Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập định lượng dạng đòn bẩy
- Vật lý là môn học thật lý thú, song để học tập môn Vật lý đạt kết quả cao và thực sự trở nên lý thú thì ngoài việc nắm vững lý thuyết cần phải biết ứng dụng lý thuyết vào giải bài tập một cách thành thạo. Thế nhưng, để giải bài tập thành thạo thì việc định hướng, phân loại bài tập là yếu tố vô cùng cần thiết. Vì thế, phương pháp được coi là linh hồn của một nội dung đang vận động và phương pháp tốt là phương pháp làm đơn giản những phức tạp.
- Môn Vật lý có vai trò to lớn trong nhà trường phổ thông cũng như trong đời sống, trong khoa học và thực tiễn. Vì đây là môn khoa học thực nghiệm rất gần gũi với đời sống con người; Vật lý là một đòn bẩy thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế quốc dân đồng thời góp phần quan trọng trong việc phát triển các ngành khoa học khác như trong các ngành khoa học kĩ thuật về điện khí hoá, tự động hoá.
- Trong môn Vật lý ở trung học cơ sở, bài tập Cơ học tương đối khó đối với học sinh. Trong phần Cơ học thì bài tập về đòn bẩy có nhiều dạng nhất trong các máy cơ đơn giản. Chính vì vậy, để giải bài tập định lượng dạng đòn bẩy cả giáo viên và học sinh thường sử dụng nhiều loại sách tham khảo trên thị thường và làm nhiều bài tập. Với cách này giáo viên thường cho học sinh từng bài tập cụ thể và giải đơn lẻ, còn học sinh thì tự tìm tòi cách để giải các bài tập đó.
ãy chế biến ra thêm một câu hỏi và nêu cách giải tương ứng. * Phương pháp: 1. Trong mỗi lần thực hiện các biện pháp cần xác định lực tác dụng và cánh tay đòn của lực. Ở biện pháp 1: Vì cắt một phần của bản thứ nhất và lại đặt lên chính giữa của phần còn lại nên lực tác dụng không thay đổi, cánh tay đòn của lực này thì thay đổi. Khi xác định được lực và cánh tay đòn của lực ta áp dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy vào giải bài toán. 2. Tùy từng học sinh phát triển thành các dạng bài toán khác nhau mà có phương pháp giải. * Bài giải: 1. Gọi x là chiều dài phần bị cắt. Do đó phần bị cắt được đặt lên chính giữa của phần còn lại nên trọng lượng của bản thứ nhất không thay đổi O l x Vì thanh nằm cân bằng nên ta có: Gọi S là tiết diện của mỗi bản, ta có: (Với V= s.l) => d1 (l-x) = d2l ó Với : d1 = 1,25 d2 ; l = 20 => (cm) Vậy chiều dài phần bị cắt là: 4cm 2. Sau đây là một cách phát triển bài toán theo yêu cầu của đề bài: Nếu cắt bỏ một phần của bản thứ nhất thì phần bị cắt đi là bao nhiêu phần so với chiều dài ban đầu ? * Cách giải : - Do cắt bỏ một phẩn của bản thứ nhất nên cả lực và cánh tay đòn của lực đều thay đổi. - Khi xác định được lực và cánh tay đòn của lực ta áp dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy vào giải. * Bài giải: Gọi y là phần bị cắt bỏ đi trọng lượng còn lại của bản là : Do thanh cân bằng nên ta có: => => ó => D’ = 400 – 80 = 320 => > 20 (cm) 20 – 17,89 = 2,11 (cm) Vậy chiều dài phần bị cắt bỏ là 2,11cm, từ đó so sánh với chiều dài ban đầu. Đáp số: 4cm; 2,11cm Dạng 3: Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật treo ở đòn bẩy: - Với dạng toán liên quan đến lực đẩy Acsimét cần nhớ một số công thức hay sử dụng: FA = d.V. - Cần nhớ các quy tắc hợp lực: + Hợp lực của hai lực F1, F2 cùng phương ngược chiều có độ lớn là: F = | F1- F2 | + Hợp lực của hai lực F1, F2 cùng phương cùng chiều có độ lớn là: F = F1 + F2 * Phương pháp giải của dạng toán liên quan đến lực đẩy Acsimét: - Khi chưa nhúng vật vào trong chất lỏng, đòn bẩy thăng bằng xác định lực, cánh tay đòn và viết được điều kiện cân bằng của đòn bẩy. - Khi nhúng vào trong một chất lỏng, đòn bẩy mất cân bằng. Cần xác định lại điểm tựa, các lực tác dụng và cánh tay đòn của các lực. Sau đó áp dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy để giải bài toán. Bài toán 1: (Áp dụng). Hai quả cầu A, B có trọng lượng bằng nhau nhưng làm bằng hai chất khác nhau, được treo vào đầu của một đòn cứng có trọng lượng không đáng kể là có độ dài l = 84 cm. Lúc đầu đòn cân bằng. Sau đó đem nhúng cả hai quả cầu ngập trong nước. Người ta thấy phải dịch chuyển điểm tựa đi 6 cm về phía B để đòn trở lại thăng bằng. 1. Tính trọng lượng riêng của quả cầu B nếu trọng lượng riêng của quả cầu A là dA = 3.104 N/m3, của nước là dn = 104 N/m3 FB FA P P O O’ B A 2. Từ một số dữ kiện đã cho và kết quả đã tính ở mục 1 của bài toán này, em hãy chế biến ra thêm một câu hỏi sao cho hợp lý. * Bài giải: 1. V× träng lîng hai qu¶ cÇu c©n b»ng nhau nªn lóc ®Çu ®iÓm tùa O ë chÝnh gi÷a ®ßn: OA = OB = 42 cm Khi nhóng A, B vµo níc O'A = 48 cm, O'B = 36 cm Lùc ®Èy Acsimet t¸c dông lªn A vµ B lµ: Hîp lùc t¸c dông lªn qu¶ cÇu A lµ: P – FA Hîp lùc t¸c dông lªn qu¶ cÇu B lµ: P – FB §Ó ®ßn bÈy c©n b»ng khi A, B ®îc nhóng trong níc ta cã: (P – FA).O’A = (P – FB).O’B Hay c¸c gi¸ trÞ vµo ta cã: ó ó (N/m3) VËy träng lîng riªng cña qu¶ cÇu B lµ: dB = 9.104 N/m3 2. Tùy từng khả năng học sinh mà các em phát triển bài toán. Đáp số: 9.104N/m3 Bài toán 2: (Áp dụng) Hai quả cầu cân bằng nhôm có cùng khối lượng được treo vào hai đầu A, B của một thanh kim loại mảnh nhẹ. Thanh được giữ thăng bằng nhờ dây mắc tại điểm giữa O của AB. Biết OA = OB = l = 25 cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào nước thanh AB mất thăng bằng. Để thanh thăng bằng trở lại ta phải dời điểm treo O về phía nào và phải dịch chuyển một đoạn bao nhiêu ? Cho khối lượng riêng của nhóm và nước lần lượt là: D1 = 2,7 g/cm3; D2 = 1 g/cm3 *Bài giải: Khi quả cầu treo ở B được nhúng vào nước, ngoài trọng lượng P nó còn chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet nên lực tổng hợp giảm xuống. Do đó cần phải dịch chuyển điểm treo về phía A một đoạn x để cho cánh tay đòn của quả cầu B tăng lên. Vì thanh cân bằng trở lại nên ta có: P.(l-x) = (P - F)(l+x) ó 10D1V(l-x) = (10D1V – 10D2V)(l+x) (với V là thể tích của quả cầu) ó D1(l-x) = (D1-D2)(l+x) ó (2D1-D)x =D2l ó (cm) Vậy cần phải dịch điểm treo O về phía A một đoạn x = 5,55cm Đáp số: 5,55cm Dạng 4: Khi đòn bẩy chịu tác dụng của nhiều lực: * Phương pháp: - Xác định tất cả các lực tác dụng lên đòn bẩy - Xác định các lực làm đòn bẩy quay theo cùng một chiều Áp dụng quy tắc sau: “Đòn bẩy sẽ nằm yên hoặc quay đều, nếu tổng tác dụng của các lực làm đòn bẩy quay trái bằng tổng tác dụng của các lực làm đòn bẩy quay phải” Bài toán 1: P1 P FB FA B A G O . . . . Một chiếc xà đồng chất tiết diện đều. Khối lượng 20 kg, chiều dài 3 m. Tì hai đầu lên hai bức tường. Một người có khối lượng 75 kg đứng cách đầu xà 2m. Xác định xem mỗi bức tường chịu tác dụng một lực bằng bao nhiêu? * Bài giải: Các lực tác dụng lên xà là: - Lực đỡ FA, FB - Trọng lượng của xà P = 10.20 = 200 (N) - Trọng lượng của người P1 = 10.75 = 750 (N) Vì xà đồng chất tiết diện đều nên trọng tâm của xà sẽ ở chính giữa xà => GA = GB = 1,5 (m) Giả sử người đứng ở O cách A là OA = 2m Để tính FB coi đầu A là điểm tựa, áp dụng quy tắc cân bằng của đòn bẩy khi có nhiều lực tác dụng ta có: FB.AB = P.AG + P1.AO => (N) FA.AB = P.GB + P1.OB => (N) Vậy mỗi tường chịu tác dụng một lực là 600N với tường A và 350N với tường B Đáp số: 600N, 350N. Bài toán 2: C P1 P2 I . . P Một người muốn cân một vật nhưng trong tay không có cân mà chỉ có một thanh cứng có trọng lượng P = 3N và một quả cân có khối lượng 0,3 kg. Người ấy đặt thanh lên một điểm tựa O trên vật vào đầu A. Khi treo quả cân vào đầu B thì thấy hệ thống cân bằng và thanh nằm ngang. Đo khoảng cách giữa vật và điểm tựa thấy và . Hãy xác định khối lượng của vật cần cân ? * Bài giải: Các lực tác dụng lên thanh AC: - Trọng lượng P1, P2 của các vật treo tại A và B - Trọng lượng P của thanh tại trung điểm của thanh thanh cân bằng P1 . OA = P.OI + P2.OB => P1 = Với P2 = 10 m, P2 = 10.0,3 = 3 (N), (N) Khối lượng của vật là: m = (kg) Đáp số: 0,9 kg Dạng 5: Khi điểm tựa dịch chuyển: Xác định giá trị cực đại, cực tiểu. Bài toán 1: Một thanh thẳng đồng chất tiết diện đều có trọng lượng P = 100 N, chiều dài AB = 100 cm, được đặt cân bằng trên hai giá đỡ ở A và C. Điểm C cách tâm O của thước một đoạn OC = x. 1. Tìm công thức tính áp lực của thước lên giá đỡ ở C theo x 2. Từ một số dữ kiện đã cho và kết quả đã tính ở mục 1của bài toán này, em hãy chế biến ra thêm một câu hỏi và nêu lời giải tương ứng. * Bài giải: 1. Trọng lượng P của thanh đặt tại trọng tâm O là trung điểm của thanh tác dụng lên hai giá đỡ A và B hai áp lực P1 và P2. Vì thanh đồng chất tiết diện đều nên ta có: do đó và (N) => 2. Sau đây là một cách phát triển bài toán theo yêu cầu của đề bài: Hãy tìm vị trí của C để áp lực ở đó có giá trị cực đại, cực tiểu ? Giải: P2 cực đại khi x = 0 do đó P2 = P = 100N Khi đó giá đỡ C trùng với tâm O, l2 cực tiểu khi x lớn nhất x = l Do đó N khi giá đỡ trùng với đầu B. Bài toán 2: l2 l1 O1 O2 E D C P3 P2 P1 B A . . Cho một thước thẳng AB đồng chất tiết diện đều, có độ dài l=24 cm trọng lượng 4N. Đầu A treo một vật có trọng lượng P1 = 2 N. Thước đặt lên một giá đỡ nằm ngang CD = 4 cm. Xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của khoảng cách BD để cho thước nằm cân bằng trên giá đỡ. * Bài giải: - Xét trạng thái cân bằng của thước quanh trục đi qua mép D của giá đỡ ứng với giá trị nhỏ nhất của AD. Lúc đó thước chia làm hai phần: + Phần BD có trọng lượng P3 đặt ở G1 là trung điểm của DB + Phần OA có trọng lượng P2 đặt ở G2 là trung điểm của AD (Coi mép D ở điểm E trên thước) - Điều kiện cân bằng của trục quay D là: P3.AD + P2.GE = P1.G1D ó (1) (với l2 = AD, l1 = ED) Về thước thẳng đồng chất tiết diện đều nên trọng lượng của một phần thước tỷ lệ với chiều dài của phần đó ta có: ; l2 = (l – l1) ; P1 = 2 (N) = Thay vào (1) ta được ó ó (cm) Giá trị lớn nhất của BD là l1 = 16cm. (Lúc đó điểm D trùng với điểm E trên thước BE = BD = 16 cm) Nếu ta di chuyển thước từ phải sang trái sao cho điểm E trên thước còn nămg trên giá CD thì thước vẫn cân bằng cho tới khi E trùng với C thì đến giới hạn cân bằng E lệch ra ngoài CD về phía trái thì thước sẽ quay quanh trục C sang trái. Vậy giá trị nhỏ nhất của BD khi C trùng đến E là BE = BC mà BC = BD + DC => BD = BC – DC = 16 – 4 = 12 (cm) Đáp số: 16cm, 12cm Dạng 6: Các dạng khác của đòn bẩy: Đòn bẩy có rất nhiều dạng khác nhau, thực chất của các loại này là dựa trên quy tắc cân bằng của đòn bẩy. Do vậy, phương pháp giải cơ bản của loại này là: - Xác định đúng đâu là điểm tựa của đòn bấy. Điểm tựa này phải đảm bảo để đòn bẩy có thể quay xung quanh nó. - Thứ hai cần xác định phương, chiều của các lực tác dụng và cánh tay đòn của các lực - Cuối cùng áp dụng quy tắc cân bằng của đòn bẩy để giải bài toán Bài tập áp dụng: Bài toán 1: Một thanh AB có trọng lượng P = 100 N ( Như hình vẽ) 1. Đầu tiên thanh được đặt thẳng đứng chịu tác dụng của một lực F = 200 N theo phương ngang. Tìm lực căng của sợi dây AC. Biết AB = BC 2. Từ một số dữ kiện đã cho và kết quả đã tính ở mục 1của bài toán này, em hãy chế biến ra thêm một câu hỏi và nêu lời giải tương ứng. . * Bài giải: 1. Do lực P (Trọng lượng của thanh AB) đi qua điểm quay B nên không ảnh hưởng đến sự quay (vì P chính là điểm tựa). Thanh AB chịu tác dụng của lực T và F Lực F có cánh tay đòn là AB; lực T có cánh tay đòn là BH Để thanh cân bằng ta có: F.AB = T.BH, Với BH = (với H là tâm hình vuông mà D ABC là nửa hình vuông đó) Từ đó: (N) 2. Sau đây là một cách phát triển bài toán theo yêu cầu của đề bài: P B A T H C . . Người ta đặt thanh nằm ngang gắn vào tường nhờ bản lề tại B. Tìm lực căng của dây AC lúc này? (AB = BC) * Bài giải: Khi AB ở vị trí nằm ngang, trọng lượng P có hướng thẳng đứng xuống dưới và đặt tại trung điểm O của AB (OA = OB). Theo quy tắc cân bằng ta có: P.OB = T.BH => T= (N) = (N) Đáp số: N, Bài toán 2: Một khối trụ lục giác đều đặt trên mặt sàn. Một lực tác dụng F theo phương ngang đặt vào đỉnh C như hình vẽ. Trụ có thể quay quanh A. a) Xác định độ lớn của lực F để khối trụ còn cân bằng trọng lượng của khối trụ là P = 30 N. C A B F F’ F D A B C F E I’ I O P . b) Lực F theo hướng nào thì độ lớn bé nhất. Tính Fmin (lực F vẫn đạt tại C). * Bài giải: a) Giả sử cạnh của khối trụ lục giác được bố trí như hình vẽ . Khối trụ chịu tác dụng của trọng lượng P và lực F Để khối trụ còn cân bằng ta có: F.AI = P.AH, Với , (do DOAD đều và AI là đường cao) Từ đó => (N) b) Khi F thay đổi hướng thì AI tăng dần (I đến vị trí I’ trên hình). Do đó lực F giảm dần và AI lớn nhất khi F theo hướng của cạnh CE. Lúc này (Hai lần của đường cao tam giác đều). Thật vậy gọi góc ta có AI’ = AF.cos và AI’ lớn nhất khi =0 (cos=1) lúc đó AI’ = AF Để khối trụ còn cân bằng ta có: FMin. AF = P.AH => (N) Đáp số: N, N * Một số bài tập tự giải: Bài toán 1: Vật A có khối lượng m =15kg buộc vào một sợi dây quán quanh trục nhỏ có bán kính r = 10cm (xem hình). Lực kéo F kéo dây cuốn vào trục quay lỡn có bán kính R = 40cm.Tính lực kéo F; công của lực kéo khi vật A được nâng cao 10m. R r m A . F Bài toán 2: Ácsimét đã nói: "Cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái Đất lên". Giả sử người ta có thể lấy Mặt Trăng làm điểm tựa và dùng một lực F = 600N để bẩy Trái Đất lên (con người có thể tác dụng được lực đó). Khối lượng của trái đất là 6.1024 kg, khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 4.105km. a. Muốn nâng Trái Đất lên 1cm, lực tác động F phải di chuyển trên quãng đường bằng bao nhiêu? b. Nếu người tác dụng lực F di chuyển liên tục không nghỉ với vận tốc 6km/h thì người đó phải đi bao nhiêu lâu để nâng Trái Đất lên 1cm? V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ Xà HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC: 1. Hiệu quả kinh tế: - Trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lý nói chung và các bài tập định tính dạng đòn bẩy nói riêng, nếu không có phương pháp giải cụ thể thì cả người dạy và người học đều phải thường xuyên mua bổ sung nhiều sách tham khảo mới nhưng nội dung các bài tập chỉ thay đổi ít lãng phí dẫn đến lãng phí về mặt kinh tế. - Nếu sử dụng phương pháp mới trong việc giải bài tập định tính dạng đòn bẩy thì vừa đỡ tốn công mang nhiều sách khi cần lại giảm được mỗi quyển sách tham khảo giá thành từ 25000đ đến 80000đ/năm. Nếu trong một năm thực hiện thì tùy mức độ chúng ta có thể tiết kiệm được khoảng từ 500000đ đến 2 triệu đồng mỗi người. 2. Hiệu quả xã hội: Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, các hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Bởi thế, nói đến môn Vật lí là thường nói đến các hiện tượng tự nhiên và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống; trong đó, đòn bẩy được gặp rất nhiều trong thực tế. Đòn bẩy là một trong những máy cơ đơn giản có nhiều bài tập và các bài tập lại đa dạng, mặc dù nó phong phú và đa dạng nhưng trong một điều kiện cho phép tôi chỉ đưa ra một số ví dụ mang tính điển hình cho phần đề tài. Với đề tài này, tôi hy vọng ít nhiều góp phần cho những ai quan tâm tới phần giải bài tập dạng đòn bẩy. Đặc biệt là các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Vật lí và toàn thể độc giả yêu thích môn Vật lí. Trong quá trình giảng dạy Vật lí, nếu sử dụng thành thạo loại bài tập này sẽ gây hứng thú rất nhiều cho học sinh trong quá trình giải bài tập, làm cho việc học của học sinh trở nên giải quyết vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng, phát huy được tính tích cực, vận dụng sáng tạo của học sinh. Sau khi đưa ra phương pháp giải với từng loại bài tập, tôi thấy có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng qua các lần theo dõi cũng như kiểm tra học sinh: Việc nhận dạng các bài toán của học sinh nhanh hơn; học sinh đưa ra hướng giải nhanh, chính xác hơn và kiến thức học sinh đã theo hệ thống chặt chẽ và logic hơn cũng như các em đã biết sáng tạo để phát triển bài toán. Kết quả cụ thể sau khi kiểm tra xác suất một nhóm HS gồm 10 em lớp 8A (Trường THCS Khánh Hồng) làm cùng một bài toán Vật lý đòn bẩy như sau: STT Họ và tên Điểm khi chưa đưa phương pháp Điểm sau khi có phương pháp Ghi chú 1 Đào Ngọc Anh 6 7 2 Nguyễn Lương Bằng 5 6 3 Hoàng Thị Thu Hiền 7 9 4 Trương Thị Hoài 5 6 5 Mai Đỗ Lâm 6 7 6 Chu Thị Khánh Ly 7 8 7 Ngô Thế Phương 6 7 8 Trương Thị Bích Phượng 8 9 9 Trương Thị Hồng Thúy 6 8 10 Mai Ngọc Tuyên 4,5 5,5 Thời gian Số HS đạt điểm 7 trở lên Tỷ lệ(%) Trước khi có phương pháp 3 30 Sau khi có phương pháp 7 70 Kết luận sau kiểm tra: - HS đạt điểm khá, giỏi tăng lên khi được học phương pháp giải. - HS có phần phát triển bài toán tốt gồm các em: Trương Thị Bích Phượng, Trương Thị Hồng Thúy, Hoàng Thị Thu Hiền, Đào Ngọc Anh. VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 1. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 1.1. Với đề tài sáng kiến này, tôi tiến hành dưới các dạng kiểm tra với mục đích nắm bắt sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng làm bài tập và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh: + Kiểm tra miệng. + Kiểm tra trong quá trình học khi HS phát hiện kiến thức mới, hay qua trao đổi thảo luận trong nhóm. + Kiểm tra thực tế trên lớp thông qua bài viết của HS: - Giáo viên kiểm tra bài viết của HS ở một lớp trước và sau khi có phương pháp giải. (Với số lượng HS là 10em). - So sánh kết quả nắm bài và kỹ năng làm bài tập, khả năng sáng tạo của học sinh sau khi kiểm tra. 1.2. Sử dụng đề tài theo hướng tích hợp, liên môn, cụ thể như: - Môn Toán: Áp dụng các phần tỷ lệ thức, tam giác đồng dạng, định lý Pi ta go, các dạng hình học - Môn Công nghệ: Các ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống - Môn Ngữ văn: Cách lập luận câu văn trong quá trình dẫn dắt bài toán, cách trình bày văn bản - Môn Mỹ thuật: Cách vẽ các khối hình, các vật đẹp và khoa học. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp đàm thoại. + Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.. + Kỹ thuật thảo luận nhóm 1.3. Đối tượng: - Học sinh khá, giỏi khối 6. - Học sinh đại trà khối 8, học sinh khá giỏi khối 8. - Đội tuyển dự thi học sinh giỏi các cấp. 2. Khả năng áp dụng: Lúc nào cũng vậy, giải toán Vật lí không là một nhiệm vụ học tập đơn thuần. Vì vậy để nó trở nên kích thích niềm hứng thú nhận thức, tạo ra nhu cầu hoạt động trí tuệ và đồng thời là phương tiện có hiệu quả thì chúng ta cần hình thành phong cách tư duy theo khoa học, đó là các phương pháp giải. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng cần học giải toán Vật lí cách máy móc mà phải tìm ra cho mình phương pháp riêng. Mặt khác, chúng ta đừng bao giờ chỉ hài lòng với việc giải những bài toán trong sách giáo khoa quen thuộc đến mức trở thành bối rối khi bất ngờ gặp một bài toán Vật lí về đòn bẩy không truyền thống. Ví dụ: Một bài toán thiếu dữ kiện hoặc cho nhầm giữ kiện, thậm trí bối rối cả khi gặp một bài toán Vật lí không giống như những bài toán mẫu mà các thầy cô giáo đã đề ra và dạy cho bạn cách giải. Trong suốt cuộc đời lao động dài của tất cả chúng ta, ai cũng phải đối mặt với những bài toán đa dạng và phức tạp hơn hẳn nhiều lần những bài toán giáo khoa. Chúng ta sẽ trở nên một người lao động thành đạt và biết đâu còn có thể trở thành một nhà khoa học hay một nhà kĩ thuật giàu tài sáng tạo, nếu chúng ta học được cách giải những bài toán vật lý nói chung và toán Vật lí dạng đòn bẩy nói riêng một cách thông minh, sáng tạo. Trên đây là những vấn đề mà bất kỳ học sinh hay giáo viên nào muốn nghiên cứu kiến thức môn Vật lý cũng quan tâm. Việc nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi hiểu sâu vấn đề, nâng cao kiến thức và tạo ra một định hướng khi tham khảo tài liệu. Từ đó, tôi cũng đã có phương pháp mới trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát huy tính sáng tạo co các em một cách tối đa và hiệu quả. Đề tài này sẽ là người bạn đắc lực giúp tôi trong quá trình công tác giảng dạy đặc biệt là bộ môn Vật lý. Trong quá trình làm đề tài tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu cũng như một số phương pháp giảng dạy của bạn bè, đồng nghiệp và tìm hiểu thực tế học sinh. Từ đó, tôi có ý tưởng và đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, kết quả tôi thấy có khả quan hơn rất nhiều, phần nào cũng đã kịp thời theo hướng đổi mới căn bản giáo dục hiện nay. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo và có thể áp dụng vào giảng dạy để giúp các em học sinh học phần này tốt hơn và phát huy năng lực tự học, sáng tạo cho các em . Thông qua đề tài này, tôi rất mong muốn các cấp lãnh đạo tổ chức nhiều chuyên đề về các phương pháp giải các dạng bài toán Vật lý khác nhau, giúp cho giáo viên dạy bộ môn Vật lý giảng dạy một cách hệ thống và hiệu quả hơn và kịp thời đổi mới phương pháp theo định hướng phát triển giáo dục hiện nay. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn và mong muốn nhận được sự góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để đề tài đạt kết quả cao hơn! Xác nhận của cơ quan, đơn vị: Khánh Hồng, ngày 08 tháng 05 năm 2015. Tác giả sáng kiến. Lê Thị Hằng MỘT SỐ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: STT Ký hiệu Giải thích ký hiệu Ghi chú 1 HS Học sinh 2 GV Giáo viên 3 Đ/S Đáp số 4 THCS Trung học cơ sở 5 Min Giá trị nhỏ nhất 6 Max Giá trị lớn nhất 7 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 8 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo Tài liệu tham khảo: Trong quá trình làm đề tài tôi có tham khảo các tài liệu sau: 1. Sách 500 bài tập vật lý THCS (Phan Hoàn Vân); 2. Sách Vật lý nâng cao 8 (TS - Lê Thanh Hoạch – Nguyễn Cảnh Hoè ); 3. Sách 200 bài tập Vật lý chọn lọc (PGS . PTS Vũ Thanh Khiết – PTS. Lê Thị Oanh); 4. Sách 121 bài tập vật lý nâng cao lớp 8 (PGS . TS Vũ Thanh Khiết – PGS Nguyễn Đức Thâm – PTS Lê Thị Oanh); 5. Sách Bài tập vật lý nâng cao 8 (NXB – Giáo dục); 6. Sách Lý thuyết và bài tập vật lý 6 nâng cao (Trần Thanh Hải -Trần Hoàng Hà)...
File đính kèm:
- SKKN-_hang nam 2015.doc