Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy vai trò của cán bộ lớp trong một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo

CƠ SỞ THỰC TIỄN.

1. Vai trò của cán bộ lớp

- Đối với các trường THPT hiện nay cũng đã và đang tận dụng vai trò của cán bộ lớp

để khai thác các tiềm năng sẵn có của thế hệ thanh thiếu niên trong trường học. Tuy

nhiên khả năng đó vẫn chưa cao và chưa đồng bộ.

- Cán bộ lớp hầu hết là những em ưu tú nhất trong lớp học được các thành viên khác

tin tưởng lựa chọn ra qua các cuộc bầu cử ở Đại hội lớp đầu năm.Các em đó cũng sẵn

sàng đón nhận và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình.

- Hàng năm ở các trường THPT vẫn tổ chức kết nạp Đảng viên từ quần chúng ưu tú

là các em học sinh. Vì vậy đây là động lực để các em cán bộ lớp phát huy năng lực

của bản thân để được chọn đứng vào hàng ngũ của Đảng.

2.Thực trạng của việc tổ chức giao quyền cho cán bộ lớp trong các hoạt động trải

nghiệm ở trường THPT.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT là một hoạt động rất

cần thiết. Đây là dịp để các em được bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tham gia các

sinh hoạt tập thể cùng với các thành viên trong lớp. Từ đó các em sẽ được trải

nghiệm, được rèn luyện và phát triển nhân cách, hình thành các kĩ năng sống cần

thiết. Tuy nhiên, tại các trường THPT một số giáo viên khi tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho học sinh thì chủ yếu đang là giáo viên chủ động đưa ra chủ đề của hoạt

động, vạch ra kế hoạch và cách thức làm học sinh chỉ là người thực hiện lại các bước

để đưa ra kết quả. Các em hoàn toàn thụ động trong các hoạt động giáo viên đưa ra

nên sự hứng thú công việc chưa cao. Hơn nữa lãnh đạo, chỉ đạo các buổi tổ chức sáng

tạo chủ yếu là của giáo viên. Điều này đã không phát huy được tính sáng tạo của học

sinh trong việc phát hiện ra năng lưc chỉ huy, năng lực lãnh đạo và năng lực thuyết

trình trước đám đông, đặc biệt là khả năng xử lý tình huống khi có bất trắc xảy ra.

6Nội dung các giờ chủ yếu như là các em thực hiện một quy trình lặp đi lặp lại để có

kết quả cho dù kết quả đó tốt hay xấu thì bản thân các em cũng không bận tâm nhiều,

không thực sự gắn với nhu cầu của các em. Cán bộ lớp cũng chỉ tiến hành những thao

tác như những bạn khác còn vai trò chỉ đạo hướng dẫn vẫn là của giáo viên, làm cho

hoạt đông trở nên đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú.Điều đó, làm mất đi mục

tiêu, ý nghĩa và tác dụng giáo dục trải nghiệm.

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy vai trò của cán bộ lớp trong một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tính khả thi,
an toàn và hiệu quả.
 Bước 4: Hỗ trợ các em trong các buổi tổ chức sinh hoạt, có kiểm tra và nhận xét
đánh giá cuối mỗi hoạt động.
1.4. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh cũng một số thầy cô trong trường
để có thể giúp đỡ, tư vấn cho các em hoàn thành.
12
Đây là khâu không thể thiếu trong các hoạt động trải nghiệm. Để cuộc trải nghiệm
tiến hành có quy mô, hiệu quả và ý nghĩa thì nguồn kinh phí là không thể thiếu được.
Trong tình hình hiện nay trường THPT không thể có nguồn kinh phí để cung cấp cho
các hoạt động trải nghiệm của các lớp được. Vì vậy thông qua cuộc họp phụ huynh
đầu năm tôi đã đề xuất và kêu gọi sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Cần phải cho các
phụ huynh thấy được ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động này, đánh thức được những
suy nghĩ lệch lạc của các cha mẹ là con đi học chỉ biết nạp tiền nhưng cũng không biết
nó nạp tiền gì và để làm gì.
Đối với các giáo viên kì cựu thì kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cũng rất hữu ích,
trong quá trình tiến hành tôi cũng đã hỏi ý kiến của nhiều giáo viên trong trường nhờ
họ tư vấn cho những vấn đề lien qua đến đề tài.
Đối với đoàn trường thì việc phối hợp với cán bộ đoàn nhằm theo dõi tiến độ phát
huy công việc của các em từ đó đề xuất những em ưu tú để được kết nạp vao Đảng
sau này.
2. Các hoạt động cụ thể:
2.1. Hoạt động 1: Bầu ra ban cán sự lớp:
Đây là công việc không thể thiếu được. Vào đầu năm học các chi đoàn đã tiến hành
Đại hội lớp và bầu ra được đội ngũ cán bộ lớp có đủ tâm huyết và năng lực để lãnh
đạo lớp trong các hoạt động học tập cũng như phong trào.
Việc lựa chọn cán bộ lớp được tiến hành theo nguyên tắc dân chủ, tập trung. Tất cả
các em học sinh đều có quyền ứng cử, bầu cử để tìm ra người lãnh đạo lớp xứng đáng
nhất.
13
2.2.Hoạt động 2: Tìm kiếm tài năng trẻ:
- Hoạt động này diễn trên mới chỉ ở quy
mô ở lớp chủ nhiệm: Sau khi có được đội
ngũ cán bộ lớp và đã phân nhiệm vụ thì
giáo viên giao cho cán bộ lớp cho triển
khai đăng ký tài năng sẽ biều diễn vào các
buổi sinh hoạt lớp. Có thể đăng ký theo
nhóm.
- Tiếp đó giáo viên giao cho mỗi cán bộ
lớp ( gồm 5 bạn) sẽ xây dựng một chương trình kế hoạch cụ thể .
- Cán bộ lớp sẽ tập trung lại để xây dựng thống nhất chung một bản kế hoạch đưa cho
giáo viên phê duyệt .
- Tiến hành tổ chức hoạt động.
Bản kế hoạch tiến hành của cán bộ lớp được vạch ra như sau:
14
15
16
17
18
19
20
2.3. Hoạt động 3. Hoạt động thực hành thí nghiệm:
Đây là hoạt động mà các em chỉ nghiên cứu các bước trong sách giáo khoa đưa ra
nên để phát huy được sự tự tin của cán bộ lớp tôi yêu cầu cán bộ lớp tận dụng công
nghệ 4.0 vào việc tìm hiểu các thí nghiệm trên các youtube để thống nhất cả lớp cùng
làm. Việc này phải được thống nhất chung là sẽ lựa chọn loại thí nghiệm nào cho phù
hợp với điều kiện nhà trường.
Cán bộ lớp phải là những người đứng trước lớp để làm thí nghiệm đồng thời
hướng dẫn các bạn trong lớp tiến hành.
Ngoài ra học sinh có thể tham khảo một số cách làm thí nghiệm khác trên youtube
từ đó tiến hành lại trong phòng thì nghiệm. Để phát huy vai trò của cán bộ lớp trong
hoạt động này tôi đã yêu cầu các em cán bộ lớp sẽ là những người chịu trách nhiệm
chính lên thay giáo viên tiến hành các thao tác thí nghiệm, đồng thời hướng dẫn và
quan sát các bạn trong lớp. Thông qua vấn đề này các em có thể học hỏi lẫn nhau. Từ
đó rút được kinh nghiệm cho các giờ học tự quản khác.
Để thể hiện vấn đề này tôi đã tiến hành giờ thực hành đối với 2 lớp 11A6 và 10A1.
Giáo án 11:Bài 13:
Thực hành PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT
(Phụ lục 1).
Giáo án 10: Bài 20. Thực hành
QUAN SÁT CÁC KỲ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
( Phụ lục 2)
21
2.4. Hoạt động gói bánh chưng của lớp 10A3.
Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa. Hầu hết thế hệ trẻ bây giờ không mấy ai biết
đùm bánh chưng. Một phong tục truyền thống cha ông vào các dịp tết đến xuân về.
Đầu tiên tôi cũng giao cho cán bộ lớp tìm hiểu và đưa ra kế hoạch, trong hoạt động
này do các em chưa được lần nào trải nghiệm nên các em đã lên kế hoạch và nhờ một
phụ huynh trong lớp biết đùm bánh đến để hướng dẫn các em.
Đây là bản kế hoạch của cán bộ lớp sau khi đã thống nhất với nhau.
22
23
Một số hình ảnh trong hoạt động gói bánh chưng
24
3. Tổ chức kết nạp Đảng cho các cán bộ lớp ưu tú.
Hàng năm Đoàn trường THPT Nghi lộc 2 đã tổ chức kết nạp Đảng cho các đoàn viên
là cán bộ lớp ưu tú vào hàng ngũ của Đảng. Đây là hoạt động mang tính chiến lược đối
với việc xây dựng hình ảnh của đoàn viên thành niên. Những cán bộ lớp có thành tích
xuất sắc đã đủ tuổi sẽ được Đoàn trường giới thiệu đi học lớp cảm tình Đảng, sau đó sẽ
kết nạp Đảng cho các em ngay khi đang ngồi trên ghé nhà trường. Từ đó làm cho các em
càng phần khởi và toàn tâm cho công việc tiếp theo.
Việc kết nạp Đảng cho các cán bộ hoạt động tốt không những động viên khích lệ kịp
thời cho các em mà cũng là để tạo động lực cho các em là cán bộ lớp hay các đoàn viên
25
ưu tú ở thế hệ đàn em .Điều này rất có ý nghĩa đối với các em, đặc biệt là các em tiếp tục
học ở các trường đại học.
IV.MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI.
- Kết quả dạt được từ đề tài:
+ Bước đầu thu được lòng tin của các em học sinh đối với giáo viên.
+ Giáo dục thêm được kỹ năng sống cho các em, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng lãnh đạo.
+ Gây được sự hứng thú của các em học sinh.
+ Phát huy được tính sáng tạo cho học sinh, đặc biệt là cán bộ lớp.
+ Rèn luyện được cho các em sự tự tin, mạnh dạn khi đứng trước đám đông.
+ Phát huy tố chất làm lãnh đạo của các em khi đang ngồi ghé nhà trường, tạo tiền đề
cho các em khi vào đời, từ đó có hướng đi đúng trong xã hội.
+ Hạn chế được các tệ nạn học đường, tăng sự đoàn kêt tập thể là sức mạnh để chiến
thắng và thành công.
+ Gắn kết, tạo được mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được xích lại gần hơn.
Thông qua đó gắn kết công tác giáo dục giữa gia đình – nhà trường và xã hội.
_+ Tạo cơ hôi cho các em được kết nạp Đảng ngay tại trường THPT và se thuận lợi
rất nhiều cho các em khi vào học đại học.
26
- Một số hạn chế:
+ Do tình hình dịch covid chưa đẩy lùi được nên phạm vi trải nghiệm vẫn chưa mở
rộng được mà chỉ ở quy mô trong trường học cũng như ở lớp học.
+ Các em vẫn chưa có được những trải nghiệm thực tế đi vào đời sống hàng ngày để
thấy được những thành tựu của nhân dân ta.
+ Lần đầu các em được giao nhiệm vụ toàn quyền nên có phần lúng túng, vẫn còn
nhiều em đang rụt rè chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến trước tập thể.
+ Điều kiện kinh phí còn hạn chế.
+ Trong quá trình thực hiện tôi cũng đã quay video nhưng do trình độ quay chưa đạt
chuẩn nên tôi không thể đưa video vào phần trình bày mà chỉ chụp được hình ảnh.
Phần III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận.
Qua nghiên cứu đề tài “Phát huy vai trò của cán bộ lớp trong các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo”,tôi nhận thấy rằng tổ chức các hoạt động trải nghiệm không chỉ
diễn ra trong giờ sinh hoạt lớp mà có thể tổ chức qua các giờ học chuyên môn, hay
các buổi học ngoại khóa, các buổi học hướng nghiệp. Điều quan trọng là cần phát huy
vai trò lãnh đạo, điều hành của các cán bộ lớp để các em thấy mình không bị thừa,
mình không phải là bù nhìn, mà ở lĩnh vực nào các em cũng có thể điều hành được.
27
Đây là việc làm hết sức cần thiết của không những giáo viên chủ nhiệm lớp mà còn
đối với tất cả các giáo viên bộ môn khác, vì nó làm cho học sinh hứng thú, tích cực
năng động và sáng tạo hơn trong giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phần hình thành
các kĩ năng sống cho các em. Góp phần tăng thêm sự gần gũi giữa các bạn học sinh
với nhau.
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, với vai trò là người làm công tác giáo dục
thì việc thấm nhuần và thực hiện tốt đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước là rất
cần thiết. Vì vậy, không chỉ là giáo viên làm công tác chủ nhiệm mà tất cả các giáo
viên làm công tác giảng dạy đều phải không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức
giáo dục để hình thành các phẩm chất và phát huy năng lực cho học sinh đáp ứng yêu
cầu của xã hội.
2. Kiến nghị.
Qua nghiên cứu đề tài tôi đẫ gặp một số khó khăn cũng như hạn chế khi tiến hành
thực nghiệm. Vì vậy để những áp dụng lần sau có hiệu quả hơn, tôi manh dạn đưa ra
một số kiến nghị như sau:
+ Đối với lãnh đạo nhà trường thì cần quan tâm hơn nữa đối với việc tổ chức các hoạt
động trải nghiệm. Cần tìm ra các chương trình trải nghiệm bổ ích hơn cho các em học
sinh. Quy mô trải nghiệm phải rộng hơn và có tính học hỏi cao cho các em.
+ Đối với giáo viên: Cần nhìn rõ năng lực của học sinh, tin tưởng vào năng lực của
các em cán bộ lớp, mạnh dạn giao quyền tự chủ cho các em. Biết cách phối hợp với
các bậc phụ huynh để các hoạt động trải nghiệm được tiến hành dễ dàng và phong phú
hơn. Biết cách khai thác tiềm năng sẵn có của các em cán bộ lớp để giảm bớt công
việc chuyên môn của giáo viên. Thông qua đó giúp các em yêu thích môn học của
mình.
28
+ Đối với phụ huynh và học sinh: Cần coi việc tham gia các hoạt động hoạt động
trải nghiệm sáng tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học là những hoạt động giúp các
em rèn dũa những kỹ năng sống cần thiết. Phụ huynh cần ủng hộ các nhà trường trong
công tác giáo dục các kỹ năng, ngoài ra còn cần giúp đỡ con em mình trong các hoạt
động trải nghiệm, hoạt động nghiên cứu khoa học, nhìn nhận nghiêm túc để con em
phát huy sở trường, trở thành con người có ích cho xã hội sau này.
+ Đối với Đoàn trường cần đào tạo cho các em cán bộ lớp được nhuần nhuyễn hơn về
các thao tác sắp xếp công việc. Đặc biệt là cần ghi nhận công trạng của các em cán bộ
lớp để có các hình thức chế tài, đào tạo cho những nhân tài tương lai cho đất nước
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
+ Đối với bản thân: Cần phải trau dồi hơn nữa về cách trình bày văn bản khoa học
cũng như trình chiếu được các video chuẩn nét hơn.
29
PHỤ LỤC 1
Giáo án 11:Bài 13: Thực hành PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Làm được thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit.
- Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ:
- Cốc thủy tinh 20 - 50 ml.
- Ống đong 20 - 50 ml có chia độ.
- Ống nghiệm.
- Kéo.
2. Hóa chất:
- Nước sạch.
- Cồn.
3. Mẫu thực vật để chiết sắc tố.
- Lá xanh tươi.
- Lá có màu vàng.
- Các loại quả có màu đỏ: Gấc, hồng.
- Các loại củ có màu đỏ vàng: Cà rốt, nghệ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- GV: Giao quyền tổ chức hướng dẫn cho 2 bạn cán bộ lớp: Hai bạn cán bộ lớp sẽ
lên bục giảng và hướng dẫn nguyên liệu, dụng cụ cũng như các bước tiến hành thí
nghiệm.
- GV: Quan sát và đưa ra nhận xét, điều chỉnh nếu có.
- Sau khi hướng dẫn cho các bạn thì cán bộ lớp cũng đồng thời tiến hành và quan
sát quá trình làm của các bạn.
1.Thí nghiệm 1: diệp lục.
2. thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit.
Kiểm tra dụng cụ, TBTH
30
* Dụng cụ:
- Cốc thuỷ tinh (hoặc chén sứ) dung tích 20 – 50ml.
- ống đong loại 20-50ml có chia độ và loại có dung tích 10-15ml (hoặc ống
nghiệm).
- Kéo, dao.
- Phiếu học tập, biểu điểm.
* Hoá chất: Nước sạch; Cồn 90 – 96o
* Mẫu vật:
- Lá xanh tươi (Lá khoai lang)
- Lá già có màu vàng (Lá khế)
- Các loại củ, quả có màu vàng hoặc màu đỏ (Cà chua, Hồng, xoài, cà rốt, nghệ)
Trước khi HS tiến hành thí nghiệm GV đưa ra biểu điểm để các em có ý thức phấn
đấu đạt được mục tiêu bài học. Yêu cầu các nhóm trưởng lấy mẫu và theo dõi chấm
điểm cho từng thành viên trong tổ.
Biểu điểm:
Tê
n
học
sinh
Chu
ẩn bị
dụng
cụ
Chuẩn
bị mẫu
vật
Thao
tác thí
nghiệm
Kết
quả
ý thức
học tập
Vệ
sinh
Tổng
điểm
2điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 10
.....
.......
.....
.......
Chia HS thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng.
Mời các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, mẫu vật và hoá chất.
Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục.
- B1: Cân khoảng 0,2g các mẩu lá đã loại bỏ cuống lá và gân chính (Hoặc lấy
khoảng 20- 30 lát cắt mỏng ngang lá tại nơi không có gân chính)
- B2: Cắt nhỏ các mảnh lá cây đó sao cho có nhiều tế bào bị hư hại. Rồi đưa vào
ống đong có dung tích 20 – 25ml (ống nghiệm) có ghi sẵn nhãn (ống thí nghiệm và
ống đối chứng) với lượng tương đương nhau.
- B3: Cho 20 ml cồn vào ống thí nghiệm. Cho 20ml nước vào ống đối chứng ( Để
các ống trong vòng 20 phút)
Thí nghiệm 2: Chiết rút Carôtenôit
- B1: Cắt nhỏ lá, củ và quả đã chuẩn bị .
- B2: mẫu vật vào 2 ống đong (một ống thí nghiệm và một ống đối chứng).
- B3: Cho 20ml cồn vào ống thí nghiệm và cho 20ml nước vào ống đỗi chứng. (để
các ống trong khoảng 20phút).
31
Thu kết quả thí nghiệm:
Sau thời gian chiết rút (20 – 25 phút), nhẹ nhàng nghiêng các cốc, rót dung dịch có
màu vào các ống nghiệm.
Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm. Rồi điền kết quả quan sát được vào bảng
sau (Bảng này HS phải kẻ sẵn ở nhà):
Cơ quan của cây dung môi chiếtsuất
Màu sắc dịch chiết
Xanh lục
Đỏ, da cam,
vàng, vàng
lục.
Lá
Xanh
tươi
- Nước (Đối
chứng).
- Cồn (thí
nghiệm).
Vàng
- Nước (Đối
chứng).
- Cồn (thí
nghiệm).
Quả Cà chua
- Nước (Đối
chứng).
- Cồn (thí
nghiệm).
Củ
Cà rốt
- Nước (Đối
chứng).
- Cồn (thí
nghiệm).
Nghệ
- Nước (Đối
chứng).
- Cồn (thí
nghiệm).
IV. THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT:
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Mỗi HS làm một bản tường trình.
3. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trong bảng đã kẻ.
- Gv nhận xét về cách thức tổ chức của cán bộ lớp
GV yêu cầu HS nhận xét về màu sắc của các dịch chiết rút => KL về khả năng hoà
tan của các sắc tố trong môi trường nước và môi trường là dung môi hữu cơ? Về khả
năng hoà tan của các tố khác nhau trong cùng một môi trường?
GV bổ sung thêm thông tin: Carôtenốit là chất tiền thân của Vitamin A, ăn rau có
màu xanh sẽ cung cấp ion Mg2+ cho cơ thể.
32
H: Phải ăn uống như thế nào để cung cấp đầy đủ khoáng và các loại Vitamin cho cơ
thể?
- Các nhóm trưởng báo cáo kết quả chấm điểm cho các thành viên của tổ mình.
- GV đưa ra đáp án (Nếu còn thời gian):
4. Dặn dò:
- HS đọc trước nội dung bài 14 thực hành.
PHỤ LỤC 2.
Giáo án 10: Bài 20: Thực hành
QUAN SÁT CÁC KỲ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
I/ MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
- Học sinh phải xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
- Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.
2-Kỹ năng :
- Thực hành ,thí nghiệm ,sử dụng kính hiển vi
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi và vẽ hình các kỳ của
nguyên phân quan sát được.
3-Thái độ : Lòng say mê khoa học , hứng thú học tập bộ môn.
4.Năng lực: - Nhận thức được kiến thức sinh học.
- Năng lực tìm hiểu được thế giới sống chịu sự chi phối của vật chất di truyền
là NST như thế nào.
-Vận dụng được kiến thức ký năng đã học thông qua bài thực hành để thấy
được sự phân bố vật chất di truyền từ đời này sang đời khác là nhờ sự phân ly
một cách đồng đều trong quá trình phân bào.
II.CHUẨN BỊ.
- Tranh vẽ các kỳ của nguyên phân và tranh hình 20 trang 82 – SGK.
- Kính hiển vi quang học có vật kính×10, ×40 và thị kính ×10 hoặc ×15.
- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời.
- Kính hiển vi để quan sát.
33
- Các dụng cụ để làm tiêu bảo rễ hành.
- Các hóa chất cần thiết để nhuộn màu NST.
III . PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Phương pháp thực hành,thí nghiệm
- Phương tiện: dụng cụ thực hành trong phòng thí nghiệm, tivi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
GV: - Để chứng minh được lý thuyết chúng ta đã học, hôm nay chúng ta sẽ quan
sát trực tiếp các kỳ của nguyên phân qua tiêu bản của rễ hành sẽ thấy rõ được
điều đó.
- Ta có thể quan sát được qua 2 loại tiêu bản là tiêu bản cố định và tiêu bản tạm
thời. Hôm nay cô giao lại cho hai bạn cán bộ lớp sẽ hướng dẫn các em cách sử
dung kính hiển vi đồng thời hướng dẫn cách làm tiêu bản tạm thời ở rễ hành
tím.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về quá
trình thực hành.
Lớp trưởng: Chia lớp thành 4 nhóm,
theo đơn vị tổ trên lớp học bình thường.
Lớp trưởng: Hướng dẫn kỹ thuật sử
dụng kính hiển vi và cách là tiêu bản
tạm thời để quan sát các kỳ của nguyên
phân trên đối tượng là rễ hành.
HS: Chia nhóm và ngồi theo sự sắp xếp
của giáo viên hướng dẫn, quan sát, lắng
nghe và ghi chép các nội dung có liên
quan đến tiết thực hành.
Lớp trưởng: Hướng dẫn cách chỉnh và
quan sát hình trên kính hiển vi, cách vẽ
hình khi quan sát trực tiếp trên tiêu bản
qua kính hiển vi.
Hoạt động 2: Cách tiến hành làm tiêu
bản và quan sát các kỳ của nguyên
phân.
HS: Quan sát, ghi nhận và làm tiêu bản
tạm thời theo yêu cầu.
GV: Yêu cầu hai bạn đại diện cho cán
bộ lớp lên trình bày thí nghiệm đồng
thời hướng dẫn cụ thể cho các bạn làm.
- Chia Nhóm Theo Đơn Vị Tổ.
- Cách Tiến Hành Làm Tiêu Bản Và Vẽ Hình
Khi Quan Sát Qua Kính Hiển Vi.
- Cách làm tiêu bản tạm thời.( Cán bộ lớp giới
thiệu và làm mẫu – công việc này đã được bố
trí từ trước.)
- Đặc điểm các kỳ của nguyên phân.
- Cách vẽ hình khi quan sát qua kính hiển vi.
34
Giới thiệu lại hình dạng NST và đặc
điểm chung khi quan sát trực tiếp qua
kính hiển vi thông qua hình vẽ (Hình
20 – trang 82 SGK).
HS: Quan sát, ghi nhận và làm theo yêu
cầu.
Hoạt động 3. Báo cáo, thảo luận của
các nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả, cán bộ
lớp ghi lại.
- Thảo luận giữa các nhóm:
- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thí
nghiệm.
- Giữa các nhóm đặt ra câu hỏi chéo để thảo
luận với nhau.
4. Nhận xét, đánh giá và củng cố
- Trong quá trình học sinh quan sát và vẽ giáo viên đi từng bàn kiểm tra, hướng dẫn
và hỏi học sinh.
- Gọi HS lên bảng vẽ lại hình và nêu đặc điểm các kỳ của nguyên phân.
- Nhận xét, đánh giá và khen các cá nhân, nhóm làm việc tốt; phê bình các cá nhân,
nhóm làm việc chưa tốt.
5. Thu hoạch
- Yêu cầu vẽ các tế bào quan sát được thấy rõ nhất ở các kỳ khác nhau có chú thích
các kỳ tương ứng với hình vẽ tế bào.
- Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại trông khác
nhau?
- Mỗi cá nhân làm một bài thu hoạch: vẽ hình và nêu đặc điểm các kỳ của nguyên
phân, trả lời và làm theo yêu cầu trong SGK.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo khoa.
2. Tài liệu về kỹ năng sống.
3. Tài liệu trên internet
36
Số Tt Tên mục
Phần I. Đặt vấn đề.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: .
3.2. Thời gian nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
IV.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Phần II. Nội dung nghiên cứu
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Tổng quan về hoạt động trải nghiệm trong giáo dục:
2. Tổng quan về vai trò của cán bộ lớp trong các hoạt động trải
nghiệm
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Vai trò của cán bộ lớp
2.Thực trạng của việc tổ chức giao quyền cho cán bộ lớp trong các
hoạt động trải nghiệm ở trường THPT.
37
2.1.Tiến hành khảo sát đối với cán bộ lớp trong trường THPT Nghi
lộc 2
2.2 Khảo sát về mức độ quan tâm của giáo viên đối với việc giao
nhiệm vụ cho cán bộ lớp trong hoạt động trải nghiệm.
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ
LỚP
1. Hệ thống giải pháp
1.1 Tiếp thu những văn bản chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường,
dưới sự chỉ đạo của cấp ủy trong các lĩnh vực hoạt động của nhà
trường, trong đó có hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu
khoa học.
1.2. Phát động, quán triệt các quy định về công tác giáo dục các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức về công tác
giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm cho các em học sinh.
1.3. Chỉ đạo thành lập tổ chức các cuộc thi năng khiếu, các hoạt
động thực hành trong lớp học, hoạt động trải nghiệm thực tế.
1.4. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh cũng một số thầy cô
trong trường để có thể giúp đỡ, tư vấn cho các em hoàn thành.
2. Các hoạt động cụ thể:
2.1. Hoạt động 1: Bầu ra ban cán sự lớp:
2.2.Hoạt động 2: Tìm kiếm tài năng trẻ:
2.3. Hoạt động 3. Hoạt động thực hành thí nghiệm:
2.4. Hoạt động gói bánh chưng của lớp 10A3.
3. Tổ chức kết nạp Đảng cho các cán bộ lớp ưu tú.
IV.MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI.
Phần III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
38
39

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_vai_tro_cua_can_bo_lop_trong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan