Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 5

THỰC TRẠNG:

Qua thực tế giảng dạy lớp 5, Tôi nhận thấy rằng: Nhìn chung các em học còn yếu phân môn này, thậm chí vẫn còn một số em chưa biết chấm câu, đặt câu không đúng, có một vài em đặt chưa thành câu diễn đạt ý còn lộn xộn và rời rạc. Có nhiều em khi đã nghĩ ra ý nhưng lại không biết diễn đạt như thế nào để thực hiện được ý nghĩ, tình cảm đó trong bài làm.

 Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp rập khuôn, chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ học. Giáo viên hầu hết chưa kiểm soát hết việc dùng từ, đặt câu của học sinh nên không kịp thời sửa sai. Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực nhàm chán khi học Luyện từ và câu.

 *Về sách giáo khoa:

 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (gồm 2 tập) có 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm học trong 3 tuần, riêng chủ điểm: Vì hạnh phúc con người, học 4 tuần.

 *Về giáo viên và học sinh:

 Hiện nay vẫn còn tồn tại một số giáo viên kĩ năng dùng từ, đặt câu chưa tốt, chưa chú ý sửa sai cho học sinh. Các kĩ năng giao tiếp được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động

*Kết quả điều tra thực trạng:

 Qua khảo sát thực trạng dạy và học Luyện từ và câu ở lớp 5 cho thấy kĩ năng dùng từ, đặt câu của học sinh chưa tốt. Giáo viên chưa chú ý sửa sai, khả năng kiểm soát việc làm bài của các em còn hạn chế.

Vấn đề cần đặt ra ở đây là cần điều chỉnh phương pháp dạy và học trong phân môn Luyện từ và câu. Đặc biệt trong dạy học giáo viên phải chú ý uốn nắn các em thực hiện hành động một cách chính xác. Vì vậy, trong các giờ học Luyện từ và câu tôi nhận thấy việc nghiên cứu các lỗi dùng từ, lỗi câu của học sinh, xác định được các khó khăn mà học sinh gặp phải khi dùng từ, đặt câu là việc cần phải làm để nâng cao chất lượng trong các giờ học Tiếng Việt.

 Trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học được xây dựng theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học thì trong các giờ học Luyện từ và câu học sinh đều trực tiếp phân tích ngữ liệu, rút ra bài học. Tuy nhiên để rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh thì phải chú trọng trong các giờ thực hành luyện tập.

 Học sinh khi dùng từ đặt câu còn lúng túng do ảnh hưởng của của chương trình ngữ pháp năng về ngữ pháp cấu trúc hình thức, ít chú ý đến nội dung thông báo. Vì vậy các em thương xét câu một cách cô lập, tách rời mà không đặt nó vào hoàn cảnh giao tiếp. Dễ mắc lỗi về nghĩa và các lỗi ngoài câu.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tượng của học sinh, tránh tình trạng học sinh lợi dụng thời gian tổ chức hoạt động luyện tập làm việc riêng, nói chuyện riêng.
III. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1.Thuyết minh tính mới:
Đối với việc dạy phân môn Luyện từ và câu có có 2 loại bài: Hình thành kiến thức lý thuyết và loại bài luyện tập.
a) Loại bài hình thành lý thuyết: Giáo viên cần khai thác và vận dụng hiệu quả phương pháp phân tích ngôn ngữ. Phối hợp sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp thảo luận nhóm
b) Loại bài luyện tập: Giáo viên có thể sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi học tập,
 	Để giờ học được nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực (nhất là đối với học sinh còn yếu về phân môn này) khi dạy giáo viên cần tập trung vào những kiến thức cơ bản, cần linh hoạt hơn trong phương pháp nhằm đạt đến hiệu quả thiết thực. Đối với học sinh lớp 5, các em cần được trang bị những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu. Để đạt yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức cho học sinh thực hành.
Hướng dẫn học sinh thực hành dùng từ, đặt câu, dựng đoạn hoặc chữa lỗi câu, đoạn. Giáo viên nên chia từ thành từng nhóm với các nghĩa riêng sau đó yêu cầu học sinh tích cực tham gia đặt câu, qua đó bộc lộ năng lực của từng cá nhân. Lắng nghe học sinh đặt câu để cảm nhận ưu điểm hay hạn chế kỹ năng dùng từ, đặt câu của các em để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời. Giáo viên cần khuyến khích cho học sinh thảo luận, tranh luận và thực hiện hoạt động học tập theo tất cả các chiều quan hệ: Thầy - trò, trò - thầy; trò - trò khắc phục tình trạng suốt giờ học chỉ có thầy hỏi trò trả lời.
	Được đặt câu và nghe bạn đặt câu bằng trực giác học sinh nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu được diễn đạt trọn ý. Từ đó giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn và các môn học khác.
 	Ở lớp 5, các bài Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt để các em có thể chủ động, tự tin lựa chọn từ ngữ, kiểu câu, cách liên kết câu trong nói và viết đạt được hiệu quả.
	Đối với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 học sinh cần đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng đã đề ra như về: ngữ âm và chữ viết, về từ vựng, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ.
	Để tăng vốn từ cho học sinh Tiểu học phải cung cấp những từ mới do công việc đầu tiên là làm cho học sinh hiểu nghĩa và giải nghĩa phù hợp với đối tượng. 
	Ví dụ 1: Khi yêu cầu học sinh đặt câu với các từ: chết, hi sinh, qua đời.
	Tôi nhận thấy rằng, ở bài tập này học sinh thường sai ở chỗ dùng từ ngữ không đúng với ngữ cảnh, sắc thái, ý nghĩa biểu cảm. 
Để khắc phục lỗi bài tập này, giáo viên cần đưa ra cho học sinh những câu mà học sinh viết sai, yêu cầu học sinh nhận ra và sửa chữa. Những lỗi dùng từ cần lấy trong chính thực tế nói và viết của học sinh. Giáo viên đưa ra những lỗi dự tính học sinh dễ mắc phải. Nhiệm vụ học sinh là phát hiện và chữa lỗi này.
Khi dạy đặt câu, việc trước tiên giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định nội dung câu sẽ đặt, xác định cấu trúc ngữ pháp của câu, tìm từ để diễn đạt nội dung của câu và tuân theo cấu trúc ngữ pháp nhất định.
Việc sửa lỗi câu cần tổ chức một cách tỉ mỉ cẩn thận. Khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi câu cần: Đưa ra các lỗi câu sai điển hình, chỉ lỗi sai, xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi sai, đối chiếu câu đã sửa với câu sai, rút ra các lưu ý khi viết câu.
	Thường xuyên đánh giá chất lượng viết câu của học sinh và khảo sát định kì. Từ đó xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời.
	Ví dụ 2: Khi dùng từ đặt câu mang sắc thái biểu cảm:
	Tên giặc Mĩ đã hi sinh trên chiến trường.
	Ở ví dụ trên, do sử dụng từ hi sinh không đúng với hình thức biểu đạt vốn có của nó câu văn không rõ ràng, thiếu trong sáng.
	Ta phải sửa lại câu ở ví dụ trên bằng cách thay từ hi sinh bằng từ bỏ mạng hoặc từ toi mạng cho phù hợp với mức độ biểu đạt.
	Tên giặc Mĩ đã bỏ mạng trên chiến trường.
	Tên giặc Mĩ đã toi mạng trên chiến trường.
	Ví dụ 3: Dùng từ phải đúng nghĩa:
 Là con gái, con nên ăn nói nhỏ mọn.
	Ở câu trên, người mẹ định dặn con ăn nói nhỏ nhẹ nhưng vì dùng từ không đúng với ý nghĩa cần biểu đạt nên nội dung thông báo trong câu của người mẹ đã làm cho ý nghĩa biểu cảm của câu bị lệch lạc.
 Mỗi một từ mang một ý nghĩa ngữ pháp nhất định. Nhờ đó từ có khả năng kết hợp với các từ khác theo nghĩa mối quan hệ ngữ pháp để tạo ra cụm từ đẳng lập, cụm từ chính - phụ, cụm chủ - vị, vì thế khi dùng từ chúng ta cần phải chú ý dùng đúng ý nghĩa ngữ pháp của nó để thiết lập chính xác các quan hệ ngữ pháp, đảm bảo cho việc diễn đạt trong sáng mạch lạc nội dung ngữ nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp.
	Khi dạy bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tiết 2 – Tuần 21) với bài tập cụ thể là bài tập 4 SGK Tr 34 TV tập 2, cụ thể như sau:
 	Bài tập: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả:
	a)Vì bạn Dũng không thuộc bài 
	b) Do nó chủ quan 
	c)  nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
 Tôi nhận thấy việc tìm các vế câu để hoàn thành câu ghép các em còn lúng túng, rời rạc. Các em hầu hết làm được 2/3 bài tập, riêng ở câu c các em đặt câu như sau:
Nhờ chăm chỉ học tập nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
	Đọc câu văn trên, hiển nhiên ta nhận thấy về cấu trúc ngữ pháp của câu hoàn toàn là sai. Vì ở mức độ học sinh Tiểu học các em phải nắm được vế câu là phải đủ hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ mà vế câu điền ở câu trên thiếu đi một bộ phận chủ ngữ.
 	Để làm được bài tập này tốt hơn, tôi đã hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu và sau đó phân tích yêu cầu đề bài.
	Hướng dẫn học sinh xác định vế câu cần tìm là vế câu nêu mối quan hệ gì? Vế câu cần tìm phải có những bộ nào? Và lưu ý cho học sinh: khi vế câu sau nêu chủ ngữ là một đối tượng cụ thể thì vế câu trước ta nên tìm chủ ngữ là một đối tượng khác mà đối tượng đó phải có mối quan hệ mật thiết với đối tượng đã cho. Mục đích là để tránh lặp từ.
	Ở bài tập trên ở câu a và câu b học sinh làm tốt; ở câu c các em còn lúng túng, đặt câu chưa phù hợp với yêu đề bài. Tôi hướng dẫn học sinh sữa bài:
 	Nhờ bạn bè giúp đỡ nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
	Với cách làm này, tôi thường chia nhóm theo năng lực sở trường của học sinh rồi giao việc. Sau đó, các em đổi vở đọc bài, phát hiện lỗi, nêu lỗi và hướng sửa lỗi; trao đổi xem bạn có đồng ý với cách sửa như vậy không, sau đó cùng trao đổi kiểm tra chia sẻ kinh nghiệm làm bài và chữa lỗi với bạn.
Khi sử dụng từ để đặt câu giáo viên cần phải nhắc lại: Trong Tiếng Việt có rất nhiều loại câu khác nhau (phân chia mục đích nói). Do đó, tùy theo từng kiểu câu mà ta sử dụng dấu câu cho phù hợp. Với câu kể ta dùng dấu chấm (.) ở cuối câu, câu hỏi dùng dấu chấm hỏi (?), câu cảm, câu cầu khiến thì dùng dấu chấm than (!)  Khi đặt câu phải chú ý đầu câu ta viết hoa chữ cái đầu câu và cuối câu phải dùng dấu câu.
Việc rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu chấm câu đúng cú pháp. Điều nầy sẽ giúp cho học sinh không còn viết những câu cộc lốc, khó hiểu, không còn khô khan và cứng nhắc.
2. Khả năng áp dụng: 
*Trong khi giảng dạy phân môn Luyện từ và câu đối với học sinh lớp 5:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu: giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập. Yêu cầu học sinh đọc thành tiếng yêu cầu bài tập, học sinh trình bày lại yêu cầu của bài tập. Giáo viên hướng dẫn giải thích cho rõ yêu cầu của bài tập, tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó.
 	 - Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập. Sau đó báo cáo kết quả nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, sửa lỗi hoặc góp ý cho nhau, đánh giá trong quá trình làm bài. Giáo viên sơ kết, tổng kết lại ý kiến của học sinh. 
Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp thu hút toàn bộ học sinh tích cực tham gia vào việc luyện tập thực hành, có hiệu quả với các đối tượng của học sinh, tránh tình trạng học sinh lợi dụng thời gian tổ chức hoạt động luyện tập làm việc riêng, nói chuyện riêng.
*Ví dụ: Khi dạy bài: Nghĩa của Từ: Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ, được ngôn ngữ hoá. Nói cách khác “Nghĩa của từ là các sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng mà từ biểu thị”.
Giáo viên cần giải thích nghĩa của từ thông qua việc cho học sinh tiếp xúc với sự vật, hoạt động, tính chất mà nó biểu thị.
Nghĩa của từ được miêu tả, giải thích rất rõ ràng trong các sách từ điển.
Chẳng hạn, khi dạy nghĩa các từ sau:
+ Đất: Chất rắn, ở trên đó người và các loại động vật đi lại , sinh sống, cây cỏ mọc.
	+ Công nhân: Người lao động chân tay, làm việc ăn lương.
	Giải thích từ “Chôm chôm”, tôi cho học sinh nhìn thấy quả chôm chôm (quả có gai mềm ở vỏ, khi chín vỏ có màu đỏ, cùi trắng, ngọt như quả vải).
	Giải nghĩa từ “bế, ôm” chúng tôi cho các em làm động tác để quan sát.
	Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh, mô hình...cho quan sát, từ đó nêu nghĩa của từ (bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật, hiện tượng không trực tiếp nhìn thấy hoặc diễn ra ở xung quanh).
	Mặt khác, tôi còn tìm cách giải thích nghĩa của từ sát hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Cụ thể lối miêu tả, trực quan khi giải nghĩa từ. Bên cạnh đó, tôi còn chấp nhận và khuyến khích cách giải nghĩa từ theo lối “khôi phục các biểu tượng”, hoặc giải nghĩa từ một cách “mộc mạc, gần gũi”...của học sinh.
	* Ví dụ: 
	+ Tổ quốc: Đất nước mình.
	+ Bảo biển: Bão ở vùng biển.
	+ Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.
*Ví dụ 2: Khi dạy bài: Từ trái nghĩa (tiết 1- tuần 4).
	Khi dạy loại bài này, tôi dùng bài thơ sau để giúp học sinh nhận biết từ trái nghĩa.
Muốn tìm được cặp từ trái nghĩa, trước các cặp từ còn đang “Nghi vấn”, học sinh cần trả lời 2 câu hỏi nhỏ sau: thứ nhất “nghĩa của 2 từ trong mỗi câu thơ có đối lập nhau không, trái ngược nhau không?”, thứ hai : “cơ sở chung của sự đối lập về nghĩa của 2 từ là gì ?”. Trả lời được 2 câu hỏi trên, học sinh đã xác định có cơ sở chắc chắn về từ trái nghĩa.
Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Khôn nhà dại chợ long đong
Việc này hẳn có tay trong tay ngoài
Lươn ngắn lại chê trạch dài
Vụng chèo khéo chống khen ai vững vàng
Vào sinh ra tử gian nan
Ăn không nói có làm càn chớ nên
Xấu người đẹp nết là hơn
Đầu đuôi kể rõ dưới trên ngọn ngành
Trống xuôi kèn ngược sao đành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
(TNTP số 19 tháng 3/2007)
	Đối dạng bài học này có 2 tiết. Cuối tiết 2, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức học sinh thi sử dụng từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau:
	Ø Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau
 *Ví dụ: 
 Yếu trâu còn hơn  bò .( khoẻ)
 Bé lại xé ra ............đáng buồn .(to)
 Lành làm gáo, . làm muôi . (vỡ)
 Ở . người cười, ở hẹp người chê. ( rộng)
 (TNTP số 39A + 39B tháng 3/2002).
	Ø Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
	*Ví dụ: Đặt câu với cặp từ béo - gầy.
	Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm trong câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên một cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp.
	Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và niềm tin trong học tập. Cứ mỗi khi tôi cho các em tiếp xúc với đoạn thơ, câu đố, các em chăm chú theo dõi. Những đôi mắt ánh lên niềm vui thích rồi ào ạt xung phong. Em được chỉ định thì phấn khởi, hồ hởi, em không được gọi thì xuýt xoa rồi những tràng vỗ tay cổ vũ...
*Ví dụ: Dạy bài: Nghĩa của từ:
	Để chuyển tải được khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ khi dạy bài: Nghĩa của từ, tôi đã tìm cách đặt từ vào trong câu, nói rộng hơn là đặt từ trong ngữ cảnh. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá, cụ thể hoá nghĩa của từ và để học sinh hiểu vấn đề, chúng tôi cung cấp: trong các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa, nghĩa nào là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc “dễ hiểu” thì đó là nghĩa gốc; còn nghĩa nào là nghĩa gián tiếp, phải suy ra, hiểu rộng ra từ nghĩa gốc, không thật gần gũi quen thuộc lắm, có phần “khó hiểu” thì đó là nghĩa chuyển.
	Với cách dẫn dắt cụ thể như vậy, học sinh đã nhận biết được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ rất nhạy bén.
	Đây là loại bài dễ sa vào lối giảng giải lý thuyết khô khan, nặng nề, máy móc, đơn điệu mà tôi cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tự tìm ra tri thức bằng cách gợi dẫn thích hợp bằng những ví dụ hết sức cụ thể, rõ ràng.
	Hay là khi dạy bài Từ đồng nghĩa (tiết 1, tuần 1) chẳng hạn. Mặc dù sách giáo viên có hướng dẫn nhưng để học sinh dễ nắm bắt kiến thức về từ đồng nghĩa, hiểu dễ dàng thế nào là từ đồng nghĩa, tôi đã tiến hành như sau:
	 Đầu tiên tôi cho học sinh quan sát tranh một chiếc máy bay bay trên bầu trời. Để tìm từ thay thế cho từ máy bay, bất ngờ chúng tôi lại đưa ra một chiếc tàu bay gấp bằng giấy rồi mô hình một chiếc phi cơ...để các em nhận biết và so sánh nghĩa của từ máy bay, tàu bay, phi cơ, các em dễ dàng hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
	Ở bài tập 1 của tiết 2, tôi cho học sinh tìm từ đồng nghĩa chỉ màu sắc qua hình thức tổ chức tìm từ trong đoạn thơ sau:
	* Ví dụ: Tìm các từ chỉ màu trắng: 
Đàn cò đậu trắng phau phau
Đôi mắt trắng dã nhìn nhau hận thù
Mưa rào trắng xoá đất trời
Cổ tay em trắng nõn nà xinh xinh.
Mẹ may cho áo trắng tinh
Nhìn da trắng bệch bệnh tình bên trong .
Tấm lòng nhân hậu trắng trong
Hặt gạo trắng bóng bao công chuyên cần
Nước da bạn gái trắng ngần
Bãi cát trắng mịn dưới chân sóng trào
Đầu trọc trắng hếu người chê
Tường vôi trắng toát thôn quê đẹp giàu .
(TNTP số 119 tháng 10/2001)
	3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
	Thông qua các biện pháp thực hiện nêu trên học sinh trở nên ham thích và ham thích và học tốt phân môn Luyện từ và câu và tôi tin tưởng rằng chất lượng Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng sẽ đạt kết quả như mong muốn.
	Với những biện pháp trên, gần 1 năm thực hiện trên lớp 5B, tôi nhận thấy :
	- Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
	- Chất lượng giờ học được nâng lên: Tỉ lệ học sinh hiểu bài và phát biểu bài nhiều hơn, chính xác hơn.
	- Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học và ham thích khi được học Luyện từ và câu.
	- Vốn từ ngữ của học sinh phong phú hơn; trong giao học sinh nhạy bén, tự tin, nói năng dùng từ chuẩn hơn.
 	Kết quả khảo sát bộ môn Tiếng Việt trước sau khi thực hiện đề tài:
	Sau khi áp dụng đề tài: Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5” vào thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy học sinh trường Tiểu học số 2 Hoài Tân có những tiến bộ rõ rệt khi viết văn. Bảng tổng hợp sau đây cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về những kết quả thu nhận sau khi thực hiện đề tài tại lớp 5B:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
31
0
10
17
4
Cuối kì 1
31
4
15
11
1
C. KẾT LUẬN:
 Luyện từ và câu ở Tiểu học có nhiệm vụ làm phong phú vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho học sinh. Nắm vững được cách dùng từ, đặt câu sẽ giúp cho các em có khả năng diễn đạt được các vấn đề trong đời sống hàng ngày, tăng hiệu quả giao tiếp, giúp các em vững vàng tự tin hơn trong cuộc sống.
 	Bởi lẽ đó, việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học có tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành cho các em năng lực sử dụng từ và sử dụng câu là hết sức cần thiết.
 	Muốn rèn cho học sinh học tốt phân môn này thì trước hết mỗi giáo viên phải có nghiệp vụ sư phạm tốt. Đặc biệt phải thực hiện đúng yêu cầu đề ra đối với phân môn Luyện từ và câu; phải có vốn từ nhất định, sử dụng từ và câu phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh. Khi giáo viên làm mẫu, các em sẽ lắng nghe và coi đó là chuẩn mực để bắt chước, để so sánh đánh giá với bài làm của mình. Chính vì vậy, giáo viên cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo. Mỗi từ ngữ, mỗi câu nói của giáo viên đều phải chuẩn mực.
 	Giáo viên cần phải nắm chắc đối tượng của học sinh để có biện pháp dạy học đạt kết quả cao. Nhất là tính phát huy tích cực trong học tập, tổ chức nhiều hình thức, phương pháp dạy học tích cực sẽ thu hút lôi cuốn được tất cả các đối tượng học sinh trong lớp tham gia học tập, tăng khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt đến kết quả cao nhất.
 	Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài. Giáo viên phải nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn.
 	Giáo viên phải giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong công tác giảng dạy, kiên trì, uốn nắn sửa chữa cách dùng từ, đặt câu và việc sử dụng dấu câu của học sinh thật tận tình chu đáo.
 	Giáo viên cần giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng triền miên không đúng trọng tâm.
 	Giáo viên phải luôn luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em tiến bộ. Rèn cho các em mạnh dạn nói trước đám đông.
 	Phối hợp nhịp nhàng về chương trình phân môn Luyện từ và câu với các phân môn khác trong bộ môn Tiếng Việt, đặc biệt như: Tập làm văn, kể chuyện
 	Với phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn này sẽ là tiền đề, tạo điều kiện cho các em học tốt hơn các bộ môn khác ở Tiểu học.
 	Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày, tôi đi đến kết luận rằng: Giáo viên cần coi trọng việc rèng luyện cho học sinh 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đây là điều cơ bản nhất trong Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng, đó là kỹ năng lao động, kỹ năng sống của mỗi thành viên trong xã hội.
 	Trong dạy học, mục đích cuối cùng của người giáo viên là làm sao cho học sinh học tốt, học giỏi. Đối với tôi chất lượng luôn đặt lên hàng đầu trong công tác giảng dạy. Muốn trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng về tiếng mẹ đẻ, giúp các em nắm được công cụ giao tiếp và tư duy thì bản thân mỗi giáo viên phải chú ý thực hiện những yêu cầu đề ra của phân môn Luyện từ và câu.
 	Mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong công tác soạn giảng, luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học các môn khác.
* Đề xuất, kiến nghị:
 	- Cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành và các cấp quản lý giáo dục sâu sát và kịp thời hơn.
	- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với giáo viên Tiểu học, thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là phân môn Luyện từ và câu.
 	- Nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng, tập huấn chuyên đề về phân môn Luyện từ và câu lớp 5; cần cung cấp đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo,Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia học tập, trau dồi kiến thức.
 	- Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
 	**Những vấn đề còn bỏ ngỏ: Mặc dù thời gian công tác chưa nhiều, nhưng qua quá trình giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5, đặc biệt là phần sử dụng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu của học sinh lớp 5 còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong khi dạy phân môn này như sau:
 	 Về học sinh: Một số em dùng từ mà chưa hiểu nghĩa của từ, không xác định được từ loại, chưa nắm kĩ về cấu trúc ngữ pháp nên khi đặt câu còn lủng củng và lúng túng dẫn tới việc diễn đạt bị rời rạc, bản thân các em cần phải tự học và rèn luyện nhiều hơn.
	Về giáo viên: Trong quá trình dạy học, đặt biệt là trong dạy học phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên cần căn cứ vào một số đặc điểm tâm lí của các em để có phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp học sinh không mắc lỗi và học tốt phân môn Tập làm văn và các bộ môn khác.
 Hoài Tân, ngày 1 tháng 3 năm 2013
 Người viết
 LÊ THỊ LANG
**Ý KIẾN NHẬN XÉT BAN KHOA HỌC HỘI ĐÔNG NHÀ TRƯỜNG:
**Ý KIẾN NHẬN XÉT BAN LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC:
.
.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_doi_voi_p.doc
Sáng Kiến Liên Quan