhận thấy : 
Cứ 1 mol muối clorua biến thành RCO3 thì khối lượng giảm 71 –60 =11 g
 Do đó : 	
 < 0,35
 Vậy lượng (CO3 ) còn dư nên hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 đã phản ứng hết.
Gọi x, y là số mol của BaCO3 và CaCO3 trong kết tủa A, ta có:
Vậy : 
*Ví dụ 3 : 
 Để m gam một phoi bào sắt (rắn A ) ngoài không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp B có khối lượng 12 gam gồm sắt và các oxit của sắt. Cho B tác dụng hoàn toàn với HNO3 loãng thấy giải phóng 2,24 lít khí NO ( đktc). 
a.Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra
b.Xác định m.
Gợi ý HS: 
 Ta có thể xác định sơ đồ phản ứng: 
 Fe ® Fe(NO3)3 + NO + H2O
 số mol Fe trong muối = số mol Fe ( ban đầu )
 số mol HNO3 ( pư) = số mol NO + số mol N trong Fe(NO3)3 
 Giải :
2Fe + 	O2 ® 2FeO	(1)
4Fe + 	3O2 ® 2Fe2O3	(2)
3Fe + 	2O2 ® Fe3O4	(3)
 Rắn B : FeO ; Fe2O3 ; Fe3O4 ; Fe 
 Fe 	 +	4HNO3 ® Fe(NO3)3 +	NO ­ + 2H2O	(4)
 3FeO 	 +	10HNO3 ® 3Fe(NO3)3 +	NO ­ + 5H2O	(5)
 3Fe3O4 + 28HNO3 ® 9Fe(NO3)3 +	 NO ­ + 14H2O 	(6)
 Fe2O3	 +	6HNO3 ® 2Fe(NO3)3 + 3H2O	 (7)
 Như vậy : toàn bộ lượng sắt đã chuyển thành lượng muối Fe(NO3)3 
Số mol của Fe ( bđ ) = số mol muối Fe3+ = a (mol) 
Từ các ptpư : Þ naxit = 3.n muối + nNO = 3a + 0,1 = 
b. Theo định luật BTKL ta có :
 (3a + 0,1).63 = 242a + 0,1´ 30 + (1,5a + 0,05 )´ 18 
Giải ra được : a = 0,18 mol Þ m = 10,08 gam
 3. Bài tập áp dụng . 
 Bài 1 : 
Cho 7,8 gam hỗn hợp kim loại Al và Mg tác dụng với HCl thu được 8,96 lít H2 (ở đktc). Hỏi khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan.
Đáp án :
mmuối khan = 36,2 gam
 Bài 2 :
Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m?
Đáp án :
m = 8,98 gam
Bài 3 :
Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2. Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với HCL dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M và oxit của nó ?
Đáp án :
Kim loại : Fe
Oxit : Fe3O4
 IV. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HỢP THỨC
1- Cơ sở lí thuyết.
 Đây là phương pháp được vận dụng chủ yếu cho việc giải các bài toán chứa nhiều PTPƯ nối tiếp nhau ( quan hệ bởi các chất trung gian ). 
Ngoài ra phương pháp này vẫn được sử dụng rất hiệu quả trong các trường hợp bài toán có nhiều PTPƯ diễn ra song song ( không có chất trung gian ) nếu biết tỉ lệ về lượng của các chất ở 2 phản ứng khác nhau.
Phương pháp chung:
 +) Nếu các phản ứng nối tiếp nhau thì lập một sơ đồ hợp thức chuyển hoá giữa các chất đề cho và chất đề hỏi.
 +) Nếu các phản ứng song song mà biết được tỉ số mol của 2 chất ở 2 phản ứng khác nhau thì có thể nhập 2 PTPƯ thành một PTPƯ, lúc này việc tính toán sẽ nhanh và đơn giản.
 Chú ý : Khi nhập các phương trình phản ứng thành một phương trình phản ứng thì phải chọn hệ số của các chất phù hợp với tỉ lệ mol đã ch
 2- Ví dụ :
* Ví dụ 1:
Sục 0,672 lít khí CO2 ( đktc) vào trong V (lít) dung dịch Ca(OH)2 0,015M đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 1 muối không tan và 1 muối tan có tỉ lệ mol 2 : 1. 
Tìm V.
Gợi ý HS:
Có thể dùng phương pháp đại số ( đặt số mol muối tan và muối KT lần lượt là x mol, 2x mol )
Ta có thể giải nhanh bài toán bằng cách nhập 2 phản ứng thành 1 phản ứng theo tỉ lệ mol của muối là 2: 1
Giải:
 Các phương trình phản ứng xảy ra: :
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ¯ + H2O 	(1) ´ 2 
2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3 )2 	 (2)
 Vì tỉ lệ mol CaCO3 : Ca(HCO3)2 = 2 : 1 nên ta có phương trình phản ứng chung:
4CO2 + 3Ca(OH)2 2CaCO3 ¯ + Ca(HCO3)2 + 2H2O
4mol	3mol
0,03 mol ® 0,0225 mol
 Vậy thể tích của dung dịch Ca(OH)2 0,015 M đã dùng là :
	 lít 
Chú ý :	Nếu 0,672 lít khí là của hỗn hợp CO2 và SO2 thì đặt công thức chung của 2 oxit là RO2 và bài toán vẫn được giải nhanh chóng và đơn giản.
Ví dụ 2: 
 Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam kim loại Al vào trong dung dịch HNO3 thì sau phản ứng thu được một dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm 2 khí NO và N2O có tỉ khối đối với khí Hiđro bằng 19,2. Tính thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp Y ( đktc). 
Gợi ý HS:
 Từ dữ kiện : Þ tỉ lệ số mol của 2 khí ( bằng phương pháp đại số hoặc theo phương pháp đường chéo)
 Biết được tỉ số mol của 2 khí ta có thể xác nhập 2 phản ứng thành một phản ứng 
 Từ PTPƯ : Biết số mol Al Þ số mol của các chất khí.
Giải:
 Vì 
 Ta có sơ đồ đường chéo:
	Khí 1(NO):	 n1 	30 	 5,6
	38,4	
 Khí 2(N2O):	 n2 	44	 8,4	
Suy ra ta có :	
 Các phương trình phản ứng : 
 Al + 4HNO3 Al(NO3)3 	+ NO	+	2H2O	 (1) ´ 2
 8Al	+ 30HNO3 8Al(NO3)3 	+ 3N2O	+ 15H2O (2) 
 Vì tỉ lệ mol NO : N2O = 2 : 3 nên tổng hợp (1) và (2)ta có ptpư:
 10Al + 38HNO3 10 Al(NO3)3 + 2NO + 3N2O + 19H2O (3)
 Theo phương trình (3) ta có : 
Þ 	VNO = 0,08 ´ 22,4 = 1,792 lít	;
suy ra :	
 3- Bài tập áp dụng.
 Bài 1:
 Đốt cháy hoàn toàn 12 g Mg trong không khí được chất rắn A. Cho A phản ứng hết với dung dịch HCl thu được m gam muối. Tìm m ?
 Đáp số : 
m = 59,5 gam
 Bài 2 :
 Trộn một dung dịch có hoà tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hoà tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến lượng không đổi.
a. Viết các PTHH.
b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.
 Đáp số :
 mCuO =16 gam
V. PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG MOL TRUNG BÌNH
 1- Cơ sở lí thuyết.
 Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào việc tính khối lượng mol trung bình của một hỗn hợp. Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp được xác định theo công thức:
 +) Đối với hỗn hợp khí thì có thể thay các số mol n1,n2  bằng thể tích hoặc % thể tích.
 +) Nếu hỗn hợp chỉ có 2 chất khí , với x% là % thể tích của khí thứ nhất thì :
 +) Giá trị của nằm trong khoảng :	M1 < < M2 ( giả sử M1 < M2 )
 Đây là phương pháp cho phép giải nhanh chóng nhiều bài toán hoá học phức tạp. Phương pháp này có thế mạnh khi giải các bài tập xác định 2 kim loại cùng một phân nhóm chính và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hoặc xác định công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ đồng đẳng liên tiếp. Ngoài ra phương pháp này cũng được sử dụng rất hiệu quả khi giải các bài toán xác định thành phần % của một hỗn hợp.
 Phương pháp chung :	
 +) Căn cứ các dữ kiện đề cho để tính của hỗn hợp.
 +) Từ khối lượng mol trung bình có thể tìm được giới hạn khối lượng mol của các nguyên tố cần tìm ( đối với bài toán tìm CTHH ), hoặc giới hạn của một lượng chất.
 +) Từ khối lượng mol trung bình cũng cĩ thể tìm được thành phần % của các chất trong hỗn hợp.
 +) Nếu hỗn hợp gồm 2 chất có cấu tạo và tính chất hoá tương tự nhau ( 2 kim loại cùng phân nhóm chính, hoặc 2 hợp chất vô cơ có cùng công thức tổng quát, các hợp chất hữu cơ đồng đẳng  ) thì có thể đặt một công thức đại diện cho hỗn hợp. Các đại lượng tìm được của chất đại diện là các giá trị của hỗn hợp (mhh; nhh ; hh ).
Ví dụ:
Ví dụ 1:
 Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A và B thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Chia m ( gam ) hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1 : Hoà tan vào dung dịch HCl dư thu được một dung dịch Y. Cô cạn Y được 23,675 gam muối khan.
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thì phải dùng hết 1,96 lít khí O2 ( đktc). 
Xác định hai kim loại A,B
Xác định % khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp X.
Gợi ý HS:
Hai kim loại có hoá trị và tính chất tương tự nên để đơn giản có thể đặt một ký hiệu đại diện cho hỗn hợp 2 kim loại. Viết PTHH, Từ số mol O2 và khối lượng muối khan ta tính toán để tìm giá trị hh .
Giải:
 Xác định kim loại A,B
 Đặt là kim loại đại diện cho hỗn hợp hai kim loại kiềm A,B
 Gọi a là số mol của hỗn hợp ở mỗi phần
 Phương trình hoá học:
2	+	2HCl	 2Cl + H2 	(1)
 a	 a
4	+	O2	 22O	(2)
 a	 
 Từ (1),(2) ta có hệ phương trình:
 Hai kim loại kiềm liên tiếp có = 32,14 thoã mãn là Na (23) và K(39)
 Xác định % khối lượng của hỗn hợp X
 gọi x là số mol của K Þ số mol Na là ( 0,35 – x ) mol
 Áp dụng công thức tính khối lượng mol trung bình ta có:
 Vậy nK = 0,2 mol và nNa = 0,35 - 0,2 = 0,15 mol 
 Ví dụ 2 :
 Một hỗn hợp khí A gồm : N2, H2, NH3 có tỉ khối hơi đối với O2 bằng 0,425. Biết số mol H2 trong hỗn hợp gấp 3 lần số mol N2 trong hỗn hợp.
Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng cuả hỗn hợp khí A.
Gợi ý HS:
 Đối với một hỗn hợp khí thì % thể tích bằng % số mol
 GV tạo cơ hội cho HS phát hiện ra ý nghĩa của các mối quan hệ trong đề bài : Từ tỉ khối hơi của hỗn hợp ta có thể tính được gì ? Từ quan hệ số mol H2 và số mol N2 có thể giải quyết được điều gì ? Từ đó xác định các bước để giải bằng phương pháp đại số.
Giải:
Giả sử có 1mol hỗn hợp khí A gồm : x mol N2 , 3x mol H2 và (1- 4x) mol NH3
Theo đề bài ta có :
	hh = 28x + 2.3x + 17 ( 1 – 4x ) = 32.0,425 = 13,6 	(1) 
Giải phương trình (1) được : x = 0,1 mol
Thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí A là:
Vì tỉ lệ thể tích của các khí bằng tỉ lệ sô mol của chúng, nên :
	 Þ 
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp khí A là:
	Þ 
 Chú ý : Có thể đặt x % là % thể tích của N2 rồi dùng công thức (1) với tổng % là 100 %
 3. Bài tập áp dụng.
 Bài 1:
 Hoà tan 4,88g hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200ml dung dịch H2SO4 0,45M(loãng) thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch B.
a/ Tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp A.
b/ Để tác dụng vừa đủ với 2 muối trong dung dịch B cần dùng V(lit) dung dịch NaOH 0,2M, thu được kết tủa gồm 2 hiđrôxit kim loại. Lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan(phản ứng hoàn toàn). Tính V và m.
 Đáp số:
a/ mMgO = 2g và mFeO = 2,88g
b/ Vdd NaOH 0,2M = 0,9 lit và mrắn = 5,2g
 Bài 2: 
 Để hoà tan 9,6g một hỗn hợp đồng mol (cùng số mol) của 2 oxit kim loại có hoá trị II cần 14,6g axit HCl. Xác định công thức của 2 oxit trên. Biết kim loại hoá trị II có thể là Be, Mg, Ca, Fe, Zn, Ba.
 Đáp số: MgO và CaO
 Bài 3: 
 Khử 9,6g một hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, người ta thu được Fe và 2,88g H2O.
a/ Viết các PTHH xảy ra.
b/ Xác định thành phần % của 2 oxit trong hỗn hợp.
c/ Tính thể tích H2(đktc) cần dùng để khử hết lượng oxit trên.
 Đáp số:
b/ % Fe2O3 = 57,14% và % FeO = 42,86%
c/ VH = 3,584 lit
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
 	Sau khi hoàn thành đề tài “Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học’’ tôi đã áp dụng ngay với học sinh Trường THCS Chí Tân nơi tôi đang công tác.
Trong năm học 2009 – 2010 tôi đã triển khai lý thuyết dạng bài tập trong các tiết luyện tập, ngoại khoá đặc biệt trong thời gian ôn thi học sinh giỏi tôi đã kết hợp giữa dạy lý thuyết và bài tập, kết quả thu được rất khả quan. Các em không còn lúng túng khi giải các dạng bài tập này mà còn rất hứng thú. Qua bài kiểm tra khảo sát của lớp 9A và lớp 9B trong năm học 2009 – 2010 cho thấy :
Kết quả kiểm tra đợt 1:( Chưa áp dụng đề tài )
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
38
3
7,89
9
23,69
22
57,89
4
10,53
9B
39
2
5,13
12
30,77
21
53,85
4
10,25
Kết quả kiểm tra đợt 2: (Đã áp dụng đề tài vào lớp 9A )
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
38
14
36,85
19
50
5
13,15
0
0
9B
39
3
7,69
10
25,65
23
58,97
3
7,69
 Ở đợt 2 lớp 9A có được kết quả nâng lên rõ rệt là do học sinh đã hiểu thấu đáo vấn đề ở những góc độ khác nhau của phương pháp giải nhanh bài tập hóa học. Đặc biệt là ở học sinh đã hình thành được kỹ năng giải bài tập, biết phân tích bài toán. Tuy nhiên việc áp dụng từng nội dung của đề tài tuỳ thuộc vào đối tựơng học sinh. Đối với các lớp đại trà tôi chỉ rèn luyện cho các em phương pháp làm nhanh các bài đơn giản. Đối với đội tuyển học sinh giỏi thì phải khắc sâu giúp học sinh hiểu được bản chất của phản ứng, thường là đi từ bài tập tổng quát sau đó mới đưa ra các dạng bài tập từ dễ đến khó giúp học sinh hình thành kỹ năng một cách dễ dàng.
* ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG.
	-Để áp dụng được đề tài này vào công việc giảng dạy Giáo viên phải thường xuyên trau rồi kiến thức nâng cao kỹ năng giải toán đặc biệt phải nắm chắc bản chất của phản ứng hóa học và hiểu sâu sắc các phương pháp tính toán hóa học. 
	- Hệ thống hoá kiến thức. Hệ thống bài tập phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
	- Đối với học sinh phải nắm chắc kiến thức có khả năng phân tích từ những bài tập đơn giản mở rộng ra các bài tập khó hơn.
	- Không ngừng học hỏi, học ở thầy, học ở bạn, học ở sách vở.
	- Trong quá trình giảng dạy trên lớp bên cạnh giảng dạy những kiến thức cơ bản trong SGK người giáo viên cần tìm tòi đưa thêm các kiến thức, kỹ năng cho học sinh để từ đó nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi.
	- Hướng dẫn học sinh đọc sách báo, học hỏi mở rộng kiến thức trong thực tế .
- Hoá học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên thường xuyên làm các thí nghiệm chứng minh, cho học sinh thực hành thí nghiệm.
- Kiến thức của học sinh chỉ bền vững khi kĩ năng được thiết lập mà để hình thành những kĩ năng cho học sinh thì không có gì khác ngoài quá trình rèn luyện. Bồi dưỡng thường xuyên cho các em.
 * KIẾN NGHỊ.
 - Để nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
+ Đối với phòng giáo dục: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên. 
+ Đối với nhà trường và các thầy cô giáo: Do môn Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm nên đũi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. Vì vậy tôi rất mong được BGH nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cũng như người chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học để cho chúng tôi có thời gian hơn trong khâu tìm tòi, nghiên cứu soạn giảng.
+ Đối với giáo viên: Phải tự học tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân.
KẾT LUẬN CHUNG
 Trên đây tôi đã đề xuất “Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học’’ vấn đề của tôi nêu ra trong tài liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh ở bậc học THCS . Với phạm vi nghiên cứu của đề đài chỉ là một mảng kiến thức tương đối hẹp so với toàn bộ chương trình hoá học nhưng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các em học sinh và các thầy cô giáo trong việc giảng dạy phần kiến thức này, giúp các em và thầy cô có cách nhìn tổng quát hơn về dạng toán này và là tài liệu hữu ích cho việc ôn luyện học sinh giỏi của khối 9 và cho học sinh cấp 3 tham khảo . Các bài tập trong đề tài ở mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp các em rèn luyện được kỹ năng không chỉ giải được dạng bài tập phần này mà còn rèn được một số kỹ năng khác như kỹ năng tính số mol, kỹ năng phân tích,viết phương trình phản ứng...
 Mặc dù đã rất cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến các cấp lãnh đạo , các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
 Chí Tân, ngày 01 tháng 01 năm 2011
 Người viết sáng kiến .
 Nguyễn Thành Đạt
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 350 Bài toán hoá học chọn lọc -Đào Hữu Vinh
 NXB Hà Nội
2.Hoá học nâng cao - Ngô Ngọc An
 Nhà xuất bản trẻ
3. Những chuyên đề hay và khó hoá họcTHCS- Hoàng Thành Chung 
NXB Giáo dục Việt Nam
4. Chuyên đề bồi dưỡng hoá học 8-9 - Nguyễn Đình Độ
 NXB Đà Nẵng
5. Bài tập nâng cao Hoá học lớp 9 - PGS.TS Nguyễn Xuân Trường 
 NXB Giáo dục.
6.Các tài liệu tham khảo khác và các đề thi học sinh giỏi một số tỉnh.
 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................1
I- ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................... 2
II- MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ .........................................................2 
1- Mục đích.........................................................................................2
2- Nhiệm vụ........................................................................................2
III- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................... 2
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN............................................................. 3
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................... 3
II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ..................................................... 4
 1- Thực trạng chung .........................................................................4 
 2- Điểm mới của đề tài.................................................................. . 4
 3- Những tồn tại của đề tài................................................................5
CHƯƠNG II- NỘI DUNG.................................................................5
I- PHƯƠNG PHÁP TỰ CHỌN LƯỢNG CHẤT..............................5
II- PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG.........................9
III.PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ, BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG..................................13
IV. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HỢP THỨC....................................17
V. PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG MOL TRUNG BÌNH .......... 20
CHƯƠNG III- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................25
ĐK ÁP DỤNG .........................27
KIẾN NGHỊ .....................................................................................28
KẾT LUẬN CHUNG...................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .. 30
MỤC LỤC........................................................................................31
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU

File đính kèm:

  • docSKKN_HOA_HOC.doc
Sáng Kiến Liên Quan