Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua các bài toán chương I Hình học 7
Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và đối với các ngành khoa học. Nhà tư tưởng người Anh R. Bêcơn đã nói: “Ai không hiểu biết toán học thì không thể hiểu bất cứ một môn khoa học nào khác và không thể phát hiện ra sự dốt nát của bản thân mình”. Việc dạy học môn toán có khả năng đóng góp tích cực vào việc giáo dục học sinh , nắm được một cách chính xác, vững chắc và có hệ thống những kiến thức và kĩ năng toán học phổ thông cơ bản, hiện đại sát với thực tiễn Việt Nam và có khả năng vận dụng những tri thức đó vào những tình huống cụ thể khác nhau như: vào đời sống, vào lao động sản xuất và vào việc học tập các bộ môn khác. Vì môn toán có tính trừu tượng cao, suy diễn rộng, suy luận chặt chẽ nên không phải học sinh nào cũng học tốt môn toán, cũng yêu môn toán, nhất là khi học phân môn hình học, các em thường nhàm chán, khó khăn và không biết áp dụng các định lí để làm bài tập.
Từ những vấn đề đó mà các em thấy sợ môn toán, học toán yếu dẫn đến kết quả và lĩnh hội kiến thức môn toán còn nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu sách vở và tình hình thực tế tôi và nhiều đồng nghiệp thường trăn trở, băn khoăn tìm các phương pháp dạy cho các em dễ tiếp thu các kiến thức về hình học nói riêng và môn toán nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Riêng đối với học sinh lớp 7, đây là năm học có nhiều kiến thức hình học vừa mới vừa lạ. Đặc biệt cũng trong năm học này, các em học sinh bước đầu làm quen với các bước suy luận hình học, chứng minh chúng và áp dụng chúng vào các bài tập. Do đó, tôi đặc biệt quan tâm hình học lớp 7. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua các bài toán chương I hình học 7”
o các bài tập. Do đó, tôi đặc biệt quan tâm hình học lớp 7. II. Thực trạng Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi: Về đội ngũ giáo viên: Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu . Giáo viên có ý thức tự học, tự rèn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Về học sinh: Học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, phần lớn có ý thức học tập. Về thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên: được trang bị đầy đủ, đặc biệt có lắp đặt máy vi tính và màn hình trình chiếu phục vụ giảng dạy dựa trên công nghệ thông tin Khó khăn: Do đặc điểm của bộ môn toán là học sinh phải học một luợng kiến thức nhiều, khó đòi hỏi các em phải thường xuyên rèn luyện, bên cạnh đó một số em ham chơi không tự mình rèn luyện nên kiến thức bị hổng, chính vì thế mà các em ngại học môn toán. Và đặc biệt là phân môn hình học có nhiều lí thuyết học sinh khó học thuộc vận dụng khó,.... Từ đặc điểm của bộ môn dẫn đến tâm lí các em ngại học hình, không hứng thú khi phải tiếp xúc với các kiến thức hình học, kể cả những học sinh chăm học, có ý thức tốt. b. Thành công - hạn chế Thành công: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hình đáp ứng được yêu cầu cung cấp hình vẽ, hình ảnh động, dụng cụ mô phỏng như thước, compa, sinh động, giúp các em nắm bắt kiến thức dễ dàng và nhớ lâu. Hạn chế: Nếu giáo viên không biết phương pháp giảng dạy mới một cách khoa học và phải biết chọn lọc những thông tin cần thiết mà tham lam, ôm đồm, đưa quá nhiều kiến thức trong một tiết, ...dễ dẫn đến chất lượng giảng dạy không đảm bảo. c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Trong những năm gần đây, do có nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngoài trường học, ngoài giờ học như : phim ảnh, trò chơi điện tử nên các em bị chi phối mất nhiều thời gian và sức lực. Ngoài ra còn do cha mẹ lo làm ăn không quan tâm đến việc học của con em mình và còn do nhận thức chưa đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn toán hình. III/ Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu kém : 1/ Đối với học sinh: Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ, quyết tâm học tập. Mất căn bản kiến thức ngay từ lớp dưới Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền, lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế, chưa biết phát huy khả năng của mình. Khả năng học tập của HS rất khác nhau Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, la cà quán xá .Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải (chép bài tập vào vở nhưng không hiểu gì cả ), học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức, trong thi cử thì quay cóp và tài liệu .Thì giờ học thêm quá nhiều, học sinh không "tiêu hóa" hết sinh ra uể oải, nhàm chán .Còn phân biệt môn chính, môn phụ nên học lệch .Học sinh yếu không chịu đi học phụ đạo . 2/ Phụ huynh : 3/ Giáo viên Đa số đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm chút học sinh nhưng cũng có trường hợp chỉ thành công trong đối tượng là học sinh khá trở lên, còn đối với học sinh yếu kém thì chưa hiệu quả, hoặc ngược lại. Trong quá trình dạy học còn mắc phải :Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm . Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu . 6/ Đôí với học sinh : Cần xác định việc học là học để có kiến thức cho mình, để làm người, để hoà nhập với cộng đồng, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của mình, học để lập thân, lập nghiệp; học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân . Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong giờ học tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. Tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo do nhà trường tổ chức . Thực hiện tốt đôi bạn cùng tiến . 7/ Đối với phụ huynh học sinh Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS. Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần. Nhắc nhở con đi học phụ đạo. Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường. Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập. Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình. V/Dạy học tích cực làm tăng sự hứng thú cho học sinh môn hình 7: I/Hình thành các kĩ năng cho học sinh: a)Hình thành cho học sinh kĩ năng tóm tắt và vẽ hình cho bài toán: Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, đặc biệt phải sử dụng các kí hiệu để viết: Ví dụ: Phần nội dung của bài toán: Nên viết theo kí hiệu: Đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng AC AB=AC Cho M là trung điểm của cạnh BC MB = MC Cho AH vuông góc với BC AH BC Cho AD là phân giác góc A . Chính vì thế mối quan hệ giữa cái đã cho và một số phải tìm hiện rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề của bài toán. Ngoài việc tóm tắt bài toán, công việc quyết định giải được bài toán hay không là việc vẽ được hình của bài toán một cách khoa học và chính xác: Ví dụ :Vẽ hình,viết giả thiết và kết luận : Cho DABC có AB=AC , =600. tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Tia phân giác của góc C cắt AB tại E.BD và CE cắt nhau tại I Chứng minh ID= IE. ,AB=AC BD là phân giác góc B: GT CE là phân giác góc C: CEBD = I KL ID = IE Giáo viên cần chỉ thật tỉ mỉ về phương pháp vẽ hình từng bài vì đôi lúc học sinh yếu quên đi các định nghĩa tính chất đã học nên không thể dựng hình được chính vì vậy học sinh không thể vẽ hình được: Chẳng hạn : Vẽ tia phân giác góc B, góc C , cắt AC tại D, cắt AB tại E , hai tia này cắt nhau tại I như thế nào? Giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại tia phân giác của một góc là gì? Nêu từng bước vẽ? b)Hình thành kĩ năng phân tích bài toán và khả năng trình bày một bài toán: *Hình thành kĩ năng phân tích bài toán Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn tìm cái đó ta cần biết gì? - Cái này biết chưa? - Còn cái này thì sao? - Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào? Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán. Ví dụ Cho DABC có AB=AC , =600. tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Tia phân giác của góc C cắt AB tại E.BD và CE cắt nhau tại I Chứng minh rằng ID= IE. c) Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải: Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra , đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán va phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước: - Đọc lại lời giải. - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. - Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên. - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa. Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh. e)Hình thành khả năng khai thác một bài toán Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh. II/Giải pháp thực hiện cho từng tiết dạy: 1)Tiết dạy lí thuyết: Phải nắm vững lí thuyết trước khi làm bài tập. Và vận dụng kiến thức là một cách tốt nhất để nắm vững kiến thức. Chính vì vậy khi dạy một tiết lí thuyết giáo viên cần phải dành nhiều thời gian soạn bài để thiết kế nội dung truyền đạt một cách khoa học và nhẹ nhàng không khó hiểu bằng các hình thức giảng dạy theo phương pháp học tích cực, chẳng hạn phượng pháp tạo tình huống có vấn đề, phương pháp học nhóm, phương pháp khăn trải bàn,... Ví dụ : Để giảng dạy hình 7 tiết 17 bài: “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800” Hoạt động 1: Giáo viên đặt vấn đề :Tôi trình chiếu hình ảnh của ba dạng tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù. Rồi giáo viên đặt câu hỏi? trong ba tam giác trên đều có ba góc, ba cạnh, vậy nó còn có đặc điểm gì giống nhau nữa không? Bài học hôm nay, chúng ta đi tìm sự giống nhau đó. Hoạt động 2: Vào bài mới : Tôi yêu cầu mỗi học sinh vẽ một tam giác bất kì rồi đo các góc của tam giác đó và cộng các góc lại. Sau đó so sánh các kết quả của các học sinh và rút ra nhận xét. Vì sẽ có nhiều kết quả khác nhau do cách đo và cách làm tròn số đo của học không chính xác nên tôi yêu cầu làm tiếp việc sau : cắt tam giác đó ra, rồi xé rời 3 góc ở đỉnh và ghép lại cho ba góc nằm kế nhau, sau đó quan sát và nhận xét . Học sinh sẽ dự đoán rằng ba góc này có tổng số đo là góc bẹt tức là bằng 180o. Để khẳng định điều này cần làm cho học sinh hiểu sự cần thiết phải chứng minh định lí “Tổng ba góc của tam giác bằng 1800” để có một kết quả chính xác, tổng quát thay thế cho đo đạc, trực giác. Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp chứng minh sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tự làm trong 5 phút, giáo viên gọi một học sinh lên bảng trình bày, giáo viên nhận xét đánh giá: Hướng dẫn các em vẽ một góc bằng tổng ba góc bằng cách: + Qua điểm A vẽ đường thẳng xy song song với BC + (So le trong). 2 y x 1 (So le trong). + (đpcm). Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động nhóm bài 1(SGK.T107) Hoạt động 4: Củng cố căn dặn. Lời bình: Tiết học hình 7 tiết 17 là một tiết hình với lượng kiến thức tương đố ít, nên giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng suy luận và kĩ năng trình bày một bài toán khoa học chặt chẽ. 2)Tiết dạy luyện tập: Cần tìm được chìa khoá cho lời giải của mỗi bài toán. Và hãy tạo cho học sinh được hưởng niềm vui khi tự mình tìm ra chìa khoá của lời giải. Tiết luyện tập không phải là tiết chữa bài tập, mà là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán. Để giải bài toán hình thường bao gồm bốn bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề bài (nêu được: giả thiết, kết luận, vẽ hình nếu có) Bước 2: Tìm cách giải ( Phân tích bài toán) Bước 3: Trình bày lời giải (Phải khoa học chặt chẽ) Bước 4: Kiểm tra lại lời giải, nghiên cứu thêm về bài toán và cách giải khác. 3)Tiết dạy ôn tập: Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại các kiến thức đã học, Hãy cố gắng tìm ra được “sợi chỉ đỏ” liên kết các kiến thức ấy với nhau. Chính vì thế mỗi khi dạy tiết ôn tập tôi luôn phải dành nhiều thời gian nhất để thiết kế một tiết dạy sao có hệ thống có logic các kiết thức với nhau. Do đó, trước khi học tiết ôn tập giáo viên phải dao nhiệm vụ cho học sinh phải chuẩn bị bài tập, câu hỏi thật kĩ. Quá trình tiến hành giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng nhiều biện pháp giảng dạy để một tiết học sinh lĩnh hội lại toàn bộ các kiến thức một chương một các nhẹ nhàng. Ví dụ: tôi sử dụng sơ đồ tư duy để giảng dạy chương I hình 7 Việc tạo được niềm say mê, hứng thú trong học tập, bằng cách này hay cách khác chắc chắn sẽ đem lại kết quả học tập tốt hơn nhiều cho mỗi học sinh. Các em có thể tự tạo hứng thú từ những nhận xét, phát hiện nho nhỏ trong quá trình học toán . Bài toán dạng “Con cá” là một ví dụ như vậy Trong sách giáo khoa toán 7 (tập 1 trang 104) có bài tập 57, nội dung như sau. Cho hình vẽ H39 (a// b) , hãy tính số đo x của góc O ?. a b 380 1320 x? O a b 380 1320 x? O A B m 2 1 GV gợi ý : Cho tên các đỉnh góc là A, B Có A1 = 380 ; B2 = 1320 Vẽ tia Om // a // b Kí hiệu các góc O1 ; O2 như hình vẽ Có x = AOB quan hệ thế nào với O1 và O2 Tính O1 và O2 AOB = O1 + O2 (Vì tia Om nằm giữa hai tia OA và OB) O1 = A1 = 380(so le trong của a// Om) O1 + B2 = 1800 (hai góc trong cùng phía của Om // b) mà B2 = 1320 (gt ) Þ O2 = 1800 – 1320 = 480 Þ x = AOB = O1 + O2 Þ x = 380 + 480 = 860 Bài toán 2 (Bài toán ‘đầu cá’) Hình 3 Cho biết ACB > CAx ; Ax // By Chứng minh ACB = CAx + CBy. x A y C x? 1 2 m B Lời giải : Trên nửa mặt phẳng bờ AC chứa tia CB , vẽ tia Cm // Ax . Vì Ax // By suy ra Cm // By Þ CAx = C1 ; CBy = C2 (so le trong) .Vậy CAx + CBy = C1 +C2 (1) Theo giả thiết ACB > CAx Þ ACB > C1 . Hay tia Cm nằm giữa hai tia CA và CB Do đó : ACB = C1 + C2 (2) Từ (1) và (2) suy ra ACB = CAx + CBy Nhận xét : Bài toán 2 cho biết mối quan hệ giữa hai góc CAx , CBy với ACB Không phụ vào số đo của các góc như bài toán 1 + Mấu chốt của lời giải là việc kẻ thêm đường phụ Cm song song Ax . a + Đối với học sinh lớp 7 mới được tập dượt chứng minh hình học , nhất là với kiến thức ở chương I – Đường thẳng vuông góc – Đường thẳng song song, thì đây là một bài toán khá hay. Khai thác bài toán , ta có nhiều bài toán tương tự khá thú vị . Sau đây là một số bài toán được khai thác tương tự giúp học sinh phát huy tính tích cực trong quá trình học tập bộ môn toán . Bài toán 3 : (Bài 3,trang 91,sgk toán 7 tập 2) Xem hình 4,cho a //b, C= 440 , D = 1320 Tính số đo góc COD Hướng dẫn : Từ O kẻ tia Om chia góc COD bằng tổng hai góc Com và mOD C O ? 1320 440 b D Bài Toán 4 (Bài toán ‘thân cá’) Cho hình 5 biết Ax // By và CAx + ACB > 1800 Chứng minh rằng : CAx + ACB + CBy = 3600 A B C x’ x y y’ 1 1 Gợi ý : + Kẻ tia đối Ax’ của tia Ax và tia đối By’ của tia By. Sử dụng kết quả của bài toán ‘đầu cá ’ + Cách khác : Kẻ Cm // Ax và chứng minh tương tự bài toán ‘đầu cá’ Bài Toán 5 : Cho hình 6. biết Ax // By và Cby > ACB Chứng minh rằng : CBy = xAC + ACB A B C m x y Gợi ý : Kẻ Cm // Ax và chứng minh tương tự bài 2 (Bài toán ‘Đầu cá’) Bài Toán 6 (Bài toán ‘đuôi cá’) Cho hình 7 Chứng minh rằng ACB = MAC + MBC + AMB Gợi ý : Nối MC kéo dài về phía C.Sử dụng tính chất góc ngoài của tam giác ta chứng minh được ACB = MAC + MBC + AMB A C B M y x Kết hợp các bài toán trên, ta được bài toán ‘con cá’ hoàn chỉnh Bài Toán 7 : (Bài toán ‘con cá’) Cho hình 8 Tính các góc x, y, z 150 300 y x 500 200 z 450 y Đây là bài toán tổng hợp từ các bài toán 2; 4; 6 việc giải tìm x ; y; z đã được giải quyết từ các bài toán đơn lẻ .Thông qua đây cung cấp cho học sinh có sự nhìn nhận tổng quát hơn .Tạo hứng thú trong học tập tìm hiểu kiến thức, khích thich sự say mê bộ môn . VI.Hiệu quả đề tài: Bằng các biện pháp giảng dạy tích cực,học sinh tự sáng tạo sơ đồ tư duy,..... Qua một những năm thực hiện tôi thấy các em đã hiểu rõ thế nào là giải một bài tập hình học. Khi học xong một chương hình các em nắm vững các kiến thức một cách khoa học hơn, Học sinh không còn sợ học môn hình nữa mà đã vẽ được hình, ghi giả thiết và kết luận; biết vận dụng giả thiết, kết luận, tiên đề, các định lí đã học để chứng minh định lí hay chứng minh một bài toán từ dễ đến khó. Qua khảo sát chất lượng làm bài kiểm tra và quá trình thực nghiệm vào thực dạy tôi thấy số học sinh yếu kém có giảm rõ rệt. Phiếu thăm dò: Qua một năm tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực phát phiếu thăm dò về học sinh rất thích, thích, bình thường, không thích học môn hình học 7 như sau: C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ : I.KẾT LUẬN: Việc dạy hình học chỉ là phần trong bộ môn toán học nhưng rất quan trọng, nó tạo tiền đề giúp học sinh phát triển tư duy lôgíc. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy hình học 7. Trong phạm vi sáng kiến tôi đưa ra một số giải pháp giúp học sinh học tốt hơn môn hình 7 và vận dụng làm bài tập thật tốt cụ thể: sử dụng kết hợp một số phương pháp giảng dạy mới như dùng bản đồ tư duy, các buổi học vui vui học, học nhóm,.Tuy thời gian soạn giảng mất nhiều thời gian nhưng cần sự kiên trì và sự say mê giảng dạy của mỗi giáo viên. Làm thế nào để Nâng cao chất lượng giáo dục?" là một câu hỏi đặt ra và suy nghĩ rất nhiều của những người thầy Tận Tâm với nghề giáo trong thời điểm hiện nay khi chúng ta đã làm nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của nhà trường, của bộ môn. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng năm ở từng khối lớp mà nhà trường có kế hoạch và biện pháp thích hợp để nâng cao được trình độ cho học sinh lỡ mất căn bản trong học tập - giúp các em có cơ hội hội nhập cùng với bạn bè. Kế hoạch phải được lập ngay từ đầu năm và phải tổ chức thực hiện thật chu đáo . Để thành công trong công tác phụ đạo học sinh yếu nhà trường phải biết huy động mọi nguồn lực của xã hội để cùng làm cho hiệu quả . Phải xác định : Mỗi thầy cô giáo phải có trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu kém để các em này cải thiện tình hình học tập của mình một cách tốt nhất Làm gì thì làm kết quả cuối năm trường mình, môn học của mình phải đạt tỉ lệ cao và có chất lượng thật sự . Không thể để chất lượng yếu kém nhiều . II. KIẾN NGHỊ : Để nâng cao hiệu quả hơn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì chúng ta cần phải làm tốt hơn những yêu cầu sau: a) Phân loại học sinh: Qua khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn. b) Họp phụ huynh học sinh: Tìm hiểu giáo dục học sinh và tìm biện pháp phối hợp giúp các em vươn lên. c) Chuẩn bị bài lên lớp và nội dung giảng dạy một cách kĩ lưỡng. C1. Về soạn bài - Cần lưu ý hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém môn toán để hướng sự chú ý của các em từ đầu. - Tận dụng các câu chuyện về các nhà toán học, về lịch sử toán học có liên quan đến bài dạy để tạo hứng thú cho học sinh. C2. Về giảng dạy - Phải xây dựng cho các em lòng tin vào bản thân. - Giảm tối đa sự chê trách, mạt sát các em, biết tuyên dương kịp thời các em có những biểu hiện tiến bộ để động viên các em. - Ngôn ngữ trong giảng dạy phải hết sức rõ ràng, dễ hiểu, trình bày bảng lôgíc, khoa học (Có thể dùng các sơ đồ trình bày kiến thức cho học sinh dễ nhớ). – Tạo sự thân thiện giữa thầy và trò để các em có điều kiện trao đổi, tìm hiểu về những vấn đề mà các em chưa hiểu . -Đối với chương trình của bộ môn Hình học, cần dành thêm tiết luyện tập để các em không những được củng cố, mở rộng kiến thức mà còn rèn cho các em phương pháp trình bày bài, diễn đạt được các phương pháp chứng minh Tổ chuyên môn cần tổ chức nhiều chuyên đề về Hình học hơn nữa như về các dạng bài tập; các phương pháp chứng minh; cách trình bày bài; rèn kỹ năng ... Để tạo động cơ và thái độ học tập của học sinh, khích thích hứng thú học tập bộ môn toán hình học thầy giáo cần phải hệ thống, phân loại các dạng toán, làm như vậy sẽ đem lại cho học sinh có sự định hướng khi tiến hành giải toán . Đối với để tài này, tôi tiếp tục vận dụng và phát huy hơn nữa vào trong việc giảng dạy cho các khối lớp 8; 9, giúp học sinh phát huy được tính chủ động tích cực trong học tập, để không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn toán . Trong trình bày chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót .Tôi rất mong được sự đóng góp chân thành của các đồng chí lãnh đạo chuyên môn, của các đồng nghiệp giúp đỡ để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn ! Người viết Lê Văn Lành
File đính kèm:
- SKKN_20122013_Toan7.doc