Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, sáng tạo khi vẽ tranh đề tài ở bậc Tiểu học
I. Cơ sở lý luận:
Là giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật tôi xác định mục đích của chương trình giáo dục mĩ thuật ở bậc tiểu học không phải là đào tạo học sinh trở thành họa sĩ mà chỉ giúp học sinh hiểu về cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp theo cảm nhận riêng. Vì thế giáo viên phải quan tâm đến giáo dục thẩm mĩ, bởi đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ hình thành tư duy, với sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ vẽ được bài vẽ tranh đề tài theo cảm nhận của riêng mình.
Vì vậy tôi đã khai thác và phát huy phương pháp lấy học sinh làm trung tâm vào phân môn vẽ tranh, giúp các em độc lập tư duy, sáng tạo trên những bài vẽ tranh theo đề tài đã cho, làm cho mỗi bức tranh có nét riêng của nó, kích thích sự sáng tạo, ham thích học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng.
II. Cơ sở thực tiễn:
Môn Mĩ thuật là môn rèn luyện trí thẩm mĩ và rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, làm cho các em hồn nhiên vui tươi, nhận thấy được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh qua nhiều đề tài. Học sinh rất say mê trong giờ học mĩ thuật, bên cạnh đó còn 1 số phụ huynh xem nhẹ môn mĩ thuật, cho rằng đây không phải là môn học chính nên gây khó khăn trong việc giảng dạy làm cho chất lượng giáo dục thẩm mĩ thấp. Môn Mĩ thuật là môn nghệ thuật, giáo viên bộ môn phải say mê nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo mà nâng dần chất lượng môn mĩ thuật. Chính vì thế tôi nghiên cứu và tích lũy những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt kết quả cao.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Mục tiêu nền giáo dục của nước ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục họ có đặc điểm tốt, có trình độ hiểu biết về mọi lĩnh vực của xã hội mà còn phải giáo dục họ biết nhìn nhận, phân biệt và biết làm đẹp cho cuộc sống. Vì vậy, có thể nói giáo dục thẩm mỹ cho con người là rất cần thiết và môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng giúp học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Học sinh tiểu học rất ham thích học vẽ nhưng khi vẽ thường ít sáng tạo hay vẽ theo SGK, vở tập vẽVì thế chúng ta phải tạo cho các em ý thức học tập tốt, tạo không khí thoải mái giúp các em mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình thì sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên môn Mĩ thuật là môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ sáng tạo của các em bằng nét vẽ trên giấy là rất khó khăn nhất là phân môn vẽ tranh đề tài. Vì thế để tránh sự nhàm chán khi xem những bức tranh vẽ giống nhau, học sinh mất hứng thú vì không biết thể hiện ý tưởng của mình như thế nào ? Chính vì vậy mà tôi đã đưa ra phương pháp phát huy tích cực sáng tạo cho học sinh khi vẽ tranh đề tài. Với hy vọng dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em dần dần biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo ra những bài vẽ theo ý tưởng của riêng mình. II. Mục đích đề tài: Vậy làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo khi học phân môn vẽ tranh theo đề tài ? - Muốn phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh thì giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, phải gây được hứng thú học tập cho các em trong từng tiết dạy. Vì vậy trong mỗi tiết dạy tôi có gắng đưa các em hòa vào 1 thế giới nghệ thuật của trí tưởng tượng, tính sáng tạo, thế giới của cái đẹp. Giáo viên không gò bó, không áp đặt mà chỉ là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh tự đưa ra ý tưởng của mình. Vì thế trước khi lên lớp ngoài việc chuẩn bị tốt giáo án, tôi còn sưu tầm nhiều tư liệu, tranh vẽ để bài dạy đạt hiệu quả tốt hơn. - Đối với học sinh tiểu học cách nghĩ cũng như cách vẽ của các em còn rất ngây thơ, hồn nhiên. Chính vì thế giáo viên phải phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em, khuyến khích những ý tưởng của học sinh để các em không sợ mình vẽ sai, không sợ mình vẽ xấu mà mạnh dạn thể hiện ý tưởng bằng hết khả năng của mình. Từ đó giúp các em ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật, biết sáng tạo khi vẽ tranh. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Là giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật tôi xác định mục đích của chương trình giáo dục mĩ thuật ở bậc tiểu học không phải là đào tạo học sinh trở thành họa sĩ mà chỉ giúp học sinh hiểu về cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp theo cảm nhận riêng. Vì thế giáo viên phải quan tâm đến giáo dục thẩm mĩ, bởi đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ hình thành tư duy, với sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ vẽ được bài vẽ tranh đề tài theo cảm nhận của riêng mình. Vì vậy tôi đã khai thác và phát huy phương pháp lấy học sinh làm trung tâm vào phân môn vẽ tranh, giúp các em độc lập tư duy, sáng tạo trên những bài vẽ tranh theo đề tài đã cho, làm cho mỗi bức tranh có nét riêng của nó, kích thích sự sáng tạo, ham thích học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng. II. Cơ sở thực tiễn: Môn Mĩ thuật là môn rèn luyện trí thẩm mĩ và rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, làm cho các em hồn nhiên vui tươi, nhận thấy được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh qua nhiều đề tài. Học sinh rất say mê trong giờ học mĩ thuật, bên cạnh đó còn 1 số phụ huynh xem nhẹ môn mĩ thuật, cho rằng đây không phải là môn học chính nên gây khó khăn trong việc giảng dạy làm cho chất lượng giáo dục thẩm mĩ thấp. Môn Mĩ thuật là môn nghệ thuật, giáo viên bộ môn phải say mê nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo mà nâng dần chất lượng môn mĩ thuật. Chính vì thế tôi nghiên cứu và tích lũy những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt kết quả cao. III. Đặc điểm tình hình: 1.Thuận lợi: - Đối với môn mĩ thuật hiện nay ngành trang bị đầy đủ SGK, sách hướng dẫn, tranh và đồ dùng môn mĩ thuật rất phong phú. - Trường đã có phòng chức năng, trang bị giá bảng đầy đủ rất thuận lợi cho việc giảng dạy. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, hàng năm đều tổ chức thi vẽ tranh cấp trường để chọn học sinh thi cấp huyện. 2. Khó khăn: - Phần lớn học sinh ở vùng nông thôn, cuộc sống còn khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm đến con cái. Vì thế khi đi học các em hay quên vở, đồ dùng học tập gây khó khăn cho việc giảng dạy. - Một số học sinh không có năng khiếu cho rằng môn học này khó. IV. Biện pháp thực hiện: - Giáo viên chú ý ngay từ đầu cấp về năng lực của học sinh. Để từ đó giáo viên kịp thời bồi dưỡng những bước cơ bản và giảng bài cho học sinh hiểu như thế nào là vẽ đẹp và thế nào là chưa vẽ đẹp. - Dạy vẽ tranh, giáo viên phải có nhiều tranh minh họa, để học sinh quan sát, phải có 2 hoặc 3 tranh minh họa cho một bài. - Học sinh của vẽ tranh đề tài là tranh vẽ theo một chủ để cho trước, phải theo cách mình thích, phải đúng chủ đề. - Mục đích của vẽ tranh đề tài là nhằm rèn luyện và phát triển ở học sinh trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, giúp cho các em nhận thức về cái hay cái đẹp của thế giới xung quanh. Màu sắc và cảm xúc của bản thân. Qua đó các em yêu thích cái đẹp và mong muốn thể hiện nó qua cuộc sống. Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn mầm móng của hoạt động sáng tạo. Chúng ta cần có sự tác động đúng hướng bằng các phương pháp dạy học tích cực thì mới tạo được tiền đề để cho các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh. Các phương pháp thường được áp dụng trong giảng dạy mỹ thuật: - Trước khi vẽ đề tài, căn cứ vào nội dung đề tài mà giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoặc trên đường đi hãy quan sát sự vật xung quanh có liên quan đến đề tài: Ví dụ: Chuẩn bị tranh đề tài về con vật quen thuộc, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát con vật mà em biết như con mèo nhà em, hay những con vật khác, hoặc sưu tầm các tranh, ảnh con mèo. Gợi ý học sinh quan sát đặc điểm, hình dáng đặc trưng của con mèo như tai nó như thế nào; đặc điểm mắt, mũi miệng, râu, thân, chân, đuôi dài ra sao, lông màu gì ? Hoặc vẽ đề tài phong cảnh quê hương, giáo viên gợi ý cho học sinh quan sát những danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa của địa phương hay những cảnh mà em yêu thích nhất như bờ tre, bến nước, cây đa, sân đình, màu sắc của đồ vật. Giáo viên gợi ý các con vật gần gũi xung quanh như: trâu, bò, chó, mèo, gà, vịt, lợn Đối với học sinh ở đô thị thì giáo viên gợi ý khi đi chơi công viên các em chú ý quan sát các con vật như voi, hươu, cá sấu, khỉ. Từ những yêu cầu thường xuyên này dần dần hình thành ở các em thói quen quan sát và vốn trừu tượng phong phú trí nhớ của các em. Nhờ đó trong giờ học vẽ giáo viên có thể đàm thoại với học sinh về đề tài tự chọn. Các em nhớ lại và tưởng tượng lại những con vật, đồ vật, quan cảnh đã quan sát được trong cuộc sống, sau đó thể hiện chúng trên bài vẽ của mình với nét vẽ độc đáo riêng biệt của từng em. Như vậy tranh vẽ của học sinh sẽ phong phú sinh động hơn và bắt chước tranh mẫu hoặc tranh vẽ các bạn. Giáo viên cần tập luyện cho các em biết quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Tức là từ hình dánh khái quát đến các đặc điểm chi tiết. Trong giờ học, giáo viên cần chuẩn bị một số tranh vẽ của học sinh các lớp trước, có bài vẽ chưa tốt, bài vẽ tốt để học sinh quan sát nhận xét. Từ đó các em nhận ra được cái hay cái đẹp và cái chưa đẹp trong tranh của bạn, việc quan sát nhận xét thường xuyên sẽ giúp các em dần dần hình thành thị hiếu và kỹ năng thẩm mĩ. Giúp cho các em học tập được kinh nghiệm của bản thân. Như vậy khi vẽ tranh các em sẽ phát huy những mặt tốt, hạn chế trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc. Sau khi học sinh quan sát nhận xét tranh mẫu, giáo viên cần hướng dẫn phân tích các sắp xếp bố cục trong tranh đâu là hình ảnh, đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ. Qua đó thể hiện nội dung của chủ đề như thế nào, cách sử dụng màu sắc ra sao sự phân tích của giáo viên sẽ củng cố thêm những kiến thức về cách vẽ. - Lứa tuổi tiểu học có những nét đặc thù so với lứa tuổi khác và bậc tiểu học là bậc học làm cơ sở cho những bậc học sau này. Vì vậy người giáo viên mĩ thuật cần có phương pháp thích hợp khích lệ các em tích cực suy nghĩ để hoàn thành kiến thức về môn mĩ thuật, khuyến khích học sinh chủ động, tự tin khi vẽ. Người giáo viên có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ chứ không áp đặt, làm bài thay cho các em. Vì vậy khi dạy học sinh vẽ tranh đề tài tai cần dựa trên đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, tạo hứng thú, không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng. * Cách thực hiện: - Tiến trình dạy phân môn vẽ tranh có các hoạt động như sau: + Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài + Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ + Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành + Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Để 1 tiết học đạt hiệu quả tốt nhất thì phần giới thiệu bài là rất quan trọng. Vì thế tùy từng khối lớp khác nhau mà tôi chọn cách vào bài phù hợp, có thể dùng bài hát, trò chơi hoặc những hình ảnh có liên quan đến bài học. Ví dụ: Khi dạy bài: “ Vẽ tranh Đề tài con vật quen thuộc” cho học sinh lớp 4, tôi cho 1 số học sinh lên bảng làm các động tác hoặc tiếng kêu của các con vật mà các em biết trong gia đình. - Học sinh quan sát và nêu tên con vật đó. - Với cách vào bài như vậy, tôi thấy hiệu quả tiết dạy rất cao bởi nó gây tính tò mò, kích thích học sinh suy nghĩ phát huy tính sáng tạo khi vẽ bài. - Cách lồng ghép trò chơi cũng có thể vận dụng ở cuối tiết học để củng cố bài, làm như vậy sẽ giúp các em vừa được học lại vừa được chơi, tạo cảm giác thoải mái, hứng thú cho bài học sau. Ví dụ: Bài vẽ tranh “ Đề tài Mẹ hoặc cô giáo” - Sau khi nhận xét xong bài của học sinh, giáo viên có thể cho các em thi đua giữa các tổ tìn hiểu những bài hát nói về mẹ hoặc cô giáo, các bạn nêu tên bài hát và hát 1 vài câu. Qua bài trò chơi giúp các em nhận biết và cảm thụ thêm và đây cũng là cách học thoải mái, nhẹ nhàng. - Sau khi áp dụng phương pháp này, tôi thấy học sinh vẽ bài hoàn toàn chủ động, tự tin, vẽ theo suy nghĩ của mình. Và cũng từ đó tạo thuận lợi cho tôi khi dạy môn mĩ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh nói riêng, vì học sinh đã tự tin hơn, muốn thể hiện sự sáng tạo của mình, đa số các em vẽ không giống nhau. Đó là món quà quí giá đối với 1 người giáo viên dạy mĩ thuật như tôi. Với cách dạy trên, giúp trẻ có tính chủ động ngay từ ban đầu, không những đối với môn mĩ thuật mà những môn học khác cũng vậy, các em biết độc lập tìm tòi dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. Với phương pháp “ Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi vẽ tranh đề tài”, phần nào đó đã giúp học sinh yêu thích môn mĩ thuật, hạn chế cảm giác lo sợ vì vẽ không đẹp. Các em biết bảo vệ ý thức chủ quan của mình, giúp mỗi cá nhân biết tìm tòi, sáng tạo vươn tới cái đẹp, đó là một cách giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. V. Kết quả: 1. Những mặt đạt được: Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với HS khối lớp 4, kết quả đạt được như sau: - Kết quả khi chưa áp dụng phương pháp này. ( Kết quả áp dụng vào bài 12 “ Vẽ tranh đề tài sinh hoạt”) LỚP Số HS HOÀN THÀNH TỐT (A+) HOÀN THÀNH (A+) CHƯA HOÀN THÀNH (B) 4A 4B 4C 4D 30 35 34 35 7HS = 23,3% 6HS = 17,2% 6HS = 17,2% 4HS = 11,5% 22HS = 73,3% 26HS = 74,2% 26HS = 26,6% 29HS = 82,8% 1HS = 3,4% 3HS = 8,6% 2HS = 5,9% 2HS = 5,7% - Kết quả sau khi áp dụng phương pháp này. ( Kết quả áp dụng vào bài 19 “ Vẽ tranh đề tài: Ngày hội quê em”) LỚP Số HS HOÀN THÀNH TỐT (A+) HOÀN THÀNH (A+) CHƯA HOÀN THÀNH (B) 4A 4B 4C 4D 30 35 34 35 11HS = 36,7% 10HS = 28,6% 9HS = 26,5% 8HS = 23,9% 19HS = 63,3% 25HS = 71,4% 25HS = 73,5% 27HS = 77,1% 0% 0% 0% 0% Từ những kết quả thu được, ta thấy bài làm của những HS chưa hoàn thảnh không còn nữa. HS hăng say học vẽ, đã tạo được không khí tiết học sôi nổi, thoải mái, nhẹ nhàng. - HS tự tin khi vẽ tranh đề tài. - HS chủ động đưa ra những ý tưởng riêng, hợp với nội dung đề tài, mang tính bất ngờ, đẹp mắt. - Kích thích sự suy tư, sáng tạo cho HS. 2. Những mặt còn hạn chế: - Với cách dạy trên, một số ít HS không có năng khiếu nhận thức còn chậm, khả năng tư duy còn hạn chế nên các em vẽ có lộn xộn, rời rạc, chưa thể hiện được sự sáng tạo. - Nhưng tôi tin rằng với cách dạy trên sẽ giúp các em ban đầu biết chủ động tìm tòi, sáng tạo làm nền tảng để học các lớp trên. C. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT: I. Kết luận: Qua quá trình thực hiện giải pháp tôi thấy trong giờ học HS tìm ra được nhiều cái hay, cái lạ, bài vẽ không lệ thuộc vào sách vở hay cách vẽ của giáo viên mà các em có tư duy sáng tạo, tìm cách vẽ riêng cho mình. Tôi nhận thấy các em có cảm hứng với môn vẽ tranh hơn trước và đặc biệt có rất nhiều em tiến bộ trong cách vẽ, cảm nghĩ, không còn sao chép tranh trong sách nữa. Bản thân giáo viên chỉ là người hướng dẫn và giúp đỡ dựa vào sự sáng tạo của các em. Đó là không những là phương pháp giúp HS học tốt phân môn vẽ tranh mà những phân môn khác cũng vậy. Ngoài ra giáo viên chú ý phát huy tính tích cực của HS bằng cách lồng ghép trò chơi trong giờ thực hành để tập cho HS “ học mà vui, vui mà học” để từ đó các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua việc tái tạo nội dung, hình ảnh trong bài vẽ của mình. II. Đề xuất: - Để giúp HS học tốt, vẽ đẹp thì ngành giáo dục cần tạo điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình. - Xóa bỏ tư tưởng xem nhẹ môn học này bởi đây chính là môn học nhằm giáo dục thẩm mĩ để các em dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống sau này và làm tiền đề cho các môn học khác. - Phát động nhiều cuộc thi vẽ tranh hơn nữa cho HS. - Tổ chức nhiều chuyên để cho GV học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đó là 1 vài ý kiến của cá nhân tôi. Tôi mong các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu về mĩ thuật góp ý thêm để tôi học hỏi, rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách dạy cho phù hợp với lứa tuổi bậc Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hoài Tân, ngày 20 tháng 02 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Thúy Hằng Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 2. Chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Mĩ thuật tiểu học 3. Sách giáo khoa – Sách GV lớp 1, 2, 3, 4, 5. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CẤP HUYỆN. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích đề tài 1 B. NỘI DUNG 2 I. Cơ sở lý luận 2 II. Cơ sở thực tiễn 2 III. Đặc điểm tình hình 2 1. Thuận lợi 2 2. Khó khăn 2 IV. Biện pháp thực hiện 3 Các phương pháp thường được áp dụng trong giảng dạy Mĩ thuật 3 Cách thực hiện 4 V. Kết quả 5 1. Những mặt đạt được 5 2. Những mặt còn hạn chế 6 C. KẾT LUẬN 6 I. Kết luận 6 II. Đề xuất 7 Tài liệu tham khảo 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_khi_ve.doc