Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy Bài 8: Nhật Bản - Lịch sử 12

Điều kiện để dạy học tích hợp liên môn :

2.1.1. Về phía học sinh :

Học sinh học trong trường THPT nói chung thường có độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, các em đang trong giai đoạn từ thiếu niên sang tuổi trưởng thành, đặc điểm tâm sinh lí có nhiều biến đổi, trí nhớ không bền, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Hơn thế nữa học sinh cũng đã tự ý thức gắn với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lí - đạo đức trong nhân cách của mình cả trên bình diện các mục đích và nguyện vọng cụ thể của cuộc sống, họ đánh giá mình không phải theo cái hiện tại mà theo tương lai. Học sinh cũng tự xây dựng cho mình những kế hoạch tương lai cho cuộc sống, xác định nghề nghiệp và dần dần đã có quan điểm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân.; các em có nhu cầu được khẳng định mình mong muốn được giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn gắn với nội dung các bài học

Bên cạnh những yếu tố tích cực trên, qua quan sát tôi nhận thấy trong quá trình học tập học sinh còn có những biểu hiện như:

- Không hề chú ý vào bài học hay tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp cũng như khi về nhà.

- Có những học sinh có vẻ rất chú ý theo dõi bài học, chú ý vào các hoạt động học tập nhưng khi được hỏi thì lại không trả lời được câu hỏi nêu ra.

- Có những học sinh nói hết phần của các học sinh khác mà không nói đúng chủ đề .

Với những biểu hiện trên đòi hỏi phải có những hoạt động học tập lôi cuốn, hấp dẫn các em tham gia nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng của các em.

2.1.2. Về phía giáo viên :

Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án .

 Môi trường "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.

 Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

 Nhiều thầy cô đã chủ động nghiên cứu bài học, tài liệu để xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, tăng tính sáng tạo, phát triển năng lực học sinh.

 

docx45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy Bài 8: Nhật Bản - Lịch sử 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
2. Một số hình ảnh về hoạt động của học sinh trên lớp
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA LÃNH THỔ NHẬT BẢN
HOẠT ĐỘNG NHÓM
SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG NHÓM
3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM :
1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm :
Bảng 1.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Đối tượng
12A3
12D
Sĩ số
32
35
Thời gian
12/ 10 /2018
17/10 /2018
- Tại lớp thực nghiệm, giáo viên tiến hành dạy học tích hợp liên môn kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
- Lớp đối chứng giáo viên tiến hành dạy bằng phương pháp truyền thồng, ít tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy.
2. Nội dung và kết quả kiểm tra đánh giá :
* Nội dung : 
- Sau khi kết thúc bài học, tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra 10 phút nhằm đánh giá kết quả học tập của các em về mặt định lượng 
- Sau khi vận dụng dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy bài 8 – Nhật Bản. Lịch sử 12 – ban cơ bản ở lớp 12A3 (lớp thực nghiệm, với 32 HS), tôi đã tiến hành khảo sát hứng thú và đánh giá kết quả học tập (bằng điểm số) của HS rồi so sánh với lớp 12D (lớp đối chứng - áp dụng phương pháp cũ, 35 HS). Hai lớp có lực học tương đương, kết quả thu được như sau (PHỤ LỤC 1) :
* Về kết quả học tập:
Xếp loại điểm
Lớp thực nghiệm (12A3)
Lớp đối chứng (12D)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
Giỏi (8 - 10 điểm)
18
56,2
11
31,4
Khá (6,5 - 7,9 điểm)
10
31,2
9
25,7
Trung bình (5,0 - 6,4 điểm)
4
12,5
11
31,4
Yếu (3,5 - 4,9 điểm)
0
0
4
11,4
Kết quả kiểm tra cho thấy:
+ Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi ở lớp 12A3 là 56,2% cao hơn 24,8% so với lớp 12D.
+ Tỉ lệ HS đạt điểm khá ở lớp 12A3 là 31,2% cao hơn 5,5 % so với lớp 12A3. 
+ Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ở lớp 12A3 là 12,5% thấp hơn 18,9% so với lớp 12D. 
+ Ở lớp 12D có 4 HS đạt điểm yếu (chiếm 11,4%).
Như vậy, ở lớp thực nghiệm (12A3) có 87,4% HS đạt điểm khá - giỏi cao hơn hẳn so với tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi của lớp 12D (57,1%). Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng. 
Qua thực tế quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, trao đổi với học sinh về vấn đề dạy học tích hợp liên môn tôi nhận thấy:
- Về kiến thức: dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất, hiểu và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Không chỉ có vậy dạy học tích hợp liên môn giúp các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học của các môn khoa học khác nhau vào giải quyết tình huống thực tế, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Bằng chứng kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng.
	- Về kĩ năng: Trong giờ học, HS tích cực tìm tòi, suy nghĩ, tự tin khi phát biểu, trình bày ý kiến của mình và sôi nổi trong phần thảo luận. Học sinh có kĩ năng để giải quyết các tình huống thực tiễn. Có kĩ năng tổng hợp trong khai thác tri thức và đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, năng lực vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn...
PHẦN KẾT LUẬN
1. Những kết luận chủ yếu : 
Dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực cho HS thông qua bài 8 – Nhật Bản. Lịch sử 12 không chỉ cung cấp cho HS lượng tri thức cần tiếp cận cần thiết mà còn tạo hứng thú trong học tập và hình thành nhiều kĩ năng sống (KNS) cơ bản, góp phần nâng cao việc học tập, vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế trong đời sống.
Thông qua chủ đề, từng bước khắc phục những bất cập, sai lầm của học sinh khi học môn Lịch sử là học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, không biết liên hệ, xâu chuỗi sự kiện, 
Việc dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của HS giúp cho HS rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng...; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sống tích cực, hài hòa và lành mạnh.
- Đề tài có tính liên hệ thực tiễn, phù hợp với đặc trưng bộ môn, học sinh học tập tích cực chủ động,
Hạn chế và hướng khắc phục của đề tài :
	Trong quá trình thực hiện đề tài dù đã hết sức cố gắng nhưng do các yếu tố khách quan, chủ quan nên đề tài vẫn mắc phải một số hạn chế sau:
- Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng trong một bài của chương trình. Trong thực tế, dạy học tích hợp liên môn còn có thể vận dụng ở nhiều bài khác nhau của chương trình lớp 12. Vì vậy, khi có thời gian, tác giả sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu để hoàn thiện và mở rộng đề tài áp dụng ở những bài tiếp theo của thực tế giảng dạy.
- Địa bàn thực nghiệm mới chỉ dừng lại ở 02 lớp (01 đối chứng, 01 thực nghiệm) là hai lớp khối 12 tác giả được phân công giảng dạy nên kết quả chưa thực sự khách quan và mang tính thuyết phục cao. Những năm sau, tác giả sẽ thực nghiệm rộng hơn cho các lớp khác và giáo viên trong cùng bộ môn trong trường thực hiện giáo án tích hợp của mình để tiếp tục kiểm chứng.
2. Một số kiến nghị :
* Đối với nhà trường: 
- Trong các hoạt động ngoại khoá đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần nên xây dựng các chủ đề tìm hiểu về Lịch sử nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn như : 22/12, 3/2, 30/4, 19/5... nên tổ chức, lồng ghép một số trò chơi tìm hiểu lịch sử, em yêu lịch sử, nhằm kiểm tra kiến thức học sinh, kích thích sự tìm tòi học hỏi, tạo ra sân chơi bổ ích đối với mọi lứa tổi học sinh.
- Khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch, đề xuất điều chỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn.
	- Phối hợp với các phòng, ban, hội cha mẹ HS tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan thực tế các di tích lịch sử, bảo tàng,... để tạo hứng thú hơn cho các em.
* Đối với tổ chuyên môn : 
- Khi soạn, giảng, biên soạn các đề kiểm tra có thể vận dụng kiến thức tích hợp liên môn để học sinh có thể vận dụng kiến thức chủ động hơn, khắc sâu hơn.
- Tập trung đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để điều chỉnh và góp ý điều chỉnh nội dung dạy học các chủ đề tích hợp liên môn; hoàn thiện từng bước nội dung các chủ đề và kế hoạch môn học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
- Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục triển khai mô hình trường học mới và các cơ sở giáo dục khác.
5.2. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN:
	- Đề tài có tính khả thi, có thể áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng HS.
- Đề tài có thể được áp dụng vào việc dạy và học theo chủ đề, đặc biệt trong dạy học tích hợp liên môn.
- Đề tài có thể áp dụng đối với các bài học trong môn Lịch sử và các môn học khác trong chương trình THPT.
	- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên.
6. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không
7. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Để dạy học theo phương pháp này thì cần có các điều kiện sau:
-   Nội dung – chương trình: được xây dựng theo hướng mới phù hợp với dạy học tích hợp liên môn.
-   Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học tích cực, được áp dụng theo định hướng hành động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho người học năng lực thực hành nghề.
-   Phương tiện dạy học: trong quá trình áp dụng sáng kiến cần: máy tính có nối mạng Internet, máy chiếu, các phần mền hỗ trợ dạy học như Word, PowerPoint, tải video,....: hệ thống sách giáo khoa các môn khoa học ở các cấp lớp, tài liệu tham khảo phong phú, ....
- Giáo viên: không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà giữ vai trò điều hành các hoạt động của các lớp học, tức là có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, giúp các em tự tìm kiếm thông tin theo chủ đề có tính chất khái quát và chuyên sâu; tích cực, chủ động thu nhận kiến thức để có thể vận dụng vào thực tiễn
-   Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác.
-   Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thông qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Thời gian đầu tư nghiên cứu cho một bài tích hợp liên môn đối với cả thầy và trò đều lớn với khối lượng công việc phải làm lớn. Do đó, cần phải có sự phân phối thời gian hợp lí cho giáo viên và học sinh.
8. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LẦN ĐẦU, KỂ CẢ ÁP DỤNG THỬ (NẾU CÓ) THEO CÁC NỘI DUNG SAU:
* Đối với giáo viên:
- Bồi dưỡng chuyên môn
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm 
- Phát triển năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy.
- Trang bị kiến thức về KNS, các kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể.
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy
* Đối với học sinh:
- Tích cực, chủ động trong học tập.
- Tự tin khi thuyết trình trước đám đông.
- Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. 
- Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thự tiễn cuộc sống.
9. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ :
 - Dạy học tích hợp - liên môn ở một mục đích khác còn giúp giáo viên và học sinh khắc phục được các bất cập trong nội dung chương trình và phương pháp dạy học thời gian qua.
- Kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có kiến thức sâu rộng.
- Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học .
- Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu.
- Dạy học tích hợp sẽ định hướng cho học sinh thích nghi tốt trong đời sống và sản xuất hiện đại.
- Vận dụng dạy học tích hợp liên môn là một trong những cách thức để đổi mới cả quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông.
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN :
Sau khi quan sát quá trình học tập, trao đổi trực tiếp với học sinh lớp thực nghiệm 12A3, ý kiến của các em đều cho rằng:
- Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
- Tăng cường năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp,...
- Rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh như: thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin....
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU 
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Tập thể lớp 12A3
Năm học 2018 – 2019. Trường THPT Phạm Công Bình
 Lịch sử 12
2
Tập thể 12A4
Năm học 2019 – 2020. Trường THPT Phạm Công Bình
Lịch sử 12
Yên Lạc, ngày 5 tháng 3 năm 2020
KT HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 (Ký tên, đóng dấu)
 Nguyễn Hồng Chi
Yên Lạc, ngày 5 tháng 3 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thu Hương
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Sử dụng để đánh giá kết quả sau thực nghiệm)
Chủ đề/Nội dung
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các nước Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản
4 câu
4 câu
2 câu 
1/2 câu
2 câu
1/2
13 câu
Tổng điểm
2 điểm
2 điểm
1 điểm 
3 điểm
1 điểm
1 điểm
10 điểm
Phụ lục 2
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
I. Phần trắc nghiệm : Hãy khoanh vào đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1 : Đặc điểm nổi bật về těnh hěnh Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Kinh tế bị tŕn phá nặng nề, nghčo tŕi nguyęn thięn nhięn.
B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
C. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.
D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
Câu 2: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật những năm từ 1960 – 1969 là ?
A. 7,8 % 	B. 10,8%	C. 14,5%	D. 15,5%
Câu 3 : Năm 1968, nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trong thế giới các nước tư bản ?
A. Nhất	B. Hai 	C. Ba	D. Bốn
Câu 4 : Từ năm 1945 – 1952, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi :
	A. quân đội Mĩ, dưới danh nghĩa lực lượng quân Đồng minh.
B. quân đội Mĩ và Liên Xô, dưới danh nghĩa lực lượng quân Đồng minh.
	C. quân đội Anh, dưới danh nghĩa lực lượng quân Đồng minh.
	D. quân đội Mĩ – Anh - Pháp, dưới danh nghĩa lực lượng quân Đồng minh.
Câu 5 : Đâu là tên viết tắt của Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh ?
A. SACP	B. PACS	C. SCAP	D. CASP
Câu 6 : Đặc điểm cơ bản nhất trong đời sống văn hóa của Nhật Bản là gì ?
A. Sự pha trộn của các dòng văn hóa ở khắp các châu lục.
B. Sự biến đổi chóng mặt của các yếu tố văn hóa truyền thống theo thời gian.
C. Sự lan tràn và tri phối của các yếu tố văn hóa phương Tây.
D. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.
Câu 7 : Đặc điểm cơ bản của sự phát triển giáo dục, khoa học - kĩ thuật Nhật Bản là gì?
A. Chi phí nhiều cho nghiên cứu.	B. Mua phát minh, sáng chế từ bên ngoài.
C. Chú trọng giáo dục.	D. Trả lương cao cho các nhà khoa học
Câu 8 : Ý nào dưới đây phản ánh không đúng khi nói về biểu hiện sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản trong giai đoạn 1960 – 1973?
A. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm luôn đạt mức hai con số, 10,8%.
B. Năm 1968, kinh tế Nhật vươn lên đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ).
C. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vượt qua Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Canađa.
D. Từ một nước bại trận, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
Câu 9 : Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?
A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần
B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ
C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài do bồi thường chi phí chiến tranh.
D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng.
Câu 10 : Từ những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ ngoại giao với Mĩ?
A. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, các nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
B. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên mi chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ.
C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
D. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ. 
Câu 11 : Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
Câu 12 : Yếu tố bên ngoài tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh trong những năm 1952 – 1973?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Áp dụng thành công khoa học kĩ thuật trong sản xuất.
C. Được Mĩ bảo vệ dưới cái ô hạt nhân nên chi phí cho quốc phòng – an ninh ít.
D. Viện trợ của Mĩ, chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam.
II. Phần tự luận : Hoàn thành bảng so sánh sau : 
Nội dung
Nước Mĩ
Nước Nhật
Tình hình sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Những năm 70 của thế kỷ XX
Đường lối đối ngoại
Phụ lục 3 :
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm (6 điểm): Mỗi câu 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
A
B
B
B
C
D
C
D
B
C
A
D
II. Tự luận (4 điểm) :
Nội dung
Nước Mĩ
Nước Nhật
Tình hình sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Có nhiều thuận lợi tạo điều kiện cho kinh tế phát triển vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. (0,5 điểm)
Bị kiệt quệ và tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. 
(0,5 điểm)
Nguyên nhân quyết định của sự phát triển kinh tế
Khoa học kĩ thuật (0,5 điểm)
Con người. (0,5 điểm)
Những năm 70 của thế kỷ XX
Kinh tế suy thoái tương đối.
(0,5 điểm)
Kinh tế phát triển “thần kỳ”. (0,5 điểm)
Đường lối đối ngoại
Đề ra chiến lược toàn cầu, khởi xướng chiến tranh lạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới.
(0,5 điểm)
Đối ngoại mềm mỏng (vừa liên minh với Mĩ, vừa mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác thông qua các học thuyết Kaiphu, Phưcưđa , trở về Châu Á). Tập trung phát triển kinh tế. (0,5 điểm)
Phụ lục 4
 Bảng điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm (12A3)
STT
Họ và tên HS
Điểm
 1
 Ngô Bùi Phương Anh
10
 2
 Ngô Đức Anh
9
 3
 Nguyễn Thế Anh
8
 4
 Nguyễn Tuấn Anh
7
 5
 Đỗ Mạnh Cường
7
 6
 Lương Khương Duy
9
 7
 Nguyễn Thùy Dương
8
 8
 Nguyễn Trọng Đạt
7
 9
 Nguyễn Mai Thanh Huyền
8
 10
 Nguyễn Quỳnh Hương
8
 11
 Trịnh Quốc Kỳ
6
 12
 Đỗ Thị Linh
9
 13
 Nguyễn Xuân Lộc
7
 14
 Trần Cẩm Ly
7
 15
 Đỗ Ngọc Mai
8
 16
 Lê Quốc Mạnh
9
 17
 Nguyễn Khắc Bảo Minh
7
 18
Lê Trà My
7
 19
 Nguyễn Huỳnh Trà My
8
 20
 Nguyễn Phùng Thảo My
7
 21
 Nguyễn Thị Khánh My
10
 22
Nguyễn Hải Nam
7
 23
Khổng Ngọc Anh Thơ
8
 24
 Ngô Phan Song Thủy
7
 25
 Trần Đức Toàn
9
 26
 Trương Thùy Trang
6
 27
 Lưu Bảo Trâm
9
 28
 Nguyễn Thanh Trúc
8
 29
 Đào Duy Tùng
8
 30
 Ngô Mạnh Tùng
8
31
Nguyễn Thị Tuyết 
6
32
Trần Thị Vân
6
Lớp đối chứng (12D)
STT
Họ và tên HS
Điểm
 1
 Nguyễn Minh Anh
5
 2
 Nguyễn Quỳnh Anh
6
 3
 Nguyễn Thị Thu Anh
6
 4
 Phạm Lan Anh
5
 5
 Phạm Quốc Anh
6
 6
 Phan Quốc Anh
8
 7
 Nguyễn Ngọc Ánh
7
 8
 Phan Kế Bằng
5
 9
 Phùng Thị Thanh Bình
8
 10
 Lê Minh Chiến
9
 11
 Nguyễn Tiến Dũng
7
 12
 Nguyễn Văn Đức
4
 13
 Nguyễn Nam Hải
7
 14
 Đàm Mỹ Hạnh
9
 15
 Nguyễn Thị Hằng
7
 16
 Đỗ Thị Hậu
6
 17
 Nguyễn Ngọc Hiếu
7
 18
 Nguyễn Trung Hiếu
8
 19
 Nguyễn Võ Hoàng
8
 20
 Vũ Huy Hoàng
6
 21
 Nguyễn Phương Huyền
7
 22
 Nguyễn Thị Hương Lan
4
 23
 Đường Khánh Linh
8
 24
 Nguyễn Thị Mai Linh
7
 25
 Nguyễn Hoàng Minh
5
 26
 Đào Thị Hương Mơ
9
 27
 Nguyễn Thảo My
4
 28
 Vũ Hà Ngọc Nga
8
 29
 Nguyễn Thị Hồng Nhung
7
 30
 Ngô Phương Thúy
8
31
Nguyễn Thanh Tùng
6
32
Dương Tiến Tùng
5
33
Trịnh Thị Vân
7
34
Nguyễn Thị Ái Vân
4
35
Phạm Thị Yến
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Phan Ngoc Liên (Tổng chủ biên), Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013 .
2
Phan Ngoc Liên (Tổng chủ biên), Lịch sử 12 nâng cao, NXB Giáo dục, 2015.
3
Phan Ngoc Liên (Tổng chủ biên), sách giáo viên Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013 .
4
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử 12 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2011
5
Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2014.
6
Lê Văn Hồng (chủ biên), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc Gia, năm 2001.
7
Sách giáo khoa môn Địa lí, Hóa học, Vật lí, Giáo dục công dân, cấp THCS, cấp THPT
8
Các trang Web:
- 
- 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_lien_mon.docx
Sáng Kiến Liên Quan