Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học các bài khái quát văn học

Về phía giáo viên

Khảo sát thực tiễn dạy học các bài khái quát qua thông qua: trao đổi trực tiếp, trên giáo án, trên phiếu trắc nghiệm khách quan và dự giờ trên lớp chúng tôi thu được kết quả sau:

- Đại bộ phận giáo viên đều không thích dạy các tiết dạy khái quát văn học. Và thực tế cho thấy là trong các tiết thao giảng, các giờ dạy dự thi giáo viên giỏi các cấp các bài khái quát văn học hoàn toàn vắng bóng. Bởi lẽ:

+ Thứ nhất cho rằng các bài này dễ, có gì đâu mà dạy, sách giáo khoa đã viết đầy đủ, cho học sinh đọc kĩ sách giáo khoa là được.Vì thế giờ dạy trên lớp diễn ra qua loa, nhàm chán, đơn điệu. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, phát vấn những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài, học sinh dựa vào vở soạn mà rất nhiều là chép từ sách học tốt để trả lời câu hỏi của giáo viên. Kết quả là học hết bài nhưng học sinh không nhớ được các kiến thức cơ bản, không hình thành được năng lực khái quát, tổng hợp vấn đề- một năng lực cần thiết được hình thành trong giờ dạy các bài khái quát, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập.

+ Thứ hai cho rằng dạy các bài khái quát văn học rất khó vì bài dài mà thời gian lên lớp lại ngắn, đòi hỏi giáo viên vừa khai thác bề rộng và bề sâu kiến thức nên dạy thế nào cho hấp dẫn đó quả là một bài toán gian nan. Bài thì khó dạy nhưng lại không thi khảo sát chất lượng cuối kỳ, cuối năm cũng như không thi tốt nghiệp THPT. Vì thế cho nên giáo viên chưa đầu tư tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy. Giáo viên cố gắng chuyển khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa đến học sinh một cách vất vả trong một lượng thời gian định sẵn.Trong giờ dạy giáo viên cũng sử dụng phương pháp đặt câu hỏi song phần lớn là câu hỏi tái hiện kiến thức. Chính cách học này làm cho không khí giờ học trở nên rất nặng nề không phát huy được năng lực của người học, làm cho các em mất dần khả năng tự thân vận động để tìm hiểu, nghiên cứu bài giảng, không chịu khó tự học, tự khám phá để mở rộng tầm hiểu biết.

- Một bộ phận giáo viên ý thức được vị trí, vai trò của dạng bài học này đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp thuyết trình, sử dụng sơ đồ tư duy, thảo luận nhóm (giáo viên thuyết trình hoặc chia nhóm cho học sinh lần lượt thuyết trình) không khí giờ học đã có thay đổi song nhìn chung vẫn nặng về hình thức, kết quả chưa cao đặc biệt chưa phát huy hết tính sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Giáo viên quá lạm dụng phương pháp thuyết trình và sử dụng sơ đồ tư duy, để cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà và lên lớp chỉ lần lượt các nhóm thay nhau lên thuyết trình. Đối với phương pháp hoạt động nhóm thì vấn đề đưa ra thảo luận thường đơn giản, không kích thích được sức mạnh, trí tuệ của tập thể.

 

docx48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học các bài khái quát văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên theo dõi hoạt động của các nhóm, phát hiện khó khăn và giúp đỡ, hỗ trợ các nhóm kịp thời.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận: Mời đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác tranh luận, bổ sung, phản biện
GV chốt kiến thức cơ bản 
Tìm hiểu mục 2: Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu 
Ở mục này giáo viên hướng dẫn tự học bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau: ( trên lớp giáo viên sẽ cùng học sinh hoàn thành phần chủ đề chính ở các giai đoạn còn các phần còn lại học sinh về nhà tự hoàn thành phiếu học tập)
Chặng đường, thành tựu
1945-1954
1955- 1964
1965- 1975
Chủ đề chính
Thơ
Văn xuôi
Kịch
Lí luận, phê bình
Tìm hiểu mục 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
Giáo viên sử dụng mô hình Frayer Model (Mô hình Frayer) cho học sinh thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng mô hình Frayer và chuyển giao nhiệm vụ 
Nhóm 1: Đặc điểm 1
Nhóm 2: Đặc điểm 2
NHóm 3: Đặc điểm 3
Các nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận hoàn thành mô hình Frayer
Hết tiết 1
Sang tiết 2 
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm
Học sinh các nhóm nhận xét trao đổi, đánh giá về sản phẩm
Giáo viên đánh giá, chốt kiến thức cơ bản
Dự kiến sản phẩm
DEFINITION
(ĐỊNH NGHĨA)
CHARACTERISTICS
(ĐẶC ĐIỂM)
Nền văn học vận động theo hướng CMH.
Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
- Nền văn học được kiến tạo theo mô hình “văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận” “ nhà văn là người chiến sĩ”
- Đề tài :
+ Đề tài Tổ quốc: bảo vệ, xây dựng, giải phóng. Người chiến sĩ trở thành nhân vật trung tâm văn học
+ Đề tài chủ nghĩa xã hội: Nhân vật trung tâm:Hình ảnh con người mới, có phẩm chất tốt đẹp, sự hòa hợp, cái chung, cái riêng
EXAMPLES/MODELS
(VÍ DỤ/ MÔ HÌNH/
 DẪN CHỨNG)
NON-EXAMPLES
(VÍ DỤ TRÁI NGƯỢC
/PHẢN CHỨNG)
Đồng chí 
Tiểu đội xe không kính
Đoàn thuyền đánh cá
- Văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945: Vận động theo hướng hiện đại hoá
- Văn học sau 1975: vận động theo hướng dân chủ hoá, phát triển phong phú đa dạng về đề tài, chủ đề.
DEFINITION
(ĐỊNH NGHĨA)
CHARACTERISTICS
(ĐẶC ĐIỂM)
Nền văn học hướng về đại chúng.
Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, lực lượng sáng tác của văn học.
- Nội dung:
+ Quan tâm tới đời sống của người dân lao động: nỗi bất hạnh, ước mơ, vẻ đẹp
+ Tập trung xây dựng hình tượng quần chúng: công, nông, binh (bà mẹ, em bé, phụ nữ)
- Nghệ thuật:
+ Ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng
+ Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, thể loại quen thuộc
EXAMPLES/MODELS
(VÍ DỤ/ MÔ HÌNH
/ DẪN CHỨNG)
NON-EXAMPLES
(VÍ DỤ TRÁI NGƯỢC/
PHẢN CHỨNG)
- Đồng chí (người nông dân mặc áo lính)
- Làng (vẻ đẹp tình yêu quê hương, ngôn ngữ đậm chất Bắc bộ)
- Chiếc lược ngà (vẻ đẹp tình phụ tử, chất Nam bộ)
- Văn học trung đại: hạn chế việc tiếp nhận của quần chúng nhân dân.
- Thơ mới: cái TÔI
(huy động kiến thức cũ, tư duy phản biện)
- Vội vàng (Xuân Diệu) – con người trẻ tuổi, trẻ lòng.
DEFINITION
(ĐỊNH NGHĨA)
CHARACTERISTICS
(ĐẶC ĐIỂM)
Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Nền văn học chủ yếu mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn
* Khuynh hướng sử thi
- Đề cập đến những vấn đề, sự kiện có ý nghĩa lịch sử gắn với số phận chung của toàn dân tộc
- Nhân vật: Tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng
- Con người được khám phá chủ yếu ở khía cạnh bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị.
-Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.
*Cảm hứng lãng mạn.
- Khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc
EXAMPLES/MODELS
(VÍ DỤ/ MÔ HÌNH
/ DẪN CHỨNG)
NON-EXAMPLES
(VÍ DỤ TRÁI NGƯỢC/
PHẢN CHỨNG)
- Những ngôi sao xa xôi
- Lặng lẽ Sapa
- “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Tố Hữu). 
“Những buổi vui sao cả nước lên đường.
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”
(Chính Hữu). 
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm,
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”
(Phạm Tiến Duật). 
Văn học hiện thực phê phán giai đoạn : 1930-1945 
Thơ mới 
Văn học sau 1975
Tiết 3: 
HOẠT ĐỘNG II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Mục tiêu : Học sinh hiểu được bối cảnh văn hoá, lịch sử, xã hội, những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học Việt nam từ sau 1975 đến hết thể kỉ XX.
Phương pháp, hình thức kĩ thuật: Tổ chức theo hình thức buổi toạ đàm, phương pháp đóng vai, kĩ thuật phỏng vấn chuyên gia, trình bày một phút.
Tiến trình tổ chức: 
Bước 1: Thực hiện buổi toạ đàm theo sự phân công, chuẩn bị trước tiết học:
Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích, chủ đề của buổi toạ đàm và khách mời (Công việc đã giao cho học sinh đóng vai dẫn chương trình các khách mời )
+ Mục đích : Giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về bối cảnh văn hoá, lịch sử, xã hội, những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học Việt nam từ sau 1975 đến hết thể kỉ XX.
+ Chủ đề: Toạ đàm : Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
+ Khách mời: 
PGS.TS. Đặng Thu Thuỷ trưởng bộ môn văn học Việt Nam hiện đại của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
TS Phạm Đặng Xuân Hương, giảng viên trường đại học sư phạm Hà Nội 
Nhà thơ Thanh Thảo , nhà thơ có nhiều đóng góp cho văn học thời kì đổi mới tác giả bài thơ Đàn ghi ta của Lorca mà các em sẽ được học trong chương trình 
Người dẫn chương trình chiếu một số hình ảnh về tình hình Đất nước Việt Nam sau năm 1975 từ đó dẫn dắt vào phần trao đổi chia sẻ với các khách mời về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, những chuyển biến và một số thành tựu bước đầu bước đầu của Việt Nam sau năm 1975 ( Theo kịch bản đã chuẩn bị trước :
+ Nhà Thơ Thanh Thảo sẽ trao đổi về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá Việt Nam sau năm 1975 và lí giải vì sao văn học văn học thời kì này cũng phải đổi mới
+ TS. Phạm Đặng Xuân Hương, giảng viên trường đại học sư phạm Hà Nội sẽ nói về thành tựu Thơ ca, văn xuôi, kịch, lí luận phê bình của văn học thời kì này
+ PGS.TS. Đặng Thu Thuỷ trưởng bộ môn văn học Việt Nam hiện đại của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội sẽ trao đổi, phân tích những chuyển biến của văn học thời kì này so với giai đoạn 1945-1975.
Học sinh giao lưu với các khách mời: Học sinh đặt câu hỏi với các khách mời 
Học sinh giới thiệu tác phẩm, tác giả tiêu biểu của thời kì này
Kết thức buổi toạ đàm 
Bước 2: Giáo viên tổng kết, nhận xét, đánh giá buổi toạ đàm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức bài học
Phương pháp: Phát vấn
Tiến trình tổ chức : Gv yêu cầu học sinh lên sơ đồ hoá kiến thức bài học 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết nhiệm vụ trong thực tế như làm bài viết, tạo lập văn bản.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 
Tiến trình tổ chức cuộc sống: Giáo viên chuyển giáo nhiệm vụ: Sau khi học xong bài khái quát hãy viết bài trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Mục tiêu: Học sinh mở rông kiến thức, kĩ năng sau bài học
2.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
3.Tiến trình tổ chức : Tìm đọc các tác phẩm văn học giai đoạn sau năm 1975 ngoài chương trình và viết lời giới thiệu cho một tác phẩm mà anh / chị ấn tượng. 
Giáo án 2: Kiểu bài khái quát về tác giả văn học 
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 
( PHẦN I TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU)
I. MỤC TIÊU 
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu cùng sự nghiệp thơ văn của ông.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp kĩ năng đọc – hiểu bài khái quát văn học. 
-Thái độ: Có ý thức trân trọng di sản văn học dân tộc, yêu quý và trân trọng sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Năng lực hướng tới: Năng lực khái quát, tổng hợp, năng lực cảm thụ
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước tiết học:
+ Nhóm 1: Tái hiện lại cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu ( Có thể vẽ sơ đồ tư duy sau đó thuyết trình, soạn powerpoint, đóng vai, diễn lại một vài sự kiện trong cuộc đời Đồ Chiểuhọc sinh được tuỳ chọn cách thức thể hiện )
+ Nhóm 2: Đóng vai đại sứ văn hoá đọc viết bài giới thiệu về hai tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ở hai giai đoạn trước và sau khi Pháp xâm lược.
+ Nhóm 3, 4 : Tổ chức trao đổi tìm hiểu về nội dung thơ văn và nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu theo mô hình phỏng vấn chuyên gia. 
Trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, thực hiện các nhiệm vụ được giáo viên phân công. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, 
Phương pháp: Xem video và trả lời câu hỏi 
Tiến trình tổ chức
Giáo viên cho học sinh xem một đoạn vi deo cắt ra từ đoạn phim tư liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ( đoạn vi deo nói về tình cảnh đau thương của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống pháp, lòng căm thù sâu sắc đến mức cực đoan của Nguyễn Đình Chiểu đối với thực dân Pháp.
https://www.youtube.com/watch?v=8Gnm866I6HY
Giáo viên đặt câu hỏi : Đoạn clip trên nói về nội dung gì? Hãy chia sẻ cùng cô và cả lớp những ấn tượng của em sau khi xem đoạn clip trên.
Từ câu trả lời của học sinh giáo viên dẫn dắt vào bài học
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Mục tiêu: học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu cùng sự nghiệp thơ văn của ông
Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, sử dụng sơ đồ tư duy, phỏng vấn chuyên gia.
Tiến trình tổ chức;
Hoạt đông 1: Tìm hiểu mục I. cuộc đời 
Trước bài học giáo viên đã chuyển giao nhiệm vụ cho nhóm 1 tái hiện lại cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu ( Có thể vẽ sơ đồ tư duy sau đó thuyết trình, soạn powerpoint, đóng vai, diễn lại một vài sự kiện trong cuộc đời Đồ Chiểu)
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm đã chuẩn bị của mình 
Sản phẩm phải đảm bảo yêu câu nêu được những nét chính về tác giả: 
+ NĐC(1822-1888), sinh tại quê mẹ ở tỉnh Gia Định xưa trong một gia đình nhà nho.
+ 1843, đỗ tú tài.
+ 1846, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì hay tin mẹ mất " bỏ thi, về quê " bị mù.
+ Về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.
+ Giặc Pháp dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với đất nước và nhân dân.
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm 1.
Sau khi nhận xét, đánh giá sản phẩm giáo viên đặt thêm câu hỏi : Qua cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, ta rút ra những bài học lớn nào?
Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
* Bài học rút ra từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu.
- Bài học lớn về nghị lực.
- Bài học lớn về lòng yêu nước sắt son: “Nguyễn Đình Chiểu là một trong những người có chính nghĩa tình cảm trọn vẹn, con người đó sinh ra dường như chỉ để đón nhận những gì chính nghĩa, không một chút mảy may phi nghĩa nào có thể lọt vào tâm hồn”.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu mục II. sự nghiệp thơ văn. 1. Những tác phẩm chính
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi sắp xếp lại các tác phẩm đúng với các gia đoạn sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (giáo viên chuẩn bị trò chơi đảo lộn các tác phẩm của hai giai đoạn vào nhau và yêu cầu học sinh sắp xếp lại
Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản: 
Giáo viên tổ chức cho nhóm 2 lên giới thiệu hai tác phẩm tiêu biểu ở hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Tìm hiểu mục 2,3: Nội dung, nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu 
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhóm 3,4 trình bày nội dung kiến thức qua mô hình phỏng vấn chuyên gia.
Cuộc trao đổi cần đảm bào kiến thức cơ bản sau: 
Về nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
+ Lí tưởng, đạo đức, nhân nghĩa
+ Lòng yêu nước thương dân
Về nghệ thuật: 
+ Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.
+ Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành...
+ Đậm đà sắc thái Nam bộ: Lời ăn tiếng nói mộc mạc.....
+ Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong VHDG Nam Bộ.
Giáo viên chốt lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy: 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu cùng sự nghiệp thơ văn của ông
Phương pháp: trả lời các câu hỏi 
Tiến trình tổ chức: 
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi sau
1.Trình bày 2 biến cố lớn trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Nêu ngắn gọn ảnh hưởng của những biến cố đó đến sự nghiệp sáng tác của ông.
2. Giải thích quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu qua 2 câu thơ sau:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
3. Quan niệm về “đạo” của Nguyễn Đình Chiểu có gì khác với Nho giáo? (Nêu ra 1 nét)
4. Qua 2 câu thơ sau, giải thích quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về cái đẹp trong văn chương:
“Văn chương ai chẳng muốn nghe
Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần”
5. Nêu 3 nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải bài tập 
Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề 
Tiến trình tổ chức: 
Giáo viên ra bài tập yêu cầu học sinh về nhà làm: Suy nghĩ của anh chị về quan niệm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:
 Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng ta
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Mở rộng kiến thức về cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu cùng sự nghiệp thơ văn của ông
Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề 
Tiến trình tổ chức: Tìm đọc các tác phẩm và các bài viết về Nguyễn Đình Chiểu 
3.Kết quả thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thể nghiệm giáo án trên ở hai lớp 11A5, và 12A11 tại trường tôi công tác và thu được kết quả sau:
* Đối với giáo viên: Qua trao đổi với giáo viên dự giờ đa số các đồng nghiệp đã có những phản hồi tích cực: 
- Các phương pháp, hình thức, kĩ thuật đề xuất có tính khả thi, dễ thực hiện
- Có sự tìm tòi, đổi mới trong soạn giáo án
- Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học
- Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học.
- Không khí giờ học sôi nổi vui vẻ. 
* Đối với học sinh: 
- Trong giờ học các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
- Trao đổi sau tiết học, các e đều có ý kiến thích thú với các phương pháp, hình thức, kĩ thuật mà giáo viên đưa ra
- Mức độ hiểu bài tăng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng khảo sát kết quả thực nghiệm
STT
Nội dung khảo sát
Lớp 11A5
Lớp 12A11
1
Mức độ hiểu bài
Tốt
85%
80%
Khá
15%
15%
Trung bình
5%
2
Khả năng tham gia các hoạt động học tập
Tích cực, hứng thú
80%
80%
Khá
20%
20%
Trung bình
5%
3
Khả năng hệ thống hóa sau giờ học
Tốt
70%
80%
Khá
25%
20%
Trung bình
5%
Như vậy, qua thực tiễn vận dụng cách dạy học các bài khái quát theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh với những kết quả khả quan, chúng tôi hi vọng và tin tưởng cách thức dạy học này sẽ mang lại một không khí mới cho các tiết dạy học bài khái quát văn học.
PHẦN III. KẾT LUẬN
 Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu cụ thể trong mỗi tiết học nói riêng đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm đến chất lượng dạy học. Tuy nhiên, mọi sự quan tâm đều là hình thức nếu chúng ta không biết bắt đầu từ những việc cụ thể, như việc dạy từng kiều bài có mặt trong chương trình và sách giáo khoa. Ý thức được điều này, chúng tôi đã cố gắng tập trung tìm hiểu cách dạy kiểu bài khái quát văn học theo hướng phát huy tính tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đây vốn là kiểu bài được xem là khô khan, khó dạy trong chương trình Ngữ văn THPT.Tìm tòi các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực cho học sinh đối với kiểu bài này vẫn là một khoảng đất trống cho các giáo viên văn tâm huyết với nghề. Những định hướng, phương pháp mà chúng tôi nêu ra là sát với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh; nó có khả năng thực hiện cao bởi sát với thực tế dạy học và cơ sở vật chất của nhà trường.Cũng qua quá trình nghiên cứu chúng tôi chúng tôi xin có một số kiến nghị:
Giáo viên và học sinh cần nhận thức được đặc điểm, vị trí, tầm quan trọng, của các bài khái quát văn học để tìm ra cách dạy, cách học phù hợp. Trong việc này, cần kiên trì, tránh vội vàng dẫn đến bỏ cuộc bởi đổi mới phương pháp dạy học không phải chuyện ngày một ngày hai. Giáo viên cần tích cực thăm lớp dự giờ, học sinh tích cực chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài cũng như trong hoạt động học tập ở lớp.
Giáo viên cần phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức, cập nhật những phương pháp dạy học mới, sử dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình dạy học.
Chúng tôi tin rằng, nếu quan tâm đầu tư thích đáng cho từng tiết dạy hiệu quả dạy học các bài khái quát văn học sẽ được nâng cao, vẫn phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong kiểu bài tưởng chừng như cứng nhắc và khô khan này.
 Những kinh nghiệm dạy học kiểu bài khái quát văn học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự nhận xét và đóng góp thêm của đồng nghiệp để tôi có thể dạy tốt hơn như lời căn dặn của cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng “ phải suy nghĩ,phải tìm tòi để có cách dạy văn tốt nhất”.Tôi xin chân thành cảm ơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Giáo dục, 2015.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Nxb Giáo
dục,2015.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2018.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu modun1, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu modun2 sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT môn Ngữ Văn,TP Hồ Chí Minh năm 2020.
5. Nguyễn Thị Bích Hường, Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua giờ văn học sử (bài khái quát giai đoạn), luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2001.
6. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1998.
7. Lê Khánh Tùng, Hình thành năng lực nghiên cứu cho học sinh trung
học phổ thông qua giờ văn học sử, Luận văn thạc sĩ.
8. Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (bộ chuẩn), NXBGD, 2006.
9. Ngữ văn 11, tập 1 + 2 (bộ chuẩn), NXBGD, 2006.
10. Ngữ văn 12, tập 1 + 2 (bộ chuẩn), NXBGD, 2006.
Së GD & §T nghÖ an
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN
--------------- —O–--------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA
 HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC
(MÔN: Ng÷ v¨n)
Họ tên: Nguyễn Thị Lam Thuỷ
Tổ: Văn - Ngoại ngữ
Năm học : 2020- 2021
Điện thoại: 0972 111568
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
I. Lý do chọn đề tài	1
II. Mục đích nghiên cứu 	1
III.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu	2
IV. Phương pháp tiến hành	2
V. Đóng góp đề tài	2
VI. Cấu trúc 	2
PHẦN II: NỘI DUNG	3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 	3
1. Cơ sở lí luận	3
1.1. Khái niệm và các biểu hiện của tính tích cực. 	3
1.2 Khái niệm và các biểu hiện của tính sáng tạo	3
2 Cơ sở thực tiễn	4
2.1.Cấu trúc, thời lượng chương trình.	4
2.2.Đặc điểm, vai trò của bài khái quát 	5
2.3 Thực trạng dạy học các bài khái quát	5
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI KHÁI QUÁT	8
1. Căn cứ để đề ra giải pháp 	8
1.1 Tuân thủ nguyên tắc dạy văn học sử	8
 1.2 Căn cứ vào đối tượng học sinh	9
2. Các giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học các bài khái quát văn học	12
2.1 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học	12
2.2 Đa dạng hoá các hình thức dạy học	17
2.3 Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực	27
III KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 	29
PHẦN III: KẾT LUẬN	44
TÀI LIỆU THAM KHẢO	

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_cua_ho.docx
Sáng Kiến Liên Quan