Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT

Năng lực khoa học được thể hiện qua việc HS có kiến thức khoa học và sử

dụng các kiến thức để nhận ra các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng khoa

học và rút ra các kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa

học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và là

hoạt động tìm tòi , khám phá của con người; Nhận thức được vai trò của khoa học;

Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào

giải quyết các vấn đề liên quan.

Các khái niệm về năng lực khoa học qua các kì PISA cũng có sự thay đổi.

Nếu PISA 2003, kiến thức thức khoa học chỉ đề cập đến sự hiểu biết khoa học để

đưa ra các kết luận về tự nhiên, thì PISA 2006, kiến thức khoa học được bổ sung

thêm kiến thức về mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.

pdf52 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u của đề tài là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN 
Thực hiện mục đích nghiên cứu, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã đạt 
được một số kết quả sau: 
 1.1. Góp phần nhỏ giúp GV tiếp cận phương pháp dạy học định hướng phát triển 
NL khoa học cho HS qua việc phân tích và xác định cấu trúc NL khoa học theo 
quan điểm PISA; phân tích các bước tiến hành cùng hoạt động của GV và HS 
trong chu trình học 5E. 
39 
 1.2. Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động dạy học chương Sinh sản 
(Sinh học 11 THPT) góp phần phát triển NL khoa học cho HS. 
 1.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm tại 3 trường (THPT Hà Huy Tập; THPT 
Nguyễn Duy Trinh và THPT Tây Hiếu) cho thấy hiệu quả của việc vận dụng chu 
trình học 5E để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chương Sinh sản (Sinh 
học 11 THPT) nhằm phát triển NL khoa học cho HS đã cho kết quả khả thi, khẳng 
định hướng đi của đề tài là đúng đắn. 
2. KIẾN NGHỊ 
Trên cơ sở kết quả thu được, tôi có một số kiến nghị sau: 
 2.1. Tiếp tục mở rộng nghiên cứu, thực nghiệm chu trình 5E vào hoạt động dạy 
học các phần khác của chương trình Sinh học THPT . 
 2.2. Mở rộng nghiên cứu việc phát triển NL khoa học cho HS bằng nhiều loại 
công cụ khác nhau, ở các phần khác nhau của bộ môn Sinh học. 
 2.3. Để vận dụng chu trình học 5E thiết kế và tổ chức thành công một giờ học, 
GV ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn, có kiến thức liên môn và kiến thức 
thực tế còn phải hiểu được quy trình thiết kế, tổ chức, vì vậy đòi hỏi các Sở Giáo 
dục – Đào tạo cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV, 
tập huấn về chu trình học 5E cũng như các nội dung đổi mới khác. 
 Trong giới hạn của đề tài, tôi mới thiết kế được các hoạt động dạy học theo 
chu trình học 5E chương Sinh sản – Sinh học 11 THPT, đề nghị các nghiên cứu 
sau sẽ tiếp tục hướng thiết kế này ở các nội dung khác của chương trình Sinh học 
nhằm giúp HS hứng thú trong giờ học và lĩnh hội sâu kiến thức. 
 Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc 
dù đã rất cố gắng nhưng phần trình bày cũng như nội dung không thể tránh khỏi 
những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của Hội 
đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp! 
Xin trân trọng cảm ơn! 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đinh Quang Báo (2012), Tiếp cận năng lực trong chương trình giáo dục phổ 
thông, tài liệu lưu hành nội bộ. 
2. Đinh Quang Báo và cộng sự (2013), “Đề xuất mục tiêu và chuẩn trong chương 
trình giáo dục phổ thông sau 2015”, Kỷ yếu hội thảo một số vấn đề xây dưng 
chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, tr 16-37. 
3. Bộ chính trị (2015), Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào 
tạo, hội nghị Ban chấp hành trung ương 8 khóa 11, ngày 4/11/2013. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 
2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 4/2017. 
5. Phạm Thị Bích Đào và Vũ Thị Minh Nguyệt( 8/2016), Vận dụng mô hình 5E thiết 
kế chủ đề tích hợp liên môn trong tài liệu học tập môn khoa học tự nhiên nhằm 
phát triển năng lực cho học sinh, Báo khoa học giáo dục, tr61-66 
6. Lê Xuân Quang, luận án tiến sĩ khoa học, dạy học môn công nghệ phổ thông theo 
định nghĩa giáo dục STEM, tr23,24. 
7. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội, 2016. Dạy học theo định hướng hình thành 
và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông – NXB Đại học Sư phạm Hà 
Nội. tr 57, 59, 89. 
8. Nguyễn Quang Uẩn, 2010. Tuyển tập nghiên cứu về Tâm lý – Giáo dục, NXB Đại 
học Sư phạm. 
41 
A. PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCMÔN SINH HỌC 
Ở TRƯỜNG THPT 
I. Mẫu phiếu khảo sát 
1. Phiếu khảo sát giáo viên 
Để phục vụ cho việc nghiên cứu “Vận dụng chu trình học 5E để thiết kế các hoạt 
động dạy học Sinh học ở trường phổ thông”. Xin Thầy/Cô vui lòng cho ý kiến của mình 
về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào các ô (□) phù hợp hoặc viết vào chỗ 
trống () trong câu. 
PHẦN 1. Thông tin chung 
1. Họ và tên: ... 
2. Đơn vị công tác: 
Trường 
Quận/Huyện .Tỉnh/Thành phố: .. 
 3. Giới tính: Nữ Nam 
4. Số năm giảng dạy: .. năm 
PHẦN 2. Các nội dung khảo sát 
Câu 1: Theo Thầy/Cô hiểu chu trình dạy học 5E là gì? 
A. Là 1 phương pháp dạy học tích cực, tổ chức theo chu trình gồm 5 giai đoạn liên 
tiếp nhau, mỗi giai đoạn đều bắt đầu bằng chữ E. Học sinh trải nghiệm chu trình 
5E được khơi gợi hứng thú khi tham gia, tự khám phá thông tin, đánh giá lẫn nhau, 
mở rộng kiến thức đã học trong các tình huống thực tiễn. 
B. Là 1 phương pháp dạy học tích cực, gồm 5 giai đoạn diễn ra trong thời gian 5 
tuần, qua đó học sinh có thể hoàn thiện được nhiều kỹ năng, kỹ xảo. 
C. Là một mô hình học tập dưới định hướng của giáo viên. Quá trình đánh bao gồm: 
đánh giá sơ bộ từ khi bắt đầu, khám phá, giải thích, mở rộng; và đánh giá tổng kết 
cuối bài để sát sao chất lượng học tập. 
D. Cả A và C đều đúng. 
E. Cả A, B, C đều đúng. 
F. Khác
42 
Câu 2: Theo Thầy/Cô chu trình 5E có ý nghĩa như thế nào trong dạy học? 
A. Tạo hứng thú cho học sinh, giúp cho giờ học vui nhộn hơn. 
B. Học sinh được trải nghiệm, tự khám phá thông tin, được nêu quan điểm dựa trên 
những gì đã tìm hiểu, đánh giá lẫn nhau và được áp dụng kiến thức trong các tình 
huống thực tiễn. 
C. Là một chu trình dài nên sẽ bổ sung được nhiều kiến thức cho học sinh. 
D. Rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh. 
E. Khác
Câu 3: Trong quá trình dạy học Sinh học, Thầy/Cô đã sử dụng chu trình 5E ở các mức 
độ nào sau đây? 
Chu trình dạy học 5E 
Mức độ rèn luyện 
Rất 
thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
Chưa 
bao giờ 
Giai đoạn 1: (Engage) kích thích động 
cơ học tập 
Giai đoạn 2: (Exploration) khám phá 
Giai đoạn 3: (Explanation) giải thích 
Giai đoạn 4: (Extension) mở rộng 
43 
Giai đoạn 5: (Evaluation) đánh giá 
Câu 4: Thầy/ Cô đánh giá thế nào về các nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ chức dạy 
học vận dụng chu trình 5E 
Nội dung 
Mức độ đồng ý 
Đồng ý Không đồng ý 
Chất lượng HS thấp 
Tính tích cực chủ động của 
HS còn chưa cao. 
Điều kiện, cơ sở vật chất 
chưa đáp ứng. 
Không có tài liệu hướng dẫn 
cụ thể về vận dụng chu trình 
5E vào dạy học sinh học. 
Khó xác định được vấn đề 
liên quan kiến thức bài học 
Không đủ thời gian để tổ 
chức. 
Chưa được tập huấn về chu 
trình dạy học 5E. 
2. Phiếu thăm dò ý kiến học sinh 
Nội dung Các mức độ 
Không Một phần Có 
Em có hiểu bài khi học theo chu trình 5E 
không? 
Em có hứng thú với các nhiệm vụ khám phá 
trong bài học không? 
Em có tự tin giải thích kết quả khám phá trước 
lớp không? 
Em thấy thời gian có đủ để tham gia các hoạt 
44 
động không? 
Em có mong muốn được tham gia tiếp các bài 
học theo chu trình 5E không? 
II. Kết quả khảo sát 
1. Kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết chu trình 5E 
 Đã biết Chưa biết 
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 
Theo thầy/cô chu trình 5E là gì? 3 15 17 85 
Theo thầy/ cô chu trình 5E có ý 
nghĩa như thế nào trong dạy học? 
2 10 18 90 
2. Kết quả điều tra về mức độ vận dụng chu trình 5E trong dạy học Sinh học 
Chu trình dạy học 5E 
Mức độ rèn luyện 
Rất 
thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
Chưa 
bao giờ 
SL % SL % SL % SL % SL % 
Giai đoạn 1: Kích thích động cơ học 
tập 
1 5 5 25 9 45 4 25 0 0 
Giai đoạn 2: Khám phá 3 15 5 25 6 30 4 25 2 10 
Giai đoạn 3: Giải thích 11 55 6 30 3 15 0 0 0 0 
Giai đoạn 4: Mở rộng 1 5 7 35 8 40 3 15 1 5 
Giai đoạn 5: Đánh giá 3 15 9 45 7 35 1 5 0 0 
3. Kết quả điều tra về khó khăn khi GV vận dụng chu trình 5E vào dạy học 
Nội dung Số người Tỉ lệ 
Chất lượng HS thấp 5 25 
Tính tích cực chủ động của HS còn chưa cao. 9 45 
Điều kiện, cơ sở vật chất chưa đáp ứng. 15 75 
Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể về vận dụng chu 18 90 
45 
trình 5E vào dạy học sinh học. 
Khó xác định được vấn đề liên quan kiến thức bài học 2 10 
Không đủ thời gian để tổ chức. 18 90 
Chưa được tập huấn về chu trình dạy học 5E. 20 100 
B. ĐỀ KIỂM TRA 
(Sử dụng 2 đề kiểm tra cho mỗi lớp thực nghiệm hoặc đối chứng, cả 2 đề được biên 
soạn theo cùng 1 ma trận và có yêu cầu tương đương) 
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 
(Thời gian làm bài: 45 phút) 
Họ và tên:.Lớp:.. 
Trường 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 
Chọn phương án trả lời đúng nhất và điền vào thứ tự các câu trong bảng sau: 
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 
11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 
Câu 1. Có bao nhiêu chiều hướng tiến hóa sau đúng với sinh sản hữu tính ở động vật ? 
I. Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo II. Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong 
III. Từ đẻ trứng đến đẻ con IV. Từ thụ tinh đơn đến thụ tinh kép 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 
Câu 2: Có bao nhiêu cơ chế sau đây đúng với sinh sản vô tính ở động vật? 
I. Nguyên phân II. Giảm phân III. Thụ tinh IV. Trinh sinh 
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 
Câu 3: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật có 
hoa? 
I. Tế bào sinh sản nảy mầm thành ống phấn 
II. Nhân cực kết hợp với 1 giao tử đực tạo thành nội nhũ 
III. Tế bào trứng kết hợp với 1 giao tử đực tạo thành hợp tử ‚ 
IV. Tế bào sinh sản nguyên phân thành 2 giao tử đực 
V. Nhân cực kết hợp với 1 giao tử đực tạo thành hợp tử 
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 
Câu 4: Động vật nào sau đây đẻ trứng? 
A. Rắn B. Mèo C. Chó D. Voi 
Câu 5: Ơstrogen được trực tiếp sinh ra từ 
A. tế bào kẽ B. vùng dưới đồi C. tuyến yên D. thể vàng 
Câu 6: Cây lá bỏng sinh sản sinh dưỡng bằng 
A. thân củ B. thân rễ C. lá D. rễ củ 
Câu 7: Trong quần thể ong mật, ong đực được sinh ra bằng hình thức 
46 
A. phân đôi B. sinh sản vô tính C. trinh sinh D. sinh sản hữu tính 
Câu 8: Thụ phấn chéo là hiện tượng vận chuyển của hạt phấn từ nhị đến núm nhụy 
A. của cùng hoa B. của hoa khác cây 
C. nhờ gió hoặc côn trùng D. của hoa khác cùng cây 
Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng là khi nói về viên uống tránh thai ở 
phụ nữ ? 
I. Chứa Progesteron và Ơstrogen 
II. Chỉ chứa Progesteron 
III. Progesteron và Ơstrogen ức chế tiết GnRH, FSH và LH 
 IV. Progesteron và Ơstrogen ức chế trứng chín, rụng 
V. Progesteron và Ơstrogen kích thích nang trứng phát triển. 
A. 3 B. 5 C. 4 D. 1 
Câu 10: Ở thực vật có hoa cơ quan sinh sản cái là 
A. nhị B. nhụy C. noãn D. hạt phấn 
Câu 11: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô tính ở 
động vật? 
I. Các cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra con cháu 
II. Tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định 
III.Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền 
IV.Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 12: Trùng roi sinh sản bằng hình thức 
A. phân mảnh B. trinh sinh C. nảy chồi D. phân đôi 
Câu 13: Quá trình thụ tinh ngoài xảy ra ở động vật nào sau đây? 
A. Ếch B. Mèo C. Gà D. Rắn 
Câu 14: Trong nhân giống muốn thay đổi phẩm chất của quả , có thể sử dụng bao nhiêu 
phương pháp sau đây? 
I. Chiết cành II. Ghép cành III. Nuôi cấy tế bào và mô 
IV. Ghép chồi V. Trồng bằng hạt 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 
Câu 15: Từ các tế bào lá của một cây hoa cúc (cây mẹ), một nhà khoa học đã tạo ra hàng 
nghìn cây giống nhau. Các cây con đó được tạo ra bằng phương pháp 
A. sinh sản sinh dưỡng B. chiết cành và giâm cành 
C. ghép chồi và ghép cành D. nuôi cấy tế bào và mô thực vật 
Câu 16: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô 
tính ở động vật? 
I. Các cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra con cháu 
II. Tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định 
III. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền 
IV.Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn 
47 
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 
Câu 17: Giun đất là động vật lưỡng tính nhưng vẫn xảy thụ tinh chéo là do: 
 A. hai cơ quan sinh sản ở cơ thể lưỡng tính chín cùng 1 lúc 
B. chúng sống quá gần nhau 
 C. hai cơ quan sinh sản ở cơ thể lưỡng tính chín không cùng 1 lúc 
D. chúng sống xa nhau 
Câu 18: Trồng lúa nếp cạnh ruộng lúa tẻ, độ dẻo của nếp có thể giảm là do giữa lúa nếp 
và lúa tẻ xảy ra hiện tượng 
A. tự thụ phấn B. thụ phấn nhờ côn trùng 
 C. thụ phấn chéo D. thụ phấn nhờ gió 
Câu 19: Chị Nga lập gia đình đã 3 năm nhưng chưa có con, sau khi đi khám bác sĩ kết 
luận nguyên nhân hiếm muộn không phải do chồng chị. Chị đã gặp phải bao nhiêu 
nguyên nhân trong số các nguyên nhân sau? 
I. Căng thẳng thần kinh trong một năm II. Chế độ ăn uống không hợp lý 
III. Nghiện rượu IV. Hút thuốc lá quá nhiều 
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 
Câu 20: Động vật nào sau đây phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng 
nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai? 
A. Ếch B. Chó C. Rắn D. Cá chép 
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) 
Câu 1 (1 điểm): So sánh sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. 
Hướng dẫn chấm 
- Điểm giống nhau: 0,5 điểm 
- Điểm khác nhau: 0,5 điểm 
Câu 2 (1 điểm): Hãy nêu một ứng dụng và thành tựu về sinh sản vô tính ở thực vật. 
Hướng dẫn chấm 
- Nêu 1 ứng dụng sinh sản vô tính: 0,5 điểm 
- Nêu 1 thành tựu về sinh sản vô tính: 0,5 điểm 
Câu 3 (2 điểm): Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Biết mọi diễn biến ở 
nhị hoa diễn ra bình thường. 
a. Xác định số NST ở 
- Một tế bào trong bao phấn - Một bào tử đơn bội 
- Một tế bào sinh sản - Một nhân của tế bào ống phấn 
b. Từ 5 tế trong bao phấn của loài thực vật trên có thể tạo ra bao nhiêu giao tử đực? Xác 
định số NST trong các giao tử đực được tạo ra. 
Hướng dẫn chấm 
a. Số NST ở: 
1 tế bào trong bao phấn 2n = 14 ( 0.25đ) 1 bào tử đơn bội (n = 7) ( 0.25đ) 
1 tế bào sinh sản n = 7 ( 0.25đ) 1 nhân của tế bào ống phấn n = 7 ( 0.25đ) 
b. Từ 5 tế trong bao phấn của loài thực vật trên 
48 
1 tê bào trong bao phấn tạo 8 giao tử đực (0.5 đ) 
5 tế trong bao phấn tạo: 5 . 8 = 40 (giao tử đực) (0.25 đ) 
 Số NST trong các giao tử đực: 40 . 7 = 280 (0.25 đ) 
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 
(Thời gian làm bài: 45 phút) 
Họ và tên:.Lớp:.. 
Trường 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 
Chọn phương án trả lời đúng nhất và điền vào thứ tự các câu trong bảng sau: 
1. 
2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 
11. 
12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 
Câu 1: Trong quần thể ong mật, ong thợ được sinh ra bằng hình thức 
 A. phân đôi B. trinh sinh 
C. sinh sản hữu tính D. sinh sản vô tính 
Câu 2. Động vật nào sau đây đẻ con? 
A. Rắn B. Chó C. Ếch D. Cá chép 
Câu 3: Động vật nào sau đây phôi phát triển trong ống dẫn trứng nhờ chất dự trữ có ở 
noãn hoàng? 
A. Chó B. Voi C. Mèo D. Rắn 
Câu 4: Trên bắp ngô trắng xuất hiện một vài hạt đỏ là do giữa cây ngô đỏ và cây ngô 
trắng xảy ra hiện tượng 
A. thụ phấn nhờ côn trùng B. tự thụ phấn 
 C. thụ phấn chéo D. thụ phấn nhờ gió 
Câu 5: Quá trình thụ tinh trong xảy ra ở động vật nào sau đây? 
A. Rắn B. Cá C. Ếch D. Nhái 
Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô 
tính ở động vật? 
I. Các cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra con cháu 
II. Tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định 
III.Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền 
IV. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong 
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 
Câu 7: Testosteron được trực tiếp sinh ra từ 
A. tuyến yên B. vùng dưới đồi C. tế bào kẽ D. thể vàng 
Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô tính ở 
động vật? 
I. Các cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra con cháu 
II. Tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định 
49 
 III. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền 
 IV. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn 
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 
Câu 9: Anh Nam lập gia đình đã 3 năm nhưng chưa có con, sau khi đi khám bác sĩ kết 
luận nguyên nhân hiếm muộn không phải do vợ anh. Có thể anh đã gặp phải bao nhiêu 
nguyên nhân trong số các nguyên nhân sau? 
I. Căng thẳng thần kinh trong một năm II. Chế độ ăn uống không hợp lý 
III. Nghiện rượu IV. Hút thuốc lá quá nhiều 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 
Câu 10: Ốc sên là động vật lưỡng tính nhưng vẫn xảy thụ tinh chéo là do: 
A. hai cơ quan sinh sản ở cơ thể lưỡng tính chín cùng 1 lúc 
B. chúng sống xa nhau 
 C. hai cơ quan sinh sản ở cơ thể lưỡng tính chín không cùng 1 lúc 
 D. chúng sống quá gần nhau 
Câu 11: Thụ tinh kép là hiện tượng 
A. hai giao tử đực kết hợp với 2 tế bào trứng. 
B. một giao tử đực kết hợp với 2 tế bào trứng 
C. hai giao tử đực kết hợp với 1 tế bào trứng. 
D. cả 2 giao tử đực đều tham gia thụ tinh 
Câu 12: Có bao nhiêu chiều hướng tiến hóa sau không đúng với sinh sản hữu tính ở 
động vật ? 
I. Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo II. Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong 
III. Từ đẻ trứng đến đẻ con IV. Từ thụ tinh đơn đến thụ tinh kép 
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 
Câu 13: Có bao nhiêu cơ chế sau đây đúng với sinh sản hữu tính ở động vật? 
I. Nguyên phân II. Giảm phân III. Thụ tinh IV. Trinh sinh 
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 
Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực 
vật có hoa? 
I. Tế bào sinh sản nảy mầm thành ống phấn 
II. Nhân cực kết hợp với 1 giao tử đực tạo thành nội nhũ 
III. Tế bào trứng kết hợp với 1 giao tử đực tạo thành hợp tử ‚ 
IV. Tế bào sinh sản nguyên phân thành 2 giao tử đực 
V. Nhân cực kết hợp với 1 giao tử đực tạo thành hợp tử 
 A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 
Câu 15: Trong nhân giống muốn giữ nguyên phẩm chất của quả, có thể sử dụng bao 
nhiêu phương pháp sau đây? 
I. Chiết cành II. Ghép cành III. Nuôi cấy tế bào và mô 
 IV. Ghép chồi V. Trồng bằng hạt 
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 
Câu 16: Ở thực vật có hoa cơ quan sinh sản đực là 
A. noãn B. nhị C. hạt phấn D. nhụy 
50 
Câu 17: Thủy tức sinh sản bằng hình thức 
A. phân đôi B. phân mảnh C. trinh sinh D. nảy chồi 
Câu 18: Từ các tế bào thân của một cây hoa ly (cây mẹ), một nhà khoa học đã tạo ra 
hàng nghìn cây giống nhau. Các cây con đó được tạo ra bằng phương pháp: 
A. ghép chồi và ghép cành B. chiết cành và giâm cành 
C. sinh sản sinh dưỡng D. nuôi cấy tế bào và mô thực vật 
Câu 19: Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng 
A. thân rễ B. thân củ C. rễ củ D. lá 
Câu 20: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng là khi nói về viên uống tránh thai ở phụ nữ 
? 
I. Chứa Progesteron và Ơstrogen 
II. Chỉ chứa Progesteron 
III. Progesteron và Ơstrogen ức chế tiết GnRH, FSH và LH 
IV. Progesteron và Ơstrogen ức chế trứng chín, rụng 
V. Progesteron và Ơstrogen kích thích nang trứng phát triển. 
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) 
Câu 1 (1 điểm): So sánh sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. 
Hướng dẫn chấm 
- Điểm giống nhau: 0,5 điểm 
- Điểm khác nhau: 0,5 điểm 
Câu 2 (1 điểm): Hãy nêu một ứng dụng và thành tựu về sinh sản vô tính ở thực vật . 
Hướng dẫn chấm 
- Nêu 1 ứng dụng sinh sản vô tính: 0,5 điểm 
- Nêu 1 thành tựu về sinh sản vô tính: 0,5 điểm 
Câu 3 (2 điểm): Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Biết mọi diễn biến ở 
nhị hoa diễn ra bình thường. 
a. Xác định số NST ở 
 - Một tế bào trong bao phấn - Một bào tử đơn bội 
 - Một tế bào sinh sản - Một nhân của tế bào ống phấn 
b. Từ 15 tế trong bao phấn của loài thực vật trên có thể tạo ra bao nhiêu giao tử đực? Xác 
định số NST trong các giao tử đực được tạo ra. 
Hướng dẫn chấm 
a. Số NST ở: 
1 tế bào trong bao phấn 2n = 24 (0.25 đ) 1 bào tử đơn bội n = 12 (0.25 đ) 
1 tế bào sinh sản n = 12 (0.25 đ) 1 nhân của tế bào ống phấn n = 12 
(0.25 đ) 
b. Từ 5 tế trong bao phấn của loài thực vật trên 
1 tê bào trong bao phấn tạo 8 giao tử đực (0.5 đ) 
15 tế trong bao phấn tạo: 15 . 8 = 120 (giao tử đực) (0.25 đ) 
51 
 Số NST trong các giao tử đực: 120 . 12 = 1440 (0.25 đ) 
Hình ảnh sử dụng trong dạy học 
Hoạt động 1: Khám phá sinh sản sinh dưỡng và các phương pháp nhân giống vô 
tính 
52 
- Sinh sản vô tính ở động vật 
Sinh sản bằng cách phân đôi ở trùng roi 
Sinh sản bằng cách nảy chồi ở thủy tức 
Sinh sản bằng cách phân mảnh ở giun dẹp 
Hình thức sinh sản trinh sinh ở ong 

File đính kèm:

  • pdfvideo_62.pdf
Sáng Kiến Liên Quan