Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích từ ngữ trong thơ

Trong việc giảng dạy ở nhà trường, bên cạnh các phân môn khác, giảng văn là một bộ môn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh cách sống, quan điểm, cách nhìn văn chương còn thể hiện được bộ mặt thứ hai của phân môn lịch sử đó là việc thông qua các sự kiện lịch sử, học sinh có thể hiểu được tình cảm của người dân, lòng căm thù giặc, quyết tâm chống giặc của nhân dân ta trong từng thời kỳ lịch sử.

Với vai trò như thế, dạy văn đã không dễ, dạy cho hay, khai thác hết tầng ý nghĩa lại càng khó. Cho nên chất lượng một giờ dạy văn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó vai trò của người dạy rất quan trọng. Người dạy cần hướng học sinh khai thác các tầng ý nghĩa thông qua câu, chữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ việc dùng từ trong văn chương có sự chọn lọc kỹ càng và có dụng ý của nhà văn. Vì thế, khai thác cái hay, cái đẹp của từ ngữ trong việc tạo hình là một điều kiện để giúp giờ dạy văn đạt hiệu quả cao hơn.

Với quan niệm hướng đến việc giảng dạy môn Văn hay hơn, sinh động hơn, người viết đề cập đến một vài vấn đề để cùng các thầy, cô dạy văn cùng bàn bạc.

Như trên đã nói Văn chương vẽ nên cuộc sống bằng từ ngữ nên khi khai thác cần chú ý đến từ ngữ. Thơ ca sử dụng ngôn ngữ rất cô đọng, hàm súc. Đề tài chỉ đề cập đến việc phân tích từ ngữ trong thơ và văn trong nhà trường phổ thông.

Phân tích từ ngữ trong giảng văn thực chất là chỉ cho học sinh thấy nội dung mà người viết muốn truyền đạt qua từ ngữ đó khi tham gia xây dựng các hình tượng và bộc lộ chủ đề tư tưởng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4865 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích từ ngữ trong thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
˜ & ™
TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC
TỔ NGỮ VĂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2009 – 2010
PHÂN TÍCH TỪ NGỮ 
TRONG THƠ
Trong việc giảng dạy ở nhà trường, bên cạnh các phân môn khác, giảng văn là một bộ môn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh cách sống, quan điểm, cách nhìn  văn chương còn thể hiện được bộ mặt thứ hai của phân môn lịch sử đó là việc thông qua các sự kiện lịch sử, học sinh có thể hiểu được tình cảm của người dân, lòng căm thù giặc, quyết tâm chống giặc của nhân dân ta trong từng thời kỳ lịch sử.
Với vai trò như thế, dạy văn đã không dễ, dạy cho hay, khai thác hết tầng ý nghĩa lại càng khó. Cho nên chất lượng một giờ dạy văn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó vai trò của người dạy rất quan trọng. Người dạy cần hướng học sinh khai thác các tầng ý nghĩa thông qua câu, chữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ  việc dùng từ trong văn chương có sự chọn lọc kỹ càng và có dụng ý của nhà văn. Vì thế, khai thác cái hay, cái đẹp của từ ngữ trong việc tạo hình là một điều kiện để giúp giờ dạy văn đạt hiệu quả cao hơn.
Với quan niệm hướng đến việc giảng dạy môn Văn hay hơn, sinh động hơn, người viết đề cập đến một vài vấn đề để cùng các thầy, cô dạy văn cùng bàn bạc.
Như trên đã nói Văn chương vẽ nên cuộc sống bằng từ ngữ nên khi khai thác cần chú ý đến từ ngữ. Thơ ca sử dụng ngôn ngữ rất cô đọng, hàm súc. Đề tài chỉ đề cập đến việc phân tích từ ngữ trong thơ và văn trong nhà trường phổ thông.
Phân tích từ ngữ trong giảng văn thực chất là chỉ cho học sinh thấy nội dung mà người viết muốn truyền đạt qua từ ngữ đó khi tham gia xây dựng các hình tượng và bộc lộ chủ đề tư tưởng.
Vì vậy, nếu không hiểu đúng nghĩa của từ, không nắm được chính xác nội dung mà người viết muốn gửi gắm qua từ thì mọi giá trị nghệ thuật sẽ không toàn vẹn. Bởi thế, giá trị nghệ thuật của mọi từ ngữ trước hết là nó có phản ánh được đầy đủ nhất, đúng đắn nhất cái mà người viết định truyền đạt. Hơn nữa nội dung biểu đạt của từ là kết quả của hàng loạt các thao tác tư duy hình tượng như liên tưởng, so sánh, đối chiếu  giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, giữa tâm tư, tình cảm của con người với các sự vật xung quanh cuộc sống.
Đơn cử : trong “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến.
“ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Có điều gần như là nghịch lý : gió khẽ sao lại đưa vèo ? Khi đó người dạy cần phân tích giá trị của từ “đưa vèo” : trong không gian tĩnh lặng nhỏ bé của ao thu, mặc dù là gió khẽ nhưng chiếc lá vẫn “đưa vèo” bời đó chính là cảm giác không gian.Trong một không gian hẹp và tĩnh lặng nhà thơ đã cảm nhận được chiếc lá như rơi nhanh hơn nên mới có từ “vèo “ ở cuối câu thơ.Vẽ hình chiếc lá rơi xoay tròn rồi lướt nhẹ, nhanh xuống mặt nước đã điểm xuyết thêm một hình ảnh đẹp cho cảnh sắc thu. Đồng thời cho ta thấy được việc quan sát cảnh sắc mùa thu của Nguyễn Khuyến rất tinh tế và nhạy cảm.
Bên cạnh sự liên tưởng, các thao tác tư duy, từ còn được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau : chuyển nghĩa, ẩn dụ, đồng nghĩa, trái nghĩa  các hình thức sử dụng này là một nguồn bổ sung rất phong phú làm giàu cho khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. Trong tất cả các hình thức thì chuyển nghĩa là hình thức được sử dụng nhiều hơn. Người viết luôn vận dụng để làm cho ngôn ngữ của mình trở nên giàu có, tinh tế, hàm súc và nói lên được một cách sinh động các đối tượng cần phải miêu tả. Khi phân tích các trường hợp chuyển nghĩa, giáo viên cần nêu bật được tính mới mẻ, sáng tạo của mỗi trường hợp cụ thể bằng cách so sánh chúng với các trường hợp ở các tác giả khác.
“ Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
 Sao xót xa như rụng bàn tay”
 (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
Tác giả đã dùng từ ngữ diễn tả nỗi đau thể xác để cụ thể hóa nỗiđau tâm hồn. Với cụm từ “rụng bàn tay” ta thấy như tác giả hụt hẫng khi nghe tin quê mình bị giặc chiếm. Điều đó thể hiện được tấm lòng yêu quê của tác giả như yêu chính bản thân mình thế nên khi quê hương bị giặc chiếm, tác giả đã đau đớn như mất một phần thân thể. Rõ ràng việc sử dụng từ ngữ diễn tả nỗi đau thể xác để diễn tả nỗi đau tâm trạng là một sáng tạo nghệ thuật thật sự mang lại cho đoạn thơ hình ảnh độc đáo.Nhà thơ Giang Nam cũng đã từng thể hiện nỗi đau tâm hồn trong bài “ Quê hương”:
 “ Đau xé lòng anh chết nửa con người”
Cái phần nửa người “ chết” đó chính là một nửa tâm hồn nhà thơ. Thực thể con người chứa hai phần : hồn và xác. Khi nghe tin người yêu của mình bị giặc giết nhà thơ đau đớn tưởng chừng như chết lịm tâm hồn. Khi giảng, người dạy cần cho học sinh thấy được nỗi đau tột cùng của nhà thơ khi nhận được tin “ cô gái nhà bên” đã không còn. Mỗi nhà thơ đều có những nỗi đau nhưng giữa họ việc thể hiện cũng chẳng bao giờ gống nhau.
Hoặc trong bài thơ “Đất Nước “Nguyễn Đình Thi đã viết :
 “Trời thu thay áo mới 
 Trong biếc nói cười thiết tha “
Chỉ với cụm từ “thay áo mới” ta thấy một cách thể hiện rất mới trong việc diễn tả mùa thu. Các nhà thơ xưa khi thể hiện mùa thu thì dù ít dù nhiều đều thể hiện rất rõ những hình ảnh gắn liền với mùa thu như : lá vàng rơi, hoa cúc, tiếng ngỗng Chẳng hạn, nhà thơ Bích Khê đã từng viết “ Ô hay buồn vương cây ngô đồng / Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông” ; hoặc Nguyễn Khuyến cũng đã thể hiện “ Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái / Một tiếng trên không ngỗng nước nào”. Ở đây, Nguyễn Đình Thi không hề nói đến những vật như thế nhưng ta vẫn thấy sự chuyển động, phong cảnh thu như hiện ra trước mắt. Người dạy phải thể hiện cho học sinh thấy được với cụm từ “thay áo mới” mang biện pháp nhân hóa đã thể hiện được vạn vật dường như đang vặn mình trong phút giao mùa. Tất cả đều đang “lột xác” để khoác lên mình một bộ “áo mới”.
Việc tìm tòi và thể hiện điều mới mẻ là điều mà Nguyễn Đình Thi thường làm. Điều đó cũng thể hiện được sự nhạy cảm trong quan sát, việc dùng từ rất đắt và tạo hình rất lạ của nhà thơ.
Bên cạnh đó, tính nhạc trong thơ ca cũng góp phần quan trọng trong việc chuyển tải ngữ nghĩa của ngôn từ thơ.Tính nhạc kết hợp với nhịp điệu cau thơ góp phần thể hiện những điều mà nghĩa của từ không thể diễn tả hoặc diễn tả chưa hết.
Tính nhạc trong thơ là kết quả của việc sử dụng tổng hợp các yếu tố thanh điệu, vần điệu, độ cao, độ dài, độ mạnh của tiếng ( âm tiết ) để tạo nên sự hài hòa về âm thanh.
Ví dụ: Trong bài thơ “ Thăm mả cũ bên đường “ Tản Đà viết:
 “ Tài cao phận thấp chí khí uất
 Giang hồ mê chơi quên quê hương “
Hai câu thơ sử dụng dấu thanh khác nhau tạo âm hưởng lạ. Câu thơ trên tác giả dùng bốn thanh trắc đi liền nhau làm cho câu thơ mang âm hưởng nặng nề ta tưởng như nhân vật đã phải chịu một sự uất hận vì có tài nhưng lại không đạt thành nguyện vọng. Câu thơ dưới tác giả sử dụng toàn bộ thanh bằng tạo cho câu thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng hơn như thể một tâm hồn rất thanh thản.
Tố Hữu cũng đã từng viết : 
 “ Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
 Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên “
 Sự kết hợp thanh điệu và láy lại của các từ đã làm cho câu thơ nhẹ hơn, như chùng xuống và có âm vang. Ta nghe như nhà thơ có vẻ rất nặng lòng với Huế nên dường như đã cảm nhận nỗi niềm của Huế: mưa buồn và Huế cũng đang buồn. Nỗi buồn trải dài, trải rộng với những từ :xối xả, trắng trời. Đặc tính vang vọng, trầm bổng, mạnh mẽ  của câu thơ Việt nam đều do độ cao, độ dài, độ mạnh của tiếng phối hợp với nhau tạo thành.
Hiện nay môn Văn trong nhà trường đã không gây sự thích thú cho học sinh như xưa. Học văn, đọc văn không còn là một sở thích cho học sinh. Chúng ta cần đặt ra câu hỏi vì sao ? lý giải cho câu hỏi này ta cần xét trên hai phương diện : thứ nhất, theo đổi mới, xu thế mới, các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ hấp dẫn học sinh hơn vì đa số các học sinh thi Đại học chọn khối A, B nhiều hơn là khối C Chạnh nghĩ môn Văn vẫn còn nguyên giá trị giáo dục của nó, vẫn còn nguyên đó chức năng giáo dục, hướng học sinh đến cái chân – thiện – mỹ vậy mà học sinh lại lơ là.
Thứ hai, người dạy cũng cần xem lại cách giảng dạy, lối khai thác, phân tích của mình có gây nhàm chán cho học sinh không. Nếu một giáo viên hướng học sinh tự phân tích, tìm hiểu được một từ hay, một ý đẹp trong tác phẩm thì việc học sinh chán học văn sẽ giảm. Nếu giáo viên hướng học sinh đi vào thế giới đẹp với những giá trị rất “Người” trong văn, một mai phong trào học văn sẽ tốt hơn và môn Văn lại xứng với giá trị của nó.
Vì những lí trên, giảng văn thật khó để đạt được tiết dạy tốt. Khi giảng dạy, theo người viết, rất cần cho học sinh tự phát huy, khám phá bằng cách tìm hiểu các hình ảnh qua từ ngữ. Muốn thế giáo viên cần nắm vững các cách sử dụng, chọn lọc từ ngữ, hiểu được, nắm được “ý đồ” của tác giả để hướng học sinh hướng đến những hứng thú học.
Dạy văn, khai thác nội dung của một tác phẩm văn chương thật khó và nếu làm được điều đó thì giá trị của tác phẩm sẽ được khai thác triệt để, tiết dạy sẽ hay hơn.
 HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO MỘT TIẾT GIẢNG THƠ
(Bài “Tống Biệt Hành“ Thâm Tâm trong chương trình lớp 11)
Trong chương trình lớp 11 bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm là một bài thơ hay và nó hay không chỉ ở cấu tứ của bài thơ mà còn hay ở việc dùng từ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình .Vì thế ,người dạy cần khai thác bằng hết những từ ngữ chuyển tải tâm trạng của nhân vật .
Ở bài thơ này ta cần xác định :
Li khách là ai: - Người chiến sĩ 
 - Một trang nam nhi mang chí lớn
Cuộc chia li với: - Người thân 
 - Với bạn bè
Ở khổ cuối có đoạn :”Mẹ thà coi như là hạt bụi
 ..
 Em thà coi như hơi rượu say”
Ai coi ? người đi coi người ở lại như hạt bụi, chiếc lá bay, hơi rượu say hay người đi cầu mong người ở lại coi như thế.
Khi đã xác định được ta mới có thể dễ dàng phân tích tâm trạng của nhân vật.
Câu hỏi 1: Tiếng sóng trong lòng là tiếng lòng người đi hay người ở?
(Gợi ý:Đó chính là tiếng lòng của người ở lại bởi vì chỉ có người bạn của li khách là hiểu tâm trạng của li khách mà thôi. Người bạn ấy là tri âm tri kỷ nên đã biết:người buồn chiều hôm trước; người buồn sáng hôm nay).
Câu hỏi 2: Mắt trong là mắt như thế nào ?
(Gợi ý: Mắt trong là đôi mắt của một người thanh thản, không vướng bận, không để tâm đến những việc xung quanh).
Câu hỏi 3:Không có bóng chiều sao lại có hoàng hôn trong mắt trong? 
(Gợi ý: Hoàng hôn trong mắt trong đó chính là nỗi buồn ẩn giấu trong sâu thẳm tâm hồn của một người tưởng như không hề vướng bận .Có nghĩa là : mặc dù vẻ bề ngòai rất thanh thản nhưng bên trong người li khách đang mang một mối ưu tư). 
Câu hỏi4:”Hoàng hôn trong mắt trong” là mắt ai ?Người đi hay người ở?
(Gợi ý: Đó là trong mắt của người đi.)
Câu hỏi 5: Tại sao li khách lại có mâu thuẫn trong nội tâm ?
(Gợi ý: Muốn lí giải câu này cần xét khổ thơ thứ 2)
Câu hỏi 6:	 Li khách là người như thế nào?Từ ngữ nào thể hiện ?
(Gợi ý: Li khách là người phải mang trên vai hai gánh nặng:Một bên là trách nhiệm với gia đình; một bên là chí hướng cần phải thực hiện .Chính vì thế dã có sự mâu thuẫn trong nội tâm của li khách:Trách nhiệm với gia đình níu giữ anh ở lại ;chí lớn gọi anh đi.Đó chính là bi kịch của li khách).
Câu hỏi 7: Vẻ bề ngoài của nhân vật li khách ?
(Gợi ý: Li khách mang một vẻ bề ngoài rất lạnh lùng,dửng dưng với gia đình, với mọi người).
Câu hỏi 8: Vẻ bề ngoài thì lạnh lùng còn diễn biến tâm trạng của li khách như thế nào ?Từ ngữ thể hiện ?
(Gợi ý: Vẻ bề ngoài của li khách dửng dưng nhưng bên trong tâm trạng đang có sự dằn vặt mang những uẩn khúc không thể nói ra. Anh đã phải suy nghĩ nhiều : Ta biết người buồn chiều hôm trước / Ta biết người buồn sáng hôm nay. Anh buồn lắm khi phải từ giã gia đình ra đi nhưng anh vẫn phải cứng rắn . Đó chính là mâu thuẫn mang tính bi kịch của li khách).
Câu hỏi 9: Những từ ngữ thể hiện ý chí của li khách ?
(Gợi ý: Anh quyết tâm ra đi thực hiện ước mơ của mình mặc cho mọi người có buồn . Trong mắt người thân anh là một kẻ vô tình, là một kẻ bất hiếu. Anh cầu mong mọi người hãy coi anh như: hạt bụi, chiếc lá bay, hơi rượu say).
Câu hỏi 10: Tâm trạng của người thân (người đưa tiễn)?
( Gợi ý: Họ buồn lắm vì li khách ra đi với một thái độ dửng dưng và với lời tuyên bố “ mẹ già đừng mong”, người em trai đã rơi “dòng lệ sót” khi tiễn anh ra đi).
Nhân vật li khách là một nhân vật có lí tưởng cao đẹp, có hoài bão và dám gạt đi sự níu kéo của gia đình để lên đường thực hiện hoài bão của mình.
Thâm Tâm đã rất thành công trong việc sử dụng từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật. Nếu không để ý khai thác hết các từ ngữ đó thì bài thơ sẽ không còn giữ được cái hay, cái sức lôi cuốn.
Giảng thơ thật khó, để giảng cho hay lại càng khó hơn. Tiết học sẽ sôi nổi hơn khi người dạy giúp học sinh khám phá được hết những nét độc đáo của tác phẩm. Thiết nghĩ khi đó hứng thú học văn nơi học sinh dù ít dù nhiều sẽ được khơi gợi .
Người viết mong muốn góp một tiếng nói nhỏ để quí đồng nghiệp tham khảo. Hy vọng môn Văn sẽ ngày càng được học sinh yêu thích hơn.

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan