Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền – Chủ đề Đột biến Nhiễm sắc thể
Qua thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng đội tuyển Học sinh giỏi bộ môn
Sinh học ở trường Trung học cơ sở từ nhiều năm nay, tôi nhận thấy học sinh có
nhiều vướng mắc, lúng túng trong việc học tập bộ môn. Phần lớn các em coi
đây như một môn học phụ nên không dành nhiều công sức học tập một cách
nhiệt tình. Nhất là đối với lớp 9 là lớp cuối cấp Trung học cơ sở, các em phải
chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 Trung học phổ thông với hai môn công cụ từ
trước là Ngữ văn và Toán. Chính vì áp lực như vậy nên dường như cả phụ
huynh và học sinh đều không mấy chú ý đến bộ môn Sinh học nói chung và
việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9 nói riêng. Bên cạnh đó thì yêu cầu
giải bài tập trong đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 lại rất cao, trong đó có các bài
tập về Đột biến NST.
tinh trùng ab: 0,49a x 0,5b = 0,245 VD4: Quá trình phát sinh giao tử của một loài động vật lưỡng bội (2n): Ở giới cái, một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li trong giảm phân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loại giao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? Hướng dẫn giải. - Giới cái có thể tạo ra các loại giao tử (n, n+1, n - 1), giới đực cho giao tử (n) - Các loại hợp tử: 2n, 2n + 1, 2n – 1 a2. Nếu tất cả các cặp NST không phân li trong GP : - TH1 : + Nếu tất cả các cặp NST không phân li trong GPI, GP II bình thường thì: Tế bào 2n ----> 2 loại giao tử 2n và O + Nếu tất cả các cặp NST không phân li trong GPII, GP I bình thường thì: Tế bào 2n ----> 2 loại giao tử đều là n( kép ) - TH2: + Nếu tất cả các cặp NST không phân li trong cả GPI và GP II thì: Tế bào 2n ---> 2 loại giao tử 2n và O - TH3: + Nếu tất cả các cặp NST không phân li trong GPII xảy ra ở 1 tế bào con, tế bào còn lại bình thường, GP I bình thường thì: Tế bào 2n ----> 2 loại giao tử đột biến là: n( kép), O và 1 loại giao tử bt: n VD1: Ở 1 cơ thể lưỡng bội kí hiệu Aa trong quá trình giảm phân tạo giao tử thấy có 1 số tế bào không hình thành thoi phân bào ở lần phân bào I. Cơ thể này có thể cho những loại giao tử nào? Hướng dẫn giải. - Tế bào không hình thành thoi phân bào cho các loại giao tử 2n là Aa và O - Tế bào GP bình thường cho loại giao tử n là A và a Vậy cơ thể đó cho các loại giao tử là: 2n (Aa), O, n (A và a) VD2: Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sen – Trường THCS Thị Trấn Vũ Thư Một tế bào sinh dục đực chứa cặp NST tương đồng có thành phần gen trên một NST là ABD, trên NST còn lại của cặp tương đồng là abd. Quá trình giảm phân của cặp NST trên bị rối loạn ở lần phân bào II. Hãy tính số loại giao tử hình thành biết các cặp NST khác giảm phân bình thường. Hướng dẫn giải. - Ở kì trung gian của phân bào I, cặp NST nhân đôi thành cặp NST kép ABD.ABD abd.abd. - Cuối phân bào I hình thành 2 tế bào con, một tế bào con có chứa NST kép ABD.ABD và một tế bào con chứa NST kép abd.abd. Hai tế bào con này tiếp tục tham gia giảm phân II hình thành giao tử. Có 3 khả năng xảy ra: + TH1: tế bào chứa NST kép ABD.ABD bị rối loạn, tế bào kia giảm phân bình thường: Tế bào chứa ABD.ABD rối loạn cho 2 loại giao tử: một loại giao tử chứa cả 2 NST của cặp, một loại giao tử không chứa NST nào của cặp này. Tế bào còn lại (abd.abd) chỉ tạo 1 loại giao tử duy nhất (abd). Như vậy trường hợp này có 3 loại giao tử được hình thành: giao tử n + 1 (ABD.ABD), giao tử n (abd) và giao tử n – 1 (0). + TH2: tế bào chứa NST kép abd.abd bị rối loạn, tế bào kia giảm phân bình thường (tương tự trường hợp trên) + TH3: Cả 2 tế bào khi vào giảm phân 2 đều bị rối loạn: hình thành 3 loại giao tử: gồm 2 loại n + 1 ((ABD.ABD, abd.abd) và 1 loại n – 1 (0). b. Bài toán nghịch: Xác định cơ chế rối loạn giảm phân khi biết các loại giao tử đột biến Nguyên tắc: Dựa vào số loại giao tử đột biến số lượng * Nếu đề bài cho đầy đủ số loại giao tử. - Nếu có 2 dạng giao tử (n + 1) và (n – 1), trong đó dạng (n + 1 ) chỉ có 1 loại giao tử thì rối loạn giảm phân ở phân bào I. - Nếu có 2 dạng giao tử (n + 1) và (n – 1), trong đó dạng (n + 1 ) có 2 loại giao tử thì rối loạn giảm phân ở phân bào II và xảy ra ở cả 2 tế bào tham gia giảm phân II. - Nếu có 3 dạng giao tử (n + 1), (n – 1) và n thì rối loạn giảm phân xảy ra ở một trong 2 tế bào tham gia giảm phân II. - Nếu xuất hiện giao tử n + 2 thì rối loạn giảm phân xảy ra ở cả 2 lần phân bào. * Nếu đề bài không cho đầy đủ số loại giao tử: - Nếu xuất hiện giao tử (n + 1), trong đó 2 NST của cặp bị đột biến có cấu trúc khác nhau (ví dụ Bb) là do rối loạn giảm phân I. - Nếu xuất hiện giao tử (n + 1), trong đó 2 NST của cặp bị đột biến có cấu trúc giống nhau (ví dụ AA, aa) là do rối loạn giảm phân II. VD1: Chỉ xét một cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dục của một loài: một NST có nguồn gốc từ bố kí hiệu A, NST còn lại a. Người ta thấy xuất hiện giao tử Aa, xác định cơ chế hình thành loại giao tử đó. Hướng dẫn giải. Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sen – Trường THCS Thị Trấn Vũ Thư - Giao tử Aa là giao tử (n + 1) chứa 2 NST cùng cặp có cấu trúc khác nhau, như vậy tế bào sinh giao tử bị rối loạn ở giảm phân I tạo ra 2 loại giao tử: một loại (n + 1)(gt Aa) và một loại không mang NST nào của cặp gen trên (n – 1)(gt 0). VD2: Nghiên cứu tế bào ở người thấy xuất hiện các tế bào OX và XXY. - Hãy cho biết đây là dạng đột biến thể dị bội nào? - Cơ chế hình thành các dạng đột biến trên? Hướng dẫn giải. - Xác định dạng đột biến: OX: thể một nhiễm(2n - 1). XXY: thể ba nhiễm(2n + 1). - Cơ chế: + Trường hợp 1: Bố giảm phân bình thường, mẹ giảm phân bất thường: P: Bố XY x Mẹ XX G: X : Y XX : O F: OX : XXY + Trường hợp 2: Bố giảm phân bất thường, mẹ giảm phân bình thường: P: Bố XY x Mẹ XX G: XY : O X F1: XXY : OX VD3: Một loài động vật đơn tính có cặp NST giới tính ở giới cái là XX, ở giới đực là XY.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể (A) thuộc loài này đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp NST giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về NST giới tính của cá thể (A) đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra: 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử XO; 25% số giao tử bình thường của cá thể (A) thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 23 hợp tử XX và 23 hợp tử XY. a. Quá trình rối loạn phân li cặp NST giới tính của cá thể (A) xảy ra ở giảm phân I hay giảm phân II? b. Tính tỉ lệ % giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể (A). Hướng dẫn giải. a.- Từ hợp tử XYYđã có giao tử đột biến YY thụ tinh với giao tử bình thường Xcá thể sinh ra các giao tử đột biến có cặp NST XY. - Hợp tử XXX do thụ tinh của giao tử đột biến XX với giao tử bình thường X. Hợp tử XO do thụ tinh của giao tử đột biến O với giao tử bình thường Xcá thể này đã sinh ra các loại giao tử đột biến là XX, YY, và O là do cặp NST XY không phân li ở lần phân bào II của giảm phân. b. - Số giao tử đột biến sinh ra: 4 + 4 + 8 = 16. - Số giao tử bình thường sinh ra: 4 .(23 + 23) = 184. - Tỉ lệ % giao tử đột biến là: (16/200).100% = 8%. II.2.2.2. Bài tập về sự hình thành giao tử của các thể đột biến số lượng NST Nguyên tắc: - Thể đột biến dị bội tạo giao tử dị bội và giao tử đơn bội - Cơ thể tam bội tạo giao tử lưỡng bội và đơn bội - Cơ thể tứ bội tạo giao tử lưỡng bội Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sen – Trường THCS Thị Trấn Vũ Thư TỈ LỆ CÁC LOẠI GIAO TỬ Ở CÁC KIỂU GEN DỊ HỢP HOẶC ĐA BỘI THỂ THƯỜNG GẶP Kiểu gen Loại giao tử Tỉ lệ các loại giao tử 4n Hoặc 2n + 2 AAAA aaaa AAAa AAaa Aaaa Tứ bội cho 1 loại : 2n Dị bội cho 1 loại: n+1 6/6 AA 6/6 aa 3/6AA : 3/6 Aa 1/6AA : 4/6 Aa : 1/6 aa 3/6 Aa : 3/6 aa 3n Hoặc 2n + 1 AAA AAa Aaa aaa Tam bội cho 2 loại 2n và n Dị bội cho 2 loại n + 1 và n - 1 3/6 AA : 3/6 A 1/6 AA : 2/6 A : 2/6 Aa : 1/6 a 1/6 A : 2/6 Aa : 2/6 a :1/6 aa 3/6aa : 3/6 a VD1: Biết ở nhiều loài thực vật, khi những cây tứ bội 4n sinh ra các giao tử 2n thì chúng vẫn sinh sản hữu tính được. a) Xác định tỉ lệ giữa các loại giao tử 2n của cây tứ bội (4n) mang kiểu gen AAaa và Aaaa? b) Hãy xác định: - Tỉ lệ số cây mang toàn gen trội ở thế hệ sau khi cho cây 4n có kiểu gen AAaa tự thụ phấn? - Tỉ lệ giữa số cây có một gen trội so với số cây không có gen trội nào ở thế hệ sau khi cho cây 4n có kiểu gen AAaa lai với cây 2n dị hợp Aa? Hướng dẫn giải. a) Tỉ lệ giữa các loại giao tử 2n của các cây mang KG AAaa và Aaaa: Cây AAaa cho 1/6 AA: 4/6 Aa: 1/6 aa ; Cây Aaaa cho 1/2Aa: 1/2 aa b) Xác định: – Tỉ lệ cây mang toàn gen trội ở thế hệ sau khi cây AAaa tự thụ phấn: 1/6 AA 1/6 AA = 1/36 AAAA. – Tỉ lệ số cây có 1 gen trội/số cây không có gen trội khi lai AAaa Aa: + Cây có một gen trội: (1/6 aa 1/2 A ) + ( 4/6 Aa 1/2 a) = 5/12 Aaa. + Cây không có gen trội nào: 1/6 aa 1/2 a = 1/12 aaa. + Tỉ lệ số cây có 1 gen trội/số cây không có gen trội: 5/12Aaa : 1/12 aaa = 5:1. II.3. Bài tập tổng hợp đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST VD1: Cơ thể bình thường có KG Aa trong quá trình sinh sản ở đời con xuất hiện thể đột biến chỉ có 1 gen A kí hiệu OA, trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến này. Hướng dẫn giải. - Đã có thể xảy ra loại đột biến: + Mất đoạn NST hoặc Dị bội thể. - Cơ chế: + Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen a. Giao tử chứa NST mất Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sen – Trường THCS Thị Trấn Vũ Thư đoạn (không mang gen a) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen OA. + Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Aa) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen A tạo nên thể dị bội OA. VD 2: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20, cặp NST số 6 mang cặp gen AA. Giả sử trong loài xuất hiện thể đột biến AAA. Cho biết thể đột biến sinh ra do loại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó? Hướng dẫn giải. Thể ĐB có thể được hình thành từ ĐB đa bội hoặc dị bội hoặc đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn. - Do ĐB dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA. - Do ĐB đa bội : do rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST trong đó có cặp số 6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA. - Do ĐB lặp đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn mang gen A. Giao tử chứa NST lặp đoạn( mang 2 gen A) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen AAA VD3: Ở một loài thực vật giao phấn, tính trạng màu sắc hạt do một gen nằm trên NST thường quy định. Gen A qui định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng. Tiến hành lai 4 cây hạt vàng có kiểu gen giống nhau với 4 cây hạt trắng thu được kết quả như sau: + 3 cặp lai đầu đều cho 100% hạt vàng. + Cặp lai thứ tư thu được 320 hạt trong đó có 319 hạt vàng và 1 hạt trắng. Giải thích cơ chế xuất hiện hạt trắng ở cặp lai thứ tư. Biết các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau, các hợp tử có sức sống như nhau. Hướng dẫn giải. * Ở 3 phép lai đầu: P: Cây hạt vàng x cây hạt trắng => F1 đều cho 100% hạt vàng => kiểu gen của các cây hạt vàng đều là AA, kiểu gen của các cây hạt trắng là aa. * Sự xuất hiện đột ngột một hạt trắng ở phép lai thứ tư => có hiện tượng đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của cây hạt vàng. Có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau: - Trường hợp 1: Xảy ra đột biến gen: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng xảy ra đột biến gen A thành gen a, sự kết hợp giao tử đột biến a và giao tử mang gen a ở cây hạt trắng hình thành cơ thể aa (hạt trắng) - Trường hợp 2: Xảy ra đột biến mất đoạn NST: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng xảy ra đột biến mất đoạn NST, đoạn bị mất mang gen A => hình thành giao tử mang NST không chứa gen A (-), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử (-a) (hạt trắng). - Trường hợp 3: Xảy ra đột biến dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng rối loạn sự phân li ở cặp NST chứa gen quy định màu sắc hạt Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sen – Trường THCS Thị Trấn Vũ Thư (AA) => hình thành giao tử không có NST mang gen A (O), sự kết hợp giao tử này (O) với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử Oa (hạt trắng) II.4. Bài tập tự giải: Bài tập 1: Một tế bào có hai cặp NST thể kí hiệu là AaBb giảm phân phát sinh giao tử. a. Nếu ở kì sau I, cặp NST Bb không phân li sẽ tạo ra những giao tử nào? Các giao tử này tham gia thụ tinh với giao tử bình thường cho ra những dạng thể dị bội nào? b. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con NST không phân li thì kết thúc giảm phân sẽ cho ra những giao tử nào? Bài tập 2: Quá trình phát sinh giao tử của một loài động vật lưỡng bội (2n): Ở giới cái, một số tế bào sinh trứng có cặp NST số 2 không phân li trong giảm phân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loại giao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ NST như thế nào? Bài tập 3: Một loài có bộ NST 2n = 24. Xét 10 tế bào bình thường tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo các tế bào con. Quá trình nguyên phân diễn ra bình thường. Nếu tất cả các tế bào con sau 5 lần nguyên phân trên đều bước vào giảm phân, có 10 tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp NST số 9 (rối loạn phân bào II ở 1 trong 2 tế bào con), các tế bào khác giảm phân bình thường. Xác định tỉ lệ giao tử bình thường tạo ra. Biết mỗi tế bào giảm phân cho 4 giao tử. Bài tập 4: Trong giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xôma của một con châu chấu là 23. - Con châu chấu này có bị đột biến không? Nếu có thì là dạng đột biến nào? - Xác định các loại giao tử được tạo ra từ châu chấu đó? (Cho biết châu chấu 2n = 24; cặp NST giới tính của châu chấu đực là X0, của châu chấu cái là XX) Phần III. NHỮNG LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN. Trên đây là phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập về Đột biến Nhiễm sắc thể trong chương trình Sinh học 9. Bản thân tôi nhận thấy rằng muốn làm thành thạo bài tập thì học sinh phải nắm thật chắc các khái niệm, các cơ chế di truyền và đặc biệt nẵm vững các kiến thức lí thuyết có liên quan. Sau khi giới thiệu từng dạng bài tập và hướng dẫn học sinh giải qua các ví dụ, tôi yêu cầu học sinh tự hệ thống lại các dạng bài và nêu lại các bước giải ở mỗi dạng bài tập cụ thể. Sau đó giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh và bổ sung cho hoàn chỉnh. - Đọc và phân tích để bài (chủ yếu là điều kiện bài cho). - Nhớ lại kiến thức lí thuyết liên quan. - Nhận dạng bài tập. - Nhớ lại các bước giải cho mỗi dạng và tiến hành giải. 3.3. Khả năng áp dụng của biện pháp: Qua thực tế 6 năm học nghiên cứu và thử nghiệm đề tài, tôi nhận thấy đề tài có tính khả thi cao. Tuy nhiên trước khi giao bài tập cho học sinh, giáo viên nên cho học sinh cách tự tư duy tìm tòi để từ đó xây dựng nên phương pháp giải cho mỗi dạng, khi đã nắm vững được phương pháp qua bài tập cụ thể thì học Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sen – Trường THCS Thị Trấn Vũ Thư sinh có thể kết hợp sử dụng được nhiều phương pháp trong một bài tập tích hợp. Từ đó tạo cho học sinh niềm tin, hứng thú và sự say mê khi học bộ môn Sinh học. Cách làm trên đã được tôi vận dụng vào giảng dạy học sinh lớp 9 ở tr- ường THCS Thị Trấn cho các đối tượng giỏi, khá, trung bình và bồi dưỡng HSG khối 9 của huyện Vũ Thư. Nhờ có áp dụng phương pháp này cùng với sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các bạn đồng nghiệp tôi thấy kết quả bộ môn Sinh học ở lớp tôi đã dạy được nâng lên, tạo cho các em học sinh sự say mê, yêu thích bộ môn, đặc biệt các em trong đội tuyển HSG rất hứng thú và đã có được kĩ năng giải bài tập di truyền phần kiến thức này nhanh chóng và hiệu quả. Chỉ với 2 tiết học cơ bản và 5 tiết học nâng cao, học sinh ở mức độ khá, giỏi đã được trang bị phương pháp giải các bài tập Đột biến NST nhất là dạng bài trắc nghiệm phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Với cách hướng dẫn của thầy cô và khả năng tự học tập của học sinh, học sinh có khả năng giải được các bài tập nâng cao theo yêu cầu của chương trình. Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà trường THCS với học sinh lớp 9 và nhóm học sinh tham gia chương trình bồi dưỡng Học sinh giỏi Sinh học 9. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Tình hình thực tiễn trước khi áp dụng đề tài a. Khảo sát trước khi áp dụng đề tài: Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài : Qua kết quả khảo sát, kiểm tra sau khi học về Đột biến Nhiễm sắc thể năm học 2009 – 2010, trước khi áp dụng đề tài với 80 học sinh về giải một số bài tập trắc nghiệm và một số bài tập vận dụng tôi thấy kết quả thu được như sau: Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 SL % SL % SL % SL % 30 37,5% 40 50% 10 12,5% 0 0% b. Nguyên nhân của thực tế trên: Học sinh chưa có kĩ năng giải các bài tập về Đột biến NST đặc biệt là chưa hiểu rõ về cấu trúc và các cơ chế di truyền cấp tế bào nên kết quả các bài kiểm tra còn thấp và việc tiếp thu kiến thức chưa sâu sắc còn nặng về lí thuyết mà chưa được vận dụng vào thực tế cuộc sống. Học sinh chưa được trang bị các phương pháp giải nên việc suy luận còn hạn chế và nhiều khi không có lối thoát dẫn đến kết quả rất thấp và đặc biệt đối với học sinh trung bình của lớp các em càng khó giải quyết. c. Kết quả sau khi áp dụng đề tài Năm học 2015 – 2016, 2016 - 2017 sau khi áp dụng đề tài với 80 học sinh môn Sinh học 9 học chủ đề nâng cao phần giải bài tập di truyền về Đột biến NST đã thu được kết quả như sau: Mức điểm Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sen – Trường THCS Thị Trấn Vũ Thư Năm học SL % SL % SL % SL % 15 - 16 8 10% 25 31,25% 39 48,75% 8 10% 16 - 17 5 6,25% 23 28,75% 42 52,5% 10 12,5% Kết luận: - Việc triển khai sáng kiến “Phương pháp giải bài tập di truyền – Chủ đề Đột biến Nhiễm sắc thể” môn Sinh học 9 đã thực sự có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao trong dạy và học nhất là trong dạy các chủ đề nâng cao, bồi dưỡng HSG và việc chuẩn bị kiến thức cho học sinh làm các bài tập trong các đề thi Học sinh giỏi môn Sinh học 9. - Để có thể áp dụng được đề tài cần có khoảng thời gian ít nhất là 5 tiết dạy với chủ đề nâng cao, giáo viên phải tổ chức, giúp đỡ học sinh tự học và tìm tòi các bài tập áp dụng, vận dụng được lý thuyết vào giải các bài tập có dạng đã nêu và biết nhận dạng các bài tập khác về đúng dạng bài đã học để có thể làm bài một cách sáng tạo. - Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi người giáo viên cần hệ thống, phân loại bài tập thành từng dạng, giáo viên xây dựng từ kiến thức cũ đến kiến thức mới từ cụ thể đến tổng quát, từ dễ đến khó và phức tạp, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Người giáo viên cần phát huy chú trọng tính chủ động tích cực và sáng tạo của học sinh từ đó các em có nhìn nhận bao quát, toàn diện và định hướng giải toán đúng đắn. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 3.5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Stt Họ và tên Năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc 1 Phạm Thị Thanh 1974 THCS Thị Trấn Vũ Thư Giáo viên Đại học Sinh Tham gia dạy 1 nhóm 40 HS và tiến hành khảo sát chung chất lượng của 80 HS 3.6 Các thông tin cần được bảo mật: Không 3.7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên phải có tâm huyết, có phương pháp nghiên cứu, có nghiệp vụ sư phạm tốt để tổ chức được các hoạt động tìm tòi kiến thức cho học sinh, hướng học sinh tới việc tự học tập và nghiên cứu. Nhà trường bố trí đủ thời lượng cho chủ đề nâng cao của chương trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Thư viện nhà trường có đủ sách, tài liệu tham khảo cho học sinh nghiên cứu mở rộng các dạng bài tập để áp dụng khi cần thiết. 3.8 Tài liệu kèm: Không 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi cam đoan đề tài này do bản thân tôi nghiên cứu từ thực tiễn dạy và học của mình; không sao chép của ai hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sen – Trường THCS Thị Trấn Vũ Thư Thái Bình, ngày 20 tháng 2 năm 2017 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) (Ký tên, đóng dấu) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Mai Sen
File đính kèm:
- Bao_cao_Sang_kien_2017_Sinh_hoc_9.pdf