Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Mục đích của dạy học không chỉ trang bị cho học sinh vốn kiến thức về thế giới khách quan, mà còn rèn luyện cho các em năng lực nhận thức. Để đạt được mục đích đó cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, để học sinh đóng vai trò là người khám phá ra tri thức. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh ở khu vực sâu vùng xa, lực học của các em đa số còn chưa cao, các em còn rất thụ động và đặc biệt là ý thức tự giác học tập còn rất yếu. Đồng thời trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc dạy học của nhà trường còn rất hạn chê, không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập theo phương pháp mới. Do đó, để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi nhiều trang thiết bị, phương tiện dạy học sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể áp dụng được. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh mà không đòi hỏi nhiều phương tiện, thiết bị dạy học là một giải pháp có thể khắc phục được những khó khăn về điều kiện dạy và học ở một trường học vùng sâu.

 Một phương pháp có thể đáp ứng được điều kiện trên ở một chừng mực nào đó, là phương pháp Dạy học giải quyết vấn đề. Trong phương pháp này giáo viên sẽ đưa ra những tình huống có vấn đề (đặt câu hỏi, bài tập, giao nhiệm vụ ), học sinh dựa vào những kinh nghiệm và kiến thức đã có, tìm tòi những kiến thức mới liên quan để giải quyết – ở một chừng mực nào đó có thể đáp ứng được mục tiêu dạy học và khắc phục được những khó khăn trên.

Trong nội dung bài viết này, tôi xin trình bày một kinh nghiệm về ứng dụng của phương pháp này vào trong thực tế dạy học, đó là tạo những tình huống có vấn đề đối với việc giảng dạy môn Sinh học từ chính những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Từ những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống sẽ giúp học sinh có được yếu tố tâm lý hứng thú trong môn học, tạo được tính tích cực, chủ động trong việc tìm tòi những kiến thức để giải quyết những vấn đề được đưa ra.

 

docx5 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục đích của dạy học không chỉ trang bị cho học sinh vốn kiến thức về thế giới khách quan, mà còn rèn luyện cho các em năng lực nhận thức. Để đạt được mục đích đó cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, để học sinh đóng vai trò là người khám phá ra tri thức. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh ở khu vực sâu vùng xa, lực học của các em đa số còn chưa cao, các em còn rất thụ động và đặc biệt là ý thức tự giác học tập còn rất yếu. Đồng thời trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc dạy học của nhà trường còn rất hạn chê, không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập theo phương pháp mới. Do đó, để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi nhiều trang thiết bị, phương tiện dạy học sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể áp dụng được. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh mà không đòi hỏi nhiều phương tiện, thiết bị dạy học là một giải pháp có thể khắc phục được những khó khăn về điều kiện dạy và học ở một trường học vùng sâu.
 Một phương pháp có thể đáp ứng được điều kiện trên ở một chừng mực nào đó, là phương pháp Dạy học giải quyết vấn đề. Trong phương pháp này giáo viên sẽ đưa ra những tình huống có vấn đề (đặt câu hỏi, bài tập, giao nhiệm vụ), học sinh dựa vào những kinh nghiệm và kiến thức đã có, tìm tòi những kiến thức mới liên quan để giải quyết – ở một chừng mực nào đó có thể đáp ứng được mục tiêu dạy học và khắc phục được những khó khăn trên. 
Trong nội dung bài viết này, tôi xin trình bày một kinh nghiệm về ứng dụng của phương pháp này vào trong thực tế dạy học, đó là tạo những tình huống có vấn đề đối với việc giảng dạy môn Sinh học từ chính những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Từ những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống sẽ giúp học sinh có được yếu tố tâm lý hứng thú trong môn học, tạo được tính tích cực, chủ động trong việc tìm tòi những kiến thức để giải quyết những vấn đề được đưa ra.
II- NỘI DUNG
1. Sinh học là bộ môn khoa học nghiên cứu về thế giới sống, trong đó có nhiều sự vật, hiện tượng rất gần gũi đối với bản thân mỗi con người, nên việc đưa những hiện tượng, những ứng dụng thực tế vào trong bài học là không quá khó khăn. Tuy nhiên để đưa những hiện tượng, ứng dụng thực tế vào bài học một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có ý thức tìm tòi, học tập và cần thiết phải tham gia vào thực tế sản xuất. 
Đối với môn học mang tính lý thuyết cao như Sinh học, việc nắm vững kiến thức bộ môn đòi hỏi phải có những liên tưởng tới những vấn đề, hiện tượng trong thực tế. Quá trình nhận thức được diễn ra từ thực tế sinh động đến tư duy trừu tượng. Theo quy luật đó, trong mỗi bài giảng Sinh học tôi thường bắt đầu bằng những tình huống có vấn đề trong thực tế cuộc sống và, từ đó học sinh có nhu cầu, sự hứng thú và thái độ hoc tập tích cực để giải quyết những tình huống có vấn đề đó để rút ra được kiến thức cho bài học. Những tình huống đó có thể là rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày nhưng các em không để ý tới, ví dụ như xung quanh chúng ta có rất nhiều những mầm bệnh (vi khuẩn, nấm, virus) nhưng vì sao chúng ta lại không mắc bệnh? Hoặc những vấn đề đang là mối quan tâm của nhiều người hay cả xã hội, ví dụ như dịch cúm gia cầm hoặc đại dịch HIV/AIDS Hoặc sau mỗi phần lý thuyết tôi củng cố lại bằng cách yêu cầu các em giải thích những hiện tượng trong thực tế dựa vào kiến thức các em đã học. Từ đó các em sẽ khắc sâu được kiến thức và có ý thức tìm hiểu những vấn đề liên quan tới Sinh học xảy ra xung quanh mình.
2. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể trong những bài giảng trong chương trình Sinh học 10 mà tôi đã áp dụng và đã có những hiệu quả nhất định.
* Trong bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống. Để vào bài này, tôi nêu ra một yêu cầu để các em giải quyết, đó là: hằng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều sự vật trong đó có những vật không sống và những vật sống (hay sinh vật). Bằng những kinh nghiệm sẵn có thì chúng ta dễ dàng phân biệt được một cái bàn là vật không sống còn con mèo là một sinh vật. Nhưng để khái quát chung lại về thế giới sinh vật khác giới vô sinh ở những đặc điểm cụ thể nào? 
Yêu cầu đó đòi hỏi học sinh phát huy tư duy phân tích, khái quát và so sánh để tìm ra được câu trả lời, nêu được thế giới sinh vật khác thế giới vô sinh ở những đặc điểm là: 
 + Trao đổi chất và năng lượng: ăn uống, hít thở, lấy những chất cần thiết, thải những chất cặn bã
 + Sinh trưởng và phát triển: lớn lên, tăng về khối lượng và kích thước
 + Sinh sản: làm tăng về số lượng
 + Cảm ứng – vận động: phản ứng lại với những kích thích từ môi trường
* Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước. Để các em nắm được vai trò của nước đối với sinh vật tôi đã đưa ra một tình huống trong thực tế: Để đi tìm sự sống ở các hành tinh khác ngoài Trái đất, điều đầu tiên các nhà khoa học muốn tìm đó là ở trên hành tinh đó có nước hay không. Vấn đề ở đây là vì sao các nhà khoa học lại phải xác định ở hành tinh đó có nước hay không? Giải quyết được câu hỏi này các em được vai trò của nước đối với sinh vật là: 
 + Chiếm một tỉ lệ lớn trong tế bào.
 + Là thành phần cấu tạo nên tế bào
 + Là dung môi hoà tan các chất cần cho hoạt động sống của tế bào
 + Là môi trường cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
Nước không thể thiếu được đối với sinh vật, nếu không có nước sẽ không có sinh vật.
Sau đó tôi có thể củng cố lại bằng câu hỏi: Vì sao để bảo quản lương thực, thực phẩm, ví dụ như lúa, thì người ta phải phơi khô sau đó mới bảo quản? Câu trả lời là: lương thực, thực phẩm có nhiều nước sẽ là môi trường tốt cho các vi sinh vật phát triển như vi khuẩn, nấm mốc hay côn trùng như mối, mọt phá hoại.
* Bài 5: Protein. Protein là một thành phần không thể thiếu được của tế bào. Trong tự nhiên có thể thấy protein ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ như: thịt heo (nạc),thịt gà, trứng, tơ nhện, sừng trâu tình huống đòi hỏi các em phải giải quyết là vì sao tất cả những thứ đó đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng lại khác nhau về rất nhiều đặc tính?
Kiến thức các em rút ra được là: protein là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ. Protein được cấu tạo từ những đơn phân là axit amin. Có 20 loại axit amin sẽ tạo ra vô số loại protein khác nhau do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong phân tử protein. Do đó các loại protein trong tự nhiên là rất lớn, mà mỗi loại lại có những đặc tính khác nhau.
Về vai trò của protein, tôi liên hệ đến thực tế: vì sao trong các bữa ăn chúng ta cần phải lấy protein từ những nguồn thực phẩm khác nhau? Điều đó là do protein trong mỗi loại thức ăn có thành phần các axit amin nhất định, mà cơ thể chúng ta cần tỉ lệ axit amin cân đối, protein trong một loại thức ăn không thể cung cấp đủ thành phần axit amin cho cơ thể. Ngoài ra, cơ thể có thể có thể chuyển hoá một số loại axit amin này thành axit amin khác – đó là những axit amin không thiết yếu, cơ thể có thể tổng hợp được từ những loại axit amin khác. Một số axit amin cơ thể không thể tổng hợp được từ những loại axit amin khác mà bắt buộc phải lấy từ thức ăn – đó là những axit amin thiết yếu.
* Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Kiến thức phần “I- Vận chuyển thụ động” là: các chất hoà tan được khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, nước khuếch tán từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương. Từ đó tôi yêu cầu các em liên hệ đến thực tế là: vì sao ngâm rau sống trong nước muối có thể tiêu diệt vi khuẩn trong rau sống, hay có thể dùng nước muối để rửa vết thương? Hoặc tình huống trong thực tế sản xuất nông nghiệp: bón nhiều phân cho cây quá có thể làm cho cây héo rồi chết. 
Học sinh giải thích được là khi gặp nước muối thì nồng độ muối trong tế bào vi khuẩn thấp hơn bên ngoài, môi trường bên ngoài là ưu trương so với môi trường trong tế bào vi khuẩn, do vậy muối sẽ đi vào tế bào vi khuẩn, đồng thời nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào vi khuẩn bị chết. Trường hợp bón nhiều phân quá là do nồng độ chất tan bên ngoài lớn hơn bên trong tế bào lông hút của rễ cây làm cho rễ cây không thể hút nước được, do đó cây bị héo và có thể chết.
* Bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân. Phần “Ý nghĩa của nguyên phân” nêu nên rằng: nguyên phân làm cho cơ thể đa bào tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu như quá trình nguyên phân cứ diễn ra liên tiếp vô hạn ở một số tế bào nào đó? Tình huống này sẽ khiến học sinh phải tư duy tích cực đưa ra những giả định khác nhau, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ nắm được hiên tượng đó chính là bệnh ung thư – do tế bào bị rối loạn cơ chế điều hoà quá trình phân bào làm cho tế bào phân chia liên tiếp vô hạn tạo nên những khối u.
* Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
Trong phần: “Quá trình phân giải polisaccarit và ứng dụng”. Trong thực tế có rất nhiều những sản phẩm ứng dụng các vi sinh vật phân giải polisaccarit như: sữa chua, dưa muối, các loại bánh kẹo Trong sữa chua, dưa muối có rất nhiều vi khuẩn lactic hoạt động nhưng vì sao lại hầu như không có các vi khuẩn gây bệnh? Vấn đề này sẽ được học sinh tìm hiểu và biết được rằng do vi khuẩn lactic hoạt động đã tạo ra axit lactic làm pH giảm xuống đã ức chế các vi khuẩn khác và sản phẩm có vị chua:
 Glucose Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic
Hoặc trong sản xuất rượu etilic, người ta đã ứng dụng sự hoạt động của các loại nấm:
	Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucose Nấm men rượu Etanol + CO2
* Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ. Để vào bài này, tôi đưa ra một sự kiện tới bây giờ vẫn đang là sự quan tâm, lo ngại của cả cộng đồng nhiều nước trên thế giới, đó là bệnh cúm gia cầm. Ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm bùng phát vào cuối năm 2003. chỉ trong thời gian ngắn đã lan ra hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến phải tiêu huỷ hàng chục triệu gia cầm, bệnh có thể lây qua người, đã gây kinh hoàng cho tất cả mọi người. Bệnh do virus H5N1 gây nên. Câu hỏi được nêu ra là vì sao virus H5N1 lại có tốc độ lây lan nhanh đến như vậy? Học sinh sẽ khám phá ra được đó là do tốc độ nhân lên của virus là cực kỳ nhanh.
Về đại dịch HIV/AIDS, bằng những hiểu biết của mình và trao đổi với bạn học sinh có thể tự trả lời được các câu hỏi sau:
HIV/AIDS nguy hiểm như thế nào?
HIV có thể lây truyền bằng những con đường nào?
Biện pháp phòng tránh?
III- KẾT LUẬN 
Hiện nay, Sinh học đã phát triển đến trình độ lý thuyết cao, nên việc phát triển năng lực nhận thức của học sinh là một điều rất cần thiết. Để giúp các em lĩnh hội được kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động, đồng thời tạo yếu tố tâm lý và hứng thú trong giờ học thì ngoài các phương pháp giảng dạy được lựa chọn cho phù hợp, việc đưa các hiện tượng trongthực tế cuộc sống vào bài giảng là một vấn đề hết sức cần thiết.
Những vấn đề liên quan đến bộ môn Sinh học trong cuộc sống là rất nhiều. Có nhiều hiện tượng xảy ra hàng ngày, diễn ra xung quanh chúng ta hay trong chính cơ thể của chúng ta nhưng nhiều khi chúng ta không để ý tới hoặc không giải thích được thì trong những bài học về Sinh học sẽ trả lời được cho chúng ta một phần nào đó. Đối với học sinh, ngoài việc nắm được những bài học lý thuyết thì khi khám phá ra được những bí ẩn trong cuộc sống xung quanh sẽ cho các em có những bất ngờ thú vị và hứng thú trong quá trình học tập và tìm tòi khám phá những sự vật, những hiện tượng trong cuộc sống.
 Trên đây là một sáng kiến nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy của tôi. Do thời gian giảng dạy chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy nên bài viết sẽ có nhiều thiếu sót, kính mong quí thầy cô góp ý giúp đỡ.
	Khánh Hưng, ngày 1 tháng 4 năm 2009
 	Người thực hiện
 Đỗ Xun Tình

File đính kèm:

  • docxSKKN - DO XUA TINH.docx
Sáng Kiến Liên Quan