SKKN Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức Thống Kê – Chương III Đại số Lớp 7 vào thực tiễn cuộc sống

1. Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm của các cấp lảnh đạo, đặc biệt là phòng giáo dục và đạo thị xã Giá Rai.

+ Được BGH quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh, phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, có phòng CNTT và mạng Internet.

+ Giáo viên nhiệt tình có năng lực chuyên môn.

+ Chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh có quan tâm đến việc học của các em, học sinh tích cực hứng thú quan tâm tới việc học toán hơn.

2. Khó khăn:

+ Địa bàn ấp khúc tréo B thuộc xã Tân Phong kinh tế còn khó khăn đời sống của người dân còn nghèo, nhận thức của học sinh còn chậm, ý thức học của học sinh chưa tốt.

+ Những học sinh có ý thức học hoặc học giỏi thì lại được gia đình cho học ở trường huyện (Giá Rai B) hoặc học ở Hộ Phòng, .Vì vậy học sinh học giỏi và học sinh ham thích học toán còn rất ít.

+ Ngoài ra về gia đình, các em phải làm việc nhà lại không có thời gian tự học, không có máy tính và mạng Internet để tham khảo vì thế việc học của học sinh hoàn toàn ở trường cũng gây khó đến việc học toán của các em.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức Thống Kê – Chương III Đại số Lớp 7 vào thực tiễn cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
“Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức Thống Kê – chương III đại số lớp 7 vào thực tiễn cuộc sống”
 Trần Minh Luận
 Giáo viên trường THCS Thạnh Bình
I. Nhận thức (Đặt vấn đề)
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học vào thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, đặc biệt đánh giá năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống; coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Việc chuẩn bị cho học sinh những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay. Thời đại ngày nay, nhiều thành tựu khoa học được đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Chính vì thế hệ thống giáo dục theo đó cũng đặt ra những yêu cầu mới.
 Về toán THCS được chia làm hai phân môn: đại số và hình học. Riêng môn đại số học sinh thích học hơn hình học vì dễ tính toán và áp dụng công thức nhẹ nhàng hơn hình học, nhưng bên cạnh đó khả năng vận dụng kiến thức đại số vào thực tiễn của học sinh còn yếu ta thấy được điều đó qua quá trình giảng dạy và các kì kiểm tra và kì thi tuyển sinh 10. Toán học nói chung và đại số 7 nói riêng là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn. Việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức đại số vào thực tiễn là thực sự cần thiết, tạo tiền đề vững chắc cho học sinh, giúp học tự tin hơn khi bước vào cuộc sống. Do đó buộc giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giải quyết được các bài toán thực tiễn thông các kiến thức đã học. Chính vì lý do đó tôi chọn “ Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức Thống Kê – chương III đại số lớp 7 vào thực tiễn cuộc sống” áp dụng khi dạy kiến thức trên với mong muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy học môn toán học 7, nhằm phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh Trường THCS. 
II. Thực trạng: 
Trường THCS Thạnh Bình thuộc ấp khúc tréo B xã Tân Phong, Thị Xã Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu. Số lượng học sinh trong nhiều năm qua trong khoảng 740 đến 800 em học sinh. Riêng năm nay tổng số học sinh là 741 em chia thành 18 lớp. khối 9: 4 lớp, khối 8: 5 lớp, khối 7: 5 lớp, khối 6: 4 lớp. Đối với khối 7 có 5 lớp 209 hoc sinh, có 3 giáo giên được phân công dạy toán; bản thân tôi được trường phân công dạy toán 7C. Đầu năm khi nhận nhiệm vụ dạy toán 7C tôi tiến hành điều tra kết quả năm qua: giỏi: 1 em, khá: 13 em, trung bình: 23 em, yếu: 7 em. Điểm khảo sát đầu năm Giỏi: 0 em, khá: 0 em, trung bình: 4 em, yếu: 5 em, kém: 35 em. Qua điểm khảo sát cho thấy số học sinh yếu kém quá nhiều, bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có nhiều em rất lười học, không thích học toán. Chính vì thế tôi đã tìm hiểu nhiều phương pháp, nhiều hình thức dạy học khác nhau nhằm kích thích sự ham thích học toán của các em. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay hoạt động dạy và học người ta chú trọng đến phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Trong đó ở khung chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 có nhấn mạnh dù dạy theo hình thức hay phương pháp nào mục đích cuối cùng học sinh phải biết vận dụng nội dung đã học vào thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế trong quá trình dạy học môn toán 7 tôi thấy có rất nhiều nội dung có thể học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống, nhưng trong chương III đại số 7 phần thống kê có những kiến thức sau khi học các em có thể vận dụng vào thực tế cuộc sống. Do đó tôi chọn “ Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức Thống Kê – chương III đại số lớp 7 vào thực tiễn cuộc sống” để giúp các em thích học và học tốt môn toán hơn.
1. Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm của các cấp lảnh đạo, đặc biệt là phòng giáo dục và đạo thị xã Giá Rai.
+ Được BGH quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh, phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, có phòng CNTT và mạng Internet.
+ Giáo viên nhiệt tình có năng lực chuyên môn.
+ Chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh có quan tâm đến việc học của các em, học sinh tích cực hứng thú quan tâm tới việc học toán hơn.
2. Khó khăn:
+ Địa bàn ấp khúc tréo B thuộc xã Tân Phong kinh tế còn khó khăn đời sống của người dân còn nghèo, nhận thức của học sinh còn chậm, ý thức học của học sinh chưa tốt. 
+ Những học sinh có ý thức học hoặc học giỏi thì lại được gia đình cho học ở trường huyện (Giá Rai B) hoặc học ở Hộ Phòng, ...Vì vậy học sinh học giỏi và học sinh ham thích học toán còn rất ít.
+ Ngoài ra về gia đình, các em phải làm việc nhà lại không có thời gian tự học, không có máy tính và mạng Internet để tham khảo vì thế việc học của học sinh hoàn toàn ở trường cũng gây khó đến việc học toán của các em.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 
 1. Cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về thống kê: 
	 	Trong khi dạy học các bài trên giáo viên cần phải có phần củng cố kiến thức trong tiết học, bài học đó để HS nắm chắc được nội dung kiến thức mà vừa được học. Vì khi nắm được các kiến thức cơ bản thì HS mới có thể phát hiện ra được vấn đề cần giải quyết và giải quyết chúng một cách chính xác nhanh nhất. Chủ yếu ở đây là làm cho HS nắm được một cách vững chắc các định nghĩa, công thức, biết nhìn biểu đồ đưa ra nhận xét, ... Về kiến thức cơ bản thống kê các em còn áp dụng ở các chương trình lớp trên đặc biệt là lớp 10 và có vận dụng các các môn học khác như: môn sinh học, môn địa lý, môn vật lý, .
	Ví dụ: Khi dạy bài số trung bình cộng giáo viên cần cho học sinh nắm vững công thức 
	Trong đó: là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X; là k tần số tương ứng; N là số các giá trị
	Qua công thức trên giáo viên có thể cho bài tập liên hệ thực tiễn nhằm củng cố kiến thức 
	Bài toán: Điều tra năng suất lúa xuân năm 1990 của 31 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào. Người ta điều tra lập được bảng sau: 
STT
Tỉnh-TP
Năng suất
(tạ/ha)
STT
Tỉnh-TP
Năng suất
(tạ/ha)
1
Nghệ An
30
16
Bình Dương
30
2
Hà Tĩnh
30
17
Đồng Nai
30
3
Quảng Bình
20
18
Bình Thuận
40
4
Quảng Trị
25
19
Bà Rịa- V.Tàu
30
5
Thừa Thiên Huế
35
20
Long An
25
6
Đà Nẵng
45
21
Đồng Tháp
35
7
Quảng Nam
40
22
An Giang
35
8
Quảng Ngãi
40
23
Tiền Giang
45
9
Bình Định
35
24
Vĩnh Long
35
10
Phú Yên
50
25
Bến Tre
35
11
Khánh Hòa
45
26
Kiên Giang
35
12
TP.Hồ Chí Minh
35
27
Cần Thơ
30
13
Lâm Đồng
25
28
Trà Vinh
40
14
Ninh Thuận
45
29
Sóc Trăng
40
15
Tây Ninh
30
30
Bạc Liêu
40
31
Cà Mau
35
Hãy tính số trung bình cộng 	
	Để làm được bài toán trên học sinh phải biết lập bảng tần số và công thức tính trung bình cộng 
	Đáp số trung bình cộng xấp xỉ 35,2 (tạ/ha). Khi làm được bài toán trên học sinh biết được sản lượng lúa của nước ta năm 1990 của 31 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào trung bình ở mức khoảng 35,2 (tạ/ha). Tương tự như vậy học sinh có thể lập bảng làm cho những năm tiếp theo để so sánh sản lượng lúa nước ta tăng hay giảm. 
	2. Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới:
 	Cách nêu vấn đề có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
	Ví dụ: Trước khi dạy bài tần số giáo viên cho học sinh ghi nhận lại thời gian chạy 60 mét của các bạn trong tổ ở giờ thể dục. Giáo viên có thể phân công cho tổ trưởng các tổ tổng hợp lại thành bảng số liệu thống kê ban đầu và phát cho các bạn ở giờ dạy bài tần số. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập bảng tần số thực tế thời gian chạy 60 mét của các bạn trong tổ mình. Ở đây tôi lấy ví dụ thể: Thời gian chạy 60 mét (tính bằng giây) của các bạn học sinh trong 1 tổ được tổ trưởng ghi nhận lại trong bảng sau:
Họ tên
Thịnh
Vy
My
Thảo
Hào
Bảo
Băng
Thọ
Khang
Việt
Thời gian (giây)
9,5
9,7
9,7
9,6
9,5
9,5
9,6
9,7
9,7
9,5
	Từ bảng số liệu thống kê ban đầu trên các em cho biết có mấy giá trị? Nêu cụ thể từng giá trị và đếm giá trị đó xuất hiện bao nhiêu lần. Học sinh khi trả lời xong, giáo viên dẫn dắt ngay vào bài mới bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu 
Giá trị(x)
9,5
9,6
9,7
Tần số (n)
4
2
4
N=10
Nhìn vào bảng tần số trên học sinh có thể biết được có bao nhiêu bạn trong tổ mình chạy ở thời gian 9,5 giây, 9,6 giây, 9,7 giây. 
	3. Liên hệ thực tế qua từng nội dung và tính chất cụ thể trong bài học:
 	Ngoài ra trong quá trình giảng dạy từng phần giáo viên dạy mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học .Từ đó giáo viên có thể dẫn dắt học sinh đến các phần tiếp theo của bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh.
Ví dụ: Học sinh sau khi lập được bảng tần số 
Giá trị(x)
9,5
9,6
9,7
Tần số (n)
4
2
4
N=10
	Sau khi lập được bảng tần số ta rút ra được một số nhận xét của các bạn trong tổ: Trong tổ có 10 bạn; thời gian chạy nhanh nhất là 9,5 giây ; thời gian chạy chậm nhất là 9,7 giây; có hai bạn chạy thời gian 9,6 giây chiếm tỷ lệ thấp nhất,. Sau đó Giáo viên cho học sinh so sánh thời gian chạy của học sinh giữa các tổ trong lớp. 
	Khi dạy xong bài “tần số” các giá trị của dấu hiệu học sinh sẽ thấy được toán học được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày mà học sinh gặp 
 	4. Liên hệ thực tiễn khi củng cố bài học:
	Khâu củng cố giúp học sinh nắm vững được hệ thống kiến thức theo mục tiêu dạy học. Không những thế đây còn là bước quan trọng để giáo viên cũng như học sinh kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học của mình. Trong khâu này, giáo viên có thể đưa ra các bài toán thực tế liên quan đến kiến thức toán học vừa xây dựng để học sinh nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức. Cũng qua đó mà học sinh thấy được toán học thật gần gũi với cuộc sống, giúp các em hứng thú hơn trong học tập, ghi nhớ kiến thức một cách có chủ đích.
	Ví dụ: Dạy xong bài bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu giáo viên có thể cho học sinh lập bảng tần số về: Tháng sinh của các bạn trong lớp để từ đó GVCN và các bạn trong lớp có thể tổ chức sinh nhật cho các bạn có cùng tháng với nhau. Số con trong một hộ gia đình của họ hàng mình, chiều cao của các bạn trong tổ; số cân nặng của các bạn trong tổ,
 	5. Tăng cường các bài toán thực tiễn vào kiểm tra đánh giá:
 	Trong các đề kiểm tra viết nên chú ý đưa vào các bài toán gần gũi với thực tế nhằm đánh giá năng lực ứng dụng và mức độ thông hiểu các kiến thức đã học. Qua đó sẽ đánh giá được được sâu sắc hơn sự thông hiểu bài học của học sinh. Và hơn thế nữa nó sẽ góp phần rèn luyện ý thức toán học hóa các tình huống trong thực tế và giáo dục văn hóa Toán học cho học sinh.
6. Kết hợp với Đoàn – Đội tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống sau khi đã học bài giảng. 
 Hiện nay, hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh rất đa dạng và phong phú với các dạng bài tập thực tiễn rất nhiều như cuộc thi giải toán Violympic trên mạng, thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh. Các bài tập toán từ các cuộc thi này luôn mang hơi thuở của thời đại rất cao, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của học sinh nên tạo được sức hấp dẫn rất lớn. Giáo viên cần vận dụng từ các sân chơi này để xây dựng hệ thống bài tập ứng dụng thực tiễn cũng như định hướng học tập cho học sinh học toán để giải quyết các nhu cầu thực tế hàng ngày.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
Trước khi chưa áp dụng: “ Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức thống kê – chương III đại số lớp 7 vào thực tiễn cuộc sống” nhiều em thấy học toán để làm gì? Học chương III thống kê có ứng dụng như thế nào trong đời sống hàng ngày. 
Sau khi áp dụng biện pháp trên vào dạy học học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học ngay tại lớp. Từ đó các em sẽ thấy tự tin hơn, hứng thú và phát triển được năng lực của người học . Tạo cho các em tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng khi tiếp thu kiến thức toán 7. Nhờ vậy kiến thức được các em ghi nhớ lâu hơn, chất lượng học tập môn Toán ngày càng được nâng cao hơn.
- Kết quả thống kê mức độ hiểu bài chương III, ở lớp 7 như sau:
+ Năm trước khi chưa áp dụng: Hiểu sâu: 50,8%, hiểu: 30,5%, không hiểu:18,7%.
+ Năm nay Sau khi áp dụng: Hiểu sâu: 85%, hiểu: 11%, không hiểu: 4%. 
* Đối với giáo viên: 
- Giáo viên đầu tư nghiên cứu để xây dựng bài tập từ thực tiễn.
- Giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn.
 - Xây dựng được cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin.
* Đối với học sinh: 
- Học sinh biết được vận dụng các kiến thức đã học để ứng dụng toán học trong thực tiễn.
- Biết tìm tòi, quan sát và ứng dụng các kiến thức đã học trong đời sống; từ đó biết vận dụng kiến thức các môn học 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
Nhìn chung nhờ áp dụng biện pháp đã nêu trên mà số học sinh thích học toán ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ thõa mãn với những gì đã đạt được mà mỗi chúng ta phải luôn tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để tìm ra nhiều phương pháp phù hợp với tình hình dạy học như hiện nay, đồng thời giúp các em ham thích học môn toán nhiều hơn. Do thời gian còn hạn chế nên biện pháp này ắt hẳn còn nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp bổ sung thêm để biện pháp này hoàn thiện hơn để từ đó áp dụng biện pháp này có hiệu quả hơn trong các thường THCS trong thị xã.
VI. KIẾN NGHỊ
+ Đối với lãnh đạo phòng giáo dục :
	- Trong những năm gần đây số học sinh giỏi môn toán ở thị xã còn ít . Vì số học sinh sợ thi toán không đạt kết quả mà thường chọn vật lý, hóa học dễ đậu hơn. Thi học sinh giỏi là sân chơi rất bổ ít cho học sinh, kích thích niềm sai mê học toán của các em, nên rất mong phòng giáo dục tổ chức cho học sinh lớp 6 và lớp 7 được dự thi học sinh giỏi vòng thị xã như học sinh lớp 8 và lớp 9.
	- Có chính sách đãi ngộ, và phần thưởng xứng đáng cho giáo viên và học sinh đạt giải.
+ Đối với Ban giám hiệu trường:
	- Phân công giáo viên có năng lực và nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
	- Tăng phần thưởng cho những em đạt giải trong vòng trường, thị xã và cấp tỉnh nhằm khuyến khích các em.	
+ Đối với CMHS cần:
	- Quan tâm hơn nữa và phải có trách nhiệm trước việc học của con em mình.
	- Thường xuyên liên hệ với trường, để nắm bắt thông tin về việc học của con em , nhằm uốn nắn - động viên kịp thời mỗi khi các em gặp khó trong học tập.
	- Cần quản lý giờ giấc đi về, nhất là việc học của các con.
	- Động viên và đưa ra hình thức khích lệ khen thưởng đối các em khi đạt giải.
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự học để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm và tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp với phát triển nâng lực của học sinh.
- Thường xuyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của giáo viên dạy toán trong cụm II, đặc biệt là các giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh và các thành viên của tổ bộ môn toán của thị xã.
	Do thời gian có hạn nên khi viết biện pháp này ắt có nhiều điều thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo để biện pháp này hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn !
 Người viết
 Trần Minh Luận
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp......của giáo viên:..áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
., ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_thong.doc
Sáng Kiến Liên Quan