Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin

1.2.1 Đối với giáo viên

 Phần lớn chỉ chú trọng dạy đọc hiểu văn bản văn học, phát triển năng lực văn học mà ít chú trọng hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh thông qua rèn luyện kĩ đọc, viết, nói và nghe. Mà nếu có rèn luyện những kĩ năng này cũng chỉ áp dụng vào các văn bản văn học, mà chưa có sự đầu tư cho phân môn Tiếng Việt, đặc biệt là các tiết thực hành. Chính vì vậy, khi dạy các bài thực hành viết quảng cáo, viết bản tin thường ít có sự chuẩn bị về phương tiện trực quan minh họa, ngữ liệu chủ yếu dựa vào Sách giáo khoa ( mà những ngữ liệu báo chí này không có tính trực quan và tính thời sự). Khi thực hành, giáo viên chủ yếu đưa ra yêu cầu, học sinh thực hành; giáo viên chỉ đánh giá kết quả luyện tập của một số học sinh qua kĩ năng viết nên không gây được hứng thú học tập và học sinh không có sự tích cực, chủ động trong các hoạt động.

1.2.2 Đối với học sinh

 Bản thân môn Tiếng Việt vốn khó với nhiều kiến thức về ngôn ngữ trừu tượng khó hiểu, giờ học thực hành lại thường khô khan nên không phát huy được hứng thú, sự tích cực chủ động của học sinh. Hơn nữa, học sinh cũng ít rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản quảng cáo và bản tin. Do sức nặng của chương trình môn học, nhiều học sinh không quan tâm đến tình hình thời sự ngoài xã hội, không quan tâm quảng bá cá sản phẩm, dịch vụ ở địa phương. Học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của bài học, cho rằng nó không nằm trong chương trình thi cử, kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra, đối với một số học sinh có quan tâm, có nhu cầu viết các văn bản báo chí thì khi viết còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu nguồn tin, lúng túng trong cách thức trình bày, yếu trong khâu biên tập .

 Hạn chế về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của học sinh cụ thể như sau:

+ Đọc: chưa trôi chảy, chỉ hiểu đúng một phần các văn bản thuộc thể loại phong cách ngôn ngữ báo chí, chỉ nhận biết, phân tích, đánh giá được một số đặc điểm nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản báo chí, chưa biết liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân và bối cảnh lịch sử, xã hội để đọc hiểu các văn bản; chưa có thói quen tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc.

+ Viết: chưa biết cách thức trình bày một văn bản quảng cáo, cách viết một bản tin theo đúng yêu cầu; khi viết chưa có ý tưởng sáng tạo, quan điểm, thái độ chưa rõ ràng, chưa có tính mạch lạc và thuyết phục.

+ Nói: chưa rõ ràng, chưa mạch lạc, còn ấp úng khi trình bày các ý tưởng, thông tin, quan điểm, việc bảo vệ quan điểm của cá nhân chưa thuyết phục, chưa tự tin khi nói trước nhiều người, khi tranh luận còn chưa mạnh dạn đưa ra chủ kiến của mình,.

+ Nghe: hiểu được một số thông tin của văn bản báo chí đưa ra nhưng chưa nhận biết, phân tích, đánh giá được cách mà người viết (người nói) biểu đạt ý tưởng, cảm xúc.

 

docx47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 3478 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xã hội, tư tưởng,  để đọc hiểu văn bản quảng cáo (hoặc bản tin)
+ Chưa có sự tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc các văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) nói riêng và văn bản báo chí nói chung
+ Đọc không trôi chảy, còn ấp úng, chưa hiểu rõ nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản quảng cáo (hoặc bản tin)
+ Nhận biết, phân tích, đánh giá được một vài đặc điểm về nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản quảng cáo (hoặc bản tin)
+ Không biết so sánh văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) với những văn bản khác thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
+ Không liên hệ được những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân và bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng,  để đọc hiểu văn bản quảng cáo (hoặc bản tin)
+ Chưa có sự tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc các văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) nói riêng và văn bản báo chí nói chung
2. Kĩ năng viết
+ Viết được một văn bản quảng cáo đúng nội dung và hình thức biểu đạt; bảo đảm các yêu cầu về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, ngữ dụng, yêu cầu về đặc điểm của kiểu loại văn bản quảng cáo
+ Biết thể hiện các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục
+ Viết được một văn bản quảng cáo đúng nội dung và hình thức biểu đạt; bảo đảm được một số yêu cầu về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, ngữ dụng, một số yêu cầu về đặc điểm của kiểu loại văn bản quảng cáo
+ Chưa thể hiện được các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục
+ Viết một văn bản quảng cáo nhưng chưa đúng nội dung và hình thức biểu đạt; mắc phải một số lỗi về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, ngữ dụng, yêu cầu về đặc điểm của kiểu loại văn bản quảng cáo
+ Không thể hiện các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ và không thuyết phục được nghười nghe
3. Kĩ năng nói
+ Nói rõ ràng và mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ của mình
+ Biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, có tính đến quan điểm của người khác
+ Tự tin khi nói trước nhiều người
+ Có thái độ cầu thị và văn hóa khi thảo luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận, tranh luận
+ Nói tương đối rõ ràng và mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ của mình
+ Biết bảo vệ quan điểm của cá nhân nhưng chưa thuyết phục, chưa tính đến quan điểm của người khác
+ Chưa tự tin lắm khi nói trước nhiều người
+ Chưa có thái độ cầu thị và văn hóa khi thảo luận, tranh luận phù hợp; chưa thể hiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận, tranh luận
+ Nói ấp úng, chưa rõ ràng và mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ của mình
+ Chưa biết bảo vệ quan điểm của cá nhân, chưa tính đến quan điểm của người khác
+ Chưa tự tin khi nói trước nhiều người
+ Không có thái độ cầu thị và văn hóa khi thảo luận, tranh luận phù hợp; không thể hiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận, tranh luận
4. Kĩ năng nghe
+ Hiểu được ý kiến của người khác trong giao tiếp; nắm bắt được những thông tin quan trọng từ các cuộc thảo luận, tranh luận, có phản hồi linh hoạt và phù hợp
+ Nhận biết, phân tích, đánh giá được cách mà người nói biểu đạt ý tưởng, cảm xúc và thuyết phục người nghe.
+ Hiểu được ý kiến của người khác trong giao tiếp; nắm bắt được một vài thông tin quan trọng từ các cuộc thảo luận, tranh luận, có phản hồi linh hoạt và phù hợp
+ Chưa nhận biết, phân tích, đánh giá được cách mà người nói biểu đạt ý tưởng, cảm xúc và chưa thuyết phục được người nghe.
+ Chưa hiểu được ý kiến của người khác trong giao tiếp; chưa nắm bắt được những thông tin quan trong từ các cuộc thảo luận, tranh luận, có phản hồi linh hoạt và phù hợp
+ Không nhận biết, phân tích, đánh giá được cách mà người nói biểu đạt ý tưởng, cảm xúc và không thuyết phục người nghe.
4.3 Kết quả đạt được
4.3.1 Đối với hoạt động giáo dục
Về nhận thức
 Qua các hoạt động học tập tích cực, GV giúp HS nắm chắc kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và viết bản tin, từ đó phát triển năng lực ngôn ngữ ( nhất là ngôn ngữ báo chí). Đặc biệt, tôi nhận thấy, đây là năng lực quan trọng đối với HS THPT, vì ngôn ngữ báo chí được sử dụng nhiều khi nhu cầu cập nhật thông tin chính trị, văn hóa- xã hội,  và quảng bá sản phẩm (dịch vụ) trong thời đại công nghệ viễn thông phát triển là điều cần thiết.
 Thông qua việc phát triển năng lực ngôn ngữ báo chí, HS thấy được tầm quan trọng của việc cập nhật tin tức chính trị, xã hội, văn hóa và có ý thức quảng bá sản phẩm (dịch vụ) để phát triển kinh tế địa phương. 
 Về chất lượng
 Đề tài được áp dụng cho lớp 10A3 (viết quảng cáo) và lớp 11A3 (Bản tin) Trường THPT Cửa Lò 2 ( Năm học 2020 – 2021); lớp đối chứng là lớp 10D1 và lớp 11D1 ( năm học 2020 – 2021) không áp dụng đề tài này mà chỉ sử dụng một số phương pháp cũ như: phát vấn, đàm thoại, cung cấp khái niệm, hướng dẫn cách thức trình bày; các lớp này có năng lực môn Ngữ văn tương đương nhau.
- Cách kiểm tra: kiểm tra tự luận trong thời gian ngắn, đánh giá kết quả thảo luận qua nhóm Messenger, nhóm Zalo. 
- Kết quả thực nghiệm khi áp dụng đề tài ở lớp 10A3, lớp 11A3 và kết quả đối chứng ở lớp 10D1, lớp 11D1 ở trường THPT Cửa Lò 2, năm học 2020 – 2021 như sau:
Bài dạy: Viết quảng cáo
NĂNG LỰC NGÔN NGỮ
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Lớp đối chứng 10D1 
Lớp thực nghiệm 10A3
Số lượng
(Sĩ số 43)
Tỉ lệ
Số lượng
(Sĩ số 42)
Tỉ lệ
1. Kĩ năng đọc
3
17
39,5%
30
71,4%
2
15
34,9%
17
40,5%
1
11
25,6%
5
11,9%
2. Kĩ năng viết
3
10
23,3%
18
42,9%
2
18
41,9%
16
38,1%
1
15
34,8%
8
19 %
3. Kĩ năng nói
3
20
46,5%
28
 66,7%
2
13
30,2%
10
23,8%
1
10
23,3%
4
9,5%
4. Kĩ năng nghe
3
19
44,2%
27
64,3%
2
13
30,2%
10
23,8%
1
11
25,6%
5
11,9%
Bài dạy: Bản tin
NĂNG LỰC NGÔN NGỮ
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Lớp đối chứng 11D1 
Lớp thực nghiệm 11A3
Số lượng
( Sĩ số 44)
Tỉ lệ
Số lượng
(Sĩ số 40)
Tỉ lệ
1. Kĩ năng đọc
3
18
40,9%
25
62,5%
2
15
34,1%
10
25 %
1
11
25%
5
12,5%
2. Kĩ năng viết
3
10
22,7%
21
52,5%
2
20
45,5%
14
35%
1
14
31,8%
5
12,5%
3. Kĩ năng nói
3
17
38,6%
24
60%
2
18
40,9%
12
30%
1
9
20,5%
4
10%
4. Kĩ năng nghe
3
16
36,4%
23
57,5%
2
17
38,6%
12
30 %
1
11
25%
5
12,5%
 Sau khi kết thúc đề tài học sinh lớp thực nghiệm được phát triển năng lực ngôn ngữ với 4 kĩ năng đọc, viết, nói, nghe so với học sinh lớp đối chứng. Tỉ lệ đánh giá về các kĩ năng của năng lực ngôn ngữ ở mức độ 3 (mức cao nhất trong thang đánh giá) đều tăng. Cụ thể: Kĩ năng đọc, viết, nói, nghe ở các lớp thực nghiệm đều có kết quả cáo hơn rất nhiều so với lớp đối chứng
BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ ĐẠT MỨC ĐỘ 3 KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Kĩ năng
Lớp đối chứng
Tỉ lệ
Lớp thực nghiệm
Tỉ lệ
Đọc
10D1
39,5%
10A3
71,4%
11D1
40,9%
11A3
62,5%
Viết
10D1
23,3%
10A3
42,9%
11D1
22,7%
11A3
52,5%
Nói
10D1
46,5%
10A3
66,7%
11D1
38,6%
11A3
60%
Nghe
10D1
44,2%
10A3
64,3%
11D1
36,4%
11A3
57,5%
 Tuy nhiên qua kết quả cho thấy kĩ năng viết ở mức 3 tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn các kĩ năng đọc, nói, nghe.Cụ thể: mức độ 3 đạt 42,9%, (lớp 10A3) và 52,5 % (lớp 11A3). Chứng tỏ, đây là kĩ năng khó rèn luyện và cần tổ chức thêm nhiều hoạt động học tập để rèn luyện để nâng cao kĩ năng này cho học sinh.
 Qua việc xử lí số liệu thống kê, so sánh kết quả, đánh giá kết quả học tập của HS cho thấy:
+ Khi áp dụng đề tài này vào dạy học bài Viết quảng cáo và Bản tin chất lượng HS đã tăng lên rõ rệt. Số HS có lực học giỏi và khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
+ Như vậy, sự chênh lệch này chứng tỏ mô hình thực nghiệm Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin đã thu được những kết quả nhất định.
4.3.2 Đối với bản thân
 Qua việc sử dụng dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin; tôi nhận thấy sự hữu ích rất lớn đối với bản thân. Tôi rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm để giảng dạy các bài thực hành tiếng Việt tốt hơn (nhất là dạy thực hành viết các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí như: quảng cáo, bản tin, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn). Tâm lí ngại dạy thực hành tiếng Việt đã không còn, hình thức đánh giá kết quả của HS cũng mới mẻ, linh hoạt hơn. 
4.3.3 Đối với đồng nghiệp và nhà trường
 Khi tiến hành đề tài này, tôi đã mời các thành viên trong nhóm tham gia bằng cách dự giờ cả 4 lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả cho thấy sự phản hồi tích cực của đồng nghiệp. Chúng tôi đều có một quan điểm chung là nên áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khi dạy thực hành viết quảng cáo, viết bản tin nói riêng và trong phân môn tiếng Việt nói chung. 
 Đề tài này sẽ được phổ biến tới đồng nghiệp trong những năm tiếp theo.
 Khi tiến hành thực nghiệm các phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS trong thực hành viết quảng cáo và viết bản tin, khả năng giao tiếp và kết quả học tập của HS có sự chuyển biến rõ rệt, không chỉ đem lại thành tích cho cá nhân mà còn góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ báo chí. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Qua việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS để Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin, tôi nhận thấy có một số vấn đề sau:
- Việc nâng cao hiệu quả dạy bài thực hành viết quảng cáo, viết bản tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS. Đồng thời, qua bài học mang tính chất thực hành này, HS sẽ rèn luyện được các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe các kiểu văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí – kiểu bài có tính chất ứng dụng, gắn liền với nhu cầu thực tiễn cuộc sống. 
- Việc đưa các phương pháp và kĩ thuật dạy học trên chỉ là một trong số các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy phẩm chất và năng lực cho học sinh, bên cạnh rất nhiều phương pháp có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy phù hợp vào bài học, phù hợp với đối tượng học sinh để có thể có được phương pháp hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng của những bài đạt học thực hành tiếng Việt nói riêng và phân môn tiếng Việt nói chung.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An
Cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ từng bộ môn như cáchọc tập các Modun trên nên tảng trực tuyến của ngàng để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, giúp giáo viên làm quen dần với chương trình GPPT 2018. 
2.2 Đối với Ban giám hiệu, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong trường
- Cần quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ giáo viên hoàn thành các lớp bồi dưỡng chuyên môn, quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất cho mỗi giáo viên.
- Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học như máy chiếu, loa đài, tivi tích hợp, kết nối mạng,.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, trải nghiệm sáng tạo, những cuộc thi viết, cuộc thi thiết kế về các chủ đề học tập có ý nghĩa, bổ ích cho học sinh để tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng giao tiếp và năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
2.3 Đối với giáo viên
- Giáo viên cần phải nâng cao tinh thần học hỏi kinh nghiệm, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ, tích cực hơn nữa trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Có như vậy mới tạo được hứng thú và niềm say mê văn học ở học sinh.
- Giáo viên phải luôn tự bồi dưỡng lòng đam mê, sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề và tinh thần hăng say trong công tác giảng dạy.
 Trên đây là một số ý kiến cá nhân về việc vận dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS để “ Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin” . Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các trang Web: truonghocketnoi. edu.vn, các bài viết, báo cáo, trang báo.
2. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2011
3. Tài liệu Tập huấn ETEP (Tài liệu tập huấn của chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn)
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai, Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Một, Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập Hai, Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009
PHỤ LỤC 1: CÁC LOẠI PHIẾU
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU – HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
ĐỐI VỚI THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT VÀ VIẾT QUẢNG CÁO, BẢN TIN
( Tiến hành trước khi thực hiện đề tài )
1. Em có hứng thú đối với các tiết học thực hành tiếng Việt không?
 Có Không Không ý kiến
2. Em thấy các tiết thực hành tiếng Việt thường như thế nào?
 Hấp dẫn Bình thường Khô khan
3. Em có theo dõi các quảng cáo (hoặc bản tin) không?
 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 
4. Em theo dõi các quảng cáo (bản tin) trên các phương tiện nào?
 Truyền hình (tivi), Truyền thanh
tru Báo chí 
 Mạng xã hội 
 Tất cả các phương tiện trên 
5. Em có biết cách viết một văn bản quảng cáo (hoặc một bản tin) không?
 Có Không 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ( Tiến hành trước bài học)
VIẾT QUẢNG CÁO
Làm việc theo nhóm 4 – 5 HS:
1. Chọn một sản phẩm ( hoặc dịch vụ) mà gia đình, người thân, hoặc địa phương em kinh doanh. ( Ví dụ: hải sản, nông sản, thực phẩm chế biến, mặt hàng gia dụng; dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, )
2. Tìm hiểu những đặc điểm về sản phẩm đó như: chất lượng, sự ưu việt, giá cả, địa chỉ liên hệ
3. Thu thập một vài hình ảnh về sản phẩm ( hoặc dịch vụ đó) ( đính kèm)
4. Thảo luận và điền vào Phiếu học tập sau:
- Tên sản phẩm ( hoặc dịch vụ):
- Đặc điểm của sản phẩm: ( chất lượng, sự ưu việt,)
- Giá cả : 
- Địa chỉ liên hệ:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: VIẾT QUẢNG CÁO
Làm việc theo nhóm 4 – 5 HS: Đọc văn bản quảng cáo sau và trả lời câu hỏi: 
NHÀ HÀNG HUY HƯƠNG CỬA LÒ
 Nhà hàng chuyên phục vụ các món hải sản tươi ngon như: cua, ghẹ, tôm, mực, cá biển, ốc hương, nghêu, hàu,  tươi ngon. Ngoài ra, nhà hàng còn phục vụ nhiều món ăn đặc sắc thích hợp cho mọi đối tượng: thịt bò, lợn, rắn, lươn, ếch, Quý khách đến đây sẽ được thưởng thức rất nhiều món ngon với những cách chế biến khác nhau.
 Nhà hàng có không gian rộng rãi, thoáng mát với sức chưa lên đến gần 200 khách cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẵn sàng phục vụ quý khách mọi lúc rất thích hợp cho đoàn du lịch, gia đình, các bữa nhậu. 
 Đến với nhà hàng Huy Hương, quý khách sẽ vừa được thưởng thức các món ăn ngon từ thực phẩm đảm bảo chất lượng, tươi ngon vừa được ngắm cảnh và vui chơi giải trí.
 Địa chỉ: Hồ tôm, Nghi Khánh, Nghi Lộc, Nghệ An – Điện thoại: 091 254 80 28
1. Nội dung quảng cáo đã nêu được những đặc điểm ưu việt nào của sản phẩm (dịch vụ)?
2. Nhận xét về cách thức trình bày quảng cáo trên?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: VIẾT QUẢNG CÁO
Làm việc theo nhóm 4 – 5 HS: Đọc văn bản quảng cáo sau và trả lời câu hỏi: 
Khách sạn Mường Thanh Grand Cửa Lò
 Khách sạn cao 27 tầng với kiến trúc hiện đại, hệ thống 249 phòng nghỉ sang trọng và đẳng cấp, các phòng đều được đồng bộ với hệ thống cửa kính hướng biển và toàn cảnh khu vực Cửa Lò. 
 Khách sạn có 3 nhà hàng lớn và các phòng tiệc nhỏ, phục vụ tiệc từ 20 cho đến 800 khách. Nhà hàng phục vụ các đặc sản biển Cửa Lò, các thực đơn Á Âu cao cấp và đặc biệt là món ngon đặc trưng của vùng Tây Bắc Việt Nam. Phòng hội thảo đa chức năng với sức chứa lên đến 800 người được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại.
 Ngoài ra Mường Thanh Cửa Lò còn cung cấp các dịch vụ Spa làm đẹp, Massage thư giãn, Yoga & Fitness chuyên nghiệp, hồ bơi ngoài trơi, phòng Karaoke, sân chơi Tennis,
 Khách sạn tọa lạc ở vị trí trung tâm, nằm bên cạnh bãi biển Cửa lò. Phương tiện giao thông đi lại rất thuận lợi cách sân bay Vinh 7 km, cách ga Vinh 15 km. 
Địa chỉ: 232 Đường Bình Minh-Tx.Cửa Lò
1. Nội dung quảng cáo đã nêu được tính ưu việt của sản phẩm (dịch vụ) qua những đặc điểm nào?
2. Nhận xét về cách thức trình bày quảng cáo trên ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ( Tiến hành trước bài học): BẢN TIN
Làm việc theo nhóm 4 – 5 HS:
1. Chọn một sự kiện (hoặc hoạt động) vừa mới diễn ra ở trường học (hoặc địa phương) mà mọi người quan. ( Ví dụ: sự kiện (hoặc hoạt động) giáo dục, văn hóa – xã hội, thể dục – thể thao, an ninh trật tự, an toàn giao thông, )
2. Tìm hiểu những thông tin về sự kiện (hoạt động) đó như: thời gian, địa điểm sự kiện (hoạt động) xảy ra, nguyên nhân – kết quả - ý nghĩa của sự kiện (hoạt động).
3. Thu thập một vài hình ảnh về sự kiện (hoạt động) đó và đính kèm
4. Thảo luận và điền vào Phiếu học tập sau:
- Tên sự kiện (hoạt động) :
- Thông tin về sự kiện (hoạt động) : ( thời gian, địa điểm, nguyên nhân – kết quả - ý nghĩa), )
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: BẢN TIN
Làm việc theo nhóm 4 – 5 HS: Đọc bản tin sau và trả lời câu hỏi: 
Thứ Ba, 05/01/2021 19:57 | 
tintuc.vn
Bắt giữ 31 người vượt biên trái phép tại biên giới Lai Châu
 Rạng sáng 5/1, tại khu vực biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã bắt giữ 23 lao động vượt biên trái phép vào Việt Nam. Chiều cùng ngày, cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu, tiếp nhận 8 trường hợp vượt biên trái phép được phía Công an Trung Quốc bắt giữ và trao trả. Tất cả các trường hợp đều được đưa đi cách ly phòng dịch COVID-19.
 Trong 23 trường hợp vượt biên trái phép bị Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu bắt giữ thì Đồn Biên phòng Sì Lở Lầu bắt giữ 7 trường hợp, Huổi Luông 14 trường hợp, Đồn Biên phòng Ma Lù Thàng 2 trường hợp.
 Ngay sau khi tiếp nhận 31 trường hợp trên, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Ma Lù Thàng đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra y tế, phun khử khuẩn hành lý cá nhân, lập biên bản, hoàn chỉnh hồ sơ và đưa đi cách ly phòng, chống dịch theo quy định.
1. Bản tin trên thông báo tin gì? Tin đó có nghĩa như thế nào đối với tình hình văn hóa xã hội? Vì sao tin trên lại có tính chất thời sự (ở thời điểm công bố)?
2. Việc đưa tin cụ thể, chính xác thời gian, địa điểm, số liệu, cách xử lí các đối tượng vi phạm có ý nghĩa như thế nào đối với công tác phòng chống dịch Covid -19 của đất nước ta hiện nay?
3. Theo em, yêu cầu cơ bản của một bản tin là gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: BẢN TIN
Làm việc theo nhóm 4 – 5 HS: Đọc bản tin sau và trả lời câu hỏi: 
09/01/2021 19:27 
(Baonghean.vn)
LỄ TUYÊN DƯƠNG DANH HIỆU “SINH VIÊN 5 TỐT” VÀ GIẢI THƯỞNG “SAO THÁNG GIÊNG” CẤP TỈNH NĂM 2020
  Kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2021), nhằm tôn vinh, biểu dương các tấm gương sinh viên tiêu biểu trong học tập, rèn luyện cùng với những cán bộ Đoàn, Hội xuất sắc trong năm 2019 - 2020, chiều 9/1/2021, tại Khu tưởng niệm Lê Hồng Phong (Hưng Nguyên), Hội Sinh viên tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình Tuyên dương danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Tập thể sinh viên 5 tốt” và trao Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” cấp tỉnh năm 2020.
 Trong những năm qua, Hội Sinh viên tỉnh và Hội Sinh viên các trường trực thuộc đã tích cực triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt” do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động. Thông qua phong trào, các hoạt động được các cấp bộ Hội triển khai nhằm tạo ra môi trường tốt để sinh viên Nghệ An phấn đấu, rèn luyện, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh nhà trong giai đoạn mới.
Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Lương và đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao thưởng cho các sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt". Ảnh: Thanh Lê
1. Tiêu đề bản tin có quan hệ như thế nào với nội dung của bản tin? Hình thức và kết cấu của tiêu đề có gì đặc biệt?
 2. Tìm phần mở đầu của bản tin và nêu nhận xét gì về nội dung thông tin và vai trò của phần mở đầu trong bản tin? 
3. Bản tin được triển khai chi tiết những nội dung nào? Chúng có quan hệ với phần mở đầu như thế nào? Chúng được triển khai bằng cách như thế nào? 
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH MINH HỌA
1. ẢNH HỌC TẬP BÀI VIẾT QUẢNG CÁO 
2. HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỂ PHÂN TÍCH MẪU BÀI VIẾT QUẢNG CÁO 
3. HÌNH ẢNH VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG THỰC HÀNH VIẾT QUẢNG CÁO 
4. HÌNH ẢNH KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG BÀI BẢN TIN 
( Hình ảnh cắt từ video học sinh đóng vai phóng viên đưa tin)
( Hình ảnh bản tin học sinh viết và đưa lên trang truyền thông của nhà trường)
MỤC LỤC
Trang

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_ngon_ngu_cho_hoc_s.docx
Sáng Kiến Liên Quan