Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý

Môn Địa lý trong trường học rất nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ xem nhẹ, học một cách đối phó. Nhưng thực ra đây là một bộ môn chứa đựng cả một kho tàng kiến thức về cả tự nhiên – kinh tế - xã hội , đặc biệt là địa lý lớp 7. Do đó, muốn giảng dạy có kết quả giáo viên cần vận dụng những phưong pháp phù hợp với đặc thù bộ môn . Và còn tuỳ thuộc vào của từng bài , từng đối tượng học sinh.

 Bản thân tôi đã được nhiều năm giảng dạy Địa lý 7 , tôi thấy thích thú , qua mỗi châu lục tôi như thấy mình vừa trải qua một chuyến du lịch ở những vùng đất xa sôi ấy. Những cảm nhận đó đã thôi thúc tôi không ngừng tìm ra những giải pháp tốt để nâng cao chất lượng và điều quan trọng là làm thế nào để học sinh cũng say mê môn học , để môn Địa lý không còn nặng nề, tẻ nhạt. Có như vậy mới nâng cao chất lượng của bộ môn đối với cả người dạy và người học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7048 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ
----------------
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Môn Địa lý trong trường học rất nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ xem nhẹ, học một cách đối phó. Nhưng thực ra đây là một bộ môn chứa đựng cả một kho tàng kiến thức về cả tự nhiên – kinh tế - xã hội , đặc biệt là địa lý lớp 7. Do đó, muốn giảng dạy có kết quả giáo viên cần vận dụng những phưong pháp phù hợp với đặc thù bộ môn . Và còn tuỳ thuộc vào của từng bài , từng đối tượng học sinh.
 Bản thân tôi đã được nhiều năm giảng dạy Địa lý 7 , tôi thấy thích thú , qua mỗi châu lục tôi như thấy mình vừa trải qua một chuyến du lịch ở những vùng đất xa sôi ấy. Những cảm nhận đó đã thôi thúc tôi không ngừng tìm ra những giải pháp tốt để nâng cao chất lượng và điều quan trọng là làm thế nào để học sinh cũng say mê môn học , để môn Địa lý không còn nặng nề, tẻ nhạt. Có như vậy mới nâng cao chất lượng của bộ môn đối với cả người dạy và người học.
THỰC TRẠNG VỚI SỐ LIỆU BAN ĐẦU.
 Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh xem nhẹ môn học Địa lý . 100 học sinh lớp 7 .
20 % Địa lí lớp 7 khó , không gần gũi.
50 % Không quan trọng.
30 % đây là môn học chỉ cần học thuộc lòng là đủ.
 Qua số liệu đó, tôi quá bất ngờ đối với những nhận xét thờ ơ của học sinh và tôi thấy rất buồn về vị trí của môn Địa lý trong học sinh.
Tôi đã nghiên cứu lại thật kỷ chương trình địa lý lớp 7 thì tôi lại thấy chương trình Địa lý lớp 7 đã cung cấp cho học sinh kiến thức khá rộng, mà học sinh cần phải biết phù hợp với khả năng của học sinh lớp 7 . Cho nên tôi đã cố gắng tìm lại vị trí cho môn học này.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT .
Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tích cực , chủ động học tập của học sinh.
Những phương pháp dạy học thuyết trình , hoạt động dạy học trong các phương pháp này diễn ra theo kiểu giải thích minh hoạ, thông báo - thu nhận , tác dụng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh không cao , nhận thức của học sinh ở mức độ ghi nhớ, tái hiện.... Như vậy , học sinh thụ động nghe – ghi dẫn đến nặng nề khó tiếp thu.
Để khắc phục những nhược điểm thụ động trong học tập cảu học sinh , giáo viên phải biết cách khai thác vốn tri thức , kỹ năng và khả năng học tập của học sinh mà ra bài tập hay nhiệm vụ học tập phù hợp , nâng cao hơn so với khả năng hiện có của học sinh , kích thích các em có sự cố gắng trong học tập , nổ lực về trí tuệ để hoàn thành . Nhờ vậy tư duy dần dần phát triển , tính tích cực được phát huy.
Chương trình Địa lý 7 sử dụng rất nhiều bản đồ nên phương pháp bản đồ là rất quan trọng , vì vậy giáo viên nên sử dụng bản đồ để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức , minh hoạ trong dạy học , giáo viên sử dụng bản đồ như một cơ sở để học sinh tìm tòi , khám phá kiến thức dưới sự chỉ đạo , hướng dẫn của giáo viên . Rèn luyện cho học sinh lớp 7 ký năng : Hiểu hệ thống ký hiệu , ước hiệu được thể hiện trên bản đồ, xác định vị trí , mô tả địa hình.
Để học sinh dễ làm quen với bản đồ , giáo viên tổ chức một số trò chơi nhỏ.
Ví dụ : Chuẩn bị 1 số tấm bìa có ghi tên nước, yêu cầu học sinh lên gắng tên bảng đồ.
	 Hoặc sử dụng câu hỏi phát vấn dựa trên bản đồ như: Ở đâu ? Tại sao?....
Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải qyết vấn đề:
 Trước hết giáo viên đặt vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề. Câu hỏi phải chứa đựng một mâu thuẩn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái biết và cái chưa biết để học sinh khám phá . Phương pháp này sử dụng dụng để củng cố , ôn tập.
Nâng cao hiệu quả của PPDH: 
 Thảo luận nhóm trong phương pháp này , học sinh giữ vai trò tích cực , chủ động, tham gia thảo luận, giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề gợi ý .
 Khi giáo viên sử dụng phương pháp này cần chú ý đến đối tượng học sinh yếu. Vì những học sinh này thường ý thức học tập chưa cao , dễ lơ la cho nên giáo viên cần bám sát giúp đỡ, động viên học sinh yếu. Sau khi thảo luận giáo viên gọi những học sinh yếu đại diện trình bày, để tránh sự ỷ lại học sinh kha giỏi, đôi khi không khó thì nhóm chỉ 1 và 2 em tự làm rồi trình bày trên danh nghĩa đại diện nhóm.
 Giáo viên phải phát hiện những chỗ sai để uốn nắn, sửa chữa , giải đáp thắc mắc , làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý thú nảy sinh trong thảo luận.
Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt:
Trong hoạt động cá nhân , giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh được làm việc thực sự với các đối tượng học tập : Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, bảng đồ, bảng thống kê.... để thu nhập những kiến thức cần nắm , hoặc trả lời các câu hỏi , thực hiện các bài tập do giáo viên đưa ra .... giáo viên góp ý sửa chữa , hướng dẫn những học sinh yếu... các hoạt động này vừa giúp học sinh nắm được các kiến thức qua họat động độc lập vừa rèn luyện kỹ năng độc lập và làm quen phương pháp tự học, tự nghiên cứu .
Trong hoạt động nhóm: Giáo viên tiến hành chia nhóm , gioa nhiệm vụ và hướng dẫn .
Muốn hoạt động nhóm có hiệu quả, yêu cầu mỗi cá nhân có sự chuẩn bị sẳn ở nhà.
Dạy học theo nhóm tuy có tác dụng tích cực và hết sức cần thiết nhưng vai trò chủ động tích cực của học sinh rất mờ nhạt nên chỉ sử dụng tuỳ vào nội dung phù hợp trong một thời gian ngắn . Kết hợp với phương pháp thuyết trình nhung giáo viên cần nói rõ ràng , ngắn gọn , đầy đủ thông tin, kết hợp với phương tiện dạy học thích hợp. Giáo viên thường xuyên quan sát, gợi ý , trao đổi ý kiến, khích lệ học sinh bộc lộ những vốn hiểu biết của mình.
3. Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá:
- Nội dung kiểm tra cơ bản, trọng tâm có ý nghĩa thiết thực.
- Nội dung kiểm tra : Ghi nhớ và suy luận.
- Dành cho từng đối tượng học sinh.
- Kiểm tra trắc nghiệm , trình bày tự luận.
- Hỏi đáp.
- Cấu đố.
4. Thường xuyên yêu cầu học sinh sưu tầm thông tin, tranh ảnh để minh hoạ cho bài học.
- Phương pháp này hướng dẫn học sinh thực hiẹn ở nhà : Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn như : Báo chí, ti vi,.... giáo viên cho điểm tốt những thông tin haycó tác dụng minh hoạ cho bài học để động viên , khuyến khích học sinh , từ đó rèn thói quen thu thập thông tin từ thực tế.
5. Khuyến khích học sinh trang bị sổ tay địa lý để ghi lại những nội dung nỗi bật trong bài học hoặc thông qua các thông tin thu thập được.
 Giáo viên thường xuyên xem và cho điểm những sổ tay có nhiều thông tin hay.
6. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
 Đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả của tiết học , nên giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và luôn yêu cầu được kiểm tra vở chuẩn bị bài , phê bình những học sinh không chuẩn bị bài.
7. Đối tượng học sinh yếu: 
 Giáo viên nên lưu ý nhất đến đối tượng này, giáo viên lựa chọn những câu hỏi rất dễ để gọi học sinh trả lời , thường xuyên khen ngợi biểu dương để tạo sự hưng phấn trong học tập, dần dần sẽ hướng học sinh đi sâu vào tìm hiểu những nội dung khó hơn.
Trong mỗi tiết học bao giờ cũng có một vài câu hỏi khó để khai thác tính tư duy , động não của những học sinh khá giỏi để đối tượng này khỏi xem nhẹ.
KẾT QUẢ.: 
 Qua thực tế giảng dạy đã áp dụng các biện pháp trên, kết quả cho thấy:
- Học sinh hứng thú hơn.
- Có phương pháp học phù hợp hơn, dễ nắm được nội dung của bài mà không mất nhiều thời gian.
- Các em nắm vững và nhớ lâu những kiến thức cũ.
- Lĩnh hội sâu kiến thức hơn.
- Học sinh rèn luyện được một số kỹ năng cơ bản trong Địa lý như sau:Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, thống kê, tranh ảnh....
Mở rộng tầm nhìn về tổng thể tự nhiên, kinh tế, xã hội trên toàn thế giới.
Các em biết liên hệ thực tế và biết vận dụng kiến thưc vào thực tiễn.
Môn địa lí không còn nặng nề nữa mà rất thoải mái nên các em tự giác học tập, yêu thích tìm hiểu và từ yêu thích đó học sinh say mê nghiên cứu nâng cao chất lượng bộ môn rõ rệt.
Đối với giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn, không cần nói nhiều , viết nhiều như trước.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Từ kết quả đó, bản thân tôi thấy muốn nâng cao chất lượng bộ môn địa lí cần phải:
Đối với học sinh:
Chuẩn bị bài thật tốt.
Thường xuyên tìm tòi kiến thức sách báo,...
Có ý thức học tập tốt.
Có phương pháp học tập phù hợp.
Đối với giáo viên:
Lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng nội dung, từng đối tượng học sinh.
Chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học cho từng tiết học.
Phân bố thời gian học tập phù hợp.
Lựa chọn trò chơi ó tính giáo dục, bất ngờ mới lạ.
Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ trong mỗi tiết học, đồ dùng phải rõ ràng, chính xác, thẩm mĩ....
Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ nhưng đầy đủ nội dung.
Thường xuyên biểu dương động viên để khơi gợi tinh thần học tập của học sinh.
Trên đây là một số suy nghĩ nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn địa lí 7 THCS . Qua bước đầu thực hiện đã ít nhiều mang lại hiệu quả khả quan, tuy vậy vẫn còn nhiều sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn, để phục vụ công tác ngày càng tốt hơn.
Hương Toàn , ngày 22 tháng 04 năm 2010
Người viết
Trần Văn Đán

File đính kèm:

  • docSKKN_Nhung_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mondia_ly_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan