Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập Vật lí 8 dạng chuyển động cơ học

Đặc điểm tình hình nhà trường :

 - Trường THCS Tôn Đức Thắng có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy

tương đối tốt, phòng học và phòng thực hành vật lý kiên cố, sạch sẽ, có đồ dùng

đầy đủ cho các khối lớp, tuy nhiên độ chính xác của đồ dùng không cao.

 - Học sinh trường THCS Tôn Đức Thắng đa phần là các em ngoan chịu khó trong

học tập, các em có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, phần lớn phụ huynh học

sinh quan tâm đúng mực, bên cạnh còn một số học sinh chưa xác định được mục

tiêu học tập, chưa có phương pháp học tập đúng đắn đối với bộ môn Vật lí.

 - Đội ngũ giảng dạy môn vật lý ở trường có 3 giáo viên, có kinh nghiệm trong

giảng dạy.

pdf15 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập Vật lí 8 dạng chuyển động cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
I.1. Lí do chọn đề tài: 
Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, phần lớn kiến thức được xây dựng 
dựa trên các thí nghiệm, hiện tượng quan sát thực tế trên cơ sở đó các em biết tư 
duy, phân tích, tổng hợp đi đến kết luận cần thiết đó là tri thức cần nhận thức được. 
Để xây dựng cho học sinh hệ thống kiến thức logic, sâu, rộng và nắm tốt kiến thức 
đòi hỏi người thầy phải biết kết hợp giữa dạy lí thuyết, vận dụng giải thích các hiện 
tượng vật lí trong tự nhiên và giải các bài tập trong sách bài tập đã biên soạn. 
Qua giảng dạy tôi nhận thấy mặc dù các em đã được làm quen bộ môn Vật lí 
từ lớp 6, lớp 7 nhưng ở giai đoạn này chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức 
Vật lí dưới dạng định tính, những khái niệm đơn giản. Vật lí 8 các em bắt đầu làm 
quen với những bài toán định lượng nên nhiều học sinh chưa định hướng được yêu 
cầu của bài toán, chưa có phương pháp giải hoặc một số em biết cách làm nhưng 
trình bày chưa chặt chẽ, chưa khoa học. 
Sách giáo khoa vật lí 8 được chia làm hai phần : phần cơ học và phần nhiệt 
học. Cơ học là một trong bốn phần kiến thức Vật Lí cơ bản được trang bị cho học 
sinh THCS. Lượng kiến thức của phần này khá trừu tượng, rộng và khó, đặc biệt là 
bài tập trong phần “ Chuyển động cơ học ”. Học sinh gặp khó khăn trong khi làm 
bài tập, dẫn đến các em cảm thấy nản và thường làm bài tập đối phó, không hiểu 
sâu bản chất vật lí, không biết mở rộng tầm nhìn, tầm quan sát và óc tưởng tượng 
khi học bộ môn Vật lí dẫn đến kết quả học tập môn Vật lí của nhiều em không cao. 
Chính vì vậy mà tôi suy nghĩ tìm tòi và mạnh dạn đưa ra sáng kiến“ Phương pháp 
giải bài tập vật lí 8 dạng chuyển động cơ học” với mong muốn giúp các em định 
hướng bài tập, biết phương pháp làm bài tập, biết cách trình bày bài toán khoa học 
từ đó tạo nên hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của các em trong 
học tập, các em không còn ngại học môn Vật lí đồng thời nâng cao chất lượng bộ 
môn . 
2 
I.2. Mục đích nghiên cứu. 
Mục đích đề tài là hướng dẫn học sinh nắm vững các dạng bài tập và 
phương pháp giải các dạng bài tập “Chuyển động cơ học”. Học sinh biết vận dụng 
các kiến thức đã học, kiến thức liên ở lớp dưới vào giải bài tập từ đó trình bày bài 
toán Vật lí chặt chẽ và khoa học. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Học sinh khối lớp 8 Trường THCS Tôn Đức Thắng. 
I. 4. Phạm vi nghiên cứu. 
 Phương pháp giải bài tập vật lí phần chuyển động cơ học Vật lí 8. 
I.5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
 Để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới môn vật lý lớp 8 và dạy - 
học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải nghiên 
cứu, tìm tòi để đề ra được những phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm hướng 
dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các dạng bài tập 
trong chương trình sách giáo khoa . 
I.6. Phương pháp nghiên cứu : 
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau : 
- Phương pháp điều tra giáo dục. 
- Phương pháp quan sát sư phạm 
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh. 
- Phương pháp mô tả. 
I.7. Thời gian nghiên cứu : 
Đề tài thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020 . 
3 
II. PHẦN NỘI DUNG 
 II.1. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lí ở trường 
THCS Tôn Đức Thắng 
1. Đặc điểm tình hình nhà trường : 
 - Trường THCS Tôn Đức Thắng có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy 
tương đối tốt, phòng học và phòng thực hành vật lý kiên cố, sạch sẽ, có đồ dùng 
đầy đủ cho các khối lớp, tuy nhiên độ chính xác của đồ dùng không cao. 
 - Học sinh trường THCS Tôn Đức Thắng đa phần là các em ngoan chịu khó trong 
học tập, các em có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, phần lớn phụ huynh học 
sinh quan tâm đúng mực, bên cạnh còn một số học sinh chưa xác định được mục 
tiêu học tập, chưa có phương pháp học tập đúng đắn đối với bộ môn Vật lí. 
 - Đội ngũ giảng dạy môn vật lý ở trường có 3 giáo viên, có kinh nghiệm trong 
giảng dạy. 
 2. Trong khi giảng dạy bài bài tập vật lí phần chuyển động cơ học tôi 
thấy học sinh thường găp khó khăn sau: 
a. Dạng bài tập chuyển động cùng chiều, ngược chiều khi ở trên cạn 
Gọi vận tốc của 2 vật A và B lần lượt là v1 , v2 
Vận tốc của vật A so với vật B là v12 
- Chuyển động cùng chiều: Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều thì khi gặp 
nhau hiệu quãng đường hai vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật 
SAB = S1- S2 
v12 =| v1 – v2| 
- Chuyển động ngược chiều: Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều thì khi gặp 
nhau tổng quãng đường hai vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật 
SAB = S1+S2 
v12 = v1 + v2 
b. Dạng bài tập chuyển động của hai vật A, B trên sông 
Gọi vận tốc của canô là v1 , vận tốc của dòng nước là v2 thì v12 là vận tốc của canô 
so với bờ( bờ gắn với Trái Đất) 
4 
- Chuyển động cùng chiều ( xuôi theo dòng nước): v12 = v1 + v2 
- Chuyển động ngược chiều ( ngược dòng nước): v12 = v1 - v2 
b. Dạng bài tập chuyển động không đều 
Gọi S là quãng đường vật dịch chuyển; S1, t1 là quãng đường vật dịch chuyển trên 
đoạn đường thứ1; S2, t2 là quãng đường vật dịch chuyển trên đoạn đường thứ 2 
Vận tôc trung bình của vật trên cả quãng đường là 
 vtb = 
t
S
= 
...
...
321
321


ttt
SSS
* Dạng bài tập này HS thường nhầm lẫn không xác định được khoảng cách giữa 2 
vật ( chuyển động cùng chiều và ngược chiều trên cạn), hay vận tốc của thuyền , 
canô so với bờ( trên sông) 
Chính vì những khó khăn trên mà kết quả kiểm tra kiến thức trong bài này 
đạt kết quả không cao. Vì thế, nếu GV không chú trọng đến việc hướng dẫn HS 
phương pháp giải bài tập thì HS không định hướng được cách giải bài tập dẫn đến 
không nắm vững được kiến thức trong bài. 
Thực tế về trình độ học tập của học sinh qua khảo sau chương cơ học phần 
chuyển động cơ học ở bốn lớp 8/1, 8/3, 8/4, 8/6 như sau: 
Lớp Số bài 
kiểm 
tra 
Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
8/1 44 2 4.5 5 11.4 26 59.1 10 26.9 1 2.4 
8/3 44 1 2.3 3 8.3 13 29.5 10 22.7 17 38.6 
8/4 50 5 10.0 5 10.0 22 44.0 12 24 6 12 
8/6 40 8 20 10 25 15 37.5 7 17.5 
 II.2. Các biện pháp giải quyết: 
Dạng 1. Dạng bài tập chuyển động cùng chiều, ngược chiều khi ở trên cạn 
5 
1. Kiến thức cơ bản: 
Gọi vận tốc của 2 vật A và B lần lượt là v1 , v2; vận tốc của vật A so với vật B là 
v12 
- Chuyển động cùng chiều: Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều thì khi gặp 
nhau hiệu quãng đường hai vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật 
SAB = S1- S2 
v12 =| v1 – v2| 
- Chuyển động ngược chiều: Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều thì khi gặp 
nhau tổng quãng đường hai vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật 
SAB = S1+S2 
v12 = v1 + v2 
2. Các dạng thường gặp: 
- Xác định vị trí và thời điểm các vật gặp nhau hoặc thời điểm và vị trí các 
vật cách xa nhau một khoảng cho trước 
- Bài toán liên quan đến tính tương đối của chuyển động 
3. Phương pháp giải chung: 
- Cách 1: Dùng công thức quãng đường 
Hai vật gặp nhau khi: S = S1+ S2  v1t + v2t= S 
 t = 
21 vv
S

-Cách 2: Dùng phương trình tọa độ ( Đối với HS giỏi) 
a. Chuyển động ngược chiều: 
- Chọn gốc tọa độ ( thường gắn với vật mốc) và chiều dương của trục tọa độ ( 
thường chọn vị trí ban đầu của một trong hai vật là gốc tọa độ và chiều chuyển 
động của vật đó làm chiều dương như hình vẽ) 
 A S B 
 v1 v2 
- Chọn gốc thời gian: Thường chọn thời điểm xuất phát của một trong hai vật 
làm gốc thời gian 
- Xác định tọa độ x0 = v.t0 
6 
- Lập phương trình chuyển động 
 x1 = x01 + v1.t (1) 
 x2 = x02 + v2.t (2) 
- Khi hai vật gặp nhau thì tọa độ của 2 vật bằng nhau 
 x1 = x2 
 x01 + v1.t = x02 + v2.t 
Giải phương trình tìm t ( thời điểm gặp nhau) 
Thay t vào (1) và (2) tìm được tọa độ ( vị trí gặp nhau) 
b. Chuyển động cùng chiều : Tương tự như trên 
4. Bài tập vận dụng 
Bài 1: Cùng một lúc tại hai điểm A, B cách nhau 25 km, hai xe cùng xuất phát 
đi ngược chiều nhau lúc 7h30 và chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 = 
20km/h; v2 = 30km/h. Hỏi hai xe gặp nhau lúc nào? Xác định vị tri gặp nhau 
đó? 
Giải 
 Cách 1: 
Quãng đường 2 xe đi được trong thời gian t là 
S1 = v1t; S2 = v2t 
Mà S1 + S2 = S = AB 
 v1t + v2t = S 
 t = 
 v+ v 21
S
= 
3020
25

= 0,5h 
S1 = v1t= 20. 0,5 = 10km ; S2 = v2t= 30.0,5 = 15km 
Vậy hai xe gặp nhau lúc t’ = t + t0 = 0,5+ 7,5= 8h. 
 Cách 2: Dùng phương trình tọa độ( Đối với HS giỏi) 
-Chọn chiều dương từ A->B như hình vẽ) 
 A S B 
 v1 v2 
- Chọn gốc thời gian lúc 7h30 
- Hai xe chuyển động ngược chiều ta có phương trình: 
7 
x1 = v1t 
x2 = 25- v2t 
Hai xe gặp nhau nên x1 = x2 
 v1t = 25- v2t 
 20t = 25- 30t 
 t = 
3020
25

 = 0,5h 
x1 = v1t= 20.0,5= 10km; x2 =v2t=30.0,5 = 15km 
Vậy hai xe gặp nhau lúc t’ = t + t0 = 0,5+ 7,5= 8h. và tại điểm cách A 10km hoặc 
cách B 15km 
Bài 2: An và Bình cùng khởi hành tại A. An đi bộ với vận tốc 4km/h và khởi hành 
trước Bình 2h. Bình đi xe đạp và đuổi theo An với vận tốc 12km/h. Hỏi 
a. Sau bao lâu kể từ lúc bình khởi hành thì Bình đuổi kịp An? Khi đó cả 2 cách 
nơi khởi hành bao xa? 
b. Sau bao lâu kể từ lúc Bình khởi hành thì Bình và An cách nhau 4km? 
 Giải 
 Cách 1 
 A B C 
 v1 v2 
a. Sau 2h hai người cách nhau một quãng đường S = v1.t1= 4.2= 8km 
Quãng đường đi được của 2 người sau thời gian t gặp nhau tại C là 
S1 = v1t 
S2= v2t 
Hai người đi cùng chiều nên S1 – S2 = S 
 v1t - v2t= S 
 t = 
 21 vv
S
412
8

= 1h. 
Vậy sau 1h hai người gặp nhau tại C cách B một đoạn S2 = v2t = 4.1 = 4km lúc 
1h+ 2h = 3h. 
8 
b.Ta có : S = S1 – S2 = S + v1t – v2t= 4.2 + 4.t – 12t = 4 
 t = 0,5h 
*Cách 2: ( Đối với HS giỏi) 
a. Chọn gốc tọa độ tại A và chiều dương là chiều chuyển động của xe đạp 
Chọn gốc thời gian lúc sau 2h người đi bộ đi và người đi xe đạp 
Ta có: x1 = v1t0 + v1t ; x2 = 0 + v2t 
Hai người gặp nhau thì x1 = x2 
 v1t0 + v1t = v2t 
 t = 
12
01
vv
tv

= 
412
2.4

= 1h 
x1 = v1t0 + v1t = 4.2 + 4.1= 12km 
 x2 = v2t= 4.1 = 4km 
Vậy sau 1h hai người gặp nhau tại C cách B một đoạn 4km lúc 1h+ 2h = 3h. 
b.Ta có : x = x1 – x2 = v1t0 + v1t – v2t= 4.2 + 4.t – 12t = 4 
 t = 0,5h 
 Dạng 2. Dạng bài tập chuyển động của hai vật A, B trên sông 
1. Kiến thức cơ bản 
Gọi vận tốc của canô là v1 , vận tốc của dòng nước là v2 thì v12 là vận tốc của 
canô so với bờ( bờ gắn với Trái Đất) 
- Chuyển động cùng chiều ( xuôi theo dòng nước): v12 = v1 + v2 
- Chuyển động ngược chiều ( ngược dòng nước): v12 = v1 - v2 
2. Bài tập vận dụng 
Bài 1. Một chiếc xuồng chạy từ bến sông A đến bến B cách bến A 120km. Vận tôc 
của xuồng khi nước yên lặng là 30km/h. Sau bao lâu xuồng đến bến B nếu 
a. Nước sông không chảy 
b. Nước sông chảy từ A đến B với vận tốc 5km/h. 
Giải 
a. Thời gian xuồng đi từ A đến B là t = 
v
S
30
120
= 4h 
b. Khi nước chảy 
9 
v = vxuồng + vnước = 30+ 5 = 35km/h 
Thời gian xuồng đi đên B là t = 
v
S
35
120
= 3,75 h 
Bài 2. Một ca nô đi xuôi dòng từ bến M đến bến N cách nhau 120km mất 4h. Nếu 
đi ngược dòng từ N về M với lực kéo của máy thì thời gian chạy tăng thêm 2h. 
a. Tìm vận tốc của ca nô và của dòng nước? 
b. Tìm thời gian ca nô đi từ M đến N khi tắt máy? 
Giải 
a. Vận tốc của canô khi xuôi dòng là vxuôi = vmáy+ vnước= 
t
S
= 
4
120
= 30km/h 
Vận tốc của canô khi ngược dòng là vngược = vmáy - vnước = 
2t
S
= 
24
120

= 
20km/h 
Ta có: vnước+ vmáy = 30 
 vnước- vmáy = 20 
 vnước= 5km/h, vmáy = 25km/h 
b. Thời gian canô đi từ M đến N khi tắt máy: t = 
v
S
= 
5
120
= 24h 
Bài 3: Một chiếc phà đi xuôi dòng sông từ bến A đến bến B, dừng lại ở bến B 
mất 30 phút rồi lại đi ngược dòng từ B về A hết 2h18 phút. Biết vận tốc của phà 
lúc xuôi dòng là là 25km/h, lúc ngược dòng là 20km/h. 
a. Tính khoảng cách AB? 
b. Tính thời gian đi từ A đến B và từ B về A? 
c. Tính vận tốc của phà so với dòng nước và vận tốc của dòng nước so với bờ 
sông? 
Giải 
a. Thời gian phà đi xuôi dòng t1 = 
1v
S 
Thời gian phà đi ngược dòng t2 = 
2v
S
10 
Thời gian phà đi cả đi và về là t = t’ – t= 2h18 – 30p = 1,8h 
Mà t = t1 + t2 = 
1v
S
+ 
2v
S
= > S = 20km 
b. t1 = 
1v
S
= 
25
20
= 0,8h; t2 = 
2v
S
= 
20
20
= 1h 
c. vxuôi = v 1 = vmáy + vnước = 25 
vngược = v 1 = vmáy - vnước= 20 
 vmáy = 22,5km/h 
vnước= 2,5km/h 
 Dạng 3. Dạng bài tập chuyển động không đều 
1. Kiến thức cơ bản 
Giả sử có một vật chuyển động không đều trên một quãng đường 
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định bằng công thức 
 vtb = 
t
S
= 
...
..
321
321


ttt
SSS
Chú ý: Khi giải bài tập chuyển động nên sử dụng đơn vị hợp pháp của vận tốc: 
m/s; km/h 
2. Bài tập vận dụng 
Bài 1. Một người đi xe đạp đi nữa quãng đường đầu với vận tốc v1 là 12km/h, 
nữa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên 
cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính v2 ? 
Giải 
Ta có: vtb= 
21
21
tt
SS


Mà S1 = S2 = S ; t1 = 
1
1
v
S
 ; t2 = 
2
2
v
S
 thay vào vtb 
 vtb = 
21
2
tt
S

= 8
2
21


v
S
v
S
S 
11 
 4
11
1
21


vv
 Thay số vào v1 
 v2 = 6 km/h 
Bài 2. Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong 
1/3 thời gian đầu là 12m/s; trong thời gian còn lại là 9m/s. Tính vận tốc trung 
bình của vật trong suốt thời gian chuyển động? 
Giải 
S1 = v1. t1 = v1. t
3
1
 ; S2 = v2. t2 = v2. t
3
2
Mà vtb = 
t
SS
t
S 21  = 
t
tvtv 21 3/2.3/1 
= 
3
2 21 vv 
Thay số vào ta tính được vtb = 10m/s 
Bài 3 Một chuyển động trong nữa quãng đường đầu với vận tốc không đổi là v1, 
trong nữa quãng đường còn lại có vận tốc v2. Tính vận tốc trung bình của vật 
trên cả quãng đường? Chứng tỏ rằng vận tốc trung bình này không lớn hơn 
trung bình cộng của hai vận tốc v1 và v2? 
Giải 
Ta có: vtb= 
21
21
tt
SS


Mà S1 = S2 = S ; t1 = 
1
1
v
S
 ; t2 = 
2
2
v
S
 thay vào vtb 
 vtb = 
21
2
tt
S

= 
21
2
v
S
v
S
S

 vtb = 
21
11
2
vv

= 
21
21.2
vv
vv

Ta có: (v1 – v2)
2
  0 
Hay v1
2
 + v2
2
 -2v1.v2 0 
 v1
2
 + v2
2
 +2v1.v2 4v1.v2 
12 
 
21
21.2
vv
vv

  
2
21 vv  (đpcm) 
 Đối với dạng bài tập trên, HS cần nắm được công thức tính vtb , xác định các 
đại lượng đã cho,viết công thức tính để khử đại lượng chưa biết rồi rút ra đại 
lượng cần tìm. 
II. 3. Kết quả đạt được: 
 Thông qua tiến hành nghiên cứu trên lớp 8/1, 8/3, 8/4 , 8/6 với đề tài Phương 
pháp giải bài tập vật lí 8 dạng chuyển động cơ học tôi nhận thấy: 
- Học sinh được rèn luyện phương pháp tự học, tự phát hiện vấn đề, biết nhận 
dạng một số bài toán, nắm vững cách giải. Kĩ năng trình bày một bài toán 
khoa học, rõ ràng. 
- Đa số các em đã yêu thích giờ học Vật lí, nhiều học sinh tích cực xây dựng 
bài. 
- Học sinh rất có hứng thú để giải bài tập dạng chuyển động cơ học nói riêng và 
bài tập vật lí nói chung. 
Sau khi tiến hành nghiên cứu phương pháp giảng dạy trên tôi cho HS làm bài kiểm 
tra và đã thu được kết quả sau: 
Lớp Số bài 
kiểm 
tra 
Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
8/1 44 5 11.4 8 18.2 19 43.2 8 18.2 4 9.1 
8/3 44 2 4.5 7 15.9 17 38.6 10 22.7 8 18.2 
8/4 50 10 20.0 15 30.0 15 30.0 8 16.0 2 4.0 
8/6 40 12 30.0 16 40.0 7 17,5 5 12.5 
13 
III. KẾT LUẬN 
 Đối với GV đề tài này hướng dẫn HS giải bài tập đạt kết quả, nhằm nâng cao 
chất lượng dạy và học môn vật lý theo phương pháp đổi mới. Giúp HS nắm vững 
các dạng bài tập, biết cách suy luận logic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một 
bài tập hay một hiện tượng vật lý, có cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng 
đắn nhất. 
 Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: 
- Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn HS làm tốt các dạng bài tập đã giúp 
cho GV nắm vững mục tiêu, chương trình từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy 
môn vật lý. 
- Giúp GV không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp phân loại và giải bài 
tập phù hợp với đối tượng HS, từ đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và 
nghiệp vụ của người GV. 
14 
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 Để tạo khả năng học tập tốt cho các em thì yêu cầu các thiết bị thí nghiệm cũng 
cần phải đầy đủ, chính xác nhằm giúp cho các thí nghiệm nghiên cứu kiến thức Vật 
lí cũng như thí nghiệm kiểm chứng thành công thì mới thuyết phục và tạo hứng thú 
cho HS trong quá trình học tập. 
 Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của HỘI ĐỒNG KHOA 
HỌC CƠ SỞ, HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN và các đồng nghiệp giàu kinh 
nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của 
việc đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Ngày 24 tháng 02 năm 2020 
 TÁC GIẢ 
 Bùi Thị Thanh Huệ 
15 
 CÁC MỤC LỤC: 
1.Tài liệu tham khảo: 
1) Sách giáo khoa và sách bài tập Vật lý 8 thuộc chương trình Vật lý trung học cơ 
sở hiện hành. 
2) Nguyễn Thanh Hải - Bài tậpVật lí chọn lọc THCS - NXB Giáo dục - Năm 
2000. 
3) Vũ Thanh Khiết (nhiều tác giả)- 200 Bài tập Vật Lý chọn lọc - NXB Giáo dục 
- Năm 1999. 
4) Phan Hoàng Văn - 500 Bài tập Vật lí THCS - NXB Đại học quốc gia TP Hồ 
Chí Minh - Năm 2007. 
5) Nguồn tài liệu tham khảo từ internet, từ đề thi học sinh giỏi Vật lý của các sở 
GD & ĐT. 
2. Mục lục: 
Mục lục Trang 
I. Phần mở đầu 1 
I.1. Lý do chọn đề tài 1 
I.2. Mục đích nghiên cứu 2 
I.3,4,5,6,7 Đối tượng, phạm vi, kế hoạch, thời gian nghiên cứu 2 
II. Phần nội dung 3 
II.1. Cơ sở thực tế và thực trạng của việc hướng dẫn học sinh 
làm bài tập Vật lí ở trường THCS Tôn Đức Thắng 
3 
II.2. Các biện pháp giải quyết 5 
II.3. Kết quả đạt được 12 
III. Kết luận 13 
IV. Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài 14 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_bai_tap_vat_li_8_dang.pdf
Sáng Kiến Liên Quan