Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua phương pháp dạy học theo dự án

2. Thế nào là dạy học theo dự án?

Học theo dự án là một phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó học sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể.

Học theo dự án (Project Learning) còn có tên gọi khác là học dựa trên mô hình dự án (Project based learning) và học theo dự án (Project Work)

12. Thế nào là tích hợp?

 Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên két các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”

 Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua phương pháp dạy học theo dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với đời sống hàng ngày của các em để các em dễ nói, dễ sử dụng ngôn từ Tiếng Anh phù hợp.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án bằng cách lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh tự thể hiện mình, thông qua đó nâng cao khả năng hợp tác theo nhóm, khả năng diễn đạt Tiếng Anh về một chủ đề do các em tự chọn; từ đó giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô và người nước ngoài bằng Tiếng Anh.
	+ Để nâng cao vốn từ Tiếng Anh và khả năng giao tiếp nên khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh không chỉ trong lúc báo cáo kết quả mà cả khi trao đổi thông tin với thầy cô và bạn bè về chủ đề mà các em lựa chọn.
	+ Hướng dẫn các em tự kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm.
II. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM TRONG CÁC TIẾT DẠY NÓI CHO HỌC SINH KHỐI 10 VÀ KHỐI 11
	1. Giải pháp cũ khi chưa sử dụng phương pháp “học theo dự án” theo chủ đề tích hợp trong các giờ thực hành nói Tiếng Anh: 
	Trước đây, trong các giờ “Speaking” khi chưa áp dụng phương pháp “học theo dự án” theo chủ đề tích hợp thường được tiến hành dưới hình thức “Thầy chủ động, trò học thụ động theo thầy” tức là thầy đưa ra cho học sinh những chủ đề nói theo sách giáo khoa và yêu cầu học sinh nói rập khuôn theo mẫu có sẵn trong sách giáo khoa hoặc mẫu do giáo viên đưa ra. Hình thức dạy học này làm cho giờ học ngoại ngữ rất tẻ nhạt, không đáp ứng được công nghệ dạy học mới là “Coi học sinh là nhân vật trung tâm của hoạt động dạy học”, tức là “Thầy tổ chức, trò hoạt động”chính vì thế không phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
	 Dưới đây là một số hạn chế khi thực hiện phương pháp dạy truyền thống trong các tiết “Speaking”:
1. Cách học rập khuôn, máy móc trong giờ thực hành nói Tiếng Anh làm cho nhiều học sinh cảm thấy tẻ nhạt, không hứng thú học tập; học sinh chỉ học vẹt, nói theo những mẫu câu cho sẵn nên các em không thể áp dụng linh hoạt vào các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau trong đời sống hàng ngày.
2. Không phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh.
3. Vì số lượng học sinh trong lớp đông (Khoảng 35 – 40 em/lớp) và thời lượng 45 phút cho một tiết “Speaking” là quá ít nên việc cho các em thực hành nói Tiếng Anh còn hạn chế, giáo viên chỉ tập trung gọi các em khá giỏi, các em yếu kém chỉ ngồi một chỗ và rất sợ khi bị giáo viên gọi nói Tiếng Anh; từ đó vốn từ vựng, khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng yếu đi.
4. Hậu quả là học sinh không tập trung vào bài giảng, làm việc riêng hoặc nói chuyện trong lớp từ đó dẫn đến kết quả học tập bộ môn không cao.
Qua phiếu điều tra ở 2 lớp 11B7 và 11B10 trước khi áp dụng giải pháp mới thì có tới 85% học sinh nói rằng 45 phút thực hành nói trên lớp chưa thật sự hiệu quả và 68% học sinh rất sợ phải nói Tiếng Anh trong đó phần lớn do vốn từ và khả năng giao tiếp của các em còn yếu.
	2. Giải pháp cũ khi sử dụng phương pháp “học theo dự án” theo chủ đề tích hợp trong các giờ thực hành nói Tiếng Anh: 
	Từ năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THPT” và được đông đảo giáo viên hưởng ứng tham gia dự thi. Trong 2 năm học 2012 – 2013 và 2013 – 2014 chúng tôi cũng đều tham gia nhưng kết quả sau khi áp dụng vào các giờ dạy thực hành nói chưa hiệu quả, chưa có tác dụng rõ rệt để khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh. Giáo viên mới đơn thuần đưa ra trước các chủ đề tích hợp cho học sinh dựa vào nội dung các tiết “Speaking” trong sách giáo khoa, sau đó hướng dẫn học sinh tự về nhà nghiên cứu và đến giờ thực hành nói giáo viên chỉ định một số học sinh khá nói trước lớp. Hình thức dạy học này phần nào cũng đã phát huy được tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh song vẫn còn những hạn chế sau:
1. Học sinh không được tự chọn chủ đề nói mà các em yêu thích hoặc gần gũi với đời sống hàng ngày của các em do đó các em không được đi thực tế, không hiểu biết rõ về những vấn đề mà các em muốn nói từ đó làm các em thiếu kiến thức về chủ đề mà các em cần nói đến.
Ví dụ: Trong phần “Speaking” thuộc Unit 9 – Undersea world chương trình lớp 10 chúng tôi cho học sinh nói về vấn đề bảo vệ môi trường biển hiện nay. Tuy nhiên học sinh trường chúng tôi sống tại địa bàn Thành phố Ninh Bình nên sự hiểu biết của các em về biển và vấn đề ô nhiễm biển còn nhiều hạn chế chính vì thế các em mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu qua sách báo, Internet
2. Bài nói chủ yếu do giáo viên gợi ý, thậm chí viết sẵn do đó không phát huy được tính sáng tạo của học sinh
2. Không phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh.
3. Giáo viên chỉ thực hiện trong thời gian 45’ trên lớp nên chỉ có các em khá giỏi mới có điều kiện nói còn các em yếu kém hầu như không được thể hiện.
4. Giáo viên chưa dành thời gian hợp lý để hướng dẫn, rút kinh nghiệm cho học sinh.
III. GIẢI PHÁP MỚI ÁP DỤNG TRONG CÁC TIẾT DẠY NÓI CHO HỌC SINH KHỐI 10 VÀ KHỐI 11:
	Để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy truyền thống và khắc phục những tồn tại trong 2 năm trước áp dụng phương pháp dạy học theo dự án và nhằm đổi mới phương pháp dạy học, giúp nâng cao chất lượng các giờ thực hành nói Tiếng Anh cho học sinh, tôi đã có sáng kiến cải tiến lại cách tổ chức dạy học theo dự án theo chủ đề tích hợp trong các giờ “Speaking” dành cho lớp 10 và lớp 11. Trong 2 năm trước chúng tôi đã làm những bài dự thi theo chủ đề tích hợp trên phương diện lý thuyết rất tốt và đã được giải cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia nhưng việc áp dụng vào thực tế giảng dạy và hiệu quả ảnh hưởng tốt tới học sinh chưa cao. Việc cải tiến trong năm học 2014 – 2015 này cơ bản vẫn theo đường hướng của phương pháp dạy học theo dự án nhưng có một số thay đổi so với 2 năm trước đã đem lại hiệu quả rõ nét trong việc khuyến khích học sinh nói Tiếng Anh đặc biệt là ở 2 lớp 11B7 và 11B8. Từ năm học 2013 – 2014 Bộ Giáo dục và Đào có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh nên giải pháp mới này sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh phát triển đều các kỹ năng sử dụng Tiếng Anh. 
1. Những giải pháp cụ thể khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh khối 10 và 11:
	Nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành nói Tiếng Anh giáo viên đã thực hiện một số giải pháp mới so với 2 năm học trước như sau:
	+ Cho học sinh chọn chủ đề mà học sinh yêu thích, thiết thực gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. 
	Ví dụ: Trong bài 7, phần Speaking – Lớp 11 (Unit 7 – Word population), thay cho việc yêu cầu học sinh nói về nguyên nhân, hậu quả của việc bùng nổ dân số thế giới thì học sinh lớp 11B8 đã đi tìm hiểu về dân số 1 số địa bàn lân cận quanh khu vực Thành phố Ninh Bình. Trong bài 10, phần Speaking – Lớp 11 (Unit 10- Nature in danger) thay việc nói về các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung thì các em học sinh lớp 11B7 đã nói về ô nhiễm môi trường tại chợ Rồng và một số khu dân cư nơi các em đang sống. Để hiểu thêm, các em đã được giáo viên cho đi thực tế từ đó tăng thêm vốn kiến thức mà các em cần biết, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.
	+ Thay cho việc áp đặt nội dung nói cho học sinh thì giáo viên đã cho học sinh tự sáng tạo miễn là các em có cơ hội nói Tiếng Anh về chủ đề mà các em yêu thích.
	+ Khuyến khích tất cả mọi học sinh tham gia vào các hoạt động nói, gợi ý cho học sinh yếu kém sử dụng những ngôn từ đơn giản, phù hợp với trình độ của các em từ đó phá bỏ cảm giác sợ hãi mặc cảm tự ti của những học sinh này khi nói Tiếng Anh. 
	+ Khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc, cả khi đi thực tế và khi trao đổi thông tin trong nhóm.
Tính mới của giải pháp:
- Giải pháp mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới, mục tiêu của môn học, giúp giáo viên làm phong phú thêm kho tư liệu về phương pháp, thủ thuật dạy học, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra nhiều thử thách cho học sinh trong học tập, từng bước rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thông qua việc động viên khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh trong giờ “Speaking” cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
- Gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh.
- Tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tượng học sinh cùng làm việc từ đó nâng cao vốn từ vựng và kỹ năng nói Tiếng Anh cho những học sinh yếu kém.
Tính sáng tạo của giải pháp:
- Tất cả mọi đối tượng học sinh đều được thể hiện hết năng lực, khả năng của chính mình khi sử dụng Tiếng Anh để nói về chủ đề mà mình yêu thích.
- Phát huy được tính tính cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ về giờ dạy “Speaking” sử dụng phương pháp dạy học theo dự án theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 10 và 11:
4.1. Những tiết dạy nói có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án
STT
Lớp
Bài trong SGK
Nội dung có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án
1
10
Unit 3 – People’s background
 Speaking about someone’s background.
2
10
Unit 9 – Undersea world
Talk about causes and consequences of sea problems.
Offer solutions to sea problems.
3
10
Unit 12 - Music
Talk about favourite kind of music
4
10
Unit 16 – Historical places
Talk about a historical place in Ninh Binh
5
11
Unit 7 -Population
Talk about the causes of population explosion, problems of population booms and solutions to these problems.
6
11
Unit 8 - Celebrations
Talk about one of the popular celebrations in Ninh Binh or in Viet Nam.
7
11
Unit 10 – Nature in danger
Talk about environmental pollution in Ninh Binh province: Causes, consequences and solutions.
8
Unit 16 – The wonders of the world
Talk about the wonders of Ninh Binh province.
4.2. Nội dung 1 tiết học cụ thể giáo viên đã áp dụng trong năm học 2014 -2015 khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh:
Topic: 
Environmental pollution in Ninh Binh province: Causes, consequences and solutions
1. Objectives: at the end of the lesson, Ss will gain .
 a) Knowledge: 
- Causes, consequences of environmental pollution in Ninh Binh province and solutions to the problems
- Combination of knowledge of many different subjects on the topic
b) Skills: 
- Group working
- surveying
- interviewing
- presenting
c) Attitude: aware of causes, consequences of environmental pollution and their responsibility for controlling the pollution and solving current problems.
 2. Preparations:
 a) Teacher’s: computer, project records, projector
 b) Students’: computers, cameras, paper, pens
3. Procedure
Time
Contents
Teacher’s activities
Students’ activities
Teaching’s and learning’s aids
Step 1: Plan (45 minutes)
5 mins
Introduction 
Introduce 
- the topic: 
Environmental pollution in Ninh Binh province 
- learning method: Project work
see the pictures
give comments
listen and take notes
Projector
(pictures)
12 mins
Development of sub-topics
- give a question and ask Ss to draw maps: What are the relating factors to environmetal pollution? 
- discuss with Ss to focus on the main and common factors
+ causes of environmetal pollution 
+ consequences of environmetal pollution
+ solutions to the problems of environmetal pollution 
- work in groups of 10 to complete the mind maps
- present group’s ideas
- discuss with the teacher 
Board, sub-boards, board markers, chalk
28 mins
Plans to carry out the project
give task: study more about the causes, consequences and solutions to the environmetal pollution in Ninh Binh province.
ask: What should we do to collect information? 
decide on 3 main measures
give tasks: 4 main tasks, each of which covers all 3 main factors above
Task 1: survey + search webs/ reading books, newspapers
Task 2: interview, search webs/ read books, newspapers
Task 3: collect data, search webs/ read books, newspapers
Task 4: write and perform a play
- assign the tasks
Task 1: group 1
Task 2: group 2
Task 3: group 3
Task 4: group 4
elicit Ss’ activities to do the tasks
instruct how to do the tasks (design, distribute, collect and analyze the questionnaire, carry out the clips, present).
assign presentation tasks
Task 1: causes of environmetal pollution. Task 2: consequences of environmetal pollution.
Task 2: solutions to the problems of environmetal pollution 
Task 3: play and its message
ask Ss to study and fill in the sheets
go around to offer help
give comments
inform the deadline for presentation
listen
give ideas
take notes
form the groups of 8 or 10 Ss
discuss and suggest what should be done
listen, discuss and take notes
plan their project in groups (assign tasks to members)
present the plans (group leaders)
projector
- sheets (Members’ tasks)
Step 2: Carry out the project and complete the work (2 days)
An afternoon (2-5pm)
Information collection 
observe, instruct and help the groups to carry out the project (design, distribute, collect and analyze the questionnaire, questions for interviews, communicative skills, carry out the clips, write and perform a play .)
take steps of the plans
Group 1: survey + search webs/ reading books, newspapers
Group 2: interview, search webs/ read books, newspapers
Group 3: collect data, search webs/ read books, newspapers
Group 4: write and perform a play
questionnaires
questions for interviews
cameras
internet
books
An afternoon (2-5pm)
Analysis of information and completion of Project Record
observe, instruct and help the groups to analyze information and prepare for presentation. (4 groups share the information they have collected to each other; each group focus on one factor; after presenting the work, give personal ideas on the topic)
analyze information and prepare for presentation. (share information, then each group prepare for the presentation on each of the following: 
Group 1: causes of environmetal pollution. 
Group 2: consequences of environmetal pollution. 
Group 2: solutions to the problems of environmetal pollution 
Group 3: play and personal ideas
complete the Project Record 
computers
pens, pieces of paper
the Project Record
Step 3: Present the work (50 minutes)
2 mins
Introduction
introduce the lesson 
listen 
computers
projector
40 mins
Presentation
ask groups to present in turn: causes and consequences; solutions; and play and its message
listen and feedback and comments
present
ask presenters questions about the topic
answer the questions 
computers
projector
5 mins
Further talk
ask: What is your responsibility for controlling the environmental polution?
work in groups discussing
present
3 mins
Comments and assessments
comment on groups’ work and participation 
listen 
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Việc vận dụng sáng kiến này chúng tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Sau khi áp dụng học sinh đã dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới từ đó các em thấy tự tin hơn khi sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp. 
Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được:
1.1.Hiệu quả kinh tế: 
- Nếu áp dụng giải pháp mới này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung cũng như nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh nói riêng, giảm thiểu số học sinh yếu kém và tăng số học sinh khá giỏi lên. 
- Giúp học sinh tự tin hơn khi sử dụng Tiếng Anh, đây cũng chính là hành trang sau này giúp các em tự tin hơn trong công việc sau này khi mà Tiếng Anh ngày càng trở lên quan trọng đối với cuộc sống hiện đại ngày nay.
1.2. Hiệu quả xã hội:
- Giải pháp mới này đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Một khi học sinh đã có hứng thú và tích cực chủ động học tập, thì học sinh năng động, tích cực hơn trong giờ học, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu kém cũng có cơ hội được thể hiện mình, tạo hứng thú cho đối tượng này trong giờ học Tiếng Anh
- Giải pháp mới này giúp các em hình thành tính cách tự tin, sáng tạo, độc lập suy nghĩ, pháp huy khả năng tư duy, khả năng làm việc theo nhóm và thuyết trình, giúp các em vững bước vào đời, tạo lập cuộc sống cho chính mình sau này.
2. Kết quả điều tra cụ thể của từng lớp sau khi áp dụng sáng kiến 
So sánh kết quả điều tra ở 2 lớp 11B7 và 11B10 trước khi áp dụng giải pháp mới thì có tới 85% học sinh nói rằng 45 phút thực hành nói trên lớp chưa thật sự hiệu quả và 68% học sinh rất sợ phải nói Tiếng Anh trong đó phần lớn do vốn từ và khả năng giao tiếp của các em còn yếu thì hiện nay có tới 90% học sinh thích và muốn được học theo phương pháp này và chỉ còn 12% còn e dè khi nói Tiếng Anh.
V. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
1. Điều kiện áp dụng: 
- Để sử dụng hiệu phương pháp dạy học theo dự án thông qua các chủ đề tích hợp nhằm khuyến khích học sinh nói Tiếng Anh, giáo viên cần xác định rõ nội dung chủ đề rõ ràng, thời lượng cho từng tiết dạy có thể áp dụng phương pháp này, tránh tình trạng cho học sinh áp dụng một cách lan man, không rõ chủ đề
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả, giảm thiểu thời gian và tiền bạc, tránh mất nhiều thời gian của học sinh.
2. Khả năng áp dụng: 
	Sáng kiến này có khả năng áp dụng được đối với tất cả mọi đối tượng học sinh ở tất cả các khối lớp.
3. Những khó khăn khi thực hiện sáng kiến:
Tuy sáng kiến này có thể áp dụng được đối với tất cả mọi đối tượng học sinh nhưng khi thực hiện sáng kiến nhóm tác giả đã gặp những khó khăn sau:
- Một số học sinh thuộc lớp 11B7 chưa có niềm đam mê học Tiếng Anh từ đó không chịu tòm tòi tư liệu, còn ỷ lại các bạn trong nhóm nên kết quả tìm hiểu về nội dung của chủ đề nói chưa đáp ứng được yêu cầu.
	- Một số học sinh thuộc lớp 11B10 còn e dè, ngại ngùng khi nói Tiếng Anh và thuyết trình trước lớp, chính vì thế hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh lớp này chưa đạt được hiệu quả cao.
	- Nguồn kinh phí đầu tư cho việc thực hành sáng kiến còn hạn chế
PHẦN KẾT LUẬN 
	Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề được toàn bộ giáo viên quan tâm. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Sáng kiến này đã được đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy của nhóm giáo viên và của các đồng nghiệp khác; đã được áp dụng trong một số giờ thực hành nói Tiếng Anh trong 2 năm học 2013 – 2014; 2014 – 2015 và đã được đưa ra thảo luận trong buổi chuyên đề nhóm tổ chức vào ngày 19 tháng 1 năm 2015. Để thực hiện thành công và hiệu quả sáng kiến này, giáo viên cần chú ý các điểm sau:
+ Phân bố học sinh trong nhóm làm việc cân đối giữa tỉ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, đưa ra thời gian thực hiện cụ thể.
+ Giáo viên phải đưa ra nhận xét cụ thể cho từng bài nói của mỗi nhóm từ đó động viên các em kịp thời.
Trong năm học tới, chúng tôi dự định cùng các đồng nghiệp trong nhóm tiếng Anh áp dụng sáng kiến này trong một số giờ thực hành nói cho tất cả 3 khối lớp. Mặc dù trong quá trình thực hiện sáng kiến này còn nhiều mặt hạn chế và chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, song chúng tôi hy vọng rằng sáng kiến này sẽ giúp ích được phần nào cho các thầy cô giáo Tiếng Anh phát triển kỹ năng nói cho học sinh. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các ban ngành, các thầy cô giáo và các em học sinh.
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Nhóm tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Xuân Lan
Bùi Phương Chi
Đặng Thị Bích Huệ
 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
English language Teaching Methodology của Bộ GD&ĐT 2003
Adrian Doff. 1988. Teach English
Cambridge University Press
Cục GD Hồng Kông
Bộ Giáo dục Singapore
Project – based learning )PBL) – TS Lê Thị Thanh Thảo 
Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
PHẦN PHỤ LỤC
1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT HỌC THỰC HÀNH NÓI TIẾNG ANH
2. MỘT SỐ BÀI NÓI CỦA HỌC SINH
3. VIDEO CLIP BÀI NÓI CỦA HỌC SINH

File đính kèm:

  • doc10. DTH_NN_Phat trien ky nang noi cho HS thong qua day hoc theo du an.doc
Sáng Kiến Liên Quan