Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý THPT bằng phương pháp bàn tay nặn bột

PPDH truyền thống (phương pháp dạy học cũ) là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Xong do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế như:

• Học sinh ít được thực hành, thí nghiệm trực quan nên xa rời kiến thức thực tế, nhớ kiến thức một cách thụ động nên dễ bị lãng quên.

• Phương pháp dạy học truyền thống làm cho học sinh quen với việc để giáo viên chủ động thông báo kiến thức, phân loại các dạng bài rồi từ đó theo mẫu để làm vì vậy hạn chế tính sáng tạo và chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức và sinh ra tính “ngại” suy nghĩ, “ngại” tìm tòi phát hiện cái mới.

 

doc50 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý THPT bằng phương pháp bàn tay nặn bột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phầm hoạt độn: Sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm, các báo cáo và thảo luận.
HĐ3: Hệ thống hóa kiến thức – Bài tập vận dụng
Mục tiêu hoạt động
Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về dòng điện trong chất điện phân.
Nội dung hoạt động
Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về hiện tượng điện phân: có thể dùng bản đồ tư duy hoặc dùng bảng hoặc các hình thức khác để trình bày
Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng về điện phân và giải bài tập vận dụng: Tính điện trở bình điện phân dựa theo số liệu của đồ thị Hình 19.4 trang 97- Sách giáo khoa.
Gợi ý tổ chức hoạt động
Giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức về điện phân để trình bày. Gợi ý học sinh sử dụng bản đồ tư duy hoặc bảng để trình bày (không bắt buộc)
Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ tổng kết kiến thức.
Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận.
 Yêu cầu cả lớp giải nhanh bài tập Tính điện trở bình điện phân dựa theo số liệu của đồ thị Hình 19.4 trang 97- Sách giáo khoa.
c) Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh, nhóm học sinh.
Hoạt động 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng điện phân đối với đời sống, kĩ thuật.
a) Mục tiêu hoạt động:
Học sinh tìm hiểu được ứng dụng của các kiến thức về sự điện phân đối với từng lĩnh vực đời sống, kĩ thuật; 
Nội dung hoạt động:
- Tứng cá nhân đọc sách giáo khoa, mục 6, ứng dụng của hiện tượng điện phân
- Tìm hiểu thêm về các ứng dụng của hiện tượng điện phân qua Internet 
- Trình bày và lựa chọn thông tin để xây dựng báo cáo của nhóm về vấn đề ứng dụng của hiện tượng điện phân.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
Giáo viên: Hướng dẫn các thực hiện và yêu cầu nộp sản phẩm học tập. Gợi ý việc chọn các từ khóa để tìm kiếm thông tin trên Website.
 	c) Sản phầm hoạt động: Bài làm của học sinh.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề
GV có thể lựa chọn các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi dưới đây để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Câu hỏi mức độ nhận biết
1. Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân
2. Hòa muối ăn NaCl vào nước tinh khiết. Mô tả cấu trúc môi trường chất điện phân này
3. Khối lượng chất thoát ra ở mỗi điện cực phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Bài học: “SỰ RƠI TỰ DO”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
 - Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
 - Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do.
2. Kỹ năng 
 - Giải được một số dạng bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
 - Đưa ra những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do.
3. Thái độ 
 - Tập trung quan sát thí nghiệm, tham gia nêu ý kiến nhận xét.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
	- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua một hệ thống câu hỏi; tóm tắt những thông tin liên quan
	- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. 
	- Năng lực hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị
	1. Giáo viên: 
- Bài tập ví dụ 
	- Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
	2. Học sinh:
	- SGK, giấy nháp, vở ghi.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Hướng dẫn chung
Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Từ câu chuyện vui , giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về chuyển động thẳng. Tiếp đến, thông qua các nhiệm vụ học tập để định hướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh (các hoạt động theo phương pháp thực nghiệm: đề xuất dự đoán, thiết kế phương án thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và ghi nhận các kết quả để rút ra nhận xét về đặc điểm của các chuyển động thẳng. Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thể chế hóa kiến thức.
Bước 1 (Khởi động): Giáo viên kể cho học sinh một câu chuyện như sau: Vào một ngày đẹp trời, khi đang đi trên đường. Bỗng dưng em gặp hai người đang tranh luận với nhau. Một người nói: Vật nặng lúc nào cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Người còn lại thì nói: Theo tôi, thì vật nào có kích thước nhỏ hơn thì rơi nhanh hơn không cần biết khối lượng của chúng. Vậy theo các em: Ai đúng, ai sai, vì sao?
Bước 2 (Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức).
Bước 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng. 
Bước 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Vai trò của chuyển động thẳng đối với đời sống.
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về
Sự rơi của các vật
10 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu sự rơi trong không khí:
20 phút
Hoạt động 3
Tìm hiểu sự rơi trong chân không:
Hoạt động 4
Tìm hiểu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
Hoạt động 5
Tìm hiểu gia tốc rơi tự do
5 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng
10 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Tìm hiểu vai trò của CĐ trong đời sống, kĩ thuật
Ở nhà
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự rơi trong không khí:
a) Mục tiêu hoạt động
Từ câu chuyện tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến các vấn đề về sự rơi nhanh chậm của các vật có khối lượng và hình dạng khác nhau trong không khí. Từ đó đặt được câu hỏi vì sao có sự rơi nhanh chậm đó
Nội dung hoạt động: Tạo tình huống xuất phát.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Chia lớp thành 04 nhóm. 
Vòng 1: Sử dụng kỹ thuật nhóm chuyên gia.
 + Mỗi nhóm thực hiện một thí nghiệm về sự rơi của các vật trông không khí
Vòng 2: Sử dụng kỹ thuật nhóm mảnh ghép
- Học sinh trao đổi nhóm để giải thích hiện tượng.
c) Sản phẩm của hoạt động
* Dự đoán các phương án trả lời của học sinh:
-Trong TN 1, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
-Trong TN 4, vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.
-Trong TN 3, hai vật nặng như nhau lại rơi nhanh chậm khác nhau.
-Trong TN 2, hai vật nặng, nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau.
Thảo luận đưa ra các ý kiến: Lực cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự rơi trong chân không:
a) Mục tiêu hoạt động 
Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu để hiểu được cấu tạo của ống chân không, sự rơi của các vật trong chân không
Nội dung hoạt động:
- Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để biết được thế nào là cấu tạo của ống chân không, sự rơi của vật trong chân không
- Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên kể câu chuyện của Galile về thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa và nêu ra phương án loại bỏ ảnh hưởng do không khí của Niu tơn.
- Cho học sinh quan thí nghiệm ( hoặc video)
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
- Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. 
c) Sản phẩm hoạt động: 
Thảo luận và đưa ra kết luận: Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp đó gọi là sự rơi tự do.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
a) Mục tiêu hoạt động 
Học sinh nêu được định nghĩa chuyển động rơi tự do, đặc điểm rơi tự do
HS viết được công thức quãng đường, vận tốc rơi tụ do
Nội dung hoạt động:
- Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để đưa ra phương án xác định phương chiều của rơi tự do
- Chứng minh rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều từ đó đưa ra công thức tính vận tốc quãng đường
Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên yêu cầu học sinh bằng các dụng cụ có sẵn tìm hiểu phương chiều của sự rơi tự do.
- Cho học sinh quan sát hình ảnh vị trí của của vật theo thời gian để chứng minh rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận.
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
- Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. 
c) Sản phẩm hoạt động: 
+ Phương rơi tự do : thẳng đứng.
+ Chiều chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới.
+ Tính chất CĐ : thẳng nhanh dần đều.
+ Công thức tính vận tốc : v = gt.
+ Công thức tính đường đi: s = gt2
Hoạt động 4: Tìm hiểu gia tốc rơi tự do 
a) Mục tiêu hoạt động 
- Xây dựng phương án xác định gia tốc rơi tự do
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Cho học sinh xây dựng phương án và tiến hành thí nghiệm để xác định gia tốc rơi tự do tại một vị trí.
c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
+Gia tốc rơi tự do :Tại một nơi xác định trên trái đất và ở gần mắt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
Chú ý : Nếu không đòi hỏi chính xác cao có thể lấy g 9,8m/s2 hoặc 10 m/s2
Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng.
A. Hệ thống kiến thức
1. Định nghĩa: 
+ Sự rơi tự do : Là sự rơi của các vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
2. Đặc điểm:
+ Phương rơi tự do : thẳng đứng.
+ Chiều chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới.
+ Tính chất CĐ : thẳng nhanh dần đều.
+ Công thức tính vận tốc : v = gt.
+ Công thức tính đường đi: s = gt2
Bài học: “CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC”
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức 
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực.
- Phát biểu được điều kiện CB của một vật có trục quay cố định (hay qui tắc momen lực).
- Nêu được cách xác định trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.
2. Về kỹ năng
- Vận dụng được khái niệm momen lực và qui tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kỹ thuật cũng như để giải các bài tập SGK và các bài tập tương tự .
- Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ tích cực trong việc tiếp cận kiến thức.
- Hào hứng trong việc thực hiện các hoạt động học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực    
- Năng lực tự học.
- Năng lực tự giải quyết vấn đề, sáng tạo trong giả quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
- Bộ TN nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như hình 18.1 SGK bao gồm:1 đĩa momen, 1 hộp gia trọng, dây chỉ tốt ( dai, không giãn), 2 giá đỡ, bút dạ, thước thẳng.
2. Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức về đòn bẩy đã được học ở THCS
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hướng dẫn chung
HS đưa ra các phương án thí nghiệm, bàn luận trao đổi để thống nhất phương án tối ưu. HS Tiến hành thí nghiệm với sự hỗ trợ của GV. 
Nội dung của bài là thông qua thí nghiệm để:
Hình thành khái niệm momen lực.
Phát biểu quy tắc momen lực.
GV nhận xét và đánh giá quá trình hoạt động của học sinh.
Các hoạt động dạy học bao gồm:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng
dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Nhận thức vấn đề bài học
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Xét tác dụng của lực với vật có trục quay cố định
10 phút
Hoạt động 3
Xây dựng khái niệm momen
13 phút
Hoạt động 4
Tìm hiểu quy tắc momen
10 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hóa kiến thức và làm bài tập vận dụng
5 phút
Vận dụng và tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Giao nhiệm vụ và hướng dẫn về nhà
2 phút
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Làm nảy sinh và phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
a. Mục tiêu:  
	GV đưa ra tình huống thực tế. HS quan tâm đến vấn đề cần nghiên cứu của bài học và đưa ra các dự đoán cũng như phương án nghiên cứu bài học.
Nội dung hoạt động:
+GV đưa ra tình huống: Xét trường hợp vật rắn có trục quay cố định như bánh xe, cánh cửa, khi có một lực tác dụng lên vật thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Một vật chịu tác dụng của nhiều lực sẽ đướng yên khi nào? 
 + Học sinh trao đổi thảo luận để đưa ra các dự đoán.
 + Thống nhất nghiên cứu: Có thể đặt vấn đề thông qua các câu hỏi sau:
* Tác dụng của lực đối với vật rắn có trục quay cố định? 
	* Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là gì?
b. Gợi ý tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
 - HS Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận đi đến thống nhất các vấn đề nghiên cứu của bài học.
c. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm để có những đánh giá cho các nhóm.
Hoạt động 2: Xác định tác dụng của lực với vật có trục quay cố định.
a. Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để thấy được tác dụng của lực đối với vật có trụ quay cố định. Cũng như rèn luyện thái độ và phát triển năng lực cho HS.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động:
	Trước khi làm thí nghiệm GV giới thiệu “đĩa momem”, chỉ rõ trục quay của “đĩa momem” đi qua trọng tâm của đĩa nên trọng lực bị khử bởi phản lực của trục quay do đó đĩa luôn cân bằng ở mọi vị trí.
	* GV nêu vấn đề: Trong trường hợp đĩa có trục quay cố định thì lực tác dụng vào đĩa có tác dụng như thế nào đối với đĩa?
	HS thảo luận và tiến hành thí nghiệm: tham khảo thí nghiệm sgk
	HS rút ra nhận xét về tác dụng của lực đối với vật.
	GV đặt câu hỏi khi nào lực có tác dụng làm quay vật?
	HS trả lời câu hỏi và GV nhận xét.
	* GV Nêu vấn đề: Ta có thể tác dụng đồng thời vào vật hai lực mà vật không quay được không? Khi ấy ta giải thiachs sự cân bằng của vật như thế nào?
	HS tự điều chỉnh điểm đặt, giá của lực và độ lớn của lực F2 cho đến khi đĩa đứng yên rồi yêu cầu HS giải thích.
	* GV nhận xét và củng cố kiết thức mục I.1.
c. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm để có những đánh giá cho các nhóm.
Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm momen lực.
a. Mục tiêu: HS thảo luận nhóm và dự đoán tác dụng làm quay vật của lực phụ thuốc vào các yếu tố nào từ đó xây dựng khái niệm moomen lực.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động:
	GV nêu vấn đề: Chúng ta hãy tìm một đại lượng vật lí để đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. Để giải quyết vấn đề, chúng ta thử suy nghĩ xem tác dụng làm quay của lực phụ thuộc các yếu tố nào?
	HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán.
	GV có thể hỗ trợ cho HS: Xét xem tác dụng làm quay có phụ thuộc vào độ lớn của lực và vị trí giá của lực hay không.
	HS thảo luận nhóm và đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán trên và đưa ra kết luận.
	GV chuẩn hóa kiến thức và đưa ra khái niệm momen lực.
c. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm để có những đánh giá cho các nhóm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu quy tắc momen
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và đưa ra được quy tắc momen lực.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV đề nghị HS sử dụng khái niệm momen lực để phát biểu điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định dựa vào mục I.1.
	Cá nhân HS phát biểu.
GV nếu trong trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực trở lên thì điều kiện cân bằng được phát biểu như thế nào?
HS thảo luận nhóm và đưa ra các dự đoán.
HS tiến hành thí nghiệm với dự đoán đã đưa ra để kiểm tra timhs đúng đắn của dự đoán và kết luận.
GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
c. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm để có những đánh giá cho các nhóm.
Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức và làm bài tập vận dụng
a. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng làm bài tập cơ bản .
Nội dung hoạt động:
	HS làm việc nhóm, tóm tắt lí thuyết về cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
	Vận dụng kiến thức làm bài tập trong phiếu học tập.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động:
	GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: tóm tắt lí thuyết của bài và hoàn thành phiếu học tập.
	PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Biểu thức nào sau đây là biểu thức momen lực đối với một trục cố định?
M = F.d	B. M = 	C. 	D. 
Câu 2: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
Khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 3: Đĩa quay trong hình vẽ bên có trục quay đi qua điểm O. Nếu tác dụng vào điểm A ở trên đĩa một lực thì phải tá dụng một lực như thế nào vào đĩa để đĩa nằm cân bằng?
Điểm đặt tại A, hướng từ dưới lên trên, độ lớn tùy ý.
A
O
B
F1
Điểm đặt tại O, hướng từ dưới lên trên, độ lớn thích hợp.
Điểm đặt tại B, hướng từ dưới lên trên, độ lớn thích hợp.
Điểm đặt tại B, hướng từ trên xuống dưới, độ lớn thích hợp.
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tóm tắt lí thuyết của bài.
	Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ tổng kết kiến thức. 
	Cá nhân học sinh làm bài tập trong phiếu học tập.
Đại diện HS báo cáo kết quả của nhóm. 
Các nhóm khác góp ý và bổ sung nếu có.
	GV nhận xét bài (câu 1. A; câu 2. A; câu 3. D) của HS và đánh giá.
c. Sản phẩm hoạt động: bảng tóm tắt lí thuyết và bài làm của học sinh.
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn về nhà
a. Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học.
Nội dung hoạt động: 
1. HS tìm hiểu phạm vi áp dụng của quy tắc momen lực cho các trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tạm thời. Lấy Ví dụ minh họa và chỉ rõ trục quay tạm thời trong trường hợp đó.
2. Hoàn thành bài tập sgk và sách bài tập.
Cá nhân tự đọc phần ghi nhớ sgk
Ôn tập kiến thức về đòn bẩy.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động:
	GV yêu cầu HS làm việc ở nhà và kiểm tra sản phẩm của HS.
c. Sản phẩm hoạt động:	Bài làm của HS.
SẢN PHẨM THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Sản phẩm bài 24 “Tán sắc ánh sáng”
Sau khi giáo viên phân công nhiệm vụ các nhóm tiến hành thí nghiệm:
	Từ thí nghiệm học sinh các nhóm thấy được ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc ánh sáng khi qua lăng kính mà chỉ bị lệch về phía đáy lăng kính và có thể vẽ được đường truyền tia sáng. 
	Học sinh sẽ liên hệ thực tế được những hiện tượng liên quan đến hiện tượng tán sắc ánh sáng như: hiện tượng cầu vồng sau mưa, hình ảnh bong bóng xà phòng nhiều màu sắc,
Sản phẩm bài 27 “Phản xạ toàn phần”
	Các nhóm trong lớp đã tiến hành thí nghiệm chiếu tia sáng từ không khí sang khối nhựa thì thấy lúc nào cũng quan sát thấy tia khúc xạ. Nhưng khi chiếu tia sáng từ khối nhựa sang không khí thì thấy có những lúc không còn quan sát thấy tia khúc xạ nữa, kết quả cụ thể thu được như sau:
Góc tới
Tia khúc xạ
Chùm tia phản xạ
i =300
r=480. Tia khúc xạ rất sáng
Không quan sát rõ
i = 350
r = 590. Tia khúc xạ rất sáng
Không quan sát rõ
i=420
r = 900. Tia khúc xạ gần như sát mặt phân cách nhưng mờ.
Rất sáng
i =450
Không còn tia khúc xạ
Rất sáng
	Từ kết quả thí nghiệm các nhóm đều rút ra kết luận:
- Hiện tượng phản xạ toàn phần: là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần: 
a) Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn
n2 < n1
b) Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: 
	Bằng thí nghiệm trực quan học sinh đã nhìn rõ được hiện tượng phản xạ toàn phần và cảm thấy rất hứng thú để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng phản xạ toàn phần. Qua đây các em còn nắm được vật liệu truyền thông dữ liệu lớn và không bị nhiễu đó là sợi cáp quang mà nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng phản xạ toàn phần.
Sản phẩm bài 12 “Lực đàn hồi. Định luật Húc”
Các nhóm thảo luận đã đưa ra được đặc điểm phương chiều của lực đàn hồi. Sau đó đưa ra phương án thí nghiệm xác định biểu thức tính độ lớn lực đàn hồi như sau:
+ Treo vật nặng vào đầu lò xo thẳng đứng. Khi vật cân bằng thì Fđh= P.
+ Thay đổi khối lượng vật nặng khi vật cân bằng tính được P thì suy ra Fđh và tính đo chiều dài lò xo thì suy ra được độ biến dạng.
+ Lập tỉ số lực đàn hồi và độ biến dạng lò xo và nhận xét.
Fđh = P
0
1,0
2,0
3,0
4,0
5,0
6,0
Độ dài (mm)
200
240
279
319
360
401
440
Độ dãn lò xo Δl (mm)
0
40
79
119
160
201
240
Tỉ số 
0,0250
0,0253
0,0252
0,025
0,0248
0,025
	Từ kết quả thí nghiệm các nhóm đều đưa ra kết luận độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Sản phẩm bài 14 “Dòng điện trong chất điện phân”
	Các nhóm thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư duy và trình bày thuyết trình về bản chất dòng điện trong chất điện phân và ứng dụng. Các nhóm thuyết trình hăng say và rất hứng thú với sản phẩm của mình.

File đính kèm:

  • docđơn sáng kiến - vật lý - Hoa lư A.doc
Sáng Kiến Liên Quan