Sáng kiến kinh nghiệm Phản biện trong văn nghị luận

Trong dạy văn hiện nay, việc phát huy tư duy phản biện đã được chú trọng.

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Ngày nay, nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã coi trọng tư duy phản biện trong dạy học. Ở Mĩ, người ta đề cao tính dân chủ trong giáo dục, tạo điều kiện cho người học phát huy khả năng phản biện. Hệ thống giáo dục Anh thì coi tư duy phản biện như một môn học chính quy. Ở Việt Nam, trong thời đại công nghệ số và thế giới phẳng, khi từng khắc từng giờ con người phải đối diện với sự bùng nổ thông tin, đôi khi là nhiễu loạn thông tin, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển tư duy phản biện cho học sinh, giúp các em có nhận thức đúng đắn và vững vàng hơn, để lựa chọn phương hướng, hành động đúng đắn trong cuộc sống.

 Phát huy khả năng phản biện của học sinh còn là một cách đề cao, coi trọng tính dân chủ trong giáo dục. Theo John Dewey – nhà giáo dục Mĩ : nền giáo dục biết coi trọng tính dân chủ là một nền giáo dục tiến bộ. Do đó, phát huy khả năng phản biện của học sinh là một yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ trong giáo dục. Đây cũng đã và đang là mong muốn của lãnh đạo các cấp ngành giáo dục.

Xu hướng đề thi THPTQG những năm gần đây, Bộ GD và ĐT có xu hướng ra đề mới: Ở câu 4 phần đọc hiểu (thang điểm là 1,0) thường là câu hỏi: “Suy nghĩ của anh chị ” về một vấn đề được nêu ra ở văn bản (đoạn trích đọc hiểu ở trên). Đây là câu hỏi để học sinh có thể phát triển được tư duy phản biện. Phương hướng đáp án có thể là: đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một phần tùy theo quan điểm chính kiến của học sinh.

Đặc biệt, trong kì thi học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn cũng đánh giá rất cao những bài học sinh thể hiện tư duy phản biện sắc sảo, đưa ra được dẫn chứng và lý lẽ thuyết phục, để phản bác những quan điểm sai, thiếu căn cứ. Rõ nhất là ở ý học sinh nêu ra được phản đề, đưa ra ý kiến trái ngược với vấn đề của đề bài, thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Minh chứng rõ nét nhất là đề thi HSGQG năm 2019, câu nghị luận văn học yêu cầu như sau: “Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người"?Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình. Rõ ràng để giải quyết được tốt đề bài trên, học sinh không thể thiếu được tư duy phản biện.

 

docx49 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phản biện trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n không thể thiếu đối với tuổi thơ mỗi người. Trong thế giới cổ tích các nhân vật thường hiện lên trong tâm trí người đọc với một không gian muôn màu muôn vẻ. Ở nơi ấy, những con người từ xấu tới đẹp, từ thiện tới ác luôn đấu tranh với nhau để giành về mình quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc. Trong đó, Tấm là một trong những nhân vật đặc biệt nhất với nhiều ý kiến, quan điểm từ đồng thuận đến trái chiều về những hành động mà cô cũng như hai mẹ con nhà Cám đã gây ra trong suốt diễn biến câu chuyện. Vậy cô tấm có thực sự hiền như câu thành ngữ dân gian "Hiền như cô Tấm"?
Tấm là nhân vật người mồ côi, người con riêng trong truyện cổ tích. Mất mẹ từ khi còn nhỏ, Tấm phải chịu thiệt thòi, thiếu thốn về tình thương, như câu tục ngữ dân gian xưa: “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu chợ”. Cha Tấm lấy vợ lẽ nhưng rồi cũng theo mẹ mà mất sớm, Tấm phải sống với mụ dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ. 
Hình tượng nhân vật Tấm dường như trở thành nỗi ám ảnh không hề nhỏ trong con mắt độc giả thời hiện đại mà đại đa số là giới trẻ. Rất nhiều tranh luận đã nổ ra xung quanh ý kiến việc giết Cám để trả thù của Tấm là một hành động vô cùng ác độc và tàn nhẫn. Thật sự, ta không thể luận về tính đúng sai của những ý kiến trên.
Có một số bạn cho rằng Tấm ác. Trước hết, họ căn cứ vào hành động và lời nói của cô Tấm. Sau khi bị mẹ con Cám giết chết, Tấm hóa thành chim vàng anh. Tấm trở lại quấn quýt bên vua, đối với mẹ con Cám, chim vàng anh gây áp lực: 
“Phơi áo chồng tao 
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao”
Với một giọng điệu cực kì đanh đá. Hiện thân thứ hai của Tấm là một cây xoan đào và vẫn phảng phất đâu đó trong nó một nét đẹp hiền dịu mà khi còn sống Tấm đã từng thể hiện. Nhưng khi bị chặt làm khung cửi, Tấm lại tiếp tục có những hành động như chim Vàng anh: 
“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị.
	Chị khoét mắt ra.”
Tấm thông báo sự tồn tại của mình và ngôn ngữ đe dọa mẹ con Cám ngày càng trở nên tàn độc hơn. Đỉnh điểm của tội ác là Tấm ra tay sát hại Cám bằng nước sôi. Sau đó Tấm làm mắm Cám và gửi về cho mụ dì ghẻ ăn. Dì ghẻ ăn gần hết, mới thấy đầu lâu con gái mình, rồi lăn đùng ra chết.
Có chăng việc trừng trị hai mẹ con Cám là quy luật nhân quả của triết lí đạo Phật ? Rồi một ngày không xa lại có hai con chim vàng anh chuyển kiếp tìm Tấm để trả nghiệp ác mà Tấm đã gây ra cho họ, hay cuối cùng Tấm sẽ hạnh phúc bên nhà vua mà không hề cảm thấy dè dặt, ân hận vì chính hành động của mình từng làm?
Nhìn chung, việc Tấm phản kháng để mưu cầu hạnh phúc là một hành động chính đáng, nhưng suy cho cùng, việc giết người em cùng cha khác mẹ với mình có thật sự xứng đáng cho những gì Tấm đã trải qua? Phải chăng hình tượng cô Tấm với nét dẹp dịu hiền, nết na dường như đã ngày càng lu mờ trong mắt mọi người, thay vào đó là một cô Tấm tàn độc?
Nói Tấm ác, ta không thể phủ nhận là sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Nếu dùng con mắt của thời hiện đại để nhìn nhận những việc cô Tấm làm, có thể mọi người sẽ có suy nghĩ ấy. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng,Tấm là nhân vật chức năng, sản phẩm của trí tưởng tượng. Điểm nổi bật của thi pháp truyện cổ trong “Tấm Cám” là thi pháp nhân vật. Ở đây các tác giả dân gian xây dựng các nhân vật theo loại nhân vật chức năng. Những tính cách của các nhân vật này là biểu hiện của các nguyên lý thế giới: “Ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, thiện thắng ác... Ngay từ đầu câu chuyện, chúng ta đã thấy hình tượng cô Tấm được xây dựng là một người con gái hiền lành, thùy mị nết na, tháo vát, biết nhẫn nhịn, chịu đựng và còn là một người con hiếu thảo. Ngày qua ngày, Tấm phải làm lụng quần quật, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo, đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng. Nhưng Tấm không hề than oán, vẫn làm theo những gì được bảo. Hình ảnh cô Tấm xinh đẹp thường gắn liền với những thứ nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Người hiền lành như Tấm lại phải chịu bao đau khổ, chèn ép từ mẹ con Cám. Không chỉ bắt Tấm làm việc nặng nhọc, mụ dì ghẻ thực sự độc ác khi hết lần này đến lần khác đầy đọa Tấm về tâm hồn. Mụ treo giải thưởng chiếc yếm đào - vật mà mọi cô gái đều mong muốn chỉ nhằm bóc lột được nhiều hơn sức lao động của Tấm. Mụ nhẫn tâm giết chết người bạn duy nhất tâm sự bầu bạn cùng Tấm là Bống, khiến cô càng cô đơn, cùng quẫn. Những lần Tấm hóa thân sống lại trong hình hài khác, mẹ con Cám đều không buông tha. Tấm hóa thành chim vàng anh thì bị giết, vặt lông ăn thịt. Tấm hóa thành cây xoan đào thì Cám chặt cây lấy gỗ làm khung cửi, khung cửi lại bị đốt thành tro. Vô cùng độc ác và tàn nhẫn. 
Tính chất chức năng của nhân vật biểu hiện ở chỗ Tấm được xây dựng lên để thực hiện chức năng của mình, ngoài ra không làm gì khác. Tấm làm điều thiện, mẹ con Cám làm điều ác, Vua là phần thưởng của Tấm. Bởi vậy mà các nhân vật rất ít (hay mờ) tính lý trí. Nhà vua chẳng nghi ngờ gì về nguyên nhân cái chết của Tấm và lấy Cám như chẳng có chuyện gì xảy ra. Cám sẵn sàng nghe Tấm dội nước sôi để làm trắng da cũng không cần nghĩ nước sôi làm bỏng da. Mẹ Cám cứ việc ăn mắm làm từ xác con không cần tìm hiểu nguyên nhân, mùi vị... Các nhân vật không có nội tâm, sự đau đớn dằn vặt... rất mờ nhạt. 
Chính vì lẽ này, khi phân tích truyện “Tấm Cám”, người đọc, người học tranh luận gay gắt về tình tiết dẫn đến kết của truyện. Tấm giết mẹ con Cám một cách dã man. Phê bình như vậy là áp dụng thi pháp hiện đại, cách nhìn văn hóa vào truyện cổ. Tác giả dân gian “điều động” cô Tấm thực hiện chức năng diệt ác, để cái thiện có môi trường sống yên bình, thể hiện ước mơ, triết lý của nhân dân về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Sau bao lần bị bóc lột, giết hại, Tấm đã đứng lên trả thù khiến cho những kẻ ác nhân phải nhận hậu quả đích đáng như mong ước của nhân dân. Người xưa vẫn quan niệm: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Tấm rồi cũng sẽ phải mạnh mẽ chống lại cái xấu và giành lại hạnh phúc cho mình. Đó là quy luật tất yếu.
Ta cũng có thể nghĩ rằng phải chăng cô Tấm hiền lành đã bị tha hóa bởi quyền lực. Chính bởi Tấm, một cô thôn nữ nghèo, không được ăn học tức là chưa được trang bị tri thức để làm người quyền quý bỗng dưng trở thành hoàng hậu nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì chính là cội nguồn của những hành vi độc ác của Tấm sau này? Quyền lực rất dễ làm nhân tâm tha hóa hay nói cách khác, đó là sự tha hóa nhân tâm khi có quyền lực. Thiếu tự chủ, cộng với quyền lực sẽ đẻ ra tội ác ghê rợn. Điều đó đã hơn một lần xảy ra trong lịch sử. Nếu lí giải theo hướng này, tự thân Tấm không hề ác, chỉ là cô không đủ vững chãi để giữ mình trước sự cám dỗ.
 Như vậy, theo tôi chúng ta không nên áp đặt cái nhìn của xã hội hiện đại vào truyện cổ tích. Truyện cổ tích là “thế giới trong mơ”, sản phẩm của trí tưởng tượng. Xét cho cùng mục đích của cổ tích là giúp con người có thể hy vọng vào những gì tốt đẹp, đem lại những bài học mang giá trị đạo đức cao quý. Tác giả dân gian sáng tác ra truyện “Tấm Cám” không nhằm dạy người đọc phải trả thù cái xấu cái ác một cách tàn nhẫn mà muốn tiếp thêm niềm tin, niềm lạc quan của con người vào cuộc sống, rằng người tốt sẽ được báo đáp, kẻ xấu ắt sẽ bị trừng trị để từ đó ta sống tốt đẹp hơn. Cô Tấm trong lòng tôi luôn hiền lành, mạnh mẽ và tiềm tàng sức sống, dẫu trải qua bao đắng cay vẫn khao khát tìm được hạnh phúc. 	
(Đinh Tuyết Trinh – lớp 10 Văn 1, trường THPT chuyên Lương Văn Tụy)
2. Đề bài 2: Nhà trường có nên xử phạt học sinh có hành vi bắt nạt người khác trên mạng xã hội?
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong đời sống con người. Sự tiếp cận và ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đời sống học sinh ngày nay càng được thể hiện rõ nét. Nhưng đáng buồn thay song hành với những điều vượt trội mà nó mang đến, chính không gian mở mà mạng xã hội đem lại đã tạo ra hình thức bắt nạt mới: bắt nạt trên mạng xã hội. Nạn nhân hoặc chính đối tượng tham gia bắt nạt trên mạng xã hội có thể là chính các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy đứng trước thực trạng tiêu cực này, vai trò của nhà trường sẽ được thể hiện như thế nào? Bảo vệ học sinh bằng những biện pháp xử phạt người bắt nạt có phải là biện pháp tốt nhất hay không? Nó đã tạo ra hai ý kiến trái chiều
Trước hết ta cần hiểu bắt nạt trên mạng xã hội là gì? Bắt nạt trên mạng xã hội là những hành vi đe dọa, xâm hại, làm nhục hoặc tra tấn tinh thần có thể kể đến các hành vi như gửi tin nhắn, đăng ảnh, đang video, bình luận ác ý với những mục đích như xấu trên mạng xã hội. 
Xử phạt không những chỉ mục đích để trừng trị mà còn hướng đến sự giáo dục, khắc phục và làm giảm tình trạng tiêu cực xảy ra để nó trở nên tốt hơn.
Trước vấn đề này, có nhiều ý kiến đồng tình nên có hình thức xử phạt giúp giảm học sinh bị bắt nạt. Bởi vì, đối tượng xử phạt mà chúng ta hướng tới là học sinh đi bắt nạt. Mục đích của những học sinh này là gì? Đó là giải tỏa những cảm xúc nhất thời, hoặc thỏa mãn một mong muốn tinh thần khi đi bắt nạt người khác. Và nếu như chúng ta không xử phạt thì những kẻ đi bắt nạt này sẽ cho rằng hành vi của mình là đúng, không sai trái mà càng lấn sâu. Điều này càng nguy hiểm hơn trên mạng xã hội vì chỉ cần một cái click chuột, một nút like, phẫn nộ hay thậm chí chỉ là một dấu chấm nhẹ trên bình luận của dòng trạng thái cũng đủ để gây thương tích tinh thần cho người được bài status nhắc tới. Mà phần lớn, chúng ta hay có thói quen “hiệu ứng số đông”. Khi đứng trước một tin tức “giật gân”, một clip “nóng hổi”, một người xa lạ ta không quen biết bị mọi người chỉ trích, nhiều người sẽ hùa vào và sẵn sàng văng ra những lời nói lăng mạ, đả kích người đó, trở thành trào lưu bắt nạt và ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Vì thế khi có xử phạt, người đi bắt nạt sẽ kiêng dè, phải kiềm chế hành vi, ngôn ngữ của mình, dần dần giảm hành vi bắt nạt, từ đó tạo ra một môi trường mạng an toàn. Bởi ít nhất khi có quyết định xử phạt trước khi bắt đầu muốn công kích nói xấu ai, đối tượng đi bắt nạt sẽ nghĩ đến những hậu quả mình có thể gánh chịu và từ đó nó sẽ tác động mạnh đến tâm lí và giảm bớt thỏa mãn mong muốn của mình, cẩn thận hơn trong việc dùng ngôn ngữ để phán xét, bình luận.
Mặt khác xuất phát từ những người bị bắt nạt. Chúng ta biết họ là những người tâm lí yếu, dễ vụn vỡ và không dám đứng dậy dấu tranh bảo vệ mình vì xung quanh không có ai giúp đỡ. Nhưng khi có quyết định xử phạt mà đặc biệt là do nhà trường quyết định, họ sẽ tìm kiếm sự bảo vệ và tìm đến những người bạn, người thầy để báo cáo sự việc mà mình đang gặp phải. Và khi ấy nhà trường chắc chắn sẽ làm “công tác tâm lí”, “cuộc trò chuyện tư tưởng” với bạn học sinh bị bắt nạt để tìm rõ đầu đuôi sự việc và khi ấy kịp thời giải quyết để nó không đi quá xa.
Đối với học sinh nhà trường là đơn vị tốt nhất để đưa ra mức xử phạt để định hướng, giáo dục nhân cách. Nhà trường là nhân tố quyết định trong việc xử phạt. Nếu để bố mẹ xử phạt con cái thì sẽ không thể phát huy được tính công bằng và hiệu quả cao như nhà trường. Vì nuông chiều và tâm lí bảo vệ con, họ sẽ bối rối trong việc lựa chọn khung xử phạt. Họ không phải là chuyên viên tâm lí, đôi khi vì khoảng cách thế hệ trong gia đình mà dẫn đến hai bên không có tiếng nói chung, khó có thể giảng giải cho những đứa trẻ cá biệt, ương bướng hiểu chuyện. Đó là chưa kể đến việc những đứa trẻ đi bắt nạt còn chịu bạo lực gia đình. Trong khi đó, nhà trường là nơi các bạn học sinh gắn bó tám tiếng một ngày, các thầy cô và các bạn học sinh đôi khi sẽ hiểu tâm lí của đối tượng bị bắt nạt hơn chính gia đình các em. Nhà trường còn chuyên nghiệp hơn ở chỗ có khả năng liên kết với các cơ quan chức năng, các đơn vị, trung tâm tâm lí để có thể tìm ra các giải pháp tốt nhất cho học sinh của mình. Mặt khác khi học sinh đi bắt nạt người khác chắc chắn bài viết đó sẽ để chế độ công khai, ai cũng có thể xem và tố cáo nó. Còn về vấn đề riêng tư, khi nhà trường đưa ra mức xử phạt chắc chắn sẽ kèm theo những kĩ năng mềm để giải quyết tình huống nếu mình gặp phải. Bên cạnh đó việc nhà trường đưa ra quyết định xử phạt với hành vi bắt nạt trên mạng xã hội, ít nhất đã đảm bảo được hai quyền cơ bản của trẻ em là quyền được bảo vệ và quyền được giáo dục. Đầu tiên là quyền được bảo vệ. Mà việc làm của nhà trường hoàn toàn chú tâm phần lớn vào tâm lí của học sinh bị bắt nạt. Nhà trường và gia đình cùng nhau thấu hiểu tâm tư của các em đồng thời sẽ phối kết hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ các thông tin riêng tư trên mạng xã hội, ngăn chặn các luồng tin gây hại cho lửa trẻ. Khi ấy các bạn học sinh bị bắt nạt sẽ không còn cảm thấy cô đơn trong việc chống chọi lại với vấn đề bị bắt nạt trên mạng xã hội. Còn về quyền giáo dục, những chính sách, quyền xử phạt trong nhà trường sẽ giúp định hình nhân cách, việc làm của những đứa trẻ đi bắt nạt người khác. Chúng sẽ kịp thời nhận ra những việc làm của mình là sai trái, những lời bình luận của mình trên bàn phím cũng có thể giết chết một con người, từ đó sẽ thay đổi bản thân theo một chiều hướng tích cực, sớm hòa đồng và giải quyết mâu thuẫn trên quan hệ hòa hiếu, đàm phán.
Như vậy, hoàn toàn có thể thấy, nhà trường nên xử phạt học sinh có hành vi bắt nạt trên mạng xã hội.
Bên cạnh ý kiến đồng tình, cũng có những học sinh cho rằng không nên xử phạt vì sẽ rất khó khăn. Chúng ta biết, việc bắt nạt trên mạng xã hội chủ yếu xáy ra trên nhóm kín, trong các group chat, nhóm chat đó là những nơi thầy cô giáo không thể tiếp cận được nếu không có được mật khẩu của tài khoản cá nhân đó. Mà để giải quyết được sự việc chỉ còn cách mở group chat đó lên và tìm hiểu. Những hành động ấy chẳng phải đang phản lại những điều mà nhà trường hay giáo viên đã giáo dục trẻ khi đến trường: tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Nó không những không làm giảm bớt đi hiện tượng bắt nạt trên mạng xã hội mà còn dẫn đến một vấn đề khác là học sinh chỉ chuyên đi soi mói, tìm hiểu đời tư của bạn mình dẫn đến thói quen xấu và dần mất đi cái quyền đó của chính mình.
Mặt khác hành vi bắt nạt trên mạng xã hội thường do đám đông thực hiện chứ không còn là một cá nhân. Phe đồng tình cho rằng khi đưa ra các hình phạt thì các bạn học sinh bị bắt nạt sẽ đến báo cáo với thầy cô của mình khi ấy các em sẽ được bảo vệ. Nhưng thử hỏi chúng báo cáo được một lần nhưng có thể báo cáo được lần tiếp theo hay không? Hay chúng có đủ can đảm để khai ra tất cả? Sẵn sàng tâm lí để đấu tranh lại với phe ác? Chúng sẽ bị đám đông kia tấn công dồn dập, đe dọa bằng nhiều cách nếu chúng dám hé miệng nói cho người khác biết. Và khi ấy chính những học sinh bị bắt nạt, tâm lí sẽ ngày càng bất ổn, rơi vào trạng thái sống trong lo sợ, không dám tiếp xúc hay trò chuyện với bất kì ai, dẫn đến căn bệnh đáng sợ: trầm cảm, thậm chí là tự vẫn. Quay trở lại với việc hành vi bắt nạt trên mạng xã hội thường do đám đông vì thế không phải lúc nào nhà trường cũng có thể phát hiện ra triệt để thủ phạm. Mà những hình phạt ấy lại mang tính hình tượng. Khi nhà trường đưa ra hình phạt đồng thời cũng gửi gắm đến xã hội thông điệp: chỉ những người bị phạt mới mắc lỗi, những người không bị phạt không mắc lỗi. Chẳng phải như thế nhà trường đã đổ hết tội lên đầu học sinh, vấn đề vẫn chỉ dừng lại ở việc cấm chứ không giải quyết được triệt để. Và nếu có giải quyết được mâu thuẫn thì nó mới chỉ tạm gác trên mạng xã hội có ai khẳng định nó sẽ không xảy ra ngoài thực tế với những xích mích đỉnh điểm.
Với những học sinh cứng đầu, việc xử phạt thôi chưa chắc đem lại hiệu quả cao đôi khi còn phản tác dụng. Vì ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển nhưng kèm theo đó là rất nhiều tai tệ nạn hoành hành, các em học sinh rất dễ có thể bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ bằng những thủ đoạn khôn ngoan, dạy cho chúng cách chống lại với những thứ chúng không thích. Khi ấy những hình phạt trong nhà trường sẽ chỉ là những biện pháp không hữu dụng, chúng sẽ không biết “quay đầu” và nếu có thì chỉ là sự im ắng một thời gian và sẽ vùng dậy chống phá mạnh mẽ.
Hơn nữ, phe phản đối còn đưa ra luận điểm: Nhà trường không nên là đơn vị đứng ra xử phạt học sinh. Nếu hành vi bắt nạt đạt đến mức độ cấu thành hành vi vi phạm pháp luật thì khi ấy nhà trường sẽ không đủ khả năng có thể đưa ra một câu trả lời về hình phạt xác đáng, chỉ có những cơ quan có thẩm quyền mới có thể đưa ra quyết định một cách chính xác.
Khi một học sinh mắc lỗi tất nhiên chủ quan mà nhận xét nó xuất phát từ trong chính bản thân của chúng những không phải vì thế mà nhà trường và gia đình hoàn toàn không có trách nhiệm. Nhà trường khi ấy đã không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục một cách xát xao để dẫn đến những hành động bắt nạt xảy ra trong chính trường học. Những hình phạt đưa ra chỉ là hậu quả mà học sinh vi phạm phải gánh, tức là sự việc đã xảy ra rồi. Và câu hỏi đặt ra là tại sao trường học không giáo dục tận điểm từ trước để định hướng học sinh giải quyết mẫu thuẫn một cách đúng đắn mà chỉ khi sự việc bùng phát mới ban hành và bắt đầu tìm hướng giải quyết vấn đề đó.
Bắt nạt trên mạng xã hội không còn là vấn đề của một cá nhân, một bộ phận giới trẻ hiện nay mà đã là vấn đề của toàn xã hội. Thay vì ngồi trên bàn giấy để tranh cãi việc nhà trường nên hay không nên xử phạt học sinh có hành vi bắt nạt trên mạng xã hội tôi nghĩ mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, mỗi gia đình hãy cùng nhau để giảm thiểu vấn đề đáng lo ngại này. Mỗi người phải biết phát huy tính tích cực, kiềm chế tiêu cực của văn hóa mạng. Nhà trường tăng cường trang bị tri thức về việc phát triển năng lực cá nhân để mỗi học sinh tự ý thức về trách nhiệm, quyền hạn của chính mình khi tham gia mạng xã hội. Để tăng cường phát triển năng lực cá nhân công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người sử dụng mạng xã hội cũng cần chú trọng hơn nữa. Mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ cần nghiên cứu, thẩm định bày tỏ thông tin kĩ lưỡng trước khi bày tỏ quan điểm trên Internet, tuyệt đối không tham gia các website có nội dung lệch chuẩn, thông tin không có độ tin cậy, ý thức sâu sắc về trách nhiệm cá nhân, tổ chức với những hành động thông qua văn hóa mạng. 
(Phạm Thị Thùy Linh, lớp 10 Văn1, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy)
C. PHẦN KẾT LUẬN
	Kĩ năng lập luận – phản biện không phải ngày một ngày hai mà có được. Đó là kết quả của sự trau dồi, rèn luyện trong một thời gian dài, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. Nếu có phương pháp hợp lí, người viết tin rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanh chóng và có khả năng phản biện một cách sắc bén.
	Kỹ năng phản biện giúp học sinh làm bài văn nghị luận sâu sắc, chặt chẽ và thuyết phục hơn. Ở mỗi dạng đề: nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống); nghị luận văn học (nghị luận về một tác phẩm thơ, nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học), học sinh cần vận dụng kỹ năng phản biện một cách linh hoạt, sáng tạo, để đạt được hiệu quả cao nhất. 
	Phản biện trong văn nghị luận không phải là một vấn đề mới. Những gì chúng tôi trình bày ở chuyên đề này chỉ là ý kiến nhỏ của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (Chủ biên), Thực hành làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục, H. 2009.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000
3. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, H. 2007.
4. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, H. 2010.
5. Vương Trí Nhàn, Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới
6. Nguyên Ngọc, Về một truyện ngắn – “Rừng xà nu”, Nxb Giáo dục H. 1996
 7. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục, H. 2007.
8. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục, H. 2007.
9. Phan Ngọc Thu, Để hiểu thêm một số tác giả, tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 2001
10. Nguyễn Quang Trung, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục, H. 1999 

File đính kèm:

  • docxLVT PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.docx
Sáng Kiến Liên Quan