Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học và THCS

- Tiếng Anh là một ngoại ngữ rất phổ biến và thông dụng. Mọi người hầu hết ai cũng biết tiếng Anh rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được dùng để giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều có nhận thức như thế, đặc biệt là học sinh phổ thông ở các vùng xa, vùng quê như học sinh của chúng ta, có mấy em nhận thức được rằng mình học ngoại ngữ dùng để giao tiếp trước tình hình đó, giáo viên dạy môn Tiếng Anh cần phải chú trọng việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là chú trọng đến việc làm thế nào để cho học sinh cấp tiểu học và THCS có được một khái niệm cơ bản cho môn nói, hay nói cách khác là các em phải biết được những câu nói giao tiếp đơn giản.

 - Mặt khác, ngày nay người ta không dạy tiếng Anh một cách đơn thuần, mà còn sử dụng tiếng Anh như một công cụ chuyển tải kiến thức cho các môn học khác như toán, khoa học. Nhiều nước đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục như vậy cần coi trọng tiếng Anh bậc tiểu học bởi được tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. Ngoài ra, một lý do cá nhân khiến tôi chọn bậc tiểu học và THCS để nghiên cứu về phương pháp giảng dạy là tôi rất yêu trẻ và thích làm việc với trẻ em.

 

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 31638 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học và THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc, điều này cuốn hút sự quan tâm của các em rất nhiều, các em càng chú tâm các em càng học nhanh. Tôi chắc chắn dạy bằng cách này các em sẽ ghi sâu vào tâm não của mình và càng về sau khi gặp tranh hoặc vật thật các em sẽ sử dụng từ một cách chính xác cho từng vật ấy, thậm chí các em có thể nói cả câu theo ngữ cảnh mà mình bắt gặp. 
	Còn các em học sinh ở bậc THCS, chúng ta đưa ra bức tranh của một trận đấu bóng đá chẳng hạn, yêu cầu các em hoạt động nhóm: xem trong bức tranh có bao nhiêu người? Họ đang làm gì? Có bao nhiêu người trong một đội bóng đang chơi trên sân? Em có thích chơi môn thể thao này không? Tại sao có và tại sao không? Trước khi cho các em nói, chúng ta nên gợi ý cho các em một vài cấu trúc có liên quan đến chủ đề. Thói quen thảo luận nhóm sẽ cho các em cơ hội nói chuyện một cách tự nhiên hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến tôi nghĩ đến việc mình phải sử dụng dụng cụ trực quan, tranh ảnh và từ gợi ý để làm cho các em làm việc tập thể. Một khi được làm việc theo nhóm thì các em học sẽ có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau nhiều các em sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Vì vậy dùng tranh ảnh hoặc vật thật để dạy kỹ năng nói thật hết sức cần thiết.
	Trong một tiết học nói, giáo viên đứng lớp chỉ là người hướng dẫn, gợi mở cho học sinh, và học sinh phải đóng vai trò là chủ thể của một tiết học. Giáo viên không nên nói nhiều quá khi cho các em thực hành, cũng không nên sữa lỗi ngay sau mỗi câu nói của các em, mà phải chờ cho các em trình bày hết những ý của mình sau đó giáo viên sẽ cho feedback và correction để nhóm kế tiếp rút kinh nghiệm hay thậm chí giáo viên nên cho học sinh lặp lại từ hoặc câu đúng bằng cách đọc đồng thanh. 	
	* Cho nghe băng tiếng Anh và lặp lại
	Chúng ta có từng nghĩ tại sao kỹ năng nghe lại đứng trước kỹ năng nói không? Đối với trẻ em, khi học một ngôn ngữ, các em hoàn toàn học theo cách bắt chước để lặp lại sau khi nghe người khác nói. Vì thế chúng ta những giáo viên dạy ngoại ngữ phải thường xuyên nói tiếng Anh khi lên lớp, không nhất thiết phải phát âm chuẩn giống như người bản xứ, thế nhưng chúng ta phải phát âm đúng vì từ chổ phát âm sai học trò của chúng ta nghe quen tai và khi nghe người khác phát âm đúng, các em sẽ chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu người đối diện với mình đang nói gì.
	* Thực hiện:
	Khi phát âm, giáo viên nhớ nhấn mạnh cho học trò của mình chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc của từ nói đến đây chúng ta thấy sự liên kết chặt chẽ giữa nghe và nói quan trọng dường nào. Vì thế chúng ta nên có kế hoạch cho học sinh nghe băng cho cụ thể trong giờ dạy listen, dạy cho các em nghe như thế nào để có thể nắm được ý chính của bài và có thể kể lại nội dung bài, không cần phải nghe hết từng chi tiết, từng từ của bài nghe. Ví dụ: ở chương trình lớp 8 có một bài nghe nói về chủ đề “làm cơm chiên Dương Châu” và chọn tranh, thì trước tiên chúng ta cũng hỏi các em một số câu hỏi gợi mở: Can you make Chinese fried rice? How can you make it? Which kinds of food do you choose to make it following these pictures? Chính những câu hỏi này sẽ làm cho học trò có chút ít khái niệm về nội dung bài mà các em sắp nghe và sau khi nghe các em có thể nói lại ý chính của bài. Rõ ràng chúng ta thấy học tiết nghe không chỉ để nghe thôi mà còn lồng vào đó là phần nói. Vì vậy chúng ta nên khuyến khích và hướng các em dành thời gian nghe băng hoặc đĩa ở nhà mỗi khi rãnh rỗi hay thậm chí trong lúc các em ngủ vẫn nên mở máy vì khi ngủ các em nghe vẫn có thể nhập tâm. Nghe thường xuyên sẽ giúp các em ăn sâu vào đầu từng câu, từng chữ và khi cần nói tự động các em sẽ phát ra được cả câu.
* Khuyến khích học sinh giải trí bằng tiếng Anh
	Việc phát triển tiếng Anh không đơn thuần chỉ là rèn luyện bốn kỹ năng, mà theo tôi còn phải có một sự bổ trợ khác. Nó gắn liền với chương trình học và phương pháp của giáo viên. Đó chính là các hoạt động ngoại khóa.
* Thực hiện:
	Tôi muốn nhấn mạnh về việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em. Đây là một lứa tuổi rất đặc biệt nên các hoạt động ngoại khóa thì thật cần thiết và chúng ta cần thiết kế sao cho không chỉ mang đến buổi vui chơi, giải trí mà còn được xây dựng theo chuẩn mực để phát triển cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng xã hội. Vì thế trong hoạt động ngoại khóa tôi nghĩ chúng ta không chỉ nên dừng lại cho các em thực hiện theo chủ đề của tháng bằng tiếng Việt một cách đơn thuần mà nên đan xen vào cho các em tiết thực hành nói tiếng Anh. Tâm trạng vừa được học vừa được vui chơi một cách thoải mái thế này thì hiệu quả của một tiết học sẽ như thế nào chắc chúng ta có thể đoán được.
	Thông qua những hoạt động này, ngoài nâng cao kỹ năng nghe nói tiếng Anh, các học sinh, đặc biệt là các em thiếu nhi và thiếu niên còn tự khám phá ra nhiều khả năng tư duy, sáng tạo đặc biệt của mình cùng với phát triển những kỹ năng "mềm" như làm việc nhóm, thương lượng, thuyết trình, giải quyết vấn đề... là những điểm nhấn cho những người thành đạt trong tương lai.
* Tập cho học sinh kể chuyện bằng tiếng Anh:
	Với đối tượng được giảng dạy là học sinh bậc tiểu học và THCS đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp riêng, phải đưa ra các ý tưởng làm sao cho lớp học càng sinh động, vui vẻ càng tốt. Việc lồng ghép kiến thức vào các trò chơi, bài hát tập thể, truyện kể giúp học sinh năng động hơn, chứ không thể đi theo lối dạy truyền thống với các lý thuyết về từ vựng, ngữ pháp quá khô khan. Trong đó phương pháp kể chuyện được sử dụng rất nhiều để tạo ra hoạt động sôi nổi của lớp học và để phát triển kỹ năng nói cho các em rất nhiều. 
* Thực hiện:
	Bạn có thể giúp trẻ nói chuyện lưu loát hơn khi áp dụng các “bài tập” từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, với yêu cầu phải chỉnh sửa kịp thời các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý. Hãy cùng trẻ chơi trò “Tự giới thiệu mình, nhóm bạn hoặc gia đình mình”. Hãy biến các ngôn từ giao tiếp hàng ngày (cảm ơn, xin lỗi, chào, chúc) thành phản xạ nói tự nhiên của trẻ. Cũng nên bảo trẻ kể lại tóm tắt một sự kiện, hay câu chuyện đã xem và bài học qua các câu chuyện ấy Hãy giúp trẻ thể hiện khả năng nói của mình với số lượng cử tọa đông dần. Cũng đôi khi bạn nên để học sinh đứng trên bục cao khi hát hoặc “bi bô” để cả lớp cùng thưởng thức. Một số em tỏ ra rất thích khi xem lại những đoạn video clip mà mình làm “nghệ sĩ” chính!
* Khuyến khích học sinh đọc sách báo bằng tiếng Anh
	 Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy kỹ năng nói có liên hệ nhân quả với kỹ năng đọc. Do vậy, muốn trẻ phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách tinh tế thì trước hết phải giúp trẻ đọc giỏi. Cũng cần giúp trẻ phân biệt cách đọc theo ngữ pháp và đọc hiểu ý. 
	* Thực hiện:
	Khi các em có một ít khái niệm về việc đọc hiểu, chúng ta cần hướng các em đọc dòng chữ trên các bảng hiệu/pano, đặc biệt là những dòng chữ trong các chương trình TV, phim ảnh có phụ đề bằng tiếng Anh, các truyện tranh bằng tiếng Anh, các mẫu truyện song ngữ chẳng hạn như sách truyện của tác giả La Hill, đây là một trong những tập truyện vui bằng tiếng Anh rất hay và phổ biến. Tôi đã từng đọc loại sách này từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Đọc truyện chẳng những mang lại sự giải trí cho các em mà còn tăng vốn từ vựng. Hơn nữa còn giúp ích các em trong việc sử dụng từ theo ngữ cảnh và khi nói các em không phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh mà mặc nhiên các em sẽ phát ngôn ra bằng tiếng Anh.
	Với xu hướng phát triển hiện nay, dựa vào phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất là Internet, nối mạng toàn cầu, học sinh có thể học và nghiên cứu tại nhà hoặc các em có thể lại các dịch vụ cho thuê, các em học sinh THCS có thể truy cập những bài học hoặc bài tập theo trình độ của mình. Hơn nữa chúng ta thấy ở những tiệm sách báo bày bán rất nhiều những sách truyện tranh song ngữ. Chúng ta có thể dựa vào những mẫu truyện ngắn như cô bé quàng khăn đỏ, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, hay chúng ta có thể dựa theo chủ đề để kể về người bạn mà em thích nhất hoặc môn học yêu thích của em  hướng cho học sinh mình tập đọc ở nhà và có thể kể lại trong phần warmer, sau đó giáo viên có thể feedback và sửa lỗi cho học sinh. Tôi nghĩ mưa dầm sẽ thấm lâu và tôi đã áp dụng phương pháp này cho học sinh thân yêu của mình, cho đến bây giờ tôi dám khẳng định là mình đã đạt được trên 80% cho việc áp dụng nâng cao kỹ năng nói thông qua kể truyện
* Hướng cho các em viết nhật ký hoặc thư từ bằng tiếng Anh
	Đối với học sinh bậc trung học cơ sở chúng ta cũng nên hướng các em tập suy nghĩ và viết nhật ký hoặc thư từ bằng tiếng Anh. Vì kỹ năng viết hỗ trợ không ít cho kỹ năng nói. Hệ quả của việc viết và nói đều do từ sự suy nghĩ mà ra.
* Thực hiện:
	Ở phần này giáo viên phải biết cách hướng cho các em tập thói quen siêng năng và thích thú trong việc viết. Ví dụ: Ngày hôm nay các em cảm thấy thích thú hay buồn chán khi học môn học nào đó, vì lý do gì và các em có cách nào để vượt qua. Các em có thể viết từ những câu đơn giản lần lượt đến câu khó hơn. Các em cứ nghĩ gì viết nấy sau nhiều lần như thế tự nhiên các em có được thói quen vừa nghĩ vừa viết bằng tiếng Anh, một khi các em có được thói quen nghĩ bằng tiếng Anh trong não của mình thì khi các em muốn nói các em sẽ tự nhiên tuôn ra bằng tiếng Anh mà không cảm thấy trở ngại.
	Trong giờ dạy nói, giáo viên nên chú ý cho học sinh trình tự đặt câu hỏi, chúng ta nên đặt câu hỏi theo chủ đề hay ngữ cảnh. Mở đầu cuộc đối thoại có những từ, nhóm từ hoặc câu mà mình nên hỏi trước và kế tiếp sẽ hỏi như thế nào để cuộc trò chuyện có vẻ logic và tránh làm cho đối phương của mình bị nhàm chán, đôi khi mình muốn trình bày cho đối phương ý này nhưng không có đủ từ vựng để nói tức thì chúng ta nên diễn đạt theo cách khác. Ví dụ khi mình muốn hỏi về nghề nghiệp có thể chúng ta hỏi “What’s your job? hoặc What do you do?”. Khi hỏi chúng ta nên lắng nghe câu trả lời để có thể hiểu cuộc trò chuyện của mình, không nên thực hiện một cuộc đối thoại bằng cách đối phó, chỉ chuẩn bị cho câu hỏi của mình sắp hỏi là gì thôi chứ không theo dõi xem người khác trả lời câu hỏi của mình như thế nào? Hơn nữa khác với phỏng vấn, đối thoại không phải chỉ một chiều người nghe cũng có quyền hỏi ngược lại như thế cuộc trò chuyện của mình có thể kéo dài ra và thêm phần hấp dẫn. Sau đây là một ví dụ minh họa cho cuộc đối thoại:
	Ex:	Lan: 	Excuse me?
	Jack: 	Yes?
	Lan: 	What’s your name, please?
	Jack: 	My name is Jack and what’s your name?
	Lan: 	My name is Lan. Jack, where are you from?
	Jack: 	I am from England. And you?
	Lan:	I am from Vietnam.
	Jack: ..
	Lan: ..
Thế câu hỏi tiếp theo trong ngữ cảnh này là gì? Giáo viên nên gợi cho học sinh thiết lập trong đầu của họ những câu hỏi mà mình phải áp dụng theo ngữ cảnh một cách hợp lý.
	Trên đây chỉ là những kinh nghiệm thông qua quá trình dạy học mà tôi thực hiện trong thời gian cũng không dài lắm. Theo tôi giải pháp lâu dài thì không chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm đơn thuần như thế này, mà như tôi đã trình bày ở những ý trên, muốn thành công hơn nữa thì tự bản thân của mỗi giáo viên phải cố gắng nổ lực hết mình tìm tòi nghiên cứu để có được kiến thức ngày càng vững chắc hơn. Nói đến việc cố gắng, chúng ta phải thực hiện thế nào? Khi dạy một ngoại ngữ đặc biệt là kỹ năng nói bạn đã từng nghỉ đến môn học nào đã từng giúp ích chúng ta rất nhiều khi còn học ở trường chuyên nghiệp không? Khi nói đến đây tôi liên tưởng ngay đến môn học mà mình rất ưa thích, đấy chính là môn LINGUISTICS. Phân tích thật sâu chính môn học này đã giúp tôi rất nhiều trong việc dạy kỹ năng nói vì khi được học môn này chúng ta còn học những môn học khác như: phonetics, phonology, morphology, syntax, semantics and language acquisition. Là giáo viên dạy ngoại ngữ các bạn có từng tự hỏi mình rằng mình đã nắm vững được những gì mà mình được học từ các giảng viên ở trường chưa. Một khi bản thân mình còn mập mờ chưa thể trả lời dứt khoát cho câu hỏi này, thì hãy nghiên cứu thêm các môn học này nhé. Có thời gian nghiên cứu mình mới thấy được kiến thức mình học ở trường chỉ là một hạt cát giữa sa mạc mà thôi. Một kiến thức uyên bác về ngôn ngữ học cộng thêm những kinh nghiệm mà hàng ngày mình rút ra từ công việc, đây là một điểm thành công không nhỏ mà chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được.
	Sau khi tốt nghiệp từ trường chuyên nghiệp, trong số giáo viên của chúng ta có được mấy ai tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề này. Để chuyên sâu cho kỹ năng nói chúng ta nên nghiên cứu nhiều hơn về lĩnh vực của môn học phonetics, bản thân tôi cảm thấy mình rất thích học môn học này và cho đến bây giờ càng nghiên cứu tôi lại càng thích thú vì chính môn học này đã giúp tôi truyền đạt thông tin đến học trò của mình một cách có hiệu quả cho kỹ năng nói. Hơn nữa trong những phiên họp tổ, chúng tôi cũng hay đề cập đến vấn đề này, đưa ra để bàn bạc thảo luận. Những thành viên trong tổ của tôi cũng đã áp dụng một ít kinh nghiệm này. Khi dạy kỹ năng nói, chúng ta cũng nên giới thiệu cho các em làm quen với mô hình diagram như thế này, để các em có khái niệm về các voice sounds, các voiceless sounds, các vowels và consonants, 
III/ Kết quả thực hiện đã đem lại:
	 - Từ khi thực hiện mục đích của mình, tôi cảm thấy mình không còn chán ngán mỗi khi lên lớp dạy học sinh kỹ năng nói
 	- Đối với học sinh, thấy học trò học giờ nói một cách hưng phấn hơn, thích nói tiếng Anh với nhau hơn, gặp chúng tôi các em cũng hay chào hỏi bằng tiếng Anh, thật sự là điều đáng mừng.
	- Lớp học sinh động hơn mỗi khi đến giờ học nói. Học sinh cảm nhận được giờ học nói dường như kết thúc nhanh.
	- Học sinh trông đến giờ học tiếng Anh, chẳng những chỉ nâng cao được kỹ năng nói mà cả kỹ năng nghe, đọc, viết cũng được phát huy tính tích cực. Nói chung kết quả đã được tốt hơn so với năm 2007- 2008.
	- Sau đây chúng ta nhìn lại kết quả học tập của các học sinh học kì 1 năm học 2007-2008 và 2008 – 2009
HỌC KÌ I năm học 2007 – 2008 
Toàn trường
ss
Giỏi
Khá
TB
Y
K
929
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
157
16,8
263
28,3%
343
36,9%
142
15,3%
22
2,7%
HỌC KÌ I năm học 2008 – 2009 
Toàn trường
ss
Giỏi
Khá
TB
Y
K
917
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
155
16,9
282
30,7%
339
37%
120
13,0%
21
2,4%
* So sánh kết quả năm học trước và năm nay:
	- Từ kết quả trên cho chúng ta thấy, rõ ràng nếu ở nhà giáo viên có đầu tư tốt vào công tác giảng dạy, áp dụng mọi phương pháp làm sao cho phù hợp với năng lực của học sinh thì càng ngày càng gặt hái được chất lượng và hiệu quả vì học sinh cảm thấy thích thú, ham học, học tốt hơn và nhớ lâu hơn.
	- Đối với giáo viên:
	+ Không còn cảm giác nặng nề về sự thất bại khi đến lớp
	+ Thích dạy hơn vì kết quả gặt hái ngày càng cao
IV/ Phạm vi áp dung:
	- Một ít kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các môn học mà có giờ thảo luận mà nổi trội là môn tiếng Anh và ngữ văn.
	- Có thể áp dụng ngay từ khi các em học sinh ở bậc tiểu học, để cho học sinh tiếp cận với tiếng Anh càng sớm càng tốt vì đây là xu hướng chung của thế giới.
V/ Nguyên nhân thành công:
	- Có được kết quả trên là nhờ vào sự nổ lực, tìm tòi, thử nghiệm và rút ra kinh nghiệm mà bản thân chúng tôi đã tích lũy trong nhiều năm từ khi có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy
	- Chính nhờ vào cái tâm của người thầy giáo là động lực thúc đẩy tôi hướng tới niềm đam mê trong công tác là làm sao cho học trò của mình gặt hái được kết quả như mong muốn.
	- Nhờ vào sự đoàn kết rất lớn của các thành viên trong tổ.
	- Bên cạnh đó còn có được sự khuyến khích của Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong các phiên họp của hội đồng bộ môn đã góp ý tận tình.
	- Tuy nhiên nguyên nhân khách quan mà góp phần không nhỏ vào sự thành công này là sự tinh tế và nhạy bén của giáo viên, giáo viên phải biết cách làm thế nào để cuốn hút học sinh vào vòng xoáy của một tiết dạy, không để thời gian chết mà phải tạo sự hưng phấn cho các em hoạt động liên tục. Bởi giáo viên được ví như là một người nghệ sĩ, mà người nghệ sĩ được yêu thích thì bao giờ cũng được sự mến mộ của khán giả, và khán giả sẽ luôn luôn trông chờ đến tiết mục trình diễn của mình. Như thế thì giáo viên này đã thành công không ít.
VI/ Tồn tại
1. Học sinh:
	- Học sinh chưa thật sự có cơ hội thực hành liên tục việc nói Tiếng Anh vì ở trường các em có rất ít thời gian học tiết nói, trong khi ra khỏi lớp thì các em đã nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
	- Một số học sinh khác thì chưa thật sự tự tin để phát huy khả năng nói của mình.
	- Do kỹ năng nói không được kiểm tra và đánh giá bằng điểm nên học sinh chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học kỹ năng này.
	- Phân phối chương trình dành quá ít thời gian cho kỹ năng nói.
	- Nội dung của sách giáo khoa còn khá dài trong 1 tiết học nói
2. Giáo viên:
- Phần lớn giáo viên dạy ngoại ngữ cũng chưa thực sự nói tiếng Anh lưu loát.
- Một số giáo viên chưa đầu tư nhiều vào công tác giảng dạy một ngôn ngữ đặc biệt là ngoại ngữ như tiếng Anh.
- Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho một tiết dạy.
- Một vấn đề nhỏ là một số điểm khác biệt về văn hóa khiến giáo viên Việt Nam còn bỡ ngỡ với những trò chơi, bài hát nước ngoài. Giáo viên vẫn chưa quen với việc đưa những ý tưởng thú vị và sống động vào bài giảng.
3. Trường: không có giáo viên chuyên ngành tiếng Anh trong ban giám hiệu nên đôi khi giáo viên dạy cũng còn sơ xót mà chưa được góp ý tận tình để có thêm kinh nghiệm cho bản thân
4. Ngành: 
- Chưa phân định rõ ràng cho môn Anh.
- Đôi khi còn bị hạn chế về việc thay đổi liên tục phân phối chương trình, tuy nhiên theo tôi vẫn chưa phân bố chương trình cho cụ thể và hợp lý về thời gian cũng như nội dung của bài học.
VII/ Những bài học kinh nghiệm:
Đối với bản thân:
Phải đầu tư thật kỹ vào một tiết dạy trước khi lên lớp để dạy.
Thật sự yêu nghề, có tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm cao.
Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, luôn nổ lực hết mình vì học sinh thân yêu.
Dành nhiều thời gian hơn cho công việc nghiên cứu, đặc biệt là khi dạy một ngôn ngữ chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ về nhu cầu và năng lực của từng đối tượng mà mình dạy để có thể truyền thụ kiến thức một cách hợp lý hơn.
Mất nhiều thời gian, công sức cho khâu chuẩn bị bài, nhưng đổi lại tiết dạy sẽ nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao.
Tổ:
Những thành viên trong tổ luôn dành thời gian để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và phải đặc biệt chú trọng đến kỹ năng nói
Đồng nghiệp trong tổ đoàn kết, sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau.
Tổ trưởng hiểu rõ trình độ, năng lực của từng giáo viên trong tổ để phân công phù hợp.
VIII/ Đề xuất, kết luận:
Đề xuất: Một khi đã xác định được việc học ngoại ngữ là để giao tiếp thì:
Đối với giáo viên: tự bản thân mình cũng nên trao dồi nhiều hơn vào công việc chuyên môn, đặc biệt là làm sao cho đối tượng học biết được học tiếng Anh là phải giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Giáo viên phải luôn có phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng khác nhau để có hiệu quả cao hơn.
Ban giám hiệu: khuyến khích và hổ trợ thêm tài liệu để giáo viên tự nghiên cứu thêm ở nhà.
Ngành: 
	+ Nên có khóa tập huấn cho giáo viên về kỹ năng nói tiếng Anh hàng năm
	+ Nên bổ nhiệm giáo viên dạy từng kỹ năng riêng biệt theo năng lực của họ, áp dụng giống như các giảng viên dạy ở các trường đại học.
	+ Phân bổ thời gian nhiều hơn cho môn nói.
	+ Phải kiểm tra và đánh giá chất lượng của học sinh cho môn nói chứ không chỉ nên dừng lại ở phần kiểm tra viết.
Kết luận:
	- Qua một thời gian cũng không dài lắm, từ khi có sự đổi mới của việc thay sách giáo khoa. Thế nhưng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm rất bổ ích, mong rằng khi đọc bài này nó sẽ góp thêm một phần nhỏ vào sự thành công của quý đồng nghiệp trong công tác giảng dạy, đặc biệt là môn học chúng ta phụ trách mà đa số học sinh đều cho rằng là cực kỳ khó đối với các em.
	- Có lẽ khi làm bất kỳ việc gì muốn thành công, chúng ta đều phải nghĩ đến sự cống hiến hết sức mình cho công việc để đạt được kết quả tối ưu nhất mà người làm thầy chúng ta ai cũng mong muốn.
- Trong khi thực hiện và trình bày, tôi không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý tận tình của quí đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn, xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docSKKN 08-09.doc