Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để vận dụng làm bài tập

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để ngày càng có nhiều phương pháp truyền thụ mới mẽ hơn và hiệu quả hơn. Trong quá trình giảng dạy môn tiếng Anh tôi thấy rằng đây là một môn học rất khó yêu cầu các em không những phải chăm chỉ , siêng năng mà còn phải có rất nhiều kỹ năng khác, trong đó phương pháp hoc để dễ nhớ kiến thức, vận dụng vào việc làm bài tập là một trong những vấn đề quan trọng nhất.

 Trong những năm giảng dạy vừa qua, tôi thấy rằng đa phần các em chưa có được những phương pháp học tập hợp lí, khoa học và hiệu quả. Hầu hết khi phải vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập thì các em gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những học sinh khối cuối cấp. Từ đó trong quá trình giảng dạy, nhất là giảng dạy ôn thi tốt nghiệp đã làm cho tôi quyết định chọn đề tài : “Phương pháp dạy cách nhớ kiến thức để vận dụng làm bài tập” nhằm giúp các em phần nào tháo gỡ bớt những khó khăn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để vận dụng làm bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÚP HỌC SINH CÁCH 
NHỚ KIẾN THỨC ĐỂ VẬN DỤNG LÀM BÀI TẬP
PHẦN MỘT: ĐẶC VẤN ĐỀ :
	Để nâng cao chất lượng giảng dạy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để ngày càng có nhiều phương pháp truyền thụ mới mẽ hơn và hiệu quả hơn. Trong quá trình giảng dạy môn tiếng Anh tôi thấy rằng đây là một môn học rất khó yêu cầu các em không những phải chăm chỉ , siêng năng mà còn phải có rất nhiều kỹ năng khác, trong đó phương pháp hoc để dễ nhớ kiến thức, vận dụng vào việc làm bài tập là một trong những vấn đề quan trọng nhất.
	Trong những năm giảng dạy vừa qua, tôi thấy rằng đa phần các em chưa có được những phương pháp học tập hợp lí, khoa học và hiệu quả. Hầu hết khi phải vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập thì các em gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những học sinh khối cuối cấp. Từ đó trong quá trình giảng dạy, nhất là giảng dạy ôn thi tốt nghiệp đã làm cho tôi quyết định chọn đề tài : “Phương pháp dạy cách nhớ kiến thức để vận dụng làm bài tập” nhằm giúp các em phần nào tháo gỡ bớt những khó khăn.
PHẦN HAI: NỘI DUNG CHÍNH
1/- Cơ sở lý luận:
	Trong quá trình học tập của các em, khó khăn nhất là khi phải ôn bài để chuẩn bị thi, đặc biệt là thi tốt nghiệp thì cùng một lúc các em phải học rất nhiều nội dung, nhiều môn học. Do đó buộc các em cần phải nhớ nhiều thứ trong một khoảng thời gian nhất định, nhất là đối với các em yếu kém thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn. Do vậy cách học như thế nào để dễ nhớ là vấn đề hết sức cần thiết đối với các em nhất là việc các em phải đối diện với quá trình đổi mới thi cử, đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng trắc nghiệm tổng hợp như hiện nay.
	Thế nên, khi giảng dạy hoặc ôn kiến thức, ngoài việc truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản của bài học bao giờ tôi cũng rất chú trọng đến việc hướng dẫn cách học bài cho các em. Mỗi một nội dung bài học, đơn vị bài học cần phải có cách học, cách nhớ khác nhau mà người giáo viên phải phân loại để giúp các em có phương pháp học để dễ nhớ cho phù hợp.
2/- Nội dung cụ thể:
	Từ những thực tế như nêu trên nên trước khi ôn tập cho các em chuẩn bị dự các kỳ thi thì chúng ta phải nắm được toàn bộ kiến thức. Trong đó kiến thức nào là chủ yếu, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm nhất làm nền cho tất cả các dạng kiến thức còn lại. Ví dụ như trong quá trình ôn tập thi cuối cấp đối với lớp 9 hoặc lớp 12 ở bộ môn tiếng Anh thì chúng ta thấy có rất nhiều kiến thức cần phải rèn luyện, nhưng chúng ta phải xác định rằng kiến thức về thì động từ là quan trọng nhất để chúng ta đầu tư nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn vì nếu hỏng nội dung kiến thức này thì các em sẽ không thể nào làm được những dạng bài tập còn lại dù có rèn luyện đến đâu đi nữa.
	Như thế bây giờ chỉ còn lại là cách dạy học sinh biết định hướng, biết tìm ra những phương pháp học hợp lí để dễ nhớ hơn, dễ vận dụng làm bài tập hơn.
	Nhứ nhất, tôi xin nói về cách làm bài tập về thì động từ. Để làm được dạng bài tập này thì thông thường các em phải nhớ cùng một lúc khoảng 6, 7 thì động từ và đi kèm theo chúng là 6, 7 công thức, cách sử dụng như thế sẽ rất khó nhớ và rất dễ nhằm giữa các cấu trúc với nhau. Thế nên chúng ta phái hướng cho các em biết xác định thời gian xảy ra của các hành động hoạt động trong câu và chia ra làm ba cụm thì: Hiện tại, quá khứ và tương lai. Khi ấy các em sẽ chỉ còn đối phó với 1,2 hoặc 3 công thức mà thôi. 
	Ví dụ cho bài tập: hoàn thành câu sau với dạng đúng của động từ trong ngoặc:
	He (go) to the zoo with his family yesterday.
	Để bớt khó khăn như trên đã nói, ta định hướng cho các em học sinh xác định được câu trên là ở thì quá khứ. Như vậy các em sẽ chỉ nhớ cụm thì quá khứ gồm có 3 thì : quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ hoàn thành. Thay vì phải nhớ đến 7 thì cùng một lúc. Tương tự như vậy chúng ta định hướng cho các em làm tất cả các dạng bài tập về thì động từ khác sẽ rất tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh đước rất nhiều sai sót trong quá trình làm bài kiểm tra hoặc bài thi.
	Thứ hai, là tôi xin nói cách dạy các em làm bài tập và nhớ công thức về câu điều kiện. Thường thì loại bài tập này các em cũng phải chia thì động từ ở hai mệnh đề (main clause-If clause) trong câu. Trước hết cho các em nắm được cấu trúc của hai loại câu điều kiện:
	If (1) + Simple present + main clause: Simple present / simple future.
	If (2) + Ved/2/were + main clause : Would / should/ could + bare infinitive
	Từ các cấu trúc trên chúng ta hướng cho các em nắm được qui lực của hai loại câu điều kiện chứ không nên học thuộc lòng các cấu trúc đó.
	Thứ nhất, nếu xuất hiện câu điều kiện mà mệnh đề if (mệnh đề điều kiện) động từ ở thì hiện tại đơn (simple present) thì mệnh đề chính dứt khoát phải có cấu trúc động từ ở dạng tương lai đơn (future simple) hoặc hiện tại đơn (present simple) và ngược lại. (Điều kiện loại 1).
	Thứ hai, nếu xuất hiện câu điều kiện mà mệnh đề if (mệnh đề điều kiện) động từ ở thì qúa khứ đơn, thì động từ ở mệnh đề chính dứt khoát phải có cấu trúc: would/ should/ could + bare infinitive. (Điều kiện loại 2).
	Ví dụ cho bài tập: chia động từ đúng trong ngoặc của câu sau:
	If I (see) him, I will give him this present .
	Như trên đã nói, ta thấy will give trong mệnh đề chính là ở thì tương lai vậy chắc chắn mệnh đề if động từ sẽ ở thì hiện tại đơn. Vậy ta có câu đúng: 
	If I see him, I will him this present.
	Như thế chúng ta lại tiếp tục dùng qui lực này cho tất cả các câu điều kiện loại 1, 2 giúp học sinh rất dễ dàng trong việc làm bài tập về câu điều kiện mà không phải mất thời gian học thuộc lòng nhưng rất khó nhớ. 
	Dạng bài tập thứ 3 tôi muố đề cập dưới đây là dạng câu bị động (passive form).
	Sau khi cho các em biết cách chuyển tổng quát từ câu chủ động sang câu bị động với công thức chung như sau: 
	Active: 	 S + V + O
	Passive: 	 S + be(thì) + P.P + (by + O)
	Như vậy động từ bị động sẽ có dạng khái quát như sau: be(thì) + P.P . 
Từ công thức khái quát này chúng ta sẽ áp dụng cho rất nhiều công thức của các thì cụ thể khác chỉ việc chia thì động từ tobe hợp lí với câu chủ động đã cho mà thôi. Học sinh không phải tốn thời gian và công sức để học thuộc lòng nhiều công thức ở dạng bị động của nhiều thì khác nhau.
	Ví dụ: Chuyển câu sau sang bị động:
	Mr. Nam taught me English last year.
	Như trên theo công thức khái quát ta có cấu trúc của câu bị động là : I - be – P.P – by Mr. Nam.
	Thì động từ của câu chủ động là ở dạng quá khứ đơn. Vậy để có câu bị động đúng ta chỉ việc chia tobe ở thì quá khứ đơn là xong:
	I was taught English by Mr. Nam last year.
	Tương tự như thế ta áp dụng co tất cả các dạng câu bị động ở các thì khác nhau với cách trên sẽ giúp học sinh rất dễ dàng trong việc làm bài tập ở dạng này.
	Đây chỉ là ba cách nhớ của ba dạng cấu trúc nền và trọng tâm nhất trong chương trình của những lớp cuối cấp mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên trong thực tế sẽ còn rất nhiều cấu trúc, kiến thức quan trọng khác với nhiều cách nhớ khác mà mỗi người thầy phải không ngững tìm tòi, sáng tạo để giúp các em dễ dàng học tập bộ môn, nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng tốt hơn.
PHẦN BA: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
	Trên đây là một số cách nhằm giúp các em dễ học và nhớ trong quá trình ôn thi để làm bài tập trong các kỳ thi. Thực tế cho thấy có rất nhiều em áp dụng và làm bài có kết quả cao. Thời gian học tập, lượng kiến thức để nhớ ít đi rất nhiều so với cách học bình thường khác. Đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi rút ra từ những năm giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Mong được sự góp ý, học hỏi thêm từ các bạn động nghiệp.
Khánh Hưng, ngày 30 tháng 04 năm 2007
 Người viết
Huỳnh Hữu Nhân

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_TA.doc
Sáng Kiến Liên Quan