Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giúp học sinh nhớ kiến thức ngữ pháp để làm tốt bài tập
Về nội dung của sáng kiến
Trong quá trình học tập của các em, khó khăn nhất là khi phải ôn bài để chuẩn bị thi, đặc biệt là thi trung học phổ thông quốc gia vì cùng một lúc các em phải học rất nhiều nội dung, nhiều môn học. Do đó buộc các em cần phải nhớ nhiều thứ trong một khoảng thời gian nhất định, nhất là đối với các em yếu kém thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do vậy cách học như thế nào để dễ nhớ là vấn đề hết sức cần thiết đối với các em nhất là việc các em phải đối diện với quá trình đổi mới thi cử, đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng trắc nghiệm tổng hợp như hiện nay.
Thế nên, khi giảng dạy hoặc ôn kiến thức, ngoài việc truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản của bài học bao giờ tôi cũng rất chú trọng đến việc hướng dẫn cách học bài cho các em. Mỗi một nội dung bài học, đơn vị bài học cần phải có cách học, cách nhớ khác nhau mà người giáo viên phải phân loại để giúp các em có phương pháp học phù hợp để hiểu và nhớ lâu.
Từ những thực tế như đã nêu trên nên trước khi ôn tập cho các em chuẩn bị dự các kỳ thi thì chúng ta phải nắm được toàn bộ kiến thức. Trong đó kiến thức nào là chủ yếu, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm nhất làm nền cho tất cả các dạng kiến thức còn lại. Ví dụ như trong quá trình ôn tập thi cuối cấp đối với lớp 9 hoặc lớp 12 ở bộ môn tiếng Anh thì chúng ta thấy có rất nhiều kiến thức cần phải rèn luyện, nhưng chúng ta phải xác định rằng kiến thức về thì động từ là quan trọng nhất để chúng ta đầu tư nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn bởi nếu hỏng nội dung kiến thức này thì các em sẽ không thể nào làm được những dạng bài tập còn lại dù có rèn luyện đến đâu đi nữa.
Như thế bây giờ chỉ còn lại là cách dạy học sinh biết định hướng, biết tìm ra những phương pháp học hợp lí để dễ hiểu và nhớ lâu nhằm vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập đạt kết quả cao nhất.
nào đó ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy thuận tiện và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong việc giới thiệu ngữ pháp ta cũng có thể áp dụng được. Ví dụ: khi ta dạy về câu bị động hay câu điều kiện ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy sau: S + is /am/are + Vpp S + was/were + Vpp S + will/shall (modal) +be + Vpp S + has/have + been + Vpp - Câu bị động : Passive voice - Câu điều kiện 2. If +S + V-ed/cột 2/were + O, S + would/could + V+O 3. If +S +had +P2 + O, S + would/could/might have + P2 4 . If +S +had +P2 + O, S + would/could + V+O 1. If +S + V(s/es) + O, S + will/can+ V+ O Conditional sentences b. Cách thực hiện các kỹ thuật rèn luyện ngữ pháp: (practice) Việc cung cấp cấu trúc ngữ pháp cho học sinh nắm được ở phần giới thiệu ngữ liệu là bước cần thiết và bắt buộc trong việc dạy ngữ pháp và bước tiếp theo không thể thiếu được đó là giúp các em biết vận dụng mẫu câu mình đã học vào bài tập cụ thể. (practive) Các bài tập rèn luyện mẫu câu đã được biên soạn trong SGK – phần Language Focus, ở nhiều dạng khác nhau nhằm thông qua kiến thức ngôn ngữ để rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Tuy nhiên các bài tập đó là những công cụ mà giáo viên phải biết cách hướng dẫn học sinh sử dụng chúng để hoàn thiện mục tiêu học tập bộ môn. Để thực hiện bước này tôi sử dụng một số kỹ thuật trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn luyện. b.1. Bài tập thay thế: (substitution drill): Dạng bài tập này học sinh luyện nghe-nói theo bài mẫu trên cơ sở sử dụng cấu trúc đã được học. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh luyện tập về không gian, thời gian và các phương tiện hỗ trợ dạy học như: tranh ảnh, posters,...... và tổ chức rèn luyện theo cặp, nhóm...Dạng bài tập này thường được thực hiện dưới dạng một đoạn đối thoại giữa 2 hoặc 3 nhân vật do vậy giáo viên cần phải hướng dẫn bài mẫu một cách cụ thể, rõ ràng để học sinh luyện tập dễ hơn và khắc sâu được kiến thức ngôn ngữ đã đựơc học. Khi đã được giới thiệu và cung cấp đủ thông tin của bài tập hỗ trợ cho hoạt động luyện tập như đã nêu, học sinh dễ dàng và tự tin để luyện theo cặp. Khi học sinh đang luyện giáo viên nên nhẹ nhàng, yên lặng đi vòng quanh lớp lắng nghe các em luyện tập, nếu cặp học sinh nào gặp khó khăn, giáo viên kịp thời giúp đỡ và sửa riêng tại chỗ cho các em. b.2. Bài tập lặp lại: ( Repetition drill) Với dạng bài tập này thì cách rèn luyện mang tính máy móc vì có một số cấu trúc câu, học sinh không cần hiểu nghĩa vẫn làm được. Vì vậy giáo viên cần phải quan tâm đến sự khác biệt về tính chất của bài tập để phát huy ưu điểm của bài tập này là học sinh sẽ được làm quen với hệ thống trọng âm, tiết tấu và ngữ điệu của tiếng Anh qua đó nghĩa của câu được thể hiện, đồng thời học sinh làm quen với hệ thống âm thanh tiếng Anh qua nghe –nói Khi rèn luyện dạng bài tập này giáo viên nên chú ý đến từng loại đối tượng học sinh để khỏi gây nhàm chán đối với một số học sinh giỏi, có thể là chúng ta yêu cầu các học sinh giỏi về ngữ điệu, trọng âm, cách diễn đạt cao hơn so với các bạn khác. c. Thủ thuật củng cố, kiểm tra sau khi rèn luyện: Phần lớn các kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh lớp 11 là ôn tập, hệ thống lại, củng cố lại kiến thức đã học từ lớp 9, 10. Do đó phần lớn bài tập trong các bài LANGUAGE FOCUS nhằm mục đích củng cố, kiểm tra kiến thức ngữ pháp đã được học. Để giúp HS tiếp thu tốt nội dung kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng, ngoài việc hướng dẫn các em làm bài tập, tôi nghĩ GV chúng ta cũng phải cần tạo cho các em cảm giác hưng phấn và hứng thú cho các em tích cực tham gia vào bài học cũng như tiếp thu kiến thức. Muốn vậy, cách tốt nhất là GV áp dụng các thủ thuật phù hợp, đồng thời dạng các trò chơi sẽ có tác dụng tích cực trong việc kích thích sự hưng phấn cho HS. Với những thủ thuật thông thường có thể áp dụng cho mục đích bài học này là: Dialogue build, Dictation, Gap fill, Matching, Network, Finding friends, Find someone who, Ordering words, Write-it-up, Language games, Mindmap. Chúng tôi quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả và hợp lí thủ thuật Language games, tất nhiên trên cơ sở có sự chuẩn bị kế hoạch tiết dạy kĩ càng để chủ động thời gian và không quá lạm dụng khiến có thể " cháy giáo án ". Thủ thuật này bao gồm các trò chơi như : Chain game, Noughts & crosses, Pelmanism, Guessing game, Rub out and remember, Lucky numbers, Mindmap . d. Một số dạng bài tập cụ thể Thứ nhất, tôi xin nói về cách làm bài tập thì động từ. Một trong những vấn đề đau đầu nhất mà các em học sinh gặp phải khi làm bài tập chia thì và nếu không nắm rõ cách thức làm các em sẽ rất dễ dàng làm sai. Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra những cách thức sau đây vừa đơn giản vừa dễ sử dụng nhằm giúp các em, cũng như các đồng nghiệp có cách thức tiếp cận vấn đề một cách ngắn gọn nhất. Đa số các em còn lúng túng không biết biết lúc nào động từ chia thì hoặc không chia thì (to inf, nguyên mẫu ..v..v ) do vậy trước khi vào nội dung chính chúng ta hướng dẫn cho học sinh cần nắm vững một nguyên tắc căn bản nhất trong tiếng Anh là : Có chủ từ thì động từ chia thì, không có chủ từ thì động từ không chia thì mà phải chia dạng. Xem ví dụ sau: When he saw me he (ask) me (go) out. Xét động từ ask: nhìn phía trước nó có chủ từ he vì thế ta phải chia thì - ở đây chia thì quá khứ vì phía trước có saw; xét đến động từ go, phía trước nó là me là túc từ nên không thể chia thì mà phải chia dạng - ở đây là to go ,cuối cùng ta có câu đúng: When he saw me he asked me to go out. Ngoài ra để làm được dạng bài tập này thì thông thường các em phải nhớ cùng một lúc khoảng 6, 7 thì động từ và đi kèm theo chúng là 6, 7 công thức, cách sử dụng Như thế sẽ rất khó nhớ và rất dễ nhằm giữa các cấu trúc với nhau. Thế nên chúng ta phải hướng cho các em biết xác định thời gian xảy ra của các hành động hoạt động trong câu và chia ra làm ba cụm thì: Hiện tại, quá khứ và tương lai. Khi ấy các em sẽ chỉ còn đối phó với 1,2 hoặc 3 công thức mà thôi. Ví dụ cho bài tập: Hoàn thành câu sau với dạng đúng của động từ trong ngoặc: He (go)_________ to the zoo with his family yesterday. Như trên đã nói, để bớt khó khăn ta định hướng cho các em học sinh xác định được câu trên phải là ở thì quá khứ do có dấu hiệu chỉ thời gian “yesterday”. Như vậy các em sẽ chỉ nhớ cụm thì quá khứ gồm có 3 thì: quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ hoàn thành. Thay vì phải nhớ rất nhiều thì động từ cùng một lúc. Tương tự như vậy chúng ta định hướng cho các em làm tất cả các dạng bài tập về thì động từ khác sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh được những sai sót trong quá trình làm bài kiểm tra hoặc bài thi. Thứ hai, là tôi xin nói cách dạy các em làm bài tập và nhớ công thức về câu điều kiện. Thường thì loại bài tập này các em cũng phải chia thì động từ ở hai mệnh đề (main clause và If clause) trong câu. Trước hết cho các em nắm được cấu trúc của các loại câu điều kiện (Ba loại). If (1) + Simple present + main clause: Simple present / simple future. If (2) + Ved/2/were + main clause: Would / should/ could + V(o) If (3) + had + Ved/3 + main clause: Would / should/ could + have + Ved/3 Từ các cấu trúc trên chúng ta hướng cho các em nắm được qui luật của ba loại câu điều kiện chứ không nên học thuộc lòng các cấu trúc đó. Thứ nhất, nếu xuất hiện câu điều kiện mà mệnh đề if (mệnh đề điều kiện) động từ ở thì hiện tại đơn (simple present) thì mệnh đề chính dứt khoát phải có cấu trúc động từ ở dạng tương lai đơn (future simple) hoặc hiện tại đơn (present simple) và ngược lại cũng từ đây chúng ta dễ dàng xác định đấy là câu điều kiện loại 1. Thứ hai, nếu xuất hiện câu điều kiện mà mệnh đề if (mệnh đề điều kiện) động từ ở thì quá khứ đơn, thì động từ ở mệnh đề chính dứt khoát phải có cấu trúc: would/ should/ could + bare infinitive và ngược lại và cũng từ đây chúng ta dễ dàng xác định đấy là câu điều kiện loại 2. Chúng ta cũng thực hiện như thế với câu điều kiện loại 3. *Ví dụ cho bài tập: Chia động từ đúng trong ngoặc của câu sau: If I (see) ________ him, I will give him this present. Như trên đã nói, ta thấy will give trong mệnh đề chính là ở thì tương lai vậy chắc chắn mệnh đề điều kiện (If-clause) động từ sẽ ở thì hiện tại đơn. Vậy ta có câu đúng: If I see him, I will give him this present. *Ví dụ tiếp: Chia động từ đúng trong ngoặc của câu sau: If I had enough money, I (buy) __________a new car. Đối với câu này, ta thấy động từ had ở mệnh đề điều kiện (If-clause) ở dạng quá khứ (V2), vậy chắc chắn nó sẽ là câu điều kiện loại 2. Thế ta có câu đúng là: If I had enough money, I would buy a new car. Như thế chúng ta lại tiếp tục dùng qui lực này cho tất cả các câu điều kiện loại 1, 2, 3 giúp học sinh rất dễ dàng trong việc làm bài tập về câu điều kiện mà không phải mất thời gian học thuộc lòng nhưng rất khó nhớ. Dạng bài tập thứ 3 tôi muốn đề cập dưới đây là dạng câu bị động (passive form). Đây là một trong những dạng bài tập rất khó, các em thường làm sai rất nhiều. Sau khi cho các em biết cách chuyển tổng quát từ câu chủ động sang câu bị động với công thức chung như sau: Active: S + V + O Passive: S + be (thì) + V(P.P) + (by + O) Như vậy động từ bị động sẽ có dạng khái quát như sau: be (thì) + P.P. Từ công thức khái quát này chúng ta sẽ áp dụng cho rất nhiều công thức của các thì cụ thể khác chỉ việc chia thì động từ tobe hợp lí với câu chủ động đã cho mà thôi. Học sinh không phải tốn thời gian và công sức để học thuộc lòng nhiều công thức ở dạng bị động của nhiều thì khác nhau. Ví dụ: Chuyển câu sau sang bị động: Mr. Nam taught me English last year. Như trên, theo công thức khái quát ta có cấu trúc của câu bị động này là: I + be + V (P.P) + by Mr. Nam. Thì động từ của câu chủ động là ở dạng quá khứ đơn. Vậy để có câu bị động đúng ta chỉ việc chia tobe ở thì quá khứ đơn là xong. Vậy ta có câu đúng: I was taught English by Mr. Nam last year. Cứ tương tự như thế ta áp dụng cho tất cả các dạng câu bị động ở các thì khác nhau với cách trên sẽ giúp học sinh rất dễ dàng trong việc làm bài tập ở dạng này mà không phải tốn công sức để học và nhớ nhiều công thức trong cùng một lúc. Tiếp tôi muốn đề cập đến dạng bài tập đại từ quan hệ - mệnh đề quan hệ (Who ,Which ,Whom.... ), được xem là một trong " tứ trụ" trong cấu trúc câu tiếng Anh ( cùng với : câu tường thuật , chia động từ ,câu bị động ). Hầu như trong bài văn, bài text nào cũng ít nhiều dính dáng đến nó. Do đó các em học sinh cũng hết sức chú ý và nên học kỹ cấu trúc này nhất là trong các kì thi tú tài. Ở dung lượng kiến thức này thường các em học sinh phải đối diện với hai loại bài tập: Nối câu và điền đại từ quan hệ vào chổ trống. Trước tiên, để làm được tốt loại bài tập này, yêu cầu các em phải học thuộc cách sử dụng của các đại từ / (trạng từ) quan hệ: WHO : dùng thế cho chủ từ - người WHOM : dùng thế cho túc từ - người WHICH : dùng thế cho chủ từ lẫn túc từ - vật WHEN :dùng thế cho thời gian WHERE :dùng thế cho nơi chốn THAT :dùng thế cho tất cả các chữ trên ( có 2 ngoại lệ xem phần dưới ) WHOSE :dùng thế cho sở hữu ,người / vật OF WHICH :dùng thế cho sở hữu vật WHY :dùng thế cho lý do ( reason /cause ) Thứ nhất tôi muốn nói đến dạng bài tập nối câu, đây là một trong những dạng bài tập thường hay gặp, chúng ta hướng dẫn cho các em những bước làm như sau: Bước 1: Chọn 2 từ có mối quan hệ với nhau (giống nhau) ở 2 câu. (Câu đầu phải chọn danh từ ,câu sau thường là đại từ như: he ,she ,it ,they ...) Bươc 2 : Thế who, whom, which... vào chữ đã chọn ở câu sau, tùy vào nghĩa và chức năng của nó trong câu. Bước 3: Dem đại từ quan hệ cùng với nguyên câu sau đặt vào ngay phía sau danh từ có liên quan đã chon ở câu đầu. Ví dụ: Nối hai câu sau đây thành một câu: The girl is my daughter. She is standing over there. Ta thấy trước tiên hai câu trên có hai từ giống nhau đó là “the girl” và “she” (có liên quan đến người), vậy đại từ thay thế cho “she” sẽ là “who” vì nó làm chức năng chủ từ trong câu sau. (The girl is my daughter. She is standing over there.) S (who) Quá đơn giản, ta chỉ còn thực hiện bước ba nữa là xong, vậy ta có câu đúng: The girl who is standing over there is my daughter. Ví dụ tiếp: Nối các cập câu sau đây thành một câu: 1. I saw the woman. She wrote the book. S (người) who wrote the book. => I saw the woman who wrote the book. 2. I know the man. You want to meet him. O (người) whom you want to meet => I know the man whom you want to meet him. 3. The pencil is mine. The pencil is on the desk. S (vật) which is on the desk. => The pencil which is on the desk is mine. 4. The dress is beautiful. She is wearing that dress. O (vật) which she is wearing => The dress which she is wearing is beautiful. 5. The girl is my sister. You took the girl’s/ her picture picture. ( s.hữu) whose picture you took =>The girl whose picture you took is my sister. 6. He showed me his car. The engine of the car is good. ( s.hữu) the engine of which => He showed me his car, the engine of of which is good. * Lưu ý thêm: 1. Khi nào không được dùng THAT: Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ. VD: - This is my book, that I bought 2 years ago. (Sai vì phía trước có dấu phẩy nên phải dùng which.) - This is the house in that I live. (Sai vì phía trước có giới từ in nên phải dùng which.) 2. Khi nào bắt buộc dùng THAT: Khi danh từ mà nó thay thế gồm 2 danh từ trở lên trong đó vừa có người vừa có vật. (Ví Du: The man and his dog that .... => That thay thế cho: người và vật) Dạng thứ hai mà tôi muốn nói đến đó là dạng bài tập điền từ vào chổ trống. Đây là một trong hai dạng bài tập về đại từ quan hệ thường gặp khi làm ta chú ý các bước sau : * Nhìn danh từ phía trước xem người hay vật ( hoặc cả hai ): - Nếu vật thì ta điền Which - Nếu người thì ta điền Who hoặc whom (Nếu từ phía sau là chủ từ thì ta điền Whom nếu nó là động từ thì ta điền Who). VD: + The dog _______ runs .....(Ta thấy phía trước là dog – vật - nên dùng Which) + The boy ________ speaks Vietnamese is my student. (Ta thấy phía trước là boy – người, phía sau là động từ - nên dùng Who) + The girl ________ you met at the party is a good student. (Ta thấy phía trước là girl – người, phía sau là chủ từ - nên dùng Whom) - Nếu phía trước vừa có người và vật thì phải dùng That Ví dụ: The man and his dog That .... - Nếu là: Reason, Cause thì dùng Why The reason ________ he came ... (dùng WHY) -Nếu là thời gian thì dùng When -Nếu là nơi chốn thì dùng Where * Lưu ý: When ,Where ,Why không làm chủ từ ,do đó nếu ta thấy phía sau chưa có chủ từ thì ta phải dùng Which chứ không được dùng When ,Where ,Why. Ví dụ: Do you know the city _______ is near here? Ta nhận thấy city là nơi chốn, nhưng chớ vội vàng mà điền Where vào nhé (cái này bị dính bẩy nhiều lắm đấy ! ) .Hãy nhìn tiếp phía sau và ta thấy kế bên nó là IS ( động từ ) tức là chữ IS đó chưa có chủ từ ,và chữ mà ta điền vào sẽ làm chủ từ cho nó -> không thể điền Where mà phải dùng Which (That). => Vậy câu đúng là: Do you know the city WHICH is near here ? - Nếu ta thấy rõ ràng là thời gian ,nơi chốn nhưng xem kỹ phía sau động từ người ta có chừa lại giới từ hay không ,nếu có thì không đựoc dùng When, Where , Why mà phải dùng Which. Ví dụ: The house ________ I live in is nice . Ta thấy house là nơi chốn, nhưng chớ vội điền Where nhé, nhìn sau thấy người ta còn chừa lại giới từ IN nên phải dùng Which (That). => Vậy câu đúng là: The house which/that I live in is nice. *Nhưng đôi khi người ta lại đem giới từ lên để tước thì cũng không được dùng Where : Ví Du: The house in which I live is nice - Nếu phía trước là danh từ, phía sau cũng là danh từ thì khả năng dùng Whose là rất lớn. Ví dụ:- The girl whose picture you took is my sister. - The woman whose son is a doctor is my neighbour . Đây chỉ là một số cách học, cách nhớ của của một số dạng cấu trúc nền và trọng tâm nhất trong chương trình của những lớp cuối cấp mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên trong thực tế sẽ còn rất nhiều cấu trúc, kiến thức quan trọng khác với nhiều cách học, cách nhớ khác mà mỗi người thầy phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để giúp các em dễ dàng học tập bộ môn, nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng tốt hơn. 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến - Sáng kiến có thể áp dụng được với tất cả các bài học về ngữ pháp tiếng anh nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, cung cấp cho học sinh những phương pháp học dễ nhớ để có thể áp dụng với những bài tập liên quan. - Bên cạnh đó tôi còn hi vọng sáng kiến này có thể hữu ích đối với bạn bè đồng nghiệp muốn giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng những phương pháp đổi mới này một cách hiệu quả, đòi hỏi một số điều kiện cần thiết sau: - Phòng học bộ môn đảm bảo cơ sở vật chất về Máy chiếu, máy tính xách tay, - Giáo viên: Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học. Giáo viên cần tìm tòi sáng tạo và áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học - Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác. - Thời gian: 8 tháng - Đối tượng: học sinh lớp 11A1, 11A4 10. Đánh giá lợi ích thu được 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân nhận thấy những lợi ích do áp dụng sáng kiến như sau: a. Về phía học sinh : - Học sinh dành thời gian cho việc học tập hơn, chủ hơn với bài học. - Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học tiếng anh. - Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học. b. Về phía giáo viên : - Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” - Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiễm lính kiến thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan. Kết quả cụ thể Các lớp không áp dụng sáng kiến có tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên thấp hơn với lớp được áp dụng. + Lớp không áp dụng Kết quả khảo sát ban đầu: Kết quả khảo sát sau khi thực nghiệm: Lớp 11a3: 45,3% Lớp 11a3: 54,1% - Tăng 8,8 % Lớp 11a5: 44,2% Lớp 11a5: 53,3% - Tăng 9,1% + Lớp áp dụng Kết quả khảo sát ban đầu: Kết quả khảo sát sau khi thực nghiệm: Lớp 11a1: 46,5% Lớp 11a1: 67,1% - Tăng 20,6 % Lớp 11a4: 47,8% Lớp 11a4: 66,3% - Tăng 18,5% 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến kinh nghiệm không chỉ áp dụng được với tiếng anh khối 11 mà còn áp dụng tốt với các khối lớp khác. Học sinh hứng thú hơn với bài học và kết quả học tập cao hơn rõ rệt. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 11A1 Học sinh trường THPT Triệu Thái - Phạm vi: Môn Tiếng anh lớp 11- phần ngữ pháp 2 Lớp 11A4 Học sinh trường THPT Triệu Thái - Phạm vi: Môn Tiếng anh lớp 11- phần ngữ pháp Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy giúp học sinh nhớ kiến thức ngữ pháp để làm tốt bài tập” góp phần nâng cao chất lượng giờ học Tiếng anh ở trường THPT. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng Sáng kiến nhà trường, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Lập Thạch, ngày 23 tháng 01 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Lập Thạch., ngày 23 tháng 01 năm 2019 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Dung
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_giup_hoc_sinh_nho_kien.docx