Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn Trung học Phổ thông
Đánh giá và Đánh giá trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT
1.1.1. Đánh giá
Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hơp và diễn giải thông tin về đối thượng cần đánh giá qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng
Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh ngày càng tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra
Hiện nay có nhiều cách phân loại các kiểu/ loại hình đánh giá trong giáo dục dựa vào các đặc điểm như: qui mô, vị trí của người đánh giá; đặc tính câu hỏi; tính chất thường xuyên hay thời điểm hoặc tính chất qui chiếu của mục tiêu đánh giá.
Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính như sau:
- Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình
- Đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán
- Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức
- Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan
- Đánh giá trên lớp học và đánh giá dựa vào nhà trườn, và đánh giá trên diện rộng
- Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm
- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
- Đánh giá xác thực
- Đánh giá sáng tạo
Đánh giá hiện nay được quan niệm, nhìn nhận tiến bộ hơn: đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập , đánh giá kết quả học tập. Hay nói cách khác đánh giá diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để phát hiện ra sự tiến bộ của học sinh từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó là một hoạt động học tập để học sinh thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của bài học, môn học từ đó tự điều chỉnh việc học.
Với những quan điểm đó đánh giá đồng đẳng thật sự cần thiết trong dạy học nói chung và dạy đọc hiểu môn Ngữ Văn nói riêng.
1.1.2 Đánh giá trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ văn
Môn Ngữ văn là môn học có tính trừu tượng cao, để đo lường sự học cho chuẩn xác là điều không dễ gì. Bởi vậy trong quá trình dạy học thì khâu đánh giá cũng rất khó khăn. Chúng tôi thiết nghĩ, kiểm tra đánh giá trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn cần được xem hoạt động học tạo động lực, khích lệ học sinh phát huy tính tích cực, phát triển và khẳng định năng lực bản thân thì mới có thể thực hiện đánh giá hiệu quả được. Đặc trưng của văn học là tính hình tượng, tính thẩm mĩ cao, do vậy rất cần đến sự sáng tạo, đồng sáng tạo của học sinh; và cũng chính vậy để tìm được tiếng nói chung của người học thì đánh giá cũng cần được đồng hành trong quá trình dạy học.
Hiện nay đánh giá trong môn Ngữ Văn nói chung, đọc hiểu nói riêng phải thông qua các hoạt động: đánh giá hoạt động đọc, đánh giá hoạt động viết, đánh giá hoạt động nói và nghe. Đánh giá phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong môn Ngữ Văn tập trung vào các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói, nghe; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét.
Đánh giá trong dạy học Đọc hiểu đều hướng tới thực hiện mục tiêu dạy học của từng bài học cụ thể - vì vậy đánh giá ở đây ngoài là đánh giá thì còn được xem đánh giá là học tập, vì học tập. Đánh giá sẽ góp phần dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
ng pháp đánh giá qua hồ sơ học tập. - Đánh giá đồng đẳng trong dạy học đọc hiểu, môn Ngữ văn cần được thực hiện phối hợp với tự đánh giá. Tự đánh giá là quá trình người học tự xem xét phê bình, tự ghi nhận chuyển biến và tự đề xuất mức độ điểm cho quá trình học của bản thân. Tự đánh giá là một qúa trình trong đó, học sinh phản ánh và đánh giá chất lượng việc học tập của mình, đánh giá mức độ mà họ thể hiện các muc tiêu và các tiêu chí học tập được qui định rõ ràng, xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân từ đó điều chỉnh việc học cho phù hợp. Do vậy khi tổ chức đánh giá đồng đẳng trong dạy đọc hiểu chúng tôi đã kết hợp với tự đánh giá để phát huy năng lực của học sinh. VÍ DỤ: Khi thiết kế phiếu đánh giá đồng đẳng có thể lồng ghép tự đánh giá vào: Bảng 9: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM HỌ VÀ TÊN:...................................................................................... LỚP: ............ NHÓM................................................. Tự đánh giá : Tích vào mức độ lựa chọn 3 điêm 2 điêm 1 điêm 0 điêm -1 điêm Ghi chú Tốt hơn các thành viên trong nhóm Trung bình (bằng các thành viên trong nhóm) Không tốt bàng các thành viên trong nhóm Không giúp gì cho nhóm Gây trở ngại cho nhóm Đánh giá công việc nhóm: (Điền cụ thể mức độ theo các tiêu chí) Các thành viên nhóm Sự nhiệt tình và nghiêm túc Đóng góp ý tưởng Hiểu biết về đối tượng thảo luận Tổ chức và quản lí nhóm Làm việc nhóm Tính hiệu quả Điểm dự kiến ..... ..... ...... * Công cụ đánh giá: + Các công cụ đánh giá được sử dụng: thông qua rubric, bảng kiểm, thẻ kiểm tra, câu hỏi ... để đánh giá. + Phối hợp giữa công cụ được lựa chọn và việc sử dụng công nghệ thông tin vào đánh giá đồng đẳng: - Giáo viên chiếu bảng biểu trong tiêu chí đánh giá qua máy chiếu, ti vi để học sinh quan sát trong quá trình kiểm tra. - Thiết kế các hình thức đánh giá trực tiếp trên máy chiếu/ ti vi... VÍ DỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Bảng 10: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TRÌNH BÀY SẢN PHẨM CỦA ĐẠI DIỆN NHÓM Anh/ chị hãy ghi lại nhận xét của mình sau khi nghe bài báo cáo của đại diện nhóm... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bảng 11: BẢNG ĐIỂM TỪNG THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Bài tập nhóm: ................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bảng điểm: TT HỌ TÊN HS TỔNG ĐIỂM ĐG TỪNG HS TRONG NHÓM ĐG CHO BẠN HS 1 HS 2 HS 3 HS 4 HS 5 HS 6 HS 7 HS 8 HS 9 Tổng điểm 1 2 3... 3.2 Hình thức, cách thức tiến hành, tổ chức đánh giá đồng đẳng trong day đọc hiểu môn Ngữ Văn: * Hình thức: đánh gía kết quả hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sản phẩm nhóm bạn, đánh giá hoạt động cá nhân,... Hình thức phải linh hoạt, có sự tương tác – nhóm bạn đánh giá cá nhân đánh giá bạn, đôi bạn cùng đánh giá... * Cách thức tiến hành: Bước 1: Thông qua tiêu chí đánh giá Thông qua các tiêu chí đánh giá trước khi tổ chức các hoạt động dạy học (trước khi cho học sinh thực hiện các hoạt động dạy học như: thảo luận nhóm, thực hiện các bài tập...) - Nhận xét, đánh giá cá nhân đối với bài tập cá nhân, cách trình bày của đại diện nhóm hoặc sản phẩm học tập của nhóm khi tổ chức hoạt động học tập theo nhóm... - Đánh giá hoạt động thành viên trong nhóm - Phản hồi kết quả đánh giá Bước 2: Tổ chức đánh giá - GV làm trọng tài thẩm định kết quả đánh giá đồng đẳng Bước 3: Đánh giá kết quả 3.3 Cách xử lí kết quả đánh giá đồng đẳng trong day đọc hiểu môn Ngữ Văn Kết quả đánh giá đồng đẳng sẽ xảy ra với nhiều tình huống, bởi vẫn còn nhiều nguyên nhân tác đông đến sự chính xác khách quan của nó: vẫn còn học sinh xem nhẹ việc đánh giá đồng đẳng hoặc vì bạn mà chấm điểm chưa chuẩn xác. Vì vậy chúng tôi đã xử lí kết quả đó như sau: - Tìm giải pháp để bồi dưỡng phát triển những năng lực còn yếu kém của học sinh - Lưu hồ sơ để xem xét quá trình học tập của học sinh - Chọn và lấy kết quả học tập III . THỰC NGHIỆM * Thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm: tai lớp 12 N trường THPT Diễn Châu 2 Thời gian; năm học 2020-2021 KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài) (Thời lượng 3 tiết) I.MỤC TIÊU DẠY HỌC Phẩm chất, năng lực YCCĐ STT của YCCĐ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ (ĐỌC) NĂNG LỰC ĐỌC - HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. - HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm - Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm - Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm 1 NĂNG LỰC VIẾT - Tạo lập được văn bản tự sự. - Biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, gợi cảm khi viết đoạn văn hoặc văn bản. 2 NĂNG LỰC NÓI - NGHE - Biết trình bày một vấn đề trước tập thể. - Biết cách kể được một câu chuyện sinh động, hấp dẫn. - Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn và ý nghĩa của một truyện ngắn hiện đại. NĂNG LỰC CHUNG GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. 4 PHẨM CHẤT CHỦ YẾU YÊU NƯỚC -Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà tác phẩm văn xuôi hiện đại đem lại -Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam . 5 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, giấy A0, giấy A4, 2. Học liệu: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim Vợ chồng A Phủ, ; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước) - Đồ dùng học tập - Video bộ phim “Vợ chồng A Phủ”, bài hát “Bài ca trên núi” và “Để Mị nói cho mà nghe”, bộ phim “Lặng yên dưới vực sâu”. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian Mục tiêu (Số thứ tự YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KT DH chủ đạo Phương án đánh giá 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú +Trình chiếu một đoạn phim trong phim Vợ chồng A Phủ, nghe bài hát Chỉ có 2 người (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Tô Hoài + Lắp ghép tác phẩm với tác giả - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: +Trình chiếu + lắp ghép Đánh giá qua viết với công cụ là phiếu học tập, do HS đánh giá Khám phá kiến thức (Thời gian: 90 phút) 1. Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tâp quán của nhiều vùng văn hóa khác nhau. Lối trần thuật hóm hỉnh, hấp dẫn. Vốn ngôn ngữ giàu có, linh hoạt 2. Nhân vật Mị: + Cuộc sống thống khổ Cỗ máy lao động, bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần + Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc Tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân + Sức phản kháng mạnh mẽ Cởi trói cho Aphủ và cởi trói cho chính mình 3. Nhân vật A Phủ. * Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ). * Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu lao động; có sức sống tiềm tàng mãnh liệt 4. Giá trị của tác phẩm: a. Giá trị hiện thực: - Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo. - Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi. b. Giá trị nhân đạo: - Thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mang; - Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai thống trị; - Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc; 1. Nêu những nét chính về tác giả? xuất xứ tác phẩm? - Nắm cốt truyện 2. Nhân vật Mị: + Cuộc sống thống khổ + Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc + Sức phản kháng mạnh mẽ 3. Nhân vật A Phủ. + Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi + Phẩm chất tốt đẹp 4. Giá trị của tác phẩm: Giá trị hiện thực Giá trị nhân đạo Đàm thoại gợi mở Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, cặp đôi) Thuyết trình Trực quan Kĩ thuật khăn trải bàn Đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, HS, GV đánh giá qua sản phẩm nhóm với công cụ là rubric Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận, do HS, GV đánh giá Luyện tập (Thời gian: 15 phút) Hiểu được tác phẩm và vận dụng hiểu biết để lựa chọn đáp án chính xác Câu hỏi 1: Trong truyện “Vợ Chồng A Phủ” hình ảnh “nắm lá ngón” được nhắc đến mấy lần? a. Một lần. b. Hai lần. c. Ba lần. d. Bốn lần. Câu hỏi 2: Chi tiết nào không thể hiện sự phản kháng lại kiếp sống tủi nhục của Mỵ? a. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc. b. Ngày tết, Mỵ cũng uống ruợu. Mỵ lén lấy hũ ruợu, cứ uống ừng ực từng bát. c. Mỵ không còn tưởng đến Mỵ có thể ăn lá ngón để tự tử nữa. d. Mỵ chuẩn bị để đi chơi xuân. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Câu hỏi 3: Từ hình ảnh căn buồng của Mị anh/ chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình để các bạn được biết. (Học sinh nói) Tô Hoài đã miêu tả căn buồng của Mỵ như sau: “Ở cái buồng Mỵ nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết sương hay là nắng”. Hỏi - đáp Đánh giá qua hỏi đáp Đánh giá qua bài văn nói, dùng bảng kiểm theo tiêu chí Vận dụng (Thời gian: 10 phút) Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. Câu 2 : Đoạn văn kể lại hành động trói Mị của A Sử trong đêm mùa xuân khi Mị muốn đi chơi. Câu 3 : Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Bằng hình thức này, tác giả cho thấy hành động trói vợ của A Sử diễn ra rất nhanh, rất thuần thục, tưởng như đó là việc làm thường xuyên, quen thuộc của A Sử. Qua đây có thể thấy tính cách độc ác, tàn nhẫn của A Sử. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : "Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại". (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Thuyết trình Đàm thoại gợi mở Đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là câu hỏi, do HS, GV đánh giá Mở rộng (Thời gian: 5 phút) + Vẽ đúng bản đồ tư duy + Tìm trên Yutube và viết cảm nhận + Vẽ bản đồ tư duy bài học + Xem, nghe bài hát “Để Mị nói cho mà nghe” Viết cảm nhận sau khi Xem, nghe ca khúc đó Sơ đồ tư duy Đánh giá qua sản phẩm HS và GV đánh giá *Kết quả thực nghiệm: Qua quá trình thực hiện chúng tôi đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận: ƯU ĐIỂM: 1. Giáo viên và học sinh nhận thức được giá trị của việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học đọc hiểu, môn Ngữ văn THPT + Giáo viên nắm được vai trò của việc đánh giá đồng đẳng trong khi thực hiện hoạt động dạy học trong các giờ đọc hiểu, môn Ngữ văn THPT. Nắm được các bước tiến hành, tổ chức đánh giá đồng đẳng trong giờ học nhằm hướng tới phát triển năng lực cho học sinh. + Học sinh biết tự đánh giá và đánh giá được bạn học trên cơ sở các tiêu chí xây dựng; nhận thức được vai trò cá nhân trong quá trình tham gia đánh giá vì học tập, là học tập, đánh giá kết quả. 2. Hình thành kĩ năng, năng lực cho học sinh Với những nỗ lực bước đầu, chúng tôi đã hình thành cho học sinh được một số năng lực trong giờ học đọc hiểu như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản... Thực chất qua một số tiết thể nghiệm không thể kết luận được một cách chính xác, song chúng tôi thấy hiện thị ngay trong những điều nhỏ nhặt nhất tại lớp học khi tổ chức dạy học đọc hiểu là: học sinh có kĩ năng tự đánh giá và đánh giá quá trình học tập của bạn cùng học, kĩ năng giao tiếp đối thoại khi tranh luận trong quá trình đánh giá ... và hơn hết là sự hứng thú trong học tập ở các giờ đọc hiểu, môn Ngữ Văn. 3. Nâng cao được hiệu quả giờ học Đọc hiểu, môn Ngữ văn - Với sự vận dụng phát huy việc đánh giá đồng đẳng dạy học Đọc hiểu sẽ có niều hiệu quả đáng trân trọng: tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia đánh giá, đem đến sự minh bạch, khách quan trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh... - Góp phần làm đổi mới phương pháp tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực HẠN CHẾ: - Thực hiện giải pháp phát huy việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT đòi hỏi gáo viên và học sinh phải chuẩn bị chu đáo hơn, linh hoạt hơn các loại hồ sơ dạy học. - Vẫn còn có lúc học sinh chưa thẳng thắn đáng giá bạn học vì còn ngai va chạm. Thông qua kết quả trên, có thể khẳng định rằng các giải pháp, hệ thống câu hỏi, bài tập được thiết kế trong giáo án kết hợp với các hình thức tổ chức đánh giá đồng đẳng của tôi là khả thi và mang lại hiệu quả tích cực trong việc bồi dưỡng, phát triển năng lực người học khi dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT. Phần III. KẾT LUẬN I. Đóng góp của đề tài: 1. Tính mới: Đưa ra được những giải pháp cụ thể hướng tới hình thành và phát triển các năng lực xã hội cho học sinh qua việc vận dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy Đọc – Hiểu môn Ngữ văn bậc THPT. 2. Tính khoa học: Đảm bảo sự chính xác về mặt kiến thức, bố cục trình bày theo quy định hiện hành về sáng kiên kinh nghiệm, Có tính nghiên cứu chuyên sâu về một phương pháp đánh giá trong dạy học. 3. Tính hiệu quả: - Đối tượng áp dụng: Học sinh và giáo viên dạy môn Ngữ văn Tại trường THPT Diễn Châu 2 – Diễn Châu - Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các lớp 10, 12 mà bản thân được phân công giảng dạy tại trường THPT Diễn Châu 2 – Diễn Châu trong năm học 2010-2021 - Hiệu quả áp dung: Nâng cao chất lượng học tập, hình thành và phát triển các năng lực xã hội cho học sinh như năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.... II. Khả năng phát triển đề tài: 1. Có thể tiếp tục nghiên cứu, thực nghiệm để tìm thêm giải pháp nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn nữa cho việc dạy Đọc hiểu trong chương trình PT mới (2018) 2. Có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà trường THPT III. Một số kiến nghị đề xuất: 1. Đối với giáo viên: - Tiếp tục nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện các giải pháp vận dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực xã hội cho học sinh. - Tiến hành áp dụng phổ biến ở các lớp còn lại trong những năm học tiếp theo. Trong quá trình áp dụng theo dõi, quan sát, ghi chép hiệu quả để có cơ sở minh chứng. 2. Đối với học sinh - Rèn phương pháp tự học, tự đánh giá; tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình học tác phẩm. - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của bản thân và xã hội. 3. Đối với quản lí: Tiếp tục xây dựng các giải pháp hỗ trợ cho giáo viên về mặt thời gian, kế hoạch, tài liệu trong quá trình áp dụng đề tài. Động viên và góp ý để giáo viên tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài. Giải pháp Phát huy việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn bậc THPT đã trình bày chỉ là một hỗ trợ nhỏ trong hành trang sư phạm đối với giáo viên văn. Chúng tôi chỉ dám nghĩ rằng giải pháp nêu ra đã phần nào việc đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong điều kiện hiện nay; chắc chắn đề xuất trên không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc. Diễn Châu, tháng 3 năm 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Hải Châu và nhóm tác giả (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10, Bộ GD & ĐT, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trần Thanh Đạm (chủ biên, 1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1992), Từ điển thuật Ngữ văn học, Nxb Giáo dục. Nguyễn Tất Hạnh, Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trần Đình Sử (chủ biên, 2006), Ngữ Văn 10 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2014), Tài liệu tập huấn môn Ngữ văn cấp THPT Bộ Giáo dục và Đào tạo(2018), Tài liệu tập huấn môn Ngữ văn cấp THPT, modun 1,2,3 Phương Lựu (chủ biên, 2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phan Trọng Luận (chủ biên, 2007), Ngữ Văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Viện khoa học xã hội (2019), Đổi mới hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn đáp ứng mô hình giáo dục và phát triển năng lực, Nxb Đại học Vinh. Hoàng Tiến Tựu(1990), Văn học Dân gian Việt Nam,tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tạp chí giáo dục (số 394, kì 2, 2016), Cấu trúc năng lực đánh giá, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng ở học sinh trong dạy học tại trường THPT Lớp 10C - Tiết học Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Chinh phụ ngâm) Lớp 12N - Tiết học Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài) Lớp 12N - Tiết học Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành) Lớp 12N - Tiết học Vợ nhặt ( Kim Lân) MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG PHẦN 1 MỞ ĐẦU I Lý do chọn đề tài. 1 II Phạm vi và phương pháp, đối tượng nghiên cứu. 2 III Thời gian thực hiện 2 IV Cấu trúc đề tài. 2 PHẦN 2 NỘI DUNG 3 I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3 1.1. Cơ sở lí luận. 3 1.1. Cơ sở thực tiễn. 5 II PHÁT HUY VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU, MÔN NGỮ VĂN BẬC THPT 8 1. Đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn phải đảm bảo nguyên tắc dạy học bộ môn 8 2. Đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu phải phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của người học 10 3. Đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn phải đặt trong bối cảnh thực tiễn 22 III THỂ NGHIỆM 22 PHẦN III KẾT LUẬN 34 I Đóng góp của đề tài: 34 II Khả năng phát triển đề tài: 34 III Một số kiến nghị đề xuất: 34 Tài liệu tham khảo 36 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI PHÁT HUY VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU, MÔN NGỮ VĂN THPT LĨNH VỰC : NGỮ VĂN Người thực hiện : Phạm Thị Thu Hường Tổ : Văn - Anh Chức vụ : P. Hiệu trưởng Năm thực hiện : 2021 Số điện thoại : 0963871899
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_viec_danh_gia_dong_dang_trong.docx