Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học 8

 Bài tập Hoá học cũng giống như bài tập của nhiều môn học khác ở trường THCS, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được của môn học. Bài tập Hoá học là cơ sở để hình thành kiến thức kỹ năng giải các bài tập hoá học, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời rèn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng về hoá học. Bài tập Hoá học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập Hoá học. Đồng thời có biện pháp giúp học sinh mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức. Như vậy thông qua bài tập Hoá học, học sinh được rèn về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, về đạo đức và tư duy từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn đối với học sinh.

 Trong quá trình dạy học Hoá học ở trường THCS việc phân loại và giải các bài tập theo từng loại là việc làm rất quan trọng. Công việc này có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh. Việc phân loại các bài tập Hoá học, giúp giáo viên sắp xếp các bài tập này vào những loại nhất định và đưa ra được phương pháp giải chung cho từng loại. Phân loại dạng bài tập giúp học sinh nghiên cứu tìm tòi, tạo cho học sinh thói quen tư duy, suy luận và kĩ năng làm bài khoa học, chính xác, giúp học sinh có thói quen nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau từ đó học sinh có thể dùng nhiều kiến thức cùng giải quyết một vấn đề.

 Trong việc phân loại các dạng bài tập Hóa học và phương pháp giải cho từng loại kinh nghiệm làm bài tập của học sinh được hình thành đó là những kinh nghiệm có giá trị thực tiễn, giúp học sinh rèn luyện một cách tập trung từng kĩ năng, kĩ xảo làm bài từ đó các em sử dụng kĩ năng, kĩ xảo đó một cách linh hoạt. Trong quá trình giải bài tập theo từng dạng học sinh được ôn tập củng cố lại các kiến thức đã học theo từng chủ đề giúp học sinh nắm vững các kiến thức đã được học để vận dụng trong các bài tập cụ thể.

Hoá học là môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết, thực tế việc giải các bài tập Hoá học đối với học sinh lớp 8 còn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là môn học học sinh mới được tiếp cận. Từ khi được chuyển về trường THCS số 3 Thái Niên công tác, giảng dạy môn Hoá học, qua quá trình dạy học tôi thấy một số học sinh còn yếu về cách làm một bài toán Hoá học, đa số học sinh còn lúng túng trong việc làm bài tập Hoá học và chủ yếu học sinh chưa phân loại được các bài tập và chưa định hướng được phương pháp giải các bài tập gặp phải, trước tình hình học tập của học sinh lớp 8 hiện nay là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn học sinh cách phân loại các bài tập hoá học và phương pháp chung để giải các bài tập thuộc mỗi loại. Từ đó giúp học sinh học tập tốt hơn và khi gặp một bài toán hoá học tự học sinh có thể phân loại và đưa ra phương pháp giải thích hợp. Vì lý do đó tôi đưa đề tài: "Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học 8 " áp dụng vào trong dạy học Hóa học 8 nhằm khắc phục những khó khăn mắc phải trong quá trình dạy học của bản thân tại trường THCS số 3 Thái Niên

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4934 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉ lệ các số nguyên, dương) 
Công thức hóa học: AaBbCc
b. Nếu đề bài cho dữ kiện M 
Gọi công thức cần tìm: AxBy hoặc AxByCz ( x, y, z nguyên dương)
Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố :
 = = = 
Giải ra tìm x, y và z 
Chú ý: - Nếu đề bài không cho dữ kiện M: Đặt tỉ lệ ngang 
- Nếu đề bài có dữ kiện M: Đặt tỉ lệ dọc
3.2.2. Bài tập vận dụng
Bài 1. Một hợp chất có thành phần % về khối lượng của các nguyên tố như sau: 70% Fe, 30% O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất đó.
Phương pháp giải
Chú ý: Đây là dạng bài không cho dữ kiện M
Bước 1. Gọi công thức phân tử của chất cần tìm ở dạng tổng quát AxByCz...
Gọi công thức hợp chất là: FexOy
Bước 2. Dựa vào đề bài để lập tỉ lệ x : y : z sau đó rút gọn.
Theo đề bài ta có tỉ lệ:
x : y = : = 1,25 : 1,875 = 1 : 1,5 = 2 : 3
Vậy công thức hợp chất : Fe2O3
Bài 2. Lập công thức hóa học của hợp chất chứa 50% S và 50% O. Biết khối lượng mol của hợp chất là M = 64 gam.
Phương pháp giải
Cách 1.Tìm tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất. Vì khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất tỉ lệ với thành phần %.
Gọi công thức hợp chất SxOy. Biết M = 64 gam
Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố với thành phần % trong hợp chất: 
Vậy công thức hóa học của hợp chất là: SO2.
Cách 2. Lập tỉ lệ về khối lượng.
Gọi công thức hóa học của hợp chất là SxOy. Theo đề bài ta có:
 x = 1
 y = 2
Vậy công thức hóa học của hợp chất là: SO2.
Cách 3. Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
Trong 1 mol hợp chất có:
mS = = 32g nS = 1 mol.
mO = = 32g nO = 2 mol.
Vậy trong 1 mol hợp chất có 1 mol nguyên tử S và 2 mol nguyên tử O. Vậy công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: SO2.
Bài 3. Một hợp chất chứa 45,95% K; 16,45%N và 37,60%O về khối lượng. Lập công thức phân tử của hợp chất.
Chú ý: Đây là dạng bài tìm công thức phân tử của hợp chất khi biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố và đề bài không cho dữ kiện khối lượng mol (M) nên khi lập tỉ lệ ta lập tỉ lệ ngang.
Phương pháp giải
Gọi công thức hóa học cần tìm là: KxNyOz 
Ta có tỉ lệ: x : y : z = : : = 1,17 : 1,17 : 2,35 
	= 1 : 1 : 2
Vậy công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: KNO2
Bài 4. Một hợp chất X có thành phần gồm 2 nguyên tố là C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với O là mC : mO = 3 : 8. Xác định công thức hóa học của hợp chất X.
Phương pháp giải
Gọi công thức của hợp chất X là: CxOy
Theo đề bài ta có tỉ lệ sau: 
x : y = : = 0,25 : 0,5 = 1 : 2
Vậy công thức hóa học của X : CO2
Bài 5. Một oxit của nitơ có phân tử khối là 108, biết mN : mO = 7 : 20 . Tìm công thức hoá học của oxit đó.
Phương pháp giải
Gọi công thức hoá học của hợp chất là: NxOy 
Theo đề bài ta có tỉ lệ: 
 y = 2,5x.
Mặt khác theo đề bài ta có:
 = 14x + 16y = 108 14x + 16 . 2,5x = 108 x = 2 y = 5
Vậy công thức hoá học của oxit là: N2O5
B. Bài tập tính theo Phương trình hoá học
1. Phương pháp chung
Để giải được các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 yêu cầu học sinh phải nắm các nội dung: 
- Chuyển đổi giữa khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất 
n = 
- Viết đầy đủ chính xác các phương trình hoá học xảy ra trong bài toán.
- Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
- Các công thức chuyển đổi:
m = n . M	V = n . 22,4.
2. Một số dạng bài tập
1. Bài toán dựa vào số mol tính khối lượng hoặc thể tích chất tham gia (hoặc chất tạo thành)
1.1. Cơ sở lí thuyết
- Tìm số mol chất đề bài cho: n = hoặc n = 
- Lập phương trình hoá học
- Dựa vào tỉ lệ các chất có trong phương trình tìm ra số mol chất cần tìm
- Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích chất cần tìm .
1.2. Bài tập vận dụng
Ví dụ. Cho 6,5 gam Zn tác dụng với axit clohiđric sau phản ứng thu được muối kẽm clorua và khí hiđro. Tính: 
1. Thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng (đktc) ?
2. Khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng ?
Phương pháp giải
Số mol kẽm tham gia phản ứng là:
nZn = mol
Phương trình hóa học xảy ra là:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Theo phương trình hóa học:
Cứ 1 mol Zn phản ứng với 2 mol HCl thì sau phản ứng thu được 1 mol H2.
Vậy 0,1 mol Zn ................0,2 mol HCl ........................................0,1 mol H2.
Vậy thể tích khí hiđro: = n . 22,4 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít
Khối lượng axit clohiđric: mHCl = n . M = 0,2 . 36,5 = 7,1 gam
2. Đồng thời cho biết hai lượng chất tham gia yêu cầu tính lượng sản phẩm
2.1. Cơ sở lí thuyết
Trong trường hợp bài toán cho biết lượng cả 2 chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong 2 chất tham gia sẽ có một chất hết, chất còn lại có thể hết hoặc dư sau khi phản ứng kết thúc do đó phải tìm xem trong 2 chất tham gia phản ứng chất nào phản ứng hết. 
Giả sử có phương trình hóa học:
aA + bB cC + dD
Bước 1. Ta tính số mol các chất trong phản ứng và lập tỉ số:
 và 
Trong đó 	nA là số mol chất A theo đề bài
	nB là số mol chất B theo đề bài 
Bước 2. Ta so sánh 2 tỉ số
- Nếu > Chất A hết, chất B dư
- Nếu < Chất B hết, chất A dư. 
Ta tiếp tục tính các lượng chất theo chất phản ứng hết dựa vào phương trình hóa học.
2.2. Bài tập vận dụng
Ví dụ. Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy:
1. Photpho hay oxi chất nào còn dư ?
2. Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam ?
Phương pháp giải
1. Xác định chất dư
Số mol các chất trong phản ứng:
nP = mol
= mol
Phương trình hóa học:
4P + 5O2 2P2O5
Lập tỉ lệ ta thấy:
 < 
Vậy oxi dư sau phản ứng và photpho phản ứng hết.
2. Chất được tạo thành là P2O5
Theo phương trình hoá học:
Cứ 4 mol P tham gia phản ứng thì thu được 2 mol P2O5.
Vậy 0,2 mol P ...........................................0,1 mol P2O5.
 Khối lượng P2O5 tạo thành sau phản ứng là:
 = n . M = 0,1 . 152 = 15,2 gam
3. Bài tập tính hiệu suất của phản ứng
3.1. Cơ sở lí thuyết
Thực tế trong một phản ứng hoá học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất xúc tác ... làm cho chất tham gia phản ứng không tác dụng hết nghĩa là hiệu suất dưới 100%. Để tính được hiệu suất của phản ứng áp dụng một trong 2 cách sau:
- Hiệu suất phản ứng liên quan đến khối lượng sản phẩm:
H% = . 100%
- Hiệu suất phản ứng liên quan đến chất tham gia:
H% = . 100%
Chú ý: Khối lượng thực tế là khối lượng đề bài cho
 Khối lượng lý thuyết là khối lượng tính theo phương trình
3.2. Bài tập vận dụng
Bài 1. Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Tính hiệu suất phản ứng.
Phương pháp giải
Phương trình hoá học : 
CaCO3 CaO + CO2
Theo phương trình hóa học:
Cứ phân hủy 100g CaCO3 thì thu được 56g CaO.
Vậy phân hủy 150kg CaCO3 .............. 84g CaO.
 Hiệu suất phản ứng là: 
 H = = 80%
Bài 2. Sắt được sản xuất theo sơ đồ phản ứng: Al + Fe2O3 Fe + Al2O3
Tính khối lượng nhôm phải dùng để sản xuất được 168 gam Fe. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%.
Phương pháp giải
Số mol sắt tham gia phản ứng là: 
nFe = 3 mol.
Phương trình hoá học: 
2Al + Fe2O3 2 Fe + Al2O3
Theo phương trình hóa học:
Cứ 2 mol Al tham gia phản ứng tạo thành 2 mol Fe.
Vậy 3 mol Al ........................................... 3 mol Fe.
Vậy khối lượng Al tham gia phản ứng (theo lý thuyết) là: 
mAl = 3 . 27 = 81gam
Vì H = 90% nên khối lượng nhôm thực tế phải dùng là:
mAl = = 90 gam
C. BàI TậP Về DUNG DịCH
1. Cơ sở lí thuyết
a. Khái niệm: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. 
Có 2 loại nồng độ thường gặp:
- Nồng độ phần trăm: C% = . 100%
mdd = mct + mdm - mkhí - mkết tủa.
- Nồng độ mol/lít: 	 CM = 
- Công thức chuyển đổi 2 nồng độ: CM = . C%
Trong đó :
CM: Nồng độ mol/ lít
C%: Nồng độ % dung dịch.
mct: Khối lượng chất tan đơn vị tính (gam)
mdd: Khối lượng dung dịch đơn vị tính (gam)
mkhí: Khối lượng chất khí 
mkết tủa: Khối lượng chất kết tủa
n: Số mol chất tan
V: Thể tích dung dịch đơn vị là lít
M: Khối lượng mol chất tan đơn vị tính (gam)
D: Khối lượng riêng của dung dịch (g/ml)
- Độ tan của 1 chất kí hiệu là S: S = 
2. Các dạng bài tập thường gặp
- Bài tập pha chế dung dịch.
- Bài tập độ tan, mối liên hệ giữa độ tan và nồng độ dung dịch.
- Bài tập sự pha trộn các dung dịch.
- Bài tập tính nồng độ %, nồng độ mol/l
3. Bài tập vận dụng
3.1. Bài toán pha chế dung dịch
Dạng 1. Trộn m1 gam dung dịch có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch có nồng độ C2% được dung dịch mới có nồng độ C%. áp dụng:
Bài 1. Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch Fe(NO3)2 90% và bao nhiêu gam nước cất để pha thành 500g dung dịch Fe(NO3)2 20%?
Phương pháp giải
Cách 1. Tính toán thông thường theo định nghĩa.
Theo định nghĩa nồng độ % thì 
	Trong 100g dung dịch Fe(NO3)2 20% có 20g Fe(NO3)2.
	Vậy 500gam dung dịch .......................100 gam Fe(NO3)2.
Mặt khác 100g dung dịch Fe(NO3)2 90% có 90g Fe(NO3)2.
	Vậy 111g dung dịch ........................ 100g Fe(NO3)2.
Khối lượng nước cần lấy: 500 - 111 = 389 gam
Như vậy phải lấy 111g Fe(NO3)2 90% pha vào 389 gam nước để tạo thành 500 gam dung dịch Fe(NO3)2 20%.
Cách 2. áp dụng sơ đồ đường chéo:
Nước nguyên chất có nồng độ 0%. Theo đề bài ta có:
Vậy phải lấy g nước nguyên chất pha với g dung dịch Fe(NO3)2 90% để thu được 500g dung dịch Fe(NO3)2 20%.
Dạng 2. Trộn V1 ml dung dịch có nồng độ với V2 ml dung dịch có nồng độ được dung dịch mới có nồng độ CM. áp dụng:
 Ngoài ra: 
Cũng có thể áp dụng phương trình pha trộn:
m1C1 + m2C2 = (m1 + m2)C.
 (C1 > C > C2, C là nồng độ %)
Bài 1. Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có tỉ khối d = 1,84 và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28?
Phương pháp giải
Cách 1. Giải theo định nghĩa.
Khối lượng dung dịch thu được sau khi pha thành 10 lít là:
m = 1,28 . 10 = 12,8 kg.
Gọi x là thể tích dung dịch H2SO4 (d = 1,84) cần lấy. Vậy khối lượng dung dịch H2SO4 (d = 1,84) là: 1,84x kg.
Khi đó khối lượng nước là (12,8 - 1,84x)g. Vì nước nguyên chất có d = 1 nên thể tích nước cần lấy là: (12,8 - 1,84x) lít.
Mặt khác theo đề bài ta có:
x + (12,8 - 1,84)x = 10 x = 3,33 lít.
Vậy cần lấy 3,33 lít dung dịch H2SO4 d = 1,84 pha với (10 - 3,33) = 6,67 lít nước cất để thu được 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28.
Cách 2. áp dụng sơ đồ đường chéo ta có biểu thức:
Vậy thể tích dung dịch H2SO4 d = 1,84 cần lấy là:
V1 = = 3,33 lít.
Khối lượng nước cần lấy là:
V2 = 10 - 3,33 = 6,67 lít.
Chú ý khi pha dung dịch axit cần cho từ từ axit vào, nước tránh làm ngược lại.
Bài 2. A là dung dịch HCl có nồng độ 0,3M, B là dung dịch HCl có nồng độ 0,6M.
1. Phải pha trộn A và B theo tỉ lệ nào về thể tích để thu được dung dịch HCl 0,4M?
2. Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích VA : VB = 2 : 3 được dung dịch C. Hãy tìm nồng độ của dung dịch C?
Phương pháp giải
1. áp dụng sơ đồ đường chéo ta có được:
Vậy cần pha dung dịch A với dung dịch B theo tỉ lệ thể tích là: VA : VB = 2 : 1.
2. Gọi x là nồng độ dung dịch mới ( 0,3 < x < 0,6).
Theo sơ đồ đường chéo ta có:
 x = 0,48M.
Vậy khi trôn 2 thể tích dung dịch A với 3 thể tích dung dịch B thì thu được dung dịch C có nồng độ 0,48M.
Dạng 3. Làm bay hơi c gam nước từ dung dịch có nồng độ a% được dung dịch mới có nồng độ b%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban dầu (b% > a%).
Lập phương trình khối lượng chất tan trước và sau khi mất nước.
Giả sử khối lượng ban đầu là m gam, ta có:
Khối lượng chất tan = .
Chú ý khi pha các chất tan phản ứng với nhau:
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính số mol các chất sau phản ứng.
- Tìm khối lượng dung dịch sau phản ứng.
- Nếu không có chất bay hơi hoặc kết tủa:
 = 
- Nếu có chất bay hơi hoặc kết tủa:
 = - 
Bài 1. Làm bay hơi 50g nước từ dung dịch A có nồng độ 20% được dung dịch mới có nồng độ 25%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
Phương pháp giải
Gọi m là khối lượng ban đầu của dung dịch.
Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi là: (m - 50) gam.
Theo đề bài ta có phương trình:
 m = 250 gam
3.2. Bài toán nồng độ mol và nồng độ %
Bài 1. Hoà tan 155 gam natri oxit vào 145 gam nước để tạo thành dung dịch có tính kiềm. Tính nồng độ % dung dịch thu được .
Phương pháp giải
Số mol Na2O đã bị hòa tan là:: 
n = = 2,5 mol
Khối lượng dung dịch thu được:
mdd = 155 + 145 = 300 gam
Phương trình hoá học:
Na2O + H2O 2NaOH
Theo phương trình hóa học: 
nNaOH = 2. = 2,5 . 2 5 mol
Khối lượng NaOH thu được là:
mNaOH = 5.40 = 200 gam
Nồng độ % dung dịch thu được: 
C%(NaOH) = .100 = 66,66%
Bài 2. Cho 5,4 gam Al vào 500 ml dung dịchHCl dư. Tính nồng độ mol/l của chất thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Phương pháp giải
Số mol Al đã tham gia phản ứng: 
nAl = = 0,2 mol
Thể tích dung dịch: Vdd = 0,5 lít
Phương trình hóa học: 
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 
Theo phương trình hóa học ta có: = nAl = 0,2 mol.
Vậy nồng độ mol/l dung dịch thu được là: 
CM = 0,4M
3.3. Bài toán về độ tan, mối quan hệ giữa độ tan và nồng độ dung dịch
Bài 1. Dung dịch bão hòa muối ăn NaCl ở có độ tan là 36g. Xác định nồng độ % của dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên?
Phương pháp giải
ở 100 gam nước hòa tan 36 gam NaNO3 để tạo thành 136 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ này.
Vậy nồng độ % của dung dịch NaNO3 bão hòa ở là:
 = 26,47%
Bài 2. Dung dịch bão hòa muối NaNO3 ở có nồng độ 44,44%. Tính độ tan của NaNO3?
Phương pháp giải
Trong 100g dung dịch NaNO3 44,44% có: 55,56g nước và 44,44g NaNO3. Vậy độ tan của NaNO3 ở là: = 80 gam.
Vậy ở độ tan của NaNO3 là 80gam.
Bài 3 Có 600g dung dịch NaCl bão hoà ở được làm lạnh xuống . Tính khối lượng muối kết tinh thu được biết độ tan của NaCl ở là 50, ở 0oC là 35.
Phương pháp giải
ở , trong 600g dung dịch NaCl bão hoà có: 
 = 200g NaCl.
ở , trong 400g nước có: = 140g.
Vậy khối lượng muối tách ra khỏi dung dịch là: 200 - 140 = 60g.
Bài 4. Xác định khối lượng NaCl kết tinh trở lại khi làm lạnh 548g dung dịch NaCl bão hòa ở xuống . Biết độ tan của NaCl ở là 37g và ở là 35g.
Phương pháp giải
ở 100g nước hòa tan 37g NaCl tạo thành 137g dung dịch NaCl bão hòa.
Vậy 548g dung dịch NaCl bão hòa có 148g NaCl và 400g nước.
ở 100g nước hòa tàn 35g NaCl.
Vậy 400g nước hòa tan 140g NaCl.
 Khối lượng muối kết tinh là: 148 - 140 = 8 gam.
D. Bài tập về nhận biết, điều chế và tách chất
1. Cơ sở lí thuyết
Để giải các bài tập nhận biết trên học sinh phải nắm được thuốc thử của từng loại chất và từng chất cụ thể.
Nguyên tắc nhận biết các chất là lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử và đánh dấu để tiết kiệm hoá chất. Sau đó dựa vào hiện tượng quan sát được cụ thể như sau:
- Dựa vào sự chuyển màu của dung dịch, của chất chỉ thị.
- Dựa vào sự tạo chất kết tủa, chất khí ...
- Dựa vào màu ngọn lửa khí đốt.
- Dựa vào màu đặc trưng vốn có của dung dịch
Điều chế các chất đòi hỏi phải lựa chọn các phản ứng thích hợp để biến nguyên liệu thành sản phẩm mong muốn qua các phản ứng hoá học. Để làm các bài tập dạng này cần phải nắm vững phương pháp điều chế các chất
Tách các chất vô cơ có thể sử dụng cả phương pháp vật lí và phương pháp hoá học, nếu sử dụng phương pháp hoá học cần lưu ý những vấn đề sau: Chỉ một chất trong hỗn hợp phản ứng, nếu nhiều chất phản ứng các sản phẩm phải dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp và tái tạo lại chất ban đầu.
2. Phương pháp làm bài
Các loại bài tập thường gặp của bài tập nhận biết các chất vô cơ bao gồm:
- Thuốc thử tuỳ chọn.
- Thuốc thử hạn chế.
- Không dùng thêm thuốc thử.
- Nhận biết hỗn hợp gồm nhiều chất.
2.1. Cơ sở lí thuyết
Để giải các bài tập nhận biết trên học sinh phải nắm được thuốc thử của từng loại chất và từng chất cụ thể. 
Nguyên tắc nhận biết các chất là lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử và đánh dấu để tiết kiệm hoá chất. Sau đó dựa vào hiện tượng quan sát được cụ thể như sau:
- Dựa vào sự chuyển màu của dung dịch, của chất chỉ thị.
- Dựa vào sự tạo chất kết tủa, chất khí ...
- Dựa vào màu ngọn lửa khi đốt hóa chất.
2.2. Bài tập vận dụng
Bài 1. Nhận biết các dung dịch sau trong các ống nghiệm mất nhãn: NaOH, HCl, H2SO4, NaCl
Phương pháp giải
- Lấy mỗi chất một ít vào các lọ riêng biệt đánh dấu và làm mẫu thử.
- Dùng quỳ tím lần lượt cho vào các mẫu thử: 
+ Dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là dung dịch NaOH, dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ là dung dịch HCl và H2SO4
+ Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch NaCl 
- Sau đó cho vào 2 dung dịch trên 1 ít dung dịch BaCl2, dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng đó là dung dịch H2SO4, dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là dd HCl.
- Phương trình hóa học: 
BaCl2(dd) + H2SO4(dd) đ BaSO4 + 2 HCl(dd)
Bài 2. Có 3 lọ đựng chất bột màu trắng: Na2O, MgO, P2O5. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất trên và viết phương trình hóa học xảy ra.
Phương pháp giải
- Lấy ở mỗi lọ một ít hóa chất cho vào từng ống nghiệm hòa tan vào nước: 
+ Chất không tan là MgO 
+ Chất tan được là Na2O và P2O5
Phương trình hóa học:
Na2O + H2O đ 2 NaOH
P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4
- Sau đó cho quỳ tím vào 2 dung dịch thu được. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch NaOH, chất hòa tan là Na2O. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch H3PO4, chất hòa tan là P2O5
Bài 3. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các khí: Cacbon đioxit, oxi, nitơ, hiđro.
Phương pháp giải
- Cho các khí qua dung dịch nước vôi trong dư, khí nào làm tắt ngọn nến đang cháy và làm đục nước vôi trong là khí cacbon đioxit (CO2) 
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
- Lấy que đóm đầu còn than hồng cho vào các khí còn lại, khí nào làm bùng cháy que đóm, đó là khí oxi. 
- Hai khí còn lại cho qua CuO nung nóng, khí nào làm đổi màu CuO và thấy có chất rắn màu đỏ (Cu) xuất hiện đó là khí hiđro (H2)
H2 + CuO Cu + H2O .
- Khí còn lại không làm mất màu CuO là khí nitơ (N2)
Chương 3. Kết quả điều tra - Nghiên cứu thực tiễn
1. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện
- Thông qua kết quả kiểm tra ở học kì I năm học 2009 - 2010 của hai lớp 8A và 8B với 43 học sinh chất lượng đạt được như sau: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
23
0
0
3
13,04
10
43,48
10
43,48
8B
20
1
5
2
10
5
25
12
60
2. Kết quả đạt được sau khi thực hiện áp dụng đề tài
- Qua quá trình giảng dạy cho học sinh, tôi nhận thấy sau khi đưa ra cách phân loại và phương pháp giải học sinh đã vận dụng được vào việc giải quyết các bài tập. Sau khi áp dụng phần tính theo công thức hóa học và tính theo phương trình hóa học bước đầu đã thu được kết quả (áp dụng với 43 học sinh của các lớp 8A và 8B) như sau: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
23
1
4,35
5
21,74
15
65,22
2
8,69
8B
20
2
10
2
10
11
55
5
25
- Vì thời gian đầu tư vào sáng kiến còn ít nên nội dung còn có những hạn chế và những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để nội dung đề tài ngày càng hoàn thiện và có nhiều ứng dụng trong quá trình dạy học.
Chương 3. Giải pháp
Trong quá trình tiến hành áp dụng thử nghiệm cho đề tài tôi có thể đưa ra một số giải pháp để đề tài có tình áp dụng cao như sau:
- Cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tính toán từ các khối lớp dưới.
- Người giáo viên cần mạnh dạn và nhiệt tình trong việc áp dụng các dạng bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THCS.
- Nhà trường và học sinh cần có tài liệu tham khảo cho cả giáo viên và học sinh. Khi có tài liệu tham khảo thì học sinh sẽ không bỡ ngỡ khi gặp những bài toán khó.
- Giáo viên cần thường xuyên áp dung những dạng bài tập và áp dung cho tới khi học sinh thành thạo, phải có thời gian cho học sinh rèn luyện và tạo kỹ năng. 
Muốn vậy người giáo viên cần phải thường xuyên tự bồi dưỡng về chuyên môn và cần tạo lập ở học sinh thói quen tự học tập, tự nghiên cứu và sáng tạo.
Phần III - Kết Luận
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cố một số kiến nghị như sau để giúp cho quá trình thực hiện phương pháp giải bài tập Hóa học lớp 8 nói riêng và quá trình dạy học Hóa học THCS nói chung đạt hiệu quả cao hơn nữa:
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (tài liệu, phòng thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học ) cho các nhà trường.
- Cần đào tạo đội ngũ cán bộ phụ tá thí nghiệm cho các phòng thí nghiệm ở trường THCS.
- Có chế độ thích hợp đối với giáo viên dạy Hóa học khi làm thí nghiệm thực hành.
Thái Niên, ngày 30 tháng 01 năm 2010
Giáo Viên
Nguyễn Văn Lập

File đính kèm:

  • docSKKN_HAY.doc
Sáng Kiến Liên Quan