Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp xây dựng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

Như chúng ta đả biết trường học là cái nôi cho mỗi học sinh bắt đầu từ cuộc sống và lao động. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường mầm non, năm học 2008-2009 Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Mục tiêu của phong trào thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với thực tiển địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động XH một cách phù hợp, hiệu quả.

Năm học 2012-2013 được xác định là năm học tiếp tục “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”, ngành đả triển khai tổ chức thực hiện nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua là điều kiện để người làm công tác quản lý giáo dục và người giáo viên không ngừng học tập chuyên môn, trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong các cuộc vận động và phong trào thi đua ấy thì phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra cho người làm công tác quản lý cần phải thực hiện những công việc gì để tìm ra giải pháp tổ chức và thực hiện phong trào có hiệu quả.

Qua các năm triển khai, bản thân tôi đã có được một số hiểu biết và kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Những giải pháp xây dựng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường năm học 2012-2013, làm sáng kiến cải tiến kỷ thuật cho bản thân.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp xây dựng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ cụ thể cho từng thành viên.
- Ban chỉ đạo phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo cụ thể, rỏ ràng, phù hợp với lĩnh vực công tác, các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm huyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được ban chỉ đạo phân công. Xây dựng kế hoach thực hiện, tổ chức phát động phong trào thi đua với các thành viên trong trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh và lòng ghép các cuộc vận động “ Hai không” và “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
- Tổ chức sơ, tổng kết “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Sơ, tổng kết phong trào nhân điển hình, đề nghị lên trên khen thưởng những cá nhân, tổ, khối thực hiện tốt phong trào.
- Để phong trào mang tính khả thi và có hiệu quả tốt, ngay từ đầu năm học 2012-2013 nhà trường đả tổ chức cho 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường ký cam kết thực hiện phong trào này.
2.2.2: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện.
- Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí cần xây dựng, trước hết phải xác định rõ ràng để giáo viên và các cháu thực hiện:
+ Giữ vệ sinh khuôn viên trường;
+Vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước; có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường.
+ Có nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường . Tổ chức trồng cây dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
+ Vệ sinh phòng học: đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng quy cách, đủ chổ ngồi.
- Tổ chức cho các cháu có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Trẻ tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Các tiêu chí trên nhà trường đả đưa vào các tiêu chuẩn thi đua của các lớp, phát huy tính tự quản tự giác của giáo viên, nhân viên, trẻ trong việc xây dựng môi trường sạch đẹp của nhà trường, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường: Đoàn thể...
2.2.3: Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục Mầm Non.
* Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Ngay từ cuối năm học 2011-2012, chúng tôi đả tuyên truyền, vận động phụ huynh trong việc nâng mức ăn cho trẻ từ 8000đ/ ngày/ trẻ lên 9000đ/ ngày/ trẻ từ tháng 8 năm 2012. Chúng tôi đả chỉ đạo tổ dinh dưỡng phải có biện pháp cải thiện bữa ăn cho trẻ ngon miệng, tính khẫu phần ăn theo phần mềm dinh dưỡng đảm bảo đúng thực chất, có kế hoạch điều chỉnh thực đơn theo mùa phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Nhà trường đả chủ động hợp đồng thực phẩm với các cửa hàng có uy tín tại địa phương ( chủ yếu là phụ huynh của nhà trường cung cấp thực phẩm), hợp đồng có xác nhận của chính quyền địa phương. Với cách làm như vậy phụ huynh đả yên tâm, tin tưởng.
100% trẻ đến trường được chăm sóc chu đáo, ăn đủ bữa, đúng khẫu phần, ngũ đủ giấc, đúng giờ, trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần, không có tai nạn thương tích dịch bệnh. Hàng năm nhà trường phối hợp với Trạm y tế xã để khám sức khẻo cho trẻ 2 lần/ năm, mỗi trẻ có sổ theo dõi sức khỏe đúng qui định của Bộ. Giáo viên nhóm, lớp chủ động tuyên truyền với các bậc phụ huynh về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, cách phòng các bệnh thường gặp, bệnh truyền nhiểm... phối hợp tích cực với phụ huynh để chăm sóc sức khẻo cho trẻ. Việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, cân đo được thực hiện đúng lịch, ghi chép tính toán chính xác rỏ ràng.
Tích cực chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt trong ngày phù hợp với độ tuổi, chú trọng các thời điểm vệ sinh, tổ chức bữa ăn theo đúng qui trình nhằm giúp trẻ có được thói quen, nề nếp, hành vi văn minh, lao động tự phục vụ, lễ phép trong giao tiếp ứng xử, trong sinh hoạt và ăn uống ( trẻ có thói quen rửa tay - lau mặt ở các thời điểm thích hợp, lao động trực nhật, tự phục vụ...)
* Chất lượng giáo dục:
Nhà trường thực hiện đại trà chương trình giáo dục Mầm Non ở 10/10 nhóm, lớp. Do vậy, việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ tay nghề cho giáo viên được đặt lên hàng đầu, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hội thảo của Sở, Phòng và cụm, trường triển khai; tổ chức cho chị em thảo luận để học tập, chia sẽ kinh nghiệm, xây dựng chương trình giảng dạy; xác định mục tiêu, nội dung hoạt động ở các độ tuổi theo chủ đề, chủ điểm và biên chế năm học. Kết thúc từng chủ đề, từng giai đoạn có sự đánh giá, rút kinh nghiệm... Tăng cường công tác chỉ đạo, dự giờ, thao giảng, xây dựng tiết dạy mẫu theo 5 lĩnh vực giúp giáo viên đúc rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Đa số giáo viên đả tích cực ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học, biết vận dụng sáng tạo các nội dung giáo dục, tận dụng môi trường thực tế để dạy trẻ; khai thác các các nội dung văn hóa địa phương ( Hò khoan Lệ Thủy, Bài hát dân ca, trò chơi dân gian, chuyện kể, câu đố....) bổ sung vào các hoạt động âm nhạc, văn học, giáo dục dinh dưỡng, trò chơi..., làm phong phú thêm chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ và phù hợp với khả năng phát triển của trẻ, trong khi tổ chức các hoạt động giáo viên đả chú ý vừa phát huy những trẻ có năng khiếu, vừa quan tâm động viên những trẻ yếu, rụt rè nhút nhát; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tăng cường kỷ năng công tác tìm kiếm, chia sẽ thông tin tư liệu cùng đông nghiệp, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ; tăng cường cho trẻ mẫu giáo được thực hành trên máy tính, tiếp cận công nghệ mới “ Học mà chơi, chơi mà học” với nhiều bài giảng điện tử, tổ chức các hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; giúp trẻ học tập tự tin, khả năng khám phá, khả năng sáng tạo.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập phù hợp với chủ đề, chủ điểm; chú trọng tạo môi trường giúp trẻ cùng tham gia học tập, khám phá... tận dụng sản phẩm, đồ dùng tự làm của trẻ để cùng xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường triển khai cho giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian, đồng giao, dân ca vào hoạt động giáo dục hàng ngày; với các hình thức vui chơi tập thể, thể thao vui khỏe, hội thi với nội dung thiết thực, bổ ích thu hút sự hào hứng tham gia của tất cả trẻ từ nhà trẻ đến mẫu giáo.Qua các hoạt động tập thể vui tươi , lành mạnh này đả động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện rỏ thái độ, hành vi cá nhân, hình thành các kỷ năng, vận động, kỷ năng giao tiếp tình cảm, ngôn ngữ xã hội và nhận thức phù hợp với sự phát triển theo hướng tích cực và điều kiện văn hóa xã hội địa phương.
2.2.4: Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
- Để giúp giáo viên có đủ điều kiện dạy học theo phương pháp mới, ngay từ đầu năm học nhà trường đả chỉ đạo khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học và từng khối lớp. Phát động hội thi “ Tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương”. Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2.5. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường.
Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được nhà trường thực hiện phối kết hợp với các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung trọng tâm của ngành. Nhà trường đả quán triệt, tuyên truyền các văn bản liên quan đến đạo đức nhà giáo, đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt qui chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị, cụ thể hóa các qui tắc ứng xử văn hóa giữa cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh. Xây dựng nề nếp sinh hoạt, học tập, làm việc chuẩn mực trong đội ngũ giáo viên ( trang phục, lời nói, cách cư xử, thái độ phục vụ), đặc biệt là giáo viên phải biết tôn trọng trẻ và cư xử công bằng với tất cả trẻ.
Môi trường thân thiện trong trường Mầm Non nhằm tạo mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện giữa các giáo viên trong lớp, giữa ban giám hiệu và giáo viên, nhân viên. Chúng tôi đả nhận thức được rằng bầu không khí tâm lý thân ái giữa các giáo viên trong lớp có tác dụng thuận lợi cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ. Trong đó vai trò quan trọng thuộc về cán bộ quản lý. Người cán bộ quản lý cần tạo ra uy tín thực, tránh việc dùng uy quyền để tạo sự sợ hải, áp lực cho cấp dưới. Đồng thời phải gương mẫu, biết nhận trách nhiệm và luôn công bằng, không thiên vị, định kiến. Như vậy sẻ tạo nên bầu không khí yên tâm, tin tưởng nhau trong nhà trường.
Trong công tác chăm sóc - giáo dục, các cô luôn tự nhủ mình là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, nên phải chăm chút cho trẻ từng bửa ăn, giấc ngủ, an ủi vổ về khi trẻ mệt, khi nhớ ông bà, bố mẹ giáo dục trẻ đoàn kết, thân thiện, biết thể hiện hành vi ứng xử có văn hóa với bạn bè, người lớn.
Nhà trường đả xây dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ, phối hợp để tạo sự thống nhất trong chăm sóc – giáo dục trẻ, tổ chức các hoạt động chung với phụ huynh trong lớp để tăng thêm tình cảm, hiểu biết lẫn nhau. Thu hút, mở rộng sự tham gia của phụ huynh vào quá trình giáo dục, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thường xuyên tổ chức cho cha mẹ tham quan các hoạt động CS-GD ở lớp. Nhân các đợt họp phụ huynh các nhóm, lớp đả tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, thể hiện các tài năng, năng khiếu và khả năng hiểu biết của trẻ cho bố mẹ xem, nhiều phụ huynh rất phấn khởi về kết quả học tập của con mình. Từ đó, càng làm tăng thêm niềm tin yêu đối với trường, với lớp với cán bộ giáo viên của các bậc phụ huynh.
2.2.6. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
- Các hoạt động tập thể lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ; trẻ với trẻ, giúp trẻ có kỷ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khỏe.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực để chào mừng các ngày lễ trong năm.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi, trẻ nhiệt tình tham gia hưởng ứng.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để rèn kỷ năng bảo vệ sức khỏe, chống tai nạn giao thông, phòng chống đuối nước...
2.2.7. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc giảng dạy chương trình giáo dục lễ giáo. 
- Tiếp tục tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường, quê hương dưới nhiều hình thức phong phú giúp trẻ có được những tình cảm tốt đẹp với quê hương, đất nước và mái trường.
- Thực hiện tốt việc giảng dạy về an toàn giao thông, thực hiện văn hóa giao thông.
- Nhà trường tổ chức cho trẻ tham quan, di tích lịch sử, di tích văn hóa tại địa phương: Đền thờ liệt sĩ... Nhà trường giới thiệu cho trẻ biết những di sản văn hóa của đất nước thông qua nhiều hình thức...
- Phát động phong trào thi đua thông qua các ngày lễ lớn: 20/10, 20/11,22/12, 3/2, 30/4,1/5, 19/5...
 3. Phần kết luận:
 3.1. ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
	Để có một “ Nhà trường thân thiện” đúng nghĩa thì vai trò người quản lý vô cùng quan trọng, phải luôn tìm những biện pháp, giải pháp có hiệu quả nhất để tổ chức tốt phong trào nếu chỉ chú trọng đưa vào các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian, tìm hiểu và tham quan di tích lịch sử hay các hoạt động khác thì chưa đủ. Điều ở trẻ cần là môi trường học thân thiện, phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy thân thiện, các mối quan hệ thân thiện và những sự phục vụ thân thiện của nhà trường. Có như vậy trẻ mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trường như chính ngôi nhà của mình, trẻ là những mầm non của đất nước và là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
	*Tổ chức tốt công tác tuyên truyền.
	Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của phong trào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Địa phương đầu tư kinh phí xây hàng rào, mua sắm trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, đồ dùng bán trú, đồ dùng dạy học với kinh phí 230 triệu đồng; UBND huyện hổ trợ 174 triệu đồng để mua mới 03 máy tín, 02 máy in, 02 ti vi. Nhiều phụ huynh đả ủng hộ nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, sách truyện tranh cho trẻ, ủng hộ cây xanh, chậu hoa, cây cảnh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong và ngoài lớp học.
	* Trường lớp đả thực hiện xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện:
	Đơn vị đả làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng trưởng CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng CS-GD trẻ với tổng kinh phí đầu tư là 245 triệu đồng. Phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi trong toàn thể giáo viên được duy trì thường xuyên, mỗi tháng bình quân mỗi giáo viên tự làm 03 loại đồ chơi/ trẻ. Các nhóm, lớp có ý thức bảo quản, giữ gìn CSVC, không có tình trạng mất mát xảy ra.
	Môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, giáo viên trang trí lớp gọn gàng theo từng chủ đề, phù hợp với trẻ. Có đủ công trình vệ sinh cho trẻ và giáo viên, luôn được giữ gìn sạch sẽ ( bình quân 9,3 cháu / bồn cầu). Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu của nhà trường.Có bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đồ chơi ngoài trời cho trẻ vui chơi và học tập ( 6 loại 12 cái). Sân trường đả tạo được bóng mát bởi cây xanh; có sân chơi bải tập an toàn cho trẻ. Ngày ngày trẻ được cùng với cô giáo chăm sóc vườn rau, bồn hoa, cây cảnh và nhất là được gieo hạt, chăm bón, theo giỏi sự lớn lên của cây đả tạo cho các cháu những ấn tượng sâu sắc về môi trường thiên nhiên khiến các cháu vô cùng khích thú. Đây là cơ hội tốt nhất để các cháu được hoạt động khám phá, giao tiếp và phát triển.
	* Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo chương trình GDMN:
 	Huy động trẻ ra lớp đạt 100% kế hoạch 280/280 cháu ( MG 100% NT 41,2%). 100% trẻ được ăn bán trú tai trường với mức ăn 9000đ/ cháu / ngày, năng lượng Clo đạt được đối với trẻ MG là 735 - 882%, NT 708 - 826 %. 100% trẻ đến trường được theo giỏi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển ( cả cân nặng và chiều cao). Số trẻ cân nặng bình thường 259 /280 đạt tỷ lệ 92,5%, sô trẻ suy dinh dưỡng vừa 21/280 chiếm tỷ lệ 7,5%, so với đầu năm học tỷ lệ SDD giảm 2,6 %. Số trẻ có chiều cao bình thường 258/280 đạt tỷ lệ 92%, số trẻ thấp còi độ 1 là 22/280 chiếm tỷ lệ 7,85%, so với đầu năm tỷ lệ trẻ thấp còi độ 1 giảm 2,2%. Làm tốt công tác phối hợp với trạm y tế xã Lộc Thủy để khám sức khỏe cho trẻ 2 lần / năm, số trẻ có sức khỏe bình thường 257/280 đạt tỷ lệ 91,7%, số lượng trẻ mắc bệnh 24/ 280 chiếm tỷ lệ 8,57%, so với khám sức khỏe đợt 1 giảm 6,7%. Không có tình trạng dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm hoặc tai nạn xảy ra trong nhà trường.
	Có 10/10 nhóm, lớp thực hiện một loại chương trình của Bộ. Đa số trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong vui chơi, sinh hoạt và học tập, đạt được các yêu cầu về hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh, giao tiếp, lao động tự phục vụ. Trẻ được tham gia các HĐ tập thể của nhà trường như: Thể dục sáng, HĐ ngoài trời, HĐ chiều, chăm sóc vườn rau, cây cảnh, tham gia trực nhật, lao động, các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca phù hợp với độ tuổi mang đậm màu sắc quê hương ( Hò khoan Lệ Thủy). Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ cuối năm học đạt 280/280 cháu. Chất lượng chuyển giao trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
	Tổng số CB,GV,NV đạt chuẩn đào tạo là 100%, trên chuẩn 78,5%, 28/28 cán bộ, giáo viên có chứng chỉ A,B tin học, 23/28 CB,GV,NV có chứng chỉ A,B Anh văn, công tác quản lý và soạn bài được thực hiện trên máy vi tín, 85% giáo viên xây dựng thành thạo giáo án điện tử, biết khai thác mạng Internet phục vụ cho việc nâng cao chất lượng CS-GD trẻ. Kết quả đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt xuất sắc có 23đ/c, khá có 5đ/c. 80% CB,GV,NV đạt danh hiệu lao động từ tiên tiến trở lên., đề nghị HĐTĐ các cấp công nhận 4 Đ/c đạt CSTĐ cơ sở, 18 đ/c đạt danh hiệu LĐTT.
	Các hoạt động hướng đến ngày lễ, ngày hội của các cháu được chú trọng như: Ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi..., các phong trào VH-VN, TDTT, hoạt động mũi nhọn được chú trọng và đạt kết quả cao như tổ chức và tham gia đầy đủ các hội thi do ngành triển khai. Tổ chức hội thi “ Hò khoan Lệ Thủy” cấp trường vào tháng 11/2012 có 04 đội tham gia. Kết quả giải nhất lớp bé ; giải nhì Lớp Lớn; giải ba Lớp Nhỡ. Tham gia hội thi “ Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện có 02 /02 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, Tổ chức hội thi “ Tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương” được tổ chức vào tháng 3/2013. Kết quả giải nhất cô ..., Cô ....., cô .....,cô ...., cô ..... Giải nhì cô ...., cô ....., cô .... Giải 3 cô ...., cô ...., cô ....., khuyến khích cô ....., cô N.....	 
* Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
-Nhà trường đả tích cực tham mưu, phối hợp với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương,các ban ngành đoàn thể để tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường. Cụ thể ngay từ đầu năm học nhà trường đả bám sát kế hoạch để mua sắm đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học của các cháu như ti vi, máy tính, đồ dùng vệ sinh, dụng cụ nhà bếp, các loại giá góc, ghế thể dục, giá tạo hình....
* Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường.
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, gương mẫu thương yêu, tôn trọng và đối xữ công bằng trong việc CS-GD trẻ. 100% trẻ được rèn tính mạnh dạn. Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia một cách hứng thú các hoạt động thực hành, vui chơi, giao tiếp, giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên biết quan tâm đến nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, công bằng, thái độ thân thiện và dân chủ. Đa số giáo viên nhân viên đều có thái độ, cởi mỡ hòa nhã, gần gũi khi đến trường, trong đấu tranh phê và tự phê tuy vẫn đảm bảo sự thẳng thắn nhưng vẫn đủ sự tế nhị để không khí tập thể luôn được nhẹ nhàng và hợp tác.
	Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng luôn có kinh nghiệm trong việc ứng xử và duy trì mối quan hệ với đông nghiệp, với cấp dưới đảm bảo thực hiện nhiệm vụ nhưng hết sức bao dung và tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau.
Vai trò của BCH công đoàn nhà trường luôn được phát huy để duy trì mối quan hệ gần gũi, hợp tác và cùng giúp nhau, chia sẽ khó khăn và động viên chị em vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên đả xây dựng được mối quan hệ đoàn kết, gắn bó với phụ huynh trong việc tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng CS-GD trẻ và hổ trợ nhà trường về vật chất củng như tinh thần trong các hoạt động của đơn vị.
Nhà trường thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước và ngành phát động đặc biệt là cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung; Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt 97,5 điểm .Xếp loại Xuất sắc.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
- Các cấp lãnh đạo tiếp tục đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các hoạt động trong nội dung phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện cho các trường tham quan mô hình xây dựng phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”ngoài huyện, ngoài tỉnh.
	 Phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm rất mới, rất khó khăn và lâu dài; đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biên pháp để huy động tốt nhất các lĩnh vực xã hội cùng tham gia. Những việc mà nhà trường làm được, đả nêu ra trong sáng kiến cải tiến kỷ thuật này là một đóng góp công sức nhỏ, có thể chưa đạt được kết quả như mong muốn. Rất mong các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp tận tình góp ý xây dựng để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc quản lý, chỉ đạo nhà trường ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!	

File đính kèm:

  • docNhung giai phap xay dung phong trao thi dua truong hoc than thien hoc sinh tich cuc MN Loc Thuy.doc
Sáng Kiến Liên Quan