Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Để nền Giáo dục nước ta xứng tầm Quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng đề án về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị Trung ương VIII (khóa XI) thông qua.

Căn cứ Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ngày 04 tháng 4 năm 2013 BGD đã ra Quyết định ban hành chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục việt nam 2011-2020.

 Ngày 4 tháng 11 năm 2013 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua.

Nhiệm vụ năm học 2016- 2017 Sở GD&ĐT Đăk Lăk cũng đã đề ra phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bên cạnh chất lượng đại trà là chú trọng chất lượng mũi nhọn. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường luôn được quan tâm, Ban Giám hiệu nhà trường khuyến khích cán bộ, giáo viên tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, để bồi dưỡng học sinh giỏi.

Thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bên cạnh chất lượng đại trà là chú trọng chất lượng mũi nhọn. Thấy được thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện Ea Kar, Tỉnh Đăk Lăk còn có một số vấn đề nan giải. Để góp một phần nhỏ của mình vào thực hiện tốt đề án đổi mới giáo dục toàn diện và nhiệm vụ năm học đề ra, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong giảng dạy, tôi đã tìm tòi, góp nhặt, tích lũy một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn hằng năm tại trường THCS Phạm Hồng Thái nói riêng và huyện Ea kar nói chung.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyến phải tiếp đãi bạn rất thịnh soạn vì bạn thân quá lâu ngày bây giờ mới tới chơi
- Nhưng câu 2 đến câu 7 (6 câu) thì hết bất ngờ này đến bất ngờ kia tới với người đọc khiến ta có cảm giác ông đang cố tình giả bộ nghèo để không tiếp bạn: 
+ Đầu tiên là trẻ đi vắng (vợ, con) chợ xa già không đi được. Thôi thì về ao bắt cá về vườn bắt gà ta dùng cũng tạm được không đến nỗi nào.
+ Không ngờ ao sâu, nước lớn già rồi không bắt cá được, còn vườn rộng, rào thưa không bắt được gà. Thôi thì vào trong vườn gần nhà trước sân có rau, củ dùng tạm cũng được. 
+ Nhưng rồi cũng chưa thể dùng được vì tất cả đang bắt đầu - dạng tiềm ẩn: Cải chưa cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đang ra hoa... Thôi vào nhà ăn trầu uống nước.
+ Miếng trầu là đầu câu chuyện tối thiểu nhất cũng không có nốt. 
Nếu bài thơ đến đây thì có lẽ sẽ được hiểu là đáng thương, tội nghiệp nhưng nhờ câu thứ 8 - câu kết bài thơ mà ý thơ vút lên - Chính là linh hồn bài thơ
- Câu 8: Khẳng định tình bạn chân thành, thắm thiết: 
+Không màng vật chất. 
+Hiểu và thông cảm cho nhau hai người tâm đầu ý hợp. 
=> như thế mới là tình bạn chân chính. 
3. Phân tích nghệ thuật thể hiện độc đáo: 
- Không gian tình huống từ xa đến gần: Chợ=> ao (cá), vườn ngoài (gà)=> trong vườn (cải, cà)=> Sân (bầu, mướp)=> vào nhà (trầu). 
- Vật chất từ lớn đến bé: Nhiều thứ (Chợ)=> cá, gà=> cải, cà=> bầu, mướp=> Trầu
- Tất cả những vật trên đều ở dạng tiềm ẩn, có nhiều mà không, chưa dùng được. 
- Giọng điệu hài hước dí dỏm, cũng là tự trào cái nghèo của mình.
4. Nêu cảm nghĩ về quan điểm tình bạn của Nguyễn Khuyến: 
-Tình bạn không màng về vật chất mà tình bạn là hiểu, thông cảm, sẻ chia cho nhau.
- Quan điểm của em về tình bạn. 
Đề thi HSG Huyện Ea Kar năm 2016-2017
Câu 2: (6 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu trong bài viết bàn về thơ (Toàn tập Xuân Diệu, tập 6, được trích trong SGK Ngữ văn 9 tập 2, trang 11, Nxb GD) có ý kiến: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác () không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại”. 
Hãy khám phá cái hay trong khổ thơ sau để làm rõ ý kiến trên. 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng. 
 (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập 2 - trang 55, 56. Nxb GD) 
Đáp án
Câu 2: (6 điểm). 
 1. Yêu cầu chung: 
- Bài làm thành một văn bản ngắn. Có bố cục ba phần.
- Kiểu bài nghị luận: Phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ để làm nổi bật nội dung khổ thơ. 
2. Về nội dung cần làm nổi bật một số ý cơ bản sau: 
a. Giải thích ý kiến trên để làm rõ yêu cầu của đề là phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật: Thơ hay cả hồn lẫn xác có nghĩa là hay cả nội dung, ý nghĩa (hồn) lẫn nghệ thuật, hình thức (xác).
b. Xác định các biện pháp nghệ thuật đặc sắc sử dụng trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của chúng:
- Nêu xuất xứ và nội dung đoạn thơ. 
- Một số các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng: 
+ Đảo ngữ (hoặc đảo trật tự cú pháp) ở 2 câu thơ: 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
=> Tác dụng: Nhấn mạnh hành động “mọc”, gợi sự xuất hiện của bông hoa màu tím biếc đầy sức sống, mãnh liệt, đầy sức xuân của bông hoa, thông qua đó gợi lên một sức sống mãnh liệt của mùa xuân: diễn tả một sắc xuân, một thế xuân đem lại vẻ đẹp, sức sống mới cho quê hương đất nước. Đồng thời diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, thú vị của nhà thơ trước một hình ảnh của mùa xuân.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng hót con chim chiền chiện nghe được=> Thính giác; đọng lại thành giọt => cảm nhận bằng thị giác; Tôi đưa tay tôi hứng => Cảm nhận bằng xúc giác, một sự cụ thể hóa từ vô hình thành hữu hình cảm nhận bằng nhiều giác quan.
=> Tác dụng: Làm cho hình ảnh thơ lung linh, đa nghĩa, thể hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời vào xuân. Âm thanh tiếng hót con chim chiền chiện như đọng lại thành giọt như hạt ngọc long lanh mà nhà thơ đang như chạy dưới bầu trời đưa tay hứng về, giữ lấy trân trọng, nâng niu với bao niềm hạnh phúc, niềm yêu cuộc sống tươi đẹp. 
+ Cách sử dụng từ “Ơi” (con chim): Nhân hóa -> Thân thiết, gần gũi; từ “chi”: từ địa phương miền Trung => Thể hiện sự ngọt ngào xứ Huế nhưng lại gợi sự thôi thúc của tiếng hót con chim làm cho tác giả xao xuyến, bâng khuâng.
c. Khẳng định lại ý kiến trên: giá trị các các biện pháp nghệ thuật đặc sắc làm nổi bật nội dung đoạn thơ. Ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu chí lí thay!
*Phần tập làm văn: 
Nghị luận về một sự việc hiện tượng, xã hội, đạo lý tư tưởng
MINH CHỨNG. 
Về sự việc, hiện tượng xã hội
Đề thi HSG Huyện Ea Kar năm học 2014-2015 (sự việc, hiện tượng xã hội)
Câu 1: (4 điểm) (Đề chính thức)
 Tàu cháy, nhưng quyết không để cờ cháy
 Ngày 20/3/2014 tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS do chủ tàu Bùi Văn Phải và thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh chỉ huy bị tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 786 bắn 4-5 phát súng cháy cabin. Bất chấp ngọn lửa đang cháy bùng trên kèo gỗ, các thủy thủ nhảy vào lửa dội nước đưa được 4 bình gas lớn ra ngoài. Trong khói lửa, anh Bùi Văn Phải leo lên nóc cabin cuộn nhanh lá cờ Tổ quốc vào ngực không để bị cháy, mặc cho lửa cháy sém quanh người. Đám cháy dập tắt, lá cờ được cắm trở lại trên nóc cabin còn lại bộ khung.
 “Anh em ngư dân chúng tôi mỗi lần ra biển đều tâm niệm rằng, cờ Tổ quốc phải luôn ở nóc tàu để khẳng định chủ quyền biển đảo và đúng với quy định quốc tế. Tàu cháy, nhưng quyết không để cờ cháy”- anh Phải quả quyết. 
 (Nguồn: Trích từ www.tienphong.vn/xh ngày 26/3/2014). 
 Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 20 dòng) nói lên suy nghĩ của mình từ câu chuyện trên. 
Đáp án:
Câu 1: (4 điểm). Học sinh trình bày thành một văn bản, đáp ứng được một số ý cơ bản sau đây: 
 1. Tóm tắt sự việc ngắn gọn 
2. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: 
Hành động dũng cảm cứu cờ Tổ quốc và lòng tự tôn dân tộc của anh Bùi Văn Phải nói riêng và anh em ngư dân trên tàu nói chung.
3. Thể hiện được một số suy nghĩ cơ bản sau: 
 - Đó là lòng quả cảm của một ngư dân - một người con nước Việt, trong một hoàn cảnh hết sức nguy hiểm, đối mặt với kẻ thù, với cái chết. 
 - Khâm phục anh Bùi Văn Phải và các anh em ngư dân trên thuyền đã quyết tâm, dũng cảm, cứu tàu, cứu cờ, bảo vệ tài sản, khẳng định chủ quyền biển đảo, khẳng định và nêu cao lòng tự tôn dân tộc – truyến thống của dân tộc ta không hề khuất phục trước bất cứ một kẻ thù nào. 
 - Tự hào về dân tộc Việt nam đã sinh ra những người con quả cảm quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc. 
 4. Mở rộng, liên hệ bản thân: 
 + Những năm tháng kiên trì bền bỉ đấu tranh với Trung Quốc trên biển Đông về chủ quyền biển đảo biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống, bao ngư dân, lực lượng cảnh sát biển của ta đã bị thương nhưng không hề nao núng trước kẻ thù được cả thế giới biết đến. Và hơn thế nữa là cả một lịch sử hào hùng 4000 năm của dân tộc ta.
 + Bài học giáo dục từ tấm gương anh Bùi Văn Phải (đặc biệt là thế hệ trẻ) về màu cờ sắc áo của dân tộc. 
Về đạo lý tư tưởng
Câu 1: (4 điểm). 	
 HAI BIỂN HỒ
 Người ta bảo ở Pa-le-xtin có hai biển hồ Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi của nó, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có loài các nào sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống ở đó. Biển hồ thứ hai tên là Ga-li-lê thu hút rất nhiều khách du lịch. Nước ở biển hồ bao giờ cũng trong xanh mát rượi, cá sống được mà nước có thể uống được. Nhà cửa được xây cất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. 
 Nhưng điều kì lạ là cả hai hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận rồi giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước ở trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người 
 Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết. 
 (Trích SGK Ngữ văn 7 tập 2, trang 10,11-Theo quà tặng cuộc sống https://www.youtube.com).
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân. 
Đáp án
Câu 1. (4 điểm)
 *. Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Bài viết thành một văn bản nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng. 
 - Diễn đạt mạch lạc, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng. 
 - HS có thể trình bày theo suy nghĩ riêng của mình theo những cách khác nhau, nhưng bài viết hợp lí thuyết phục, có cảm xúc, sáng tạo
 *. Yêu cầu về kiến thức: 
 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: mượn câu chuyện về hai biển hồ để nói lên một lẽ sống của con người là cho và nhận. 
 - Sống chỉ biết nhận mà không cho là ích kỉ cá nhân rồi cuối cùng xung quanh họ không có ai cả, chỉ chết dần chết mòn trong cô đơn. 
 *. Về cơ bản có thể đạt một số ý cơ bản sau: 
 a. Tóm tắt nội dung câu chuyện. (0,5 điểm) 
 b. Giải thích, phân tích một số chi tiết có hàm ý: (3,0 điểm)
 - Hai biển hồ là hai kiểu người trong xã hội. Biển Chết là mẫu người sống ích kỉ, thu mình, chỉ biết nhận mà không cho ai hết, nói cách khác chỉ biết hưởng thụ mà không chịu cống hiến. 
 - Tác hại của lối sống ích kỉ. 
 - Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là quà tặng cuộc sống về lẽ sống của con người “Mình vì mọi người, mọi người mới vì mình”, sống có cho mới có nhận, đã hưởng thụ phải biết cống hiến mới là con người biết sống đẹp. 
 - Phân tích thêm một số d/c trong các tác phẩm văn học để chứng minh “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải), “Một khúc ca xuân” (Tố Hữu), hay “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long). 
 c. Rút bài học bản thân. (0,5 điểm). 
Đề thi HSG Huyện Ea Kar năm 2016 - 2017
Câu 1: (4 điểm)
Một nhà văn đã nói: “Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. 
 (Trích văn bản “Trang phục”, SGK Ngữ văn 9, tập 2 - trang 9, Nxb GD)
 	Em nghĩ như thế nào về câu nói trên? 
I. Đáp án:
Câu 1: (4 điểm)
 1. Yêu cầu chung: 
- Bài làm thành một văn bản ngắn. Có bố cục ba phần. 
- Kiểu bài nghị luận: một vấn đề về quan điểm, tư tưởng, đạo lý. 
2. Về nội dung cần làm nổi bật một số ý cơ bản sau: 
a. Giải thích câu nói để làm rõ vấn đề nghị luận là: Đề cao trí tuệ (bộ óc thông minh) hơn trang phục (bộ quần áo đẹp). 
b. Nghị luận: 
b1: Trang phục rất quan trọng đối với con người.
Trang phục đẹp chẳng những làm đẹp cho cá nhân mỗi con người mà còn làm đẹp cho xã hội, “ăn cho mình, mặc cho người”. 
Trang phục đẹp là: 
 	+ Đồng bộ, phù hợp hoàn cảnh, môi trường công việc phù hợp với đạo đức, văn hóa xã hội (dẫn chứng)
 	+ Không có pháp luật nào can thiệp nhưng có những quy tắc ngầm mà mọi người phải tuân thủ (dẫn chứng: đi đám cưới, đám ma, đến công sở, đi dạ hội không ai bảo ai cũng không có quy định nào mà vẫn tuân thủ phù hợp) 
 	b2. Trí tuệ con người càng quan trọng hơn: 
+ Người có trang phục đẹp mà không có trí tuệ chẳng làm được gì cho gia đình, xã hội (dẫn chứng)
+ Người có văn hóa, trí tuệ sẽ giúp ích được nhiều cho gia đình, làm chủ đất nước, xã hội (dẫn chứng)
+ Người có văn hóa, có trí tuệ chắc chắn sẽ biết lựa chọn, sử dụng cho mình trang phục đẹp (dẫn chứng)
 	c. Ngày nay xã hội văn minh, bước vào nền kinh tế tri thức mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, nền kinh tế hội nhập toàn cầu con người càng cần có trí tuệ làm chủ nền kinh tế tri thức nhưng cũng cần có trang phục đẹp, tự tin hội nhập. 
 	d. Ý nghĩa câu nói trên với học sinh hiện nay. 
3c. Mối quan hệ giữa các giải pháp.
Tổng quan lại để thực hiện đề tài này có các giải pháp như sau:
+ Giải pháp thứ nhất: Xác định các phần trong phân môn Tiếng Việt, các kiểu bài trong tập làm văn, các đề tài trong văn bản. 
+ Giải pháp thứ 2: Hướng dẫn cho học sinh xác định, định hình kĩ năng làm bài (lý thuyết)
+ Giải pháp thứ 3: Hướng dẫn làm một số đề bài cụ thể (mỗi phân môn nêu 1 phần làm ví dụ)
 Các giải pháp trên có mối liên hệ logic, chặt chẽ với nhau bởi các giải pháp trên thể hiện rõ các bước trong quá trình thực hiện việc chia các phần, các kiểu bài, các đề tài – một trong những khâu quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc THCS. Khi thực hiện các bước theo các giải pháp này tức là theo tiến trình chuẩn bị cho một quá trình bồi dưỡng từ chuẩn bị đến thực hiện. 
+ Trước hết giải pháp thứ nhất là nền móng chuẩn bị cho cả một quá trình bồi dưỡng nói chung và đề tài này nói riêng khi học sinh biết xác định rõ được các phần trong phân môn Tiếng Việt, các kiểu bài trong tập làm văn, các đề tài trong văn bản rồi thì việc xác định, định hình kĩ năng làm bài ở giải pháp thứ 2 rất là thuận lợi, các em sẽ định hình được lượng kiến thức theo phần, theo các kiểu bài, theo đề bài cụ thể, thấy được sự giống và khác nhau giữa các phần, các kiểu bài, các đề bài mà không ngỡ ngàng, lẫn lộn. 
+ Sau khi thực hiện giải pháp thứ 2 là học sinh như đã nắm được “công thức” làm bài, hay nói cách khác là dàn ý bằng lý thuyết đây là mấu chốt quan trọng nhất chỉ cần có đề bài “ráp” vào đây sẽ có một dàn ý cơ bản của bài làm cụ thể (ở giải pháp thứ 3) 
+ Như vậy là giải pháp thứ 3 được thực hiện cụ thể: Hướng dẫn học sinh làm một số đề cụ thể để học sinh không mơ hồ trong nhận thức và trở thành kĩ năng. 
Từ dàn ý ở giải pháp thứ 2 học sinh dựa vào các phần các ý đã gợi để tìm kiến thức phù hợp cho từng yêu cầu lập được một dàn ý cơ bản để từ đó triển khai thành bài hoàn chỉnh.
+ Cuối cùng là bước hoàn chỉnh bài làm: Học sinh dựa vào dàn ý đó triển khai thành bài viết hoàn chỉnh bằng ngôn từ diễn đạt của chính mình (phần này là thuộc đề tài sau – Rèn kĩ năng viết bài). 
Trong mỗi giải pháp các bước thực hiện cũng có mối liện hệ rất chặt chẽ không thể tách rời hay thay đổi thứ tự của chúng được. Đó là một “hệ thống liên hoàn, một dây chuyền” liền mạch.
 3d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi, hiệu quả ứng dụng
Bằng những tìm tòi trên tôi thấy hiệu quả bồi dưỡng HSG của tôi khá lên rất nhiều. Học sinh nắm chắc các phần, các kiểu bài, các đề tài và gặp đề bài nào cũng làm được chứ không phải chờ trúng đề hay trúng dạng như cách cũ hay ôn để bị động, dù thi ở cấp huyện hay cấp tỉnh học sinh không ngỡ ngàng với bất cứ dạng đề nào.
- Trong nhiều năm trước công tác tại trường Trần Phú học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh năm nào cũng đạt 2-3 em.
- Năm học 2012-2013 đến nay tôi áp dụng vào học sinh ở trường Phạm Hồng Thái – Trường vùng sâu vùng xa – vùng kinh tế đặc biệt khó khăn 85% là học sinh dân tộc thiểu số, đối tượng HS yếu hơn nhiều nhưng kết quả cũng rất khả quan học sinh giỏi các cấp đều đạt. Cụ thể như sau: 
Kết quả HSG các năm: 
- Nhiều năm trước tôi công tác tại trường Trần Phú bộ môn tôi đảm nhiệm dạy bồi dưỡng đạt rất nhiều học sinh giỏi huyện và tỉnh.
- Trường Phạm Hồng Thái: 
Năm học 2013-2014: 2/2 em HSG huyện; 1/1 em HSG tỉnh. 
Năm học 2014-2015: 2/2 em HSG huyện; 1/1 em HSG tỉnh. 
Năm học 2015-2016: 2/2 em HSG huyện; 1/1 em HSG tỉnh. 
Năm học 2016-2017: 4/4 em đậu HSG huyện; 01 em nay đang ôn đội tuyển dự thi tỉnh vào tháng 4 tới.
- Cụ thể bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh cho đội tuyển Phòng Giáo Dục một số năm gần đây.
Năm học 2009-2010: đạt 5/5em
Năm học 2010-2011: đạt 5/5em. 
Năm học 2011-2012: đạt 5/5 em: 
Năm học 2012-2013: đạt 3/5 em. 
Cũng từ đề tài này tôi đã giúp đỡ rất nhiều đồng nghiệp của tôi tại các trường bạn bồi dưỡng thành công, đạt kết quả tốt như thầy Trần Minh Khang trường THCS Phan Đình Phùng ; cô Trần Thị Hiên trường dân tộc nội trú Ea Kar; cô Trần Thị Thúy, Nguyễn Thị Hoa trường THCS Hoàng Hoa Thám, cô Trần Thị Mỹ trường THCS Lương Thế Vinh và nhiều bạn bè khác.
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động, nội dung trong đó sự sáng tạo, linh động, sự đầu tư của của giáo viên là điều không thể thiếu và chưa bao giờ cũ và thừa. Trong sự sáng tạo đó thì việc “Bồi dưỡng học sinh giỏi” là một trong những điều thể hiện sự sáng tạo, linh động, sự đầu tư của của giáo viên. Bản thân tôi nhận thấy đây chính là cách làm để góp phần nâng cao mục tiêu giáo dục đã đề ra nói chung và công tác đầu tư, phát triển chất lượng mũi nhọn môn Ngữ văn nói riêng. 
 Từ kết quả cụ thể trên có thể thấy đề tài này bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Kết quả đó cũng cho thấy đề tài đã dựa trên những cơ sở khoa học về đặc trưng bộ môn kết hợp với thực tiễn giảng dạy, tình hình thực tế của học sinh. Đó chính là cơ sở để chúng ta áp dụng vào thực tế trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Để đề tài áp dụng có hiệu quả thì:
* Đối với GV. 
1. GV phải có kĩ năng, năng lực tổng hợp phân loại.
2. GV phải có khả năng tổng quát, nhận diện và định hướng phát triển năng lực, sáng tạo
 Cần sáng tạo, tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa các giải pháp tốt nhất để nâng cao trình độ. Khắc phục khó khăn, không nản chí khi trò chưa yêu bộ môn của mình. 
3. GV phải có tâm huyết, chịu thiệt thòi, chấp nhận vất vả, hứng thú với nhiệm vụ khó khăn này. 
4. Tốn thời gian, công sức đọc nhiều, nghiên cứu nhiều, dạy ôn nhiều 
5. GV đừng có thái độ phủ nhận những gì bạn bè đồng nghiệp làm được, đừng cho mình là đã giỏi mà phải thấy được mình là ai và trình độ mình đến đâu để tự rèn luyện mình. 
 7. Hãy vui với cái gì mà bạn bè đạt được và sẻ chia những điều cần sự chung tay của mọi người thì chuyên môn mới giỏi thực sự mới bồi dưỡng được HSG. 
Bởi vì đây không chỉ là kiến thức nâng cao mà còn là kĩ năng để các em làm bài thi HSG văn. GV cần có: Cái tâm, cái tài, cái tình, cái trí
*Đối với HS: 
1. Khả năng cảm thụ và diễn đạt (Khiếu), cộng với yêu thích, đam mê Ngữ văn
2. Chăm đọc sách, đọc nhiều, đọc kĩ, lưu trữ kiến thức thu được, học hỏi bạn, thầy.
3. Rèn kĩ năng tư duy, tìm tòi đến với kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. 
4. Rèn kĩ năng cảm nhận, diễn đạt 
5. Rèn kĩ năng phát hiện, tổng hợp, khái quát, phân tích, 
6. Rèn kĩ năng phân tích từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từ bắt chước đến tự ý thức. 
7. Phát triển năng lực tự nhiên, theo định hướng dạy học mới.
2. Kiến nghị: 
Đề nghị Phòng giáo dục tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo riêng cho môn Ngữ văn để giáo viên trong huyện có thể chia sẻ những kinh nghiệm dạy học có liên quan đến nội dung đề tài đó là biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn cho học sinh.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra được từ sách vở tài liệu, từ thực tế trong công tác “Bồi dưỡng học sinh giỏi”. Tuy đề tài chỉ là một vấn đề nhỏ trong các phương pháp, biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, nhưng bản thân tôi nhận thấy từ thực tế công tác bồi dưỡng hàng năm được nhà trường phân công, được Phòng Giáo Dục điều động ôn đội tuyển thi cấp tỉnh, tôi đã vận dụng đề tài này, học sinh có sự thích thú ôn bộ môn Ngữ văn hơn, có thái độ tích cực, đặc biệt là nâng cao khả năng tư duy, kĩ năng vận dụng. Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế và nhiều nội dung chỉ mang tính gợi ý, ví dụ để sự sáng tạo, linh động cho các bạn đồng nghiệp chứ chưa thể hiện hết minh chứng thực tế nội dung tôi đã thực hiện, bởi đây chỉ là phần I trong nhiều phần của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Để thành công trong công tác “Bồi dưỡng học sinh giỏi” còn cần nhiều kĩ năng khác nữa
Chính vì vậy mong quý bạn bè, đồng nghiệp góp ý thêm để chúng ta cùng xây dựng nên một đề tài có giá trị, có tính thực tiễn, tính khả thi cao hơn nữa để bộ môn Ngữ văn chúng ta không thua kém các bộ môn khác trong các cuộc thi.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cư Elang, ngày 8 tháng 3 năm 2017
Người thực hiện
Nguyễn Thị Biên
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 - Nghị quyết 29-NQTW
- Cẩm nang luyện thi HSG Ngữ văn và lớp 9 lên lớp 10 NXB ĐHQG Hà Nội. 
- Bồi dưỡng Ngữ văn 6,7,8,9 NXBGD. 
- Đề thi và kiểm tra Ngữ văn 9. 
- Chương trình quà tặng cuộc sống. 
- Sách Giáo dục nhân cách (dự phòng) cho trẻ - nxb Văn hóa - TT
- 250 Đề và bài làm văn của học sinh NXB thanh niên. 
- Thơ Việt Nam (hiện đại) NXBGD.
Và rất nhiều tài liệu, văn bản khác.

File đính kèm:

  • docNGUYỄN-THỊ-BIÊN.doc
Sáng Kiến Liên Quan