Sáng kiến kinh nghiệm Những thủ thuật hay với Microsoft Excel

Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:

- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”.

- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ:

Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT: Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.

Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,.

Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương của môn Tin học tự chọn hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.

Các sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và tìm tòi. Theo phương hướng và nhiệm vụ chung của Trung Tâm GDNN-GDTX An Nhơn trong năm học 2019-2020: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong Trung tâm lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học. Chính vì vậy, là giáo viên phải không ngừng cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn kịp thời đáp ứng những thay đổi hằng ngày của thế giới công nghệ hiện nay.

Chúng ta thấy xã hội hiện nay là xã hội của tri thức, xã hội của tin học, Tin học được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ việc soạn thảo văn bản hay tính toán bằng bảng tính, thiết kế trong các văn phòng cho đến việc điều khiển các thiết bị phức tạp như tên lửa, vũ trụ từ đáp ứng những nhu cầu của cá nhân đến việc kinh doanh và quản lí điều hành xã hội. Từ thực tế đó để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay thì đòi hỏi con người phải có những kiến thức và kĩ năng về tin học, vì vậy hiện nay môn tin học đã và đang được đưa vào các cấp học, từ tiểu học, THCS, THPT, TC, CĐ, ĐH, Trong chương trình nghề tin học nghề khối 11 về kĩ năng các em cần đạt là phải nhập được bảng tính thành thạo và thực hiện các phép tính toán đơn giản đảm bảo đúng thời gian trong các bài thực hành, do nhu cầu sử Excel trong đội ngũ giáo viên, nhân viên của Trung tâm.

Thực tế cho thấy đối với các đơn vị trường học thì thường xuyên phải tổng hợp những bảng báo cáo số liệu để nộp lên trên hoặc những bảng tổng hợp do nhà trường thiết lập ra để thuận tiện hơn trong công tác quản lý, nếu như chúng ta không có phương án tối ưu nào để hoàn thành các bảng tổng hợp đó thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ rơi vào tình trạng sự chồng chéo giữa các bảng tổng hợp. Bởi vì đã là bảng tổng hợp số liệu thì nó phải được thực hiện rất tỷ mỹ, kỹ lượng không được phép sai sót mà phải chính xác cho từng con số xuất hiện trong bảng tổng hợp, như vậy để hoàn thành nó với tiêu chí “nhanh – chính xác – khoa học – an toàn – hiệu quả” thì chắc chắn chúng ta phải đưa ra một phương án tối ưu và phương án đó chính là tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin. Mà giải pháp tối ưu cho từng con số, cho từng bảng tính đó chính là phần mềm MS.Excel của Microsoff Office.

MS.Excel là một phần mềm xử lý bảng tính thông dụng nhất từ trước đến nay. Nó được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, trường học ở nhiều mục đích khác nhau. Với MS.Excel, chúng ta có thể tính toán, lập bảng tổng hợp, phân tích số liệu, . mà không cần dùng đến một chương trình chuyên nghiệp nào.

Vấn đề ở đây chính là chúng ta cần phải vận dụng MS. Excel như thế nào để phát huy hết được những tính năng độc đáo và ưu việt của nó để giải quyết công việc trong thực tiễn một cách hiệu quả.

 

doc34 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 3706 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những thủ thuật hay với Microsoft Excel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của ô số thứ hai để con trỏ chuột xuất hiện dấu +.
Bước 3: Nhấn đúp chuột trái để Excel tự động đánh số thứ tự cho bạn. Kết quả các bạn sẽ được như sau:
: 
Cách 3: Đánh số 1, dùng nút điền kéo xuống tất cả các ô còn lại à chọn Fill Series
Thao tác 2: Điền số ngẫu nhiên
Để tạo ra 1 số ngẫu nhiên trong 1 khoảng (từ số A tới số B) thì chúng ta sử dụng hàm RANDBETWEEN. Cách dùng như sau:
Cấu trúc hàm: RANDBETWEEN(Số đầu, số cuối)
Đặc điểm của hàm RANDBETWEEN:
- Số đầu phải nhỏ hơn số cuối, không giới hạn số âm hay số dương, số có phần thập phân hay không.
- Kết quả luôn là 1 số nguyên.
Thao tác 3: Lọc dữ liệu
Bước 1: Bôi đen toàn bộ dòng tiêu đề đầu tiên của bảng bạn muốn lọc dữ liệu. Click chuột phải để ra bảng tùy chọn, chọn Filter. Ở đây có một danh sách 4 cách lọc cho bạn lựa chọn:
Filter by Selected Cell's Value – Lọc theo giá trị của ô đã chọn
Filter by Selected Cell's Color – Lọc theo màu của ô đã chọn
Filter by Selected Cell's Font Color – Lọc theo phông chữ của ô đã chọn
Filter by Selected Cell's Icon – Lọc theo ký tự của ô đã chọn
Data à Filter: mở tùy chọn lọc, xuất hiện trên mỗi cột
- Tùy theo yêu cầu bài toán, chọn cột, chọn tiêu chuẩn sắp xếp phù hợp
™ Nếu trường lọc điều kiện là kiểu Text:
Equals: Lọc dữ liệu giống với chữ mình chọn.
Does Not Equal: Lọc dữ liệu khác với chữ mình chọn.
Begins With: Lọc dữ liệu bắt đầu giống với chữ mình chọn.
Ends With: Lọc dữ liệu kết thúc giống với chữ mình chọn.
Contains: Lọc dữ liệu có chữ giống với chữ mình chọn.
Does Not Contain: Lọc dữ liệu có chữ khác với chữ mình chọn.
™ Nếu trường lọc điều kiện là kiểu Text:
 Equals: Lọc dữ liệu bằng với con số mình chọn.
 Does Not Equal: Lọc dữ liệu khác với con số mình chọn.
 Greater Than: Lọc dữ liệu lớn hơn con số mình chọn.
 Greather Than Or Equal To: Lọc dữ liệu lớn hơn hoặc bằng con số mình chọn
 Less Than: Lọc dữ liệu nhỏ hơn con số mình chọn.
 Less Than Or Equal To: Lọc dữ liệu nhỏ hơn hoặc bằng con số mình chọn
 Between: Lọc dữ liệu giữa khoảng hai con số mình chọn.
 Top 10: Lọc dữ liệu có giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất).
 Above Average: Lọc các dữ liệu có giá trị trên mức trung bình.
 Below Average: Lọc các dữ liệu có giá trị dưới mức trung bình.
Thao tác 4: Tạo danh sách trỏ xuống
Data à Data Validation
Trong 	+ Allow: List
+ Soure: chọn vùng danh sách kéo xuống
VD: Tạo danh sách trỏ xuống cho trường Họ và Tên
Vd: Tìm Điểm Văn theo danh sách kéo thả: sử dụng hàm Vlookup
	Thao tác 5: Tự động căn chỉnh độ rộng cột 
- Chọn cột cần điều chỉnh
- Home à Format, chọn một trong các chức sau:
Row Height: lệnh căn chỉnh chiều cao dòng
AutoFit Row Height: lệnh tự căn chỉnh chiều cao dòng phù hợp với nội dung
Column Width: lệnh căn chỉnh độ rộng cột
AutoFit Column Width: lệnh tự động căn chỉnh độ rộng cột phù hợp với nội dung
Default Width: sử dụng lệnh này khi muốn căn chỉnh độ rộng mặc định cho worksheet hay cả workbook
Chú ý: Để chỉnh tất cả các cột có độ rộng vừa khớp dữ liệu mỗi cộtà Chọn tất cả các cộtà kích đúp chuột vào đường phân cách các cộtà Excel sẽ tự đông điều chỉnh độ rộng các cột vừa khít dữ liệu trong mỗi cột
Tương tự với cách điều chỉnh các hàng
Thao tác 6: Chuyển hàng thành cột
- Chọn vùng dữ liệu cần chuyển đổi thành cộtà Copy
- Nháy chọn 1 ô à Paste Specialà Đánh dấu tích vào Transpose
Thao tác 7: Xóa dữ liệu trùng nhau: Xóa những record trùng nhau
- Đặt con trỏ vào 1 ô bất kì trong bảng dữ liệu
- Dataà Remove Duplicates
- Chọn những trường nếu trùng nhau sẽ xóa
	Thao tác 8: Định dạng có điều kiện
Vd 1: Điểm Toán>5 màu Đỏ, ngược lại màu Xanh
Vd 2: Xếp loại Giỏi màu Hồng, ngược lại màu Xanh
Bước 1: Chọn cột cần định dạng
Bước 2: Formatà Conditional Formatting
- Highlight Cells Rules à Text than Contains
Vd 3: Tô màu nền cách dòng
Bước 1: Chọn vùng ô cần định dạng (đương nhiên rồi)
Bước 2: Mở bảng điều khiển Định dạng có điều kiện để nhập công thức định dạng
Bước 3: Nhập công thức để xác định điều kiện, chọn màu nền và nhấn OK
1. Tô màu các ô thuộc dòng lẻ: =Mod(Row(),2)
2. Tô màu các ô thuộc dòng chẵn: =Mod(Row(),2)=0
2.3.3 Một số tuyệt chiêu xử lí hay trên trang tính
Chiêu thứ 1: Tùy biến cửa sổ làm việc của bảng tính
Excel cho phép hiển thị đồng thời nhiều bảng tính và cho phép tùy biến cách hiển thị và sắp xếp chúng. Sau khi thiết lập các tùy biến, chúng ta có thể lưu thành một tập tin workspace (không gian làm việc) .xlw để sử dụng lại sau này.
​ Windows à View à Arrange All 
​
Nếu chọn kiểu sắp xếp Tiled (lát gạch) thì các cửa sổ làm việc của bảng tính như hình sau:​
Nếu chọn kiểu sắp xếp Horizontal (nằm ngang) thì các bảng tính sẽ xếp chồng lên nhau như hình minh họa sau:​
Nếu chọn kiểu Vertical (thẳng đứng) thì các bảng tính được sắp xếp nằm cạnh nhau như sau:​
Nếu chọn kiểu Cascade (thác nước) thì các bảng tính sẽ xếp đè lên nhau như hình minh họa sau​
​Kiểu 1
​​ Kiểu 2
Chiêu thứ 2: Ẩn sheet sao cho người dùng không thể dùng lệnh unhide để hiện ra
Đôi khi bạn có những thông tin trên 1 sheet nào đó và bạn không muốn người dùng đọc được. Bạn muốn có 1 khu vực (có thể là 1 sheet) ghi chép những dữ liệu, công thức, những chi tiết vụn vặt và không muốn cho ai nhìn thấy.
Cách 1: View ➝ đánh dấu tích vào mục Hide
nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn làm cách khác để người dùng không thể chọn View ➝ Unhide trong mục chọn Window
Cách 2: Vào Developer ➝Visual Basic hoặc nhấn Alt-F11 để vào trang soạn thảo VBE
Chọn tên sheet nào bạn muốn dấu, mở khung Property bằng cách vào menu View – Property Window (hoặc nhấn F4). Chọn tab Alphabetic, tìm dòng Visible và chọn 2- xlsSheetVeryHidden. Nhấn Alt-Q để trở về trang tính Excel, lưu sự thay đổi này. Sheet của bạn sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được bằng cách thông thường trên menu View – Unhide hay Format – Sgeet – Unhide.
Để thấy trở lại, bạn phải vào chỗ cũ, chọn lại -1 – xlSheetVisible
Chiêu thứ 3: Tạo chỉ mục( liên kết) cho các Sheet trong Workbook
Bằng cách sử dụng một chỉ mục các trang tính sẽ cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng điều hướng trong bảng tính, chỉ bằng một cú nhấp chuột sẽ đưa bạn đến chính xác nơi bạn muốn đến mà không lo bị nhầm lẫn
vào Insert | chọn Hyperlink 
Chọn Place in This Document và chọn tên Sheet muốn kết nối tới. Nhấn nút OK để hoàn tất.
Chiêu thứ 4: Khóa và bảo vệ những ô có chứa công thức
 Chiêu này giúp bạn cho phép người khác thay đổi các ô có chứa dữ liệu, nhưng cấm họ thay đổi các ô chứa công thức. Bạn cũng có thể bảo vệ các ô có chứa công thức mà không cần phải bảo vệ toàn bộ trang tính của bạn.
Chọn toàn bộ bảng tính, bằng cách nhấn Ctrl+A, hoặc nhấn vào cái ô vuông nằm ở giao điểm của cột A và hàng 1. Rồi nhấn nút phải chuột và chọn Format Cells, rồi trong tab Protection, bỏ đánh dấu ở tùy chọn Locked, rồi nhấn OK:​​
Sau đó, bạn chọn đại một ô nào đó, chọn Home ➝ Find & Select ➝ Go To Special 
​
Trong hộp thoại đó, bạn nhấn vào tùy chọn Formulas, và nếu cần thiết thì chọn hoặc không chọn thêm 4 ô nhỏ ở dưới (liệt kê các loại công thức, mặc định thì cả 4 ô này đều được chọn), và nhấn OK. Sau đó, bạn mở lại hộp thoại Format Cells đã nói ở trên, nhưng lần này thì bạn đánh dấu vào tùy chọn Locked, và nếu bạn thích ẩn luôn công thức (không cho thấy) thì đánh dấu vào tùy chọn Hidden, nhấn OK.​
Việc cuối cùng là Protect bảng tính: Chọn Home trên Ribbon, nhấn vào Format trong nhóm Cells, rồi nhấn vào Protect Sheet...; hoặc chọn Review trên Ribbon, rồi nhấn vào Protect Sheet [E2003: Tools | Protection | Protect Worksheet]: ​
Bước 1​
Bước 2
Trong hộp thoại Protect Sheet, bỏ đánh dấu ở tùy chọn Select locked cells, chỉ cho phép Select unlocked cells (chọn những ô không khóa), và nhập vào một password, nếu cần thiết:​
2.3.4. Phương pháp sử dụng và xử lí Hàm thành thạo
Phương pháp 1: Nắm thật kĩ công dụng và cú pháp nhiều hàm thông dụng
Hàm trong Excel là hàm được lập trình sẵn dùng để tính toán hoặc thực hiện một chức năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ tiết kiệm thời gian, và mang lại độ chính xác cao.
Hàm trong Excel là một trong các vấn đề rất là quan trọng. Khi bắt đầu một công việc mới ai cũng gặp không ít khó khăn, với tính kiên trì chịu khó học hỏi tin chắc rằng bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Excel cũng vậy việc đầu tiên mình khuyên là các bạn hãy cố tìm hiểu, hiểu sâu, hiểu đúng các hàm trong excel.
Bảng tính điện tử chức năng chính là dùng để tính toán, với các em học nghề thì các em phải biết tính toán những phép tính toán đơn giản. Để thực hiện tốt các phép tính ở các bài thực hành thì các em phải nắm rõ cú pháp và chức năng của các hàm. Có nhiều hàm nhưng cú pháp của các hàm lại có điểm chung như sau:
=tên hàm(a,b,c,...)	(1)
Với mỗi hàm cần tính ta chỉ cần thay tên hàm vào (1). 
Cách nhập hàm hoặc công thức:
	B1: Chọn ô cần nhập
	B2: Gõ dấu "="
	B3: Nhập hàm (công thức)
	B4: Enter (hoặc nháy nút 
Ví dụ như ta dạy tiết lí thuyết bài 20: " SỬ DỤNG HÀM “ Kiến thức trọng tâm trong tiết này: Hàm trong chương trình bảng tính là gì, cách nhập hàm và nắm được cú pháp và chức năng của một số hàm thông dụng Sum, Average, Max, Min, Sqrt, Today
Kĩ năng cần đạt là: Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và thực hành.
- Để biết được hàm trong chương trình bảng tính là gì thì Gv lấy 2-3 ví dụ từ công thức: 
Ví dụ: 
? Nêu công thức tính tổng hai số: 3, 5 từ bảng trên
Hs: =(3+5)
Gv: Đưa ra hàm tương ứng tính tổng hai số 3, 5 như sau:
=Sum(3,5)
? Nêu công thức tính trung bình cộng 2 số: 3, 5
Hs: =(3+5)/2
Gv: Đưa ra hàm tương ứng tính trung bình cộng 2 số 3 và 5 như sau:
=Average(3,5)
Gv: Cho Hs xác định số 3, số 5 tương ứng ở những ô tính nào
Hs: Xác định số 3 thuộc ô A1, số 5 thuộc ô B1
Gv: Đưa ra hàm tính trung bình cộng bằng địa chỉ ô
=Average(A1,B1)
Vậy: "Hàm là công thức được định nghĩa từ trước, được sử dụng để tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể"
* Học thuộc hàm thì bạn nên học gì? 
- Trước tiên bạn học cú pháp của hàm.
- Sau đó học chức năng của hàm.
Trên đó là những các hàm cơ bản nhất hay dùng nhất trong excel. Do đó bạn phải ghi nhớ và thuộc lòng như “Bảng cửu chương”
Cách để nhớ nhanh nhất: trước tiên học cú pháp của hàm, sau đến chức năng của hàm, và sử dụng trong những trường hợp nào, thì bạn mới có thể giải quyết được các bài toán một cách cụ thể.
Ngoài ra còn một số hàm cũng nên tìm hiểu thêm, như:
* Tìm hiểu thêm một số hàm toán học khác
Hàm ABS: lấy giá trị tuyệt đối của một số nào đó
Cú pháp: ABS(number) number: số các bạn muốn lấy trị tuyệt đối.
VD: ABS(3)=3
Hàm EXP: tính lũy thừa của cơ số e=2.718281828459
Cú pháp: EXP(number) number: số mũ của cơ số e.
VD: EXP(1)=2.71828183
Hàm INT: làm tròn một số xuống số nguyên gần nhất
Cú pháp: INT(number)
VD: INT(8,9)=8
==> sẽ có ngày các bạn thấy hàm INT này tuyệt với đến mức nào!
Hàm ROUND: làm tròn một số nào đó trong excel
Cú pháp: ROUND(number, num_digits) number: số bán muốn làm tròn. num_digits: số kí số mà ta muốn làm tròn
VD:ROUND(2.15,1)=2.2 ROUND(21.5,-1)=20
* Các hàm ngày tháng:
Hàm DATE: trả về giá trị ngày tháng đầy đủ.
Cú pháp: DATE(year,month,day)
VD: DATE(2014,2,14) trả về ngày 14 tháng 1 năm 2014.
Hàm DAY: trả về giá trị ngày Cú pháp: DAY(serial_number)
VD: DAY(A2) A2 la ô chứa ngày thứ 14 trả về là 14. Tượng tự thì hàm MONTH và hàm YEAR cũng vậy.
* Các hàm Logic: Hàm AND, hàm OR, hàm IF,...
Phương pháp 2:  Biết bắt lỗi và xử lý nhanh các lỗi khi bị sai
Những lỗi cơ bản trong excel, bạn phải hiểu và phải nhớ. Nếu bạn gặp phải lỗi mà không hiểu là lỗi gì thì bạn sẽ không bao giờ khắc phục được chẳng hạn như các lỗi thường gặp: #NA, ###, #NUM!
Phương pháp 3: Biết càng nhiều tổ hợp phím nóng càng tốt
Có nhiều cách để học tổ hợp phím nóng trong Excel. Sử dụng tổ hợp phím nóng giúp công việc của bạn nhanh và trôi chảy hơn. Những lúc cần dùng Excel để ghi chú trong cuộc họp hay những khi vội bạn sẽ thấy nó rất hiệu quả.
Các phím tắt để chèn và chỉnh sửa dữ liệu
Phím tắt Undo / Redo
Ctrl + z
Hoàn tác hành động trước đó (nhiều cấp) – Undo
Ctrl + y
Đi tới hành động tiếp đó (nhiều cấp) – Redo
Làm việc với Clipboard
Ctrl + c
Sao chép nội dung của ô được chọn.
Ctrl + x
Cắt nội dung của ô được chọn.
Ctrl + v
Dán nội dung từ clipboard vào ô được chọn.
Ctrl + Alt + v
Nếu dữ liệu tồn tại trong clipboard: Hiển thị hộp thoại Paste Special.
Các phím tắt chỉnh sửa ô bên trong
F2
Chỉnh sửa ô đang chọn với con trỏ chuột đặt ở cuối dòng.
Alt + Enter
Xuống một dòng mới trong cùng một ô.
Enter
Hoàn thành nhập 1 ô và di chuyển xuống ô phía dưới
Shift + Enter
Hoàn thành nhập 1 ô và di chuyển lên ô phía trên
Tab /
Shift + Tab
Hoàn thành nhập 1 ô và di chuyển đến ô bên phải / hoặc bên trái
Esc
Hủy bỏ việc sửa trong một ô.
Backspace
Xóa ký tự bên trái của con trỏ văn bản, hoặc xóa các lựa chọn.
Delete
Xóa ký tự bên phải của con trỏ văn bản, hoặc xóa các lựa chọn.
Ctrl + Delete
Xóa văn bản đến cuối dòng.
Ctrl + ; (dấu chấm phẩy)
Chèn ngày hiện tại vào ô
Ctrl + Shift + : (dấu hai chấm)
Chèn thời gian hiện tại.
Công thức
Công thức
=
Bắt đầu một công thức.
Alt + =
Chèn công thức AutoSum.
Shift + F3
Hiển thị hộp thoại Insert Function.
Ctrl + a
Hiển thị cách thức nhập sau khi nhập tên của công thức.
Ctrl + Shift + a
Chèn các đối số trong công thức sau khi nhập tên của công thức.
shift + F3
Chèn một hàm thành một công thức.
Ctrl + Shift + Enter
Nhập công thức là một công thức mảng.
F4
Sau khi gõ tham chiếu ô (ví dụ: = E3) làm tham chiếu tuyệt đối (= $ E $ 4)
F9
Tính tất cả các bảng trong tất cả các bảng tính.
Shift + F9
Tính toán bảng tính hoạt động.
Ctrl + Shift + u
Chuyển chế độ mở rộng hoặc thu gọn thanh công thức.
2.4. Kết quả đạt được:
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm tôi nhận thấy việc sử dụng một số thủ thuật nhỏ khi làm việc với MS.Excel đã hỗ trợ cho bản thân tôi nói riêng, các đồng chí giáo viên ở Trung tâm và cho các em học sinh nói chung trong công tác cũng như trong quá trình học tập rất nhiều, đó là:
	- Giảm thiểu tối đa thời gian hoàn thành công việc, giảm nhẹ công sức làm việc mà vẫn đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối, đặc biệt hơn nữa đó là đảm bảo tính an toàn cho từng bảng tổng hợp.
	- Giúp những người làm công tác quản l‎ý nhẹ nhàng hơn, thuận tiện hơn trong việc tập trung làm những báo cáo bằng các biểu mẫu thống kê số liệu từ đơn giản đến phức tạp. 
	- Giúp quý thầy, cô giáo giảm bớt được cường độ lao động, sự căng thẳng trong công tác chủ nhiệm quản lí hồ sơ của mình.
- Điều quan trọng nữa đó là sẽ lưu giữ được kết quả qua nhiều năm học.
- Với đề tài này nó phù hợp với tất cả các lĩnh vực và công việc có liên quan đến tính toán, thống kê số liệu, quản lí hồ sơ học sinh,.
* So sánh kết quả đạt được của 2 lớp 11Tin1_THPT số 1 An Nhơn (dạy theo chương trình SGK 11) và lớp 11Tin3_THPT số 1 An Nhơn (dạy theo chương trình SGK 11 và áp dụng một số tuyệt chiêu hay trong Excel) năm học 2019-2020.
F Khả năng trình bày và thực hiện các công thức tính toán của các lớp không áp dụng đề tài sáng kiến: Thực hiện một số công thức, hàm còn chưa cho kết quả, trình bày trang tính chưa có tính thẩm mỹ (Học sinh lớp 11Tin1).
F Khả năng trình bày và thực hiện chính xác các công thức tính toán của các lớp áp dụng đề tài sáng kiến: Đa số học sinh trình bày đẹp và thực hiện chính xác các yêu cầu đề giải quyết bài toán đưa ra (Học sinh lớp 11Tin3).
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Những kết luận đánh giá cơ bản về sáng kiến
Tin học đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại, Tin học đã làm thay đổi nhận thức của con người và được ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của con người. Các phần mềm tin học ngày càng được ứng dụng hiệu quả trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn Tin học đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm học sinh dần nắm được kiến thức nhanh hơn, linh hoạt hơn, không máy móc. Về thực hành các em đã có những tiến bộ trong việc nhập bảng tính và tính toán các hàm đã học.
*Bài học kinh nghiệm:
Để có thể ứng dụng tốt MS.Excel vào phục vụ các mục đích của mình thì mỗi chúng ta cần phải:
- Có sự đam mê nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi, luôn có ‎ý thức tự học và tự bồi dưỡng thêm kiến thức tin học.
- Có kiến thức tin học cơ bản về Word và Excel.
- Có sự sáng tạo trong quá trình làm việc.
Tôi tin rằng với tinh thần luôn luôn tìm tòi, học hỏi các em sẽ ngày càng khai thác hết những tính năng tuyệt vời mà chương trình bảng tính Excel mang lại. 
Những giải pháp trên chỉ là những kinh nghiệm học hỏi của cá nhân tôi. Tất nhiên nó còn nhiều thiếu sót. Qua giải pháp này tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để bản thân tôi cũng như các bạn, tất cả chúng ta được trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, nâng cao tay nghề để chất lượng dạy học thật sự có hiệu quả hơn.
3.2 Các đề xuất khuyến nghị: Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi có một số kiến nghị như sau:
- Tích cực tham gia tích luỹ chuyên môn để có thể vận dụng các phương pháp đổi trong dạy học nhằm nâng cao hiểu quả giáo dục
- Thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng với nội dung là đổi mới phương pháp dạy học
- Những đề tài sáng kiến hay, thiết thực cần báo cáo trước hội đồng để học hỏi cũng như vận dụng trong giảng day.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy. 
- Mở nhiều chuyên đề hoặc hình thức sinh hoạt câu lạc bộ thực hành tin học để giáo viên, học sinh tham gia và học hỏi lẫn nhau. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình tìm hiểu, dạy học và trao đổi với đồng nghiệp, rất mong nhận được sự góp ý của quý cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến tôi có thể hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Xin chân thành cảm ơn !!! 
 Tài liệu tham khảo
F Caùc chæ thò vaø coâng vaên cuûa Boä Giaùo duïc vaø ñaøo taïo
F Caùc nguoàn thoâng tin treân Internet taïi moät soá trang web nhö :
	 + 
+ 
+
+ 
+
Caùc chæ thò vaø coâng vaên cuûa Boä Giaùo duïc vaø ñaøo taïo
Moät soá thoâng tin treân caùc dieãn ñaøn tin hoïc khaùc.
	An Nhơn, ngày 20 tháng 04 năm 2020
 	Người viết
	Võ Thị thúy Hào
1. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
1.1 Lý do chọn đề tài	1
1.2 Xác định mục đích nghiên cứu	2
1.3 Đối tượng nghiên cứu	2
1.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm	2
1.5 Phương pháp nghiên cứu	2
1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu	2
2. NỘI DUNG	2
2.1 Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu	2
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu	4
2.3 Mô tả, phân tích các giải pháp	5
2.3.1 Một số quy tắc khi sử dụng Excel:	5
Quy tắc 1: Quy tắc 80/20	5
Quy tắc 2: Những mẹo nhỏ về cấu trúc một bảng tính	5
Quy tắc 3: Những mẹo nhỏ khi định dạng	6
Quy tắc 4: Những mẹo nhỏ khi dùng công thức	7
2.3.2 Một số thao tác thường dùng trên trang tính	10
Thao tác 1: Đánh số thứ tự tự động	10
Thao tác 2: Điền số ngẫu nhiên	11
Thao tác 3: Lọc dữ liệu	12
Thao tác 4: Tạo danh sách trỏ xuống	14
Thao tác 5: Tự động căn chỉnh độ rộng cột 	16
Thao tác 6: Chuyển hàng thành cột	16
Thao tác 7: Xóa dữ liệu trùng nhau: Xóa những record trùng nhau	17
Thao tác 8: Định dạng có điều kiện	17
2.3.3 Một số tuyệt chiêu xử lí hay trên trang tính	19
Chiêu thứ 1: Tùy biến cửa sổ làm việc của bảng tính	19
Chiêu thứ 2: Ẩn sheet sao cho người dùng không thể dùng lệnh unhide để hiện ra..	20
Chiêu thứ 3: Tạo chỉ mục (liên kết) cho các Sheet trong Workbook	21
Chiêu thứ 4: Khóa và bảo vệ những ô có chứa công thức	22
2.3.4 Phương pháp sử dụng và xử lí Hàm thành thạo	24
Phương pháp 1:  Nắm thật kĩ công dụng và cú pháp nhiều hàm thông dụng	24
Phương pháp 2:  Biết bắt lỗi và xử lý nhanh các lỗi khi bị sai	26
Phương pháp 3:  Sử dụng thành thạo một số phím tắt	27
2.4 Kết quả đạt được	29
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	31
3.1 Những kết luận đánh giá cơ bản về sáng kiến	31
3.2 Các đề xuất kiến nghị	32
Tài liệu tham khảo	33

File đính kèm:

  • docskkn thu thuat Excel_12770576.doc
Sáng Kiến Liên Quan